Tóm Tắt Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân


Sơ đồ 3.2 Tóm tắt lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Nguồn: Mô tả của tác giả

Chính vì vậy, để tạo dựng và nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh bền vững đối với sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, cần phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh, tạo cơ sở để

xây dựng chiến lược và biện pháp phù hợp nâng cao lợi thế phẩm cà phê nhân.

cạnh tranh sản

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk được tóm tắt

ở Sơ đồ 3.2.

3.2 Nhân tố ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân chịu tác động tổng hợp của

nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố nền tảng của lợi thế cạnh tranh bao gồm

điều kiện tự

nhiên, năng lực của các tổ

chức kinh tế

(hộ

nông dân, doanh

nghiệp), chất lượng môi trường vi mô và vĩ mô (điều kiện cầu trong nước; các

ngành hỗ

trợ

và đầu tư

công; tổ

chức quản lý ngành hàng) và chính sách của

Chính phủ. Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được tạo lập và duy trì dựa trên sự vận động và phát triển không ngừng của các yếu tố nền tảng trên.

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của khu vực có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân bao gồm sự dồi dào và chất lượng đất đai, khí hậu,

nguồn nước tưới... Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả tập trung

đánh giá ảnh hưởng của nhân tố đất đai đến hiệu quả sản xuất cà phê nhân.

Đăk Lăk là tỉnh có quy mô diện tích đất canh tác cà phê lớn nhất cả nước. Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2009 là 181.960 ha, chiếm 34%


diện tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của Vùng Tây

Nguyên (Phụ biểu 14). Cà phê được trồng trên đất bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác cà phê, so với toàn vùng Tây Nguyên và cả nước, tỷ lệ này tương ứng là 74 ­ 75%. Lợi thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh lớn nhất ở Việt Nam.

Chất lượng đất sản xuất cà phê có vai trò quan trọng, quyết định năng suất và hiệu quả sản xuất cà phê. Cà phê được trồng trên loại đất thích nghi và rất thích nghi cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với loại đất ít thích nghi, trong khi đó giá thành chỉ bằng 73 đến 88% (Bảng 3.13). Theo kết quả phân loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (phân loại đất trồng cà phê theo mức độ thích nghi, dựa vào 4 yếu tố loại phát sinh đất, độ dốc, độ cao và độ dày tầng đất), Đắk Lắk là tỉnh có tỷ lệ diện tích đất rất thích nghi và thích nghi cho sản xuất cà phê cao nhất ở Vùng Tây Nguyên, trong đó diện tích đất rất thích nghi chiếm 60% tổng diện tích của cả vùng Tây Nguyên (Bảng 3.12).

Như vậy, nhờ sở hữu nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, chất lượng tốt nên Đắk Lắk trở thành vùng phát triển cà phê hiệu quả nhất ở Việt Nam, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bảng 3.12 Chất lượng đất trồng cà phê năm 2009



Rất thích nghi

Thích nghi

Ít thích nghi

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

Vùng Tây Nguyên

130 217

27

156 518

32

195 072

41

Tỉnh Đắk Lắk

78 640

43

54 844

30

48 476

27

Đắk Lắk so với Tây

Nguyên (%)


60



35



25


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp


Hộp 3.3 Có thể duy trì sản xuất cà phê trên đất ít thích nghi

Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc FAO khuyến cáo chỉ nên sản xuất cà phê trên loại đất thích nghi để bảo đảm hiệu quả. Như vậy, diện tích cà phê của tỉnh



Đắk Lắk giữ lại để tập trung đầu tư thâm canh là 133.844 ha, chiếm 73% tổng diện tích trồng cà phê của cả tỉnh, trong khi đó tỷ lệ này của toàn vùng Tây Nguyên là 59%.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, so sánh năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê trên diện tích ít thích nghi của các tỉnh Tây Nguyên với các khu vực khác của cả nước thì Đắk Lắk vẫn có lợi thế cạnh tranh nếu canh tác cà phê trên loại đất này. Vì vậy, trong quan điểm quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số diện tích canh tác cà phê ở mức ít thích nghi của tỉnh vẫn sẽ được duy trì.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [3]

