Các Yếu Tố Cơ Hội Dẫn Đến Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán



được biết đến hoặc mới bắt đầu hoạt động (Nguyễn Thế Thọ (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2016)). Đối với các công ty này việc nắm giữ số lượng cổ phiếu chi phối rất dễ dàng có thể sử dụng một lượng cổ phiếu nhỏ để tạo ra những thay đổi trong giá của chứng khoán đó.

- Đưa ra các ý kiến về xu hướng đầu tư nhằm tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Cách thức này thường xuất hiện trong thao túng giá kiểu “bơm giá rồi bán tháo”, người nội bộ hoặc người khởi xướng giao dịch sẽ thổi phồng hoặc quảng bá về chứng khoán hoặc tổ chức phát hành thông qua hàng loạt các phương thức gian dối (đưa ra các nhận định, khuyến nghị đầu tư trên các diễn đàn chứng khoán, chiến dịch gửi thư rác, đưa ra các thông điệp rộng rãi...) nhằm tạo ra sự quan tâm đối với chứng khoán và làm cho giá chứng khoán tăng (Nguyễn Thanh Tùng (2016), Vinh Nguyen & cộng sự (2017)). Tuy nhiên, các nghiên cứu này đề cập đến truyền bá những xu hướng tạo ảnh hưởng giá lên mà không đề cập đến các mục tiêu gây ảnh hưởng giảm giá chứng khoán

- Tạo dựng, công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. Việc tạo dựng và công bố thông tin sai lệch diễn ra khá phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo thống kê hàng năm của Vietstock cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết điều chỉnh số liệu tài chính sau kiểm toán hơn 70% (Trần Thị Giang Tân & cộng sự (2014), Tạ Thu Trang (2017)). Việc công bố thông tin sai lệch có thể dẫn đến các quyết định đầu tư và xu hướng giá cả sai lệch, nó là cách thức để các đối tượng thực hiện các hành vi gian lận trong đầu tư chứng khoán.

- Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố trong các giao dịch chứng khoán. Các hành vi giao dịch nội gián hay thao túng giá hiện nay đều có liên quan đến việc sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố. Các vụ thao túng giá hiện nay cũng thường có sự kết hợp với bên cung cấp thông tin, việc nắm thế chủ động đối với thông tin công bố giúp nhóm đối tượng có cơ hội thành công cao cho kế hoạch thao túng (Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Mai Chi (2013), Nguyễn Cường (2017)).

1.7.2.2 Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành

Một là, người có thông tin nội bộ chưa công bố của công ty. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, người có lợi thế thông tin nội bộ chưa công bố được xem là dành phần thắng trên thị trường. Cơ hội này giúp họ có thể sử dụng thông tin này để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


giao dịch nội gián hoặc kết hợp thao túng trên thị trường (Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Mai Chi (2013), Nguyễn Cường (2017), Duy Thái (2017)). Vinh Nguyen & cộng sự (2017) cho rằng cơ hội đằng sau giao dịch nội gián là những người có những lợi thế về thông tin và kinh doanh đối với công chúng đầu tư.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Hai là sự thông đồng của tổ chức phát hành, người nội bộ và công ty chứng khoán. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa công ty niêm yết với các công ty chứng khoán ngày càng mật thiết hơn thông qua hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, và cả qua hoạt động bảo vệ giá cố phiếu doanh nghiệp vì nhiều mục đích: phát hành, sáp nhập để niêm yết cửa sau, chống thâu tóm khi giá trị sổ sách cao nhưng giá cổ phiếu thấp, đối phó với việc giá trị của tài sản thế chấp là cố phiếu cho các khoản vay ngân hàng đang bị giảm giá trị..., hầu hết đằng sau các vụ việc thao túng giá chứng khoán đều thấp thoáng bóng của công ty niêm yết nhưng do điều kiện hiện tại công tác giám sát chưa thể chứng minh được mối quan hệ này (Võ Thị Hoàng Nhi, 2008). Bên cạnh đó, các vụ việc về thao túng giá chứng khoán và giao dịch nội bộ ngày càng có xu hướng thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, dùng thao túng để thực hiện giao dịch nội bộ và ngược lại. Hầu như không còn các vụ giao dịch nội bộ thực hiện đơn lẻ theo kiểu truyền thống như bán hoặc mua ròng trước khi có thông tin quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu nhằm tránh lỗ hay thu lời bất chính nữa. Vì thế, cần phải xem xét nghiên cứu thêm về việc đánh giá, xác định vai trò của từng loại giao dịch trong khi phân tích, nhất là với những giao dịch có dấu hiệu bất thường xảy ra trước hoặc sau khi có thông tin quan trọng (Nguyễn Thanh Tùng, 2016).

Ba là người quan trọng trong công ty lạm dụng quyền lực, vị trí. Tổng hợp các nghiên cứu của Mai Chi (2013), Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Duy Thái (2017), Tạ Thu Trang (2017) cho thấy, việc những người đang và từng giữ các chức vụ quan trọng trong công ty có cơ hội để lạm dụng quyền lực, vị trí để thực hiện hành vi gian lận hoặc là lôi kéo, dụ dỗ nhân viên và đối tượng khác thực hiện hành vi gian lận

Bốn là, tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan, công ty mẹ - công ty con. Các giao dịch quan trọng được thực hiện