Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp La Ngà


7.986.953.484 đồng so với năm 2018. Điều này đã làm cho lợi nhuận gộp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, lợi nhuân gộp của công ty năm 2017 là 13.772.617.926 đồng, năm 2018 là 13.889.121.786 đồng và năm 2019 là 19.592.948.468 đồng, tốc độ phát triển bình quân đạt 119,3%. Kết quả này thể hiện được tính hiệu quả kinh doanh và khả năng sản xuất của công ty.

Chúng ta có thể thấy chi phí của công ty có xu hướng giảm ở chi phí tài chính, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh với tốc độ phát triển bình quân đạt 132,2%. Cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 9,8 tỷ đồng, nhưng sang năm 2018 tăng lên mức 12,02 tỷ đồng và đạt 17,1 tỷ đồng vào năm 2019.

Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh dẫn tới lợi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng giảm từ 3,38 tỷ đồng vào năm 2017 xuống còn 1,42 tỷ đồng vào năm 2018 và 1,98 tỷ đồng vào năm 2019, tốc độ phát triển bình quân của lợi nhuận sau thuế đạt 76,5%. Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường gây ra nhiều bệnh tác động xấu đến chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cảnh, cây cao su. Ngoài ra việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác trồng, chăm sóc và khai thác còn hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà năm 2017-2019 được thể hiện trong phụ biểu 3.9.

Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm, ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty không có biến động nhiều, tổng lợi nhuận sau thuế tăng từ 1,67 tỷ đồng năm 2017 lên 3,14 tỷ đồng vào năm


2018 và giảm xuống còn 2,23 tỷ đồng vào năm 2019, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm đạt 115,5%.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 124,6%. Cụ thể doanh thu năm 2017 đạt 14,7 tỷ đồng, doanh thu của công ty tăng lên mức 17,76 tỷ đồng vào năm 2018 và đạt 22,84 tỷ đồng vào năm 2019. Doanh thu của công ty có xu hướng tăng nhưng do chi phí cũng tăng nên lợi nhuận có sự biến động không đều qua các năm.

Giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 128,2%, tức là tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể năm 2017 giá vốn hàng bán của Công ty là 12.137.793.516 đồng năm 2018 là 14.132.732.164 đồng và năm 2019 tăng lên mức 19.946.746.542 đồng.

Lợi nhuận gộp của công ty có xu hướng tăng nhẹ từ 2,56 tỷ đồng vào năm 2017 lên 3,62 tỷ đồng vào năm 2018 trước khi giảm nhẹ xuống còn 2,89 tỷ đồng vào năm 2019, với tốc độ phát triển bình quân đạt 106,1%.

Doanh thu từ hoạt đồng tài chính mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho công ty và có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 92,6%.

Cụ thể doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2017 là 1,28 tỷ đồng, con số này tăng lên 1,48 tỷ đồng vào năm 2018 và đạt 1,09 tỷ đồng vào năm 2019. Trong khi đó chi phí tài chính thấp hơn khá nhiều so với doanh thu, con số được ghi nhận năm 2017 là 186 triệu đồng và tăng lên 627 triệu đồng vào năm 2018, năm 2019 không phát sinh chi phí tài chính.

Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 111,0%, cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 1,88 tỷ đồng, và con số này tăng lên mức 2,32 tỷ đồng vào năm 2019. Chi phí quản lý DN ở mức cao như vậy là do chi phí tiền lương tăng lên và


giá các dịch vụ mua ngoài như văn phòng phẩm, tiền điện, sửa chữa tài sản cố định đều có xu hướng tăng nhanh trong thời gian nghiên cứu.

Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng lên của các chi phí, do đó báo cáo cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng tăng lên qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 115,5%.

3.2. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các Công ty lâm nghiệp được lựa chọn nghiên cứu

Ngoài tính đại diện vùng miền thì ba công ty được lựa chọn làm điểm nghiên cứu cũng đại diện cho quy mô sản xuất lớn – vừa và nhỏ. Để có sự so sánh đối chứng tác giả lựa chọn thêm công ty lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi – Tuyên Quang là công ty lâm nghiệp đã sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện thí điểm phương án cổ phần hóa năm 2018.

