là điều kiện chế biến và chi phí đầu tư. Do đó, việc quản lý nghiêm ngặt chất lượng cà phê nguyên liệu (từ khâu sản xuất và thu hoạch) chính là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chế biến cà phê chất lượng cao.
3.1.2.3 Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân Trên 90% sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp Đắk Lắk
vẫn dựa trên tiêu chuẩn cũ (TCVN 419393, Phụ biểu 25) với các chỉ tiêu sơ đẳng
là dựa vào độ ẩm, tỷ
lệ hạt đen vỡ
và tạp chất.
Tiêu chuẩn mới (TCVN
4193:2005) được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới (Nghị quyết 420 của ICO) và được ICO xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế
giới. Tiêu chuẩn này đánh giá chất lượng cà phê nhân căn cứ vào độ ẩm và số
lỗi trên mẫu 300g (Phụ biểu 26, 27 và 28). Theo Nghị quyết 420, các thành viên xuất khẩu phải tự nguyện ghi lên các chứng chỉ xuất xứ thông tin về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình với số lỗi và hàm lượng ẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là những người tiên phong thực hiện tiêu chuẩn này. Tuy nhiên mới chỉ có ít doanh nghiệp áp dụng, bao gồm các đơn vị SIMECO, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Đakman, Inexim, Đức Nguyên. Khối lượng hàng xuất khẩu theo TCVN 4193 2005 chiếm chưa đến 10% trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu của các đơn vị (năm 2010, Vinacafe Buôn Ma Thuột xuất khẩu 9.609 tấn sản phẩm cà phê nhân theo tiêu chuẩn mới, chiếm 7,76% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của toàn công ty, với giá là 1.688 USD/tấn, cao hơn mức giá xuất khẩu bình quân là 190 USD/tấn). Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà phê trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, tỷ lệ báo cáo về số lỗi và độ ẩm theo Nghị quyết 420 của ICO là xấp xỉ 100%.
Chất lượng cà phê không đạt chuẩn, khiến cho các doanh nghiệp luôn bị nhà buôn trừng phạt bằng biện pháp giảm giá thu mua. Các hợp đồng giao cà phê có kỳ hạn khi bị phát hiện vi phạm các lỗi theo tiêu chuẩn của Nghị quyết 420 bị
trừ lùi nhiều. Ví dụ, cà phê nhân loại 2 có 151 đến 250 lỗi trong một mẫu 300g phải trừ 15 USD/tấn, cà phê nhân loại 4 có 351 đến 450 lỗi trong một mẫu phải trừ lùi 45 USD/tấn. Trong khi đó, với lô sản phẩm xuất khẩu chất lượng tốt (sản xuất theo chứng chỉ bền vững, có truy nguyên nguồn gốc) thì doanh nghiệp xuất khẩu được cộng thêm vào giá (sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cà phê Thắng Lợi, do chất lượng luôn bảo đảm nên được nhà nhập khẩu cộng thêm 80 100 USD/ tấn, thay vì bị trừ lùi. Hay sản phẩm R1 S16 chất lượng cao của Vinacafe Buôn Ma Thuột được cộng thêm 180 đến 250 USD/tấn, loại R2 chất lượng cao được cộng thêm 80 đến 180 USD/ tấn).
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong chế biến chưa được các công ty quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều doanh nghiệp không nhiệt tình hưởng ứng việc thực hiện tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, là do những khó khăn i) Tỷ lệ cà phê phế phẩm sau chế biến nhiều, chiếm 8 đến 10% sản lượng [41], việc xử lý tiêu thụ loại hàng phế phẩm này là một bài toán khó; ii) Chi phí để chế biến cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 lớn; iii) Việc thực hiện báo cáo lỗi theo tiêu chuẩn Nghị quyết 420 của ICO là tự nguyện; iv) Hiện nay cà phê vối chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới và chủ yếu dùng để pha trộn với cà phê chất lượng cao Arabica, nhằm tăng thể chất cho nước pha trong công nghệ chế biến cà phê hoà tan. Do đó, các công ty rang xay cà phê lớn trên thế giới không cần mua cà phê có chất lượng cao (với mức giá cũng cao) mà họ chỉ mua loại cà phê chất lượng thấp với yêu cầu giảm độ ẩm và tạp chất xuống để tiết kiệm chi phí.
Như vậy, để giảm tỷ lệ cà phê phế phẩm sau chế biến và tiết kiệm chi phí chế biến, cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm cà phê nguyên liệu (khâu canh tác, thu hái và sơ chế ở nông hộ), thực hiện tốt khâu này sẽ hạn chế tối đa các lỗi như lỗi hạt đen, hạt vỡ, hạt nâu, hạt bị sâu đục, hạt mốc và các tạp chất như đá, đất, cành que, mảnh vỡ… Bên cạnh đó, cần thay đổi tập quán kinh doanh của các
doanh nghiệp, chỉ chào hàng và xuất khẩu sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để thay đổi dần cách nhìn của các nhà kinh doanh cà phê trên thế giới về uy tín và hình ảnh của cà phê Việt Nam.