Bảng 3.13 Hiệu quả sản xuất cà phê vối theo chất lượng đất



ĐVT

Rất thích nghi

Thích nghi

Ít thích nghi

Năng suất

tấn/ha

2,56

2,04

1,59

Chi phí sản xuất 1 ha

1000 đồng

48 814

45 939

40 550

Giá thành 1 tấn cà phê nhân


1000 đồng


19 068


22 519


25 503

Lợi nhuận 1 ha

1000 đồng

15 186

5 061

­800

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tính toán của tác giả


3.2.2 Năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê

3.2.2.1 Năng lực của hộ nông dân sản xuất cà phê

* Lao động

Bình quân mỗi hộ sản xuất cà phê có từ 2 đến 3 lao động. Họ tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất cà phê, song vai trò của lao động gia đình chủ yếu là ra quyết định về số lượng và cơ cấu đầu tư; về đổi mới kỹ thuật canh tác, thu hái, công nghệ chế biến; mức độ tham gia các dịch vụ hỗ trợ và quyết định thời điểm tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các hộ đều phải thuê mướn thêm lao động ngoài, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất lớn. Ở nhóm hộ có quy mô diện tích trên 2 ha/hộ, hơn 96% số hộ phải thuê lao động làm theo thời vụ và gần 47% số hộ phải thuê lao động thường xuyên, mỗi hộ thuê từ 1 đến 2


lao động làm việc thường xuyên, Bảng 3.14).

Bảng 3.14 Lao động cho sản xuất cà phê của hộ nông dân



Chỉ tiêu


ĐVT

Theo quy mô diện tích cà phê

Dưới

1 ha

Từ 1

đến 2 ha

Trên

2 ha

Lao động BQ/hộ

lao động

2,2

2,3

2,5

Lao động BQ/ha cà phê

lao động

3,3

1,9

1,0

Công lao động thuê BQ/hộ

công

48

115

217

Công lao động thuê BQ/ha cà phê

công

73

97

84

% số hộ thuê lao động thời vụ

%

60

94

96

% số hộ thuê lao động thường xuyên


%


0


14


47

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Kết quả khảo sát các hộ nông dân (Biểu đồ 3.7) cho thấy 22% số lao động nông nghiệp là không biết chữ. Về trình độ chuyên môn, 89% số lao động chưa qua bất kỳ lớp đào tạo nào, mới có 11% số lao động tham gia khóa đào tạo nghề nông ngắn hạn hoặc trung cấp nghề. Trình độ lao động hạn chế là yếu tố cản trở khả năng tiếp cận nguồn thông tin kiến thức và ra quyết định sản xuất.

Biểu đồ 3 7 a và b Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ 1

Biểu đồ 3.7 (a và b) Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

* Đất trồng cà phê của hộ nông dân


Mặc dù là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất ở Việt Nam nhưng phân bố sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu ở các hộ nông dân với quy mô nhỏ lẻ, bình quân hơn 1 ha/hộ và có tới hơn 1/3 số hộ có quy mô diện tích dưới 0,5 ha (Phụ biểu 15). Trong khi đó, sản xuất cà phê của Indonesia được phân bố ở các trang trại quy mô lớn và các nông hộ có diện tích bình quân từ 2 đến 3 ha, gấp hơn 2 lần so với Việt Nam (Đắk Lắk). Diện tích sản xuất cà phê manh mún, phân tán là yếu tố căn bản làm hạn chế khả năng cải tiến công nghệ và hiệu quả sản xuất cà phê. Kết quả khảo sát nông hộ, quy mô diện tích có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất cà phê, các hộ có quy mô diện tích canh tác lớn có điều kiện phục vụ sản xuất khá tốt (máy móc, tài sản, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và tiếp cận thông tin kiến thức), nhờ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định hơn (Bảng 3.15). Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê nhân, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh, cần thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, mà trước hết là thông qua con đường liên kết để nâng cao năng lực cho người sản xuất cà phê.

Bảng 3.15 Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích



Chỉ tiêu


ĐVT


Dưới 1 ha

1 đến

dưới 3 ha


3 đến

dưới 5 ha


Trên 5 ha

Năng suất

kg/ha

2 273

2 681

2 923

2 955

Giá trị sản lượng

nghìn đồng/ha

56 023

66 079

72 054

72 830

Tổng chi phí

nghìn đồng/ha

59 018

54 500

52 818

48 515


Giá thành

nghìn

đồng/tấn


25 968


20 331


18 069


16 421

Lợi nhuận

nghìn đồng/ha

­2 995

11 579

19 235

24 314

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

* Vốn sản xuất cà phê của các nông hộ


Bảng 3.16 Vốn sản xuất cà phê của hộ nông dân


Chỉ tiêu

Số lượng

ĐVT



1. Vốn sản xuất bình quân

nghìn đồng

59 576

Trong đó + Vốn tự có

%

66

+ Vốn vay

%

34

2. Tỷ lệ số hộ mua chịu vật tư, phân bón

% số hộ

37

Lượng tiền mua chịu

nghìn đồng

7 722

3. Thời gian trả nợ



+ Trong 1 tháng

% số hộ

0

+ Sau khi thu hoạch cà phê

% số hộ

97

+ Bất cứ khi nào

% số hộ

3

4. Điều kiện mua chịu



+ Trả lãi bằng ngân hàng

% số hộ

51

+ Trả lãi cao hơn ngân hàng

% số hộ

41

+ Trả bằng cà phê (*)