Hiện nay các công ty lâm nghiệp đang sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định của Bộ Tài chính. Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu đều xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, vì phương pháp này đơn giản dễ tính toán, số liệu được sử dụng phần lớn từ các báo cáo kế toán, và đối với doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian qua cũng sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị của mình, kết quả sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty như sau:

3.2.1. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của của công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn

Kết quả thực trạng các chỉ tiêu xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 được thể hiện ở biểu số liệu sau đây:


Biểu 3.3: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn năm 2017 - 2019

ĐVT: Đồng



TT


Tiêu chí xác định

2017

2018

2019


TĐPT

(%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ trọng (%)


Giá trị

Tỷ

trọng (%)

I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

24.622.452.046

96,82

24.161.413.362

87,07

24.131.501.644

95,23

99,00

1

Tiền và các khoản tương

đương tiền


1.235.799.370


4,86

60.466.759

0,22

481.433.358

1,90

62,42

2

Các khoản phải thu ngắn hạn

2.572.519.196

10,12

12.044.023.890

43,40

12.359.989.438

48,78

219,19

3

Hàng tồn kho

20.814.080.720

81,84

12.056.922.711

43,45

11.290.078.847

44,55

73,65

4

Tài sản ngắn hạn khác

52.760

3,18





0,00

II.

TÀI SẢN DÀI HẠN

809.836.905

3,18

3.587.254.766

12,93

1.208.952.237

4,77

122,18

1

Tài sản cố định

707.773.105

2,78

3.427.417.788

12,35

1.143.012.486

4,51

127,08

2

Đầu tư tài chính dài hạn







0,00

3

Tài sản dài hạn khác

102.063.800

0,40

159.836.978

0,58

65.939.750

0,26

80,38

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

25.432.288.951

100,00

27.748.668.128

100,00

25.340.453.881

100,00

99,82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 13

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


91


Kết quả biểu 3.6 cho thấy tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn không có sự thay đổi qua 3 năm, 2017-2019. Việc xác định giá trị của công ty sử dụng phương pháp tài sản và theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Giá trị của doanh nghiệp được phân thành 2 nhóm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn, chiếm đến hơn 90% tổng tài sản của công ty, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là tiền lưu động có trong bảng cân đối kế toán hiện tại. Các khoản phải thu ngắn hạn là tiền khách hàng còn nợ công ty, đã xuất hóa đơn nhưng chưa được chuyển tiền. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là tiêu chí giá trị rừng trồng sản xuất và một phần từ giá trị gỗ xẻ, gỗ dăm tồn kho chưa tiêu thụ. Tiêu chí giá trị rừng sản xuất được tập hợp từ các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng rừng và chi phí chăm sóc rừng hàng năm. Tài sản ngắn hạn khác là những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không được xếp vào các mục trên.

Sử dụng các tiêu chí như trên để tính toán tài sản ngắn hạn của công ty có hạn chế là giá trị rừng được tập hợp vào mục hàng tồn kho, với cách tính như vậy thì chỉ cho thấy chi phí bỏ ra khi trồng rừng mà không cho biết được giá trị tiềm năng, do đó đối với doanh nghiệp lâm nghiệp cần tách riêng giá trị rừng thành mục riêng. Tiêu chí giá trị hàng tồn kho giảm mạnh từ 20,81 tỷ đồng vào năm 2017 xuống còn 11,29 tỷ đồng vào năm 2019. Sở dĩ tiêu chí giá trị hàng tồn kho giảm do công ty đã khai thác diện tích rừng sản xuất và giá trị hàng tồn kho chuyển sang phần phải thu ngắn hạn từ khách hàng.

Tài sản dài hạn bao gồm tài sản cố định hữu hình, đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và tài sản dài hạn khác, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản của công ty. Tiêu chí giá trị tài sản dài hạn của


công ty chủ yếu là giá trị tài sản cố định, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tài sản cố định của công ty là giá trị còn lại trên sổ kế toán của nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị, tài sản cố định của công ty có sự biến động lớn trong 3 năm, với tốc độ phát triển bình quân đạt 127,08%, sự biến động này là do hoạt động mua sắm và thanh lý tài sản cố định của công ty. Tài sản dài hạn khác là giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy móc và thiết bị sản xuất nhỏ như máy phát cỏ, máy phun thuốc.