3.1.2.4 Hệ số giá cả (UV)
Hệ số giá cả hay giá đơn vị cà phê nhân là chỉ tiêu gián tiếp đo lường chất lượng sản phẩm. Thông thường sản phẩm có chất lượng tốt thì giá bán cao và người mua cũng sẵn sàng trả giá cao để mua được sản phẩm chất lượng tốt.
So sánh giá đơn vị xuất khẩu của Đắk Lắk với Gia Lai và giá xuất khẩu bình quân của cả nước (Phụ biểu 9 và 10) cho thấy chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk không có sự khác biệt so với các địa phương khác và so với cả nước. Tuy nhiên, khi so sánh giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam (Đắk Lắk) với các nước trên thế giới thì có sự khác biệt rõ rệt (Biểu đồ 3.2). Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, giá xuất khẩu cà phê nhân bình quân của Ấn Độ luôn cao hơn giá xuất khẩu của Việt Nam (Đắk Lắk) từ 1,3 đến 2,3 lần; còn mức giá xuất khẩu của Indonesia cao hơn từ 1,1 đến 1,7 lần.
Biểu đồ 3.2 Giá xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước (USD/tấn)
Nguồn: Phụ biểu 9
Biểu đồ 3.3 Chỉ số giá đơn vị cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước châu Á
Nguồn: Phụ biểu 10
So sánh hệ số giá cà phê nhân của Đắk Lắk với Indonesia và Ấn Độ (Biểu đồ 3.3), có thể nhận thấy rằng chất lượng cà phê nhân của Việt Nam (Đắk Lắk)
thấp hơn so với các nước: có sự
khác xa so với
Ấn Độ, thấp hơn Indonesia.
Khoảng cách về chất lượng lớn dần vào những giai đoạn giá cà phê trên thị
trường thế giới sụt giảm. Điều đó có nghĩa là các nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới luôn xếp hàng cà phê của Việt Nam ở thứ hạng sau do chất lượng thấp, khi cung cà phê khan hiếm (giá thị trường thế giới tăng) thì họ sẵn sàng mua với giá cao, còn khi giá thị trường thế giới giảm thì họ sẽ không mặn mà với cà phê của chúng ta và ép giá thu mua, trong khi vẫn mua cà phê của các nước khác với mức giá cao hơn.
Tóm lại, nghiên cứu lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở Đắk Lắk có thể nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh của cả hộ nông dân và doanh nghiệp đều thấp do chất lượng sản phẩm không bảo đảm. Do vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh cần tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê nhân thông qua các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ở hộ nông dân đến khâu chế biến ở các doanh nghiệp.
3.1.3 Thị phần
Thị phần là nội dung quan trọng thứ ba trong nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Thị phần, bao gồm cả quy mô thị trường trong nước và thị trường thế giới, cho biết sức mạnh hay khả năng chiếm lĩnh thị trường. Một quốc gia có quy mô thị trường tiêu thụ lớn (thị phần lớn) sẽ có sức mạnh cạnh tranh cao so với các đối thủ khác.
Đắk Lắk là tỉnh có quy mô sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất cả
nước. Mỗi năm, Đắk Lắk xuất khẩu từ 320 đến 380 nghìn tấn cà phê nhân,
chiếm hơn 1 phần 3 tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước (Biểu đồ 3.4). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, thị phần khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk so với cả nước có xu hướng giảm sút (bình quân 5 năm đầu, Đắk Lắk chiếm 46% so với cả nước, trong khi đó bình quân 5 năm sau, tỷ lệ này chỉ đạt 34%). Điều này là do tỉnh Đắk Lắk thực hiện chủ trương ổn định quy mô sản xuất để hướng tới phát triển bền vững, trong khi nhiều địa phương khác mở rộng quy mô sản suất.
Mười công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê hàng đầu của Đắk Lắk xuất khẩu hầu hết khối lượng cà phê nhân của cả tỉnh, trong đó hai công ty lớn đó là Vinacafe Buôn Ma Thuột (thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam) và Simeco Đắk Lắk (trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk) chiếm xấp xỉ 60% (Phụ biểu 23). Hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty Dakman và Nedcoffee, là những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, đang ngày càng chiếm lĩnh vị trí lớn mạnh trong khâu thu mua và xuất khẩu sản phẩm.