% số hộ

8

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Ghi chú: (*) Tỷ lệ được tính trên cơ sở giá cà phê (thời điểm trả nợ) và giá phân bón (thời điểm mua, cộng lãi suất, mức lãi suất do đại lý cung cấp phân bón quyết định)

Đặc điểm của sản xuất cà phê đòi hỏi lượng vốn đầu tư khá lớn so với các loại hình sản xuất khác. Bình quân mỗi hộ một vụ cần lượng vốn để đầu tư cho sản xuất cà phê khoảng 60 triệu đồng, chủ yếu là để trang trải các khoản như mua phân bón, nhiên liệu tưới (tập trung vào tháng 2 đến tháng 6 trong năm) và thuê nhân công (tập trung vào vụ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12). Tuy nhiên, các khoản tích lũy của hộ để tự trang trải chỉ đáp ứng được 1/3 đến 2/3. Số còn lại, các hộ đi vay ngân hàng và mua chịu vật tư, phân bón. 37% số hộ sản xuất cà phê phải mua chịu phân bón từ các đại lý, cửa hàng (Bảng 3.16). Năm 2010, giá trị vật tư mua chịu bình quân mỗi hộ là 7,7 triệu đồng, thời hạn trả nợ là thời điểm ngay sau khi thu hoạch cà phê (97%), trong số đó có hơn 40% số hộ phải trả lãi cao hơn mức lãi suất ngân hàng.

Do thiếu vốn đầu tư, nên phần lớn các hộ bán sản phẩm vào những thời điểm bất lợi về giá, đó là thời điểm ngay sau khi thu hoạch sản phẩm hay vào


thời điểm cần tiền để

trang trải cuộc sống, thậm chí một số hộ

còn bán sản

phẩm non cho các đại lý để lấy tiền trước (Biểu đồ 3.8). Hợp đồng bán cà phê non của hộ nông dân cho đại lý vào tháng 8 năm 2010 (giao hàng tháng 12 năm 2010) có mức giá dao động từ 26 đến 27,5 nghìn đồng/kg, trong khi đó mức giá bán bình quân tháng 12 năm 2010 là hơn 34 nghìn đồng/kg (cao hơn 28%).


Biểu đồ 3 8 Thời điểm bán cà phê của các hộ nông dân số hộ Nguồn 2

Biểu đồ 3.8 Thời điểm bán cà phê của các hộ nông dân (% số hộ)

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011


Hộp 3.4 Khó khăn về vốn của hộ nông dân

Hộ anh Trần văn Dũng (33 tuổi ở huyện Cư M'gar) có hơn 1 ha cà phê. Niên vụ 2010 ­ 2011, gia đình anh thu hoạch được 3,1 tấn cà phê nhân và bán ngay vào thời điểm tháng 12 năm 2010, thu được hơn 90 triệu đồng. Thanh toán công lao động thuê thu hoạch 3 triệu đồng, trả nợ ngân hàng hơn 30 triệu, trả tiền mua chịu phân bón hơn 10 triệu, số còn lại trang trải cho cuộc sống gia đình từ trước tết Nguyên Đán. Đến tháng 3 năm 2011, gia đình cần khoản vốn để mua phân bón và xăng dầu tưới cà phê hơn 10 triệu đồng nhưng không vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, gia đình anh tiếp tục đến đại lý đăng ký mua chịu phân bón. Anh cho biết những năm trước, do giá cà phê thấp (hơn 20 ngàn đồng/kg) nên gia đình anh còn khó khăn hơn, có khi bán cà phê xong là trả nợ hết, không còn tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình...

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011


3.2.2.2 Năng lực của các công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân

Năng lực công ty bao gồm năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực...). Năng lực của các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê được coi là yếu tố trung tâm để tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Các yếu tố này luôn được các công ty đánh giá cao, từ mức độ khá quan trọng đến rất quan trọng (Phụ biểu 21).

Biểu đồ 3 9 Năng lực tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà 3

Biểu đồ 3.9 Năng lực tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (điểm, tối đa là 100 điểm)

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Thực tế, điểm số về năng lực cạnh tranh của các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt mức trên trung bình (từ 58 đến 68/100 điểm, Biểu đồ 3.9) so với năng lực chung của toàn ngành (cả nước). Tuy nhiên, so với năng lực của các công ty nước ngoài, có thể thấy rõ điểm yếu của các công ty trong tỉnh, đặc biệt về khả năng tài chính.

Bảng 3.17 Năng lực tài chính của các công ty (triệu đồng)



Bình quân 1 công ty

Mức cao nhất

Mức thấp nhất

Số vốn đăng ký

58 543

110 000

7 500

Vốn lưu động

75 814

200 000

22 000

Doanh số bán hàng

1 213 321

3 056 000

70 000

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022