Tóm lại qua phân tích thực trạng giá trị tài sản của công ty, chúng ta có thể thấy tài sản của công ty chủ yếu là tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn, còn tiêu chí giá trị tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Giá trị tài sản của công ty nằm phần lớn ở tiêu chí hàng tồn kho.

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn không xác định tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất và tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh (giá trị vô hình) vào giá trị doanh nghiệp. Giá trị quyền sử dụng đất chưa được công ty đưa vào tính toán vì công ty chọn phương án thuê đất trả tiền hàng năm nên không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị lợi thế kinh doanh cũng chưa được đưa vào tính toán vì so với các công ty tương tự thì Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Sơn không có lợi thế nào khác biệt để tính toán lợi thế kinh doanh. Thêm vào đó tiêu chí các khoản nợ của doanh nghiệp cũng không được thống kê trong bảng cân đối tài sản của công ty.

Như vậy có thể thấy với phương pháp tài sản và các tiêu chí được thống kê trong bảng cân đối, mục tiêu của công ty là xác định giá trị dựa trên hiện trạng tài sản công ty đang sở hữu. Giá trị rừng đưa vào mục hàng tồn kho, cách hạch toán như vậy chưa thực sự hợp lý khi xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp này không cho thấy được giá trị doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ, cũng như không thể hiện được lợi thế và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.


3.2.2. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn.

Kết quả thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn trong 3 năm (2017-2019) được thể hiện ở biểu 3.4.

Cũng giống như công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn, công ty TNHH MTV lâm Nghiệp Quy Nhơn cũng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và sử dụng bảng cân đối tài sản, hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Giá trị phần vốn Nhà nước bao gồm tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn và tiêu chí giá trị tài sản dài hạn, tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vô hình như lợi thế kinh doanh chưa được đưa vào tính toán tài sản của công ty. Bởi vì đất của công ty là đất thuê trả tiền hàng năm nên không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên so với công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn thì các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp được công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn tập hợp chi tiết hơn, sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc điểm sản xuất kinh doanh và sự khác biệt về quy trình kế toán của các công ty.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, khoảng 90%. Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm 5 khoản mục; tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác.

Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là tiền lưu động có trong bảng cân đối kế toán hiện tại, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 155,59%, khoản mục này tăng lên do công ty thu tiền về từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.


Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty và có xu hướng giảm dần qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 55,65%. Các khoản phải thu ngắn hạn là tiền khách hàng còn nợ công ty, đã xuất hóa đơn nhưng chưa được chuyển tiền. Khoản phải thu ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng nhanh, với tốc độ phát triển bình quân đạt 144,6%.

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là tiêu chí giá trị rừng trồng sản xuất, được tập hợp từ chi phí trồng và chăm sóc rừng hàng năm. Do chưa tính đến giá trị tiềm năng của rừng cũng như chưa sử dụng tỷ lệ chiết khấu để quy đổi dòng tiền theo thời gian nên giá trị rừng được tính rất thấp, không phản ánh đúng giá trị thực tế. Giá trị hàng tồn kho của công ty chiếm khoảng 30% giá trị tổng tài sản, và có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt 114,72%. Tài sản ngắn hạn khác là những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không được xếp vào các mục trên, khoản mục này có giá trị không đáng kể.

Tài sản dài hạn của công ty được tập hợp thành sáu khoản mục bao gồm; các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. So với công ty TNHH lâm nghiệp Yên Sơn thì tiêu chí xác định tài sản dài hạn của công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn đã tính đến giá trị bất động sản đầu tư, tuy nhiên giá trị đất rừng vẫn chưa được đưa vào tính toán.

Tiêu chí giá trị tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Tài sản cố định của công ty là giá trị còn lại trên sổ kế toán của nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị, tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng lên qua 3 năm, với tốc độ phát triển bình quân đạt 130,44%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022