Biểu đồ 3.4 Thị phần khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và Gia Lai so với cả nước
Nguồn: Phụ biểu 11
Đắk Lắk không chỉ là địa phương xuất khẩu cà phê đứng đầu cả nước mà còn có vị trí khá quan trọng đối với thị trường cà phê toàn cầu. So sánh thị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với một số nước (Bảng 3.10 và Phụ biểu
12) cho thấy Đắk Lắk chiếm thị
phần tương
ứng với Indonesia (là quốc qua
đứng thứ 4 về thị phần xuất khẩu) và gấp đôi Ấn Độ. Năm 2009, khối lượng cà phê xuất khẩu của toàn thế giới đạt xấp xỉ 95,47 triệu bao, trong đó Việt Nam chiếm 18%, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm 6% và tỷ lệ này khá ổn định trong 10 năm qua.
Bảng 3.10 Thị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và một số nước
Tổng xuất khẩu của toàn thế giới (bao 60 kg) | Thị phần (%) | ||||
Indonesia | Ấn Độ | Việt Nam | Đắk Lắk | ||
2000 | 89 562 101 | 6 | 5 | 13 | 6 |
2001 | 90 858 978 | 6 | 4 | 16 | 8 |
2002 | 88 831 837 | 5 | 4 | 13 | 6 |
2003 | 86 369 561 | 6 | 4 | 13 | 6 |
2004 | 91 093 362 | 6 | 4 | 16 | 7 |
2005 | 87 606 412 | 8 | 3 | 15 | 6 |
2006 | 92 290 040 | 6 | 4 | 15 | 5 |
2007 | 96 640 487 | 4 | 3 | 19 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Phương Pháp Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Đối Với Sản Xuất Cà Phê
- Năng Suất Cà Phê Của Việt Nam Và Một Số Nước Năm 2009
- Tỷ Lệ Khối Lượng Và Giá Tiêu Thụ Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Tóm Tắt Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Mức Độ Tác Động Của Năng Lực Công Ty Đối Với Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
97 662 441 | 6 | 3 | 16 | 5 | |
2009 | 95 466 356 | 8 | 3 | 18 | 6 |
Nguồn: ICO và Sở Công Thương Đắk Lắk
Các thị thường lớn về sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk là Đức, Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sỹ, Italia, Bỉ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nga và Philippines (Phụ biểu 13). Mười nước này chiếm 63,97% tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk.
Xét xu hướng thay đổi của các thị trường lớn về sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2010 (Biểu đồ 3.5) có thể nhận thấy CHLB Đức là một thị trường lớn và khá ổn định, năm 2010 xuất khẩu của Đắk Lắk sang thị trường CHLB Đức đạt 52.778 tấn, chiếm 15,52% tổng khối lượng xuất khẩu của cả tỉnh và tăng 51% so với năm 2005. Nhật Bản là một trong những thị trường khá khó tính và đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk sang thị trường này tăng mạnh vào năm 2008 sau đó giảm nhẹ vào năm 2010. Mặc dù chiếm thị phần lớn trong tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk, song các thị trường Mỹ,
Tây Ban Nha và Ý, có xu hướng giảm đáng kể vào năm 2010; trong khi đó,
Thụy Sỹ có thể được coi là thị trường khá tiềm năng (năm 2010, khối lượng cà phê nhân nhập khẩu của thị trường này chỉ chiếm 5,92% tổng khối lượng xuất khẩu của Đắk Lắk nhưng đã tăng 2,6 lần so với năm 2005).
Như vậy, để giữ vững và ổn định các thị trường truyền thống, qua đó duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, bên cạnh việc thúc đẩy quảng bá, tiếp thị, cần không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các khách hàng.
Biểu đồ 3.5 Thay đổi của các thị trường lớn về sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk (tấn)
Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk
Tóm lại, xét về thị phần, Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt về quy mô của cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của các thị trường lớn nên khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của Đắk Lắk sẽ chỉ được phát huy tốt nếu các hộ nông dân và doanh nghiệp tích cực thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng sản phẩm.
3.1.4 Khả năng đáp ứng cầu
Bên cạnh hiệu quả, chất lượng và thị phần, nội dung cuối cùng nghiên
cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân đó là khả năng đáp ứng cầu. Để xây dựng hình ảnh và phát triển lợi thế cạnh tranh, điều quan trọng nhất là phải chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng [76]. Đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng chính là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh được trái tim người tiêu dùng. Mức độ và khả năng đáp ứng cầu thể hiện thông qua mạng lưới tiêu thụ, sức mạnh thương hiệu, chủng loại, mẫu mã, phương thức bán hàng, chất lượng dịch vụ…
3.1.4.1 Kênh tiêu thụ cà phê nhân
Kết quả khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy mạng lưới tiêu thụ cà phê nhân được thực hiện thông qua 3 kênh sau đây:
Kênh thứ nhất là kênh phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% sản lượng cà phê nhân của toàn tỉnh. Người tham gia vào mạng lưới là các nông hộ trồng cà phê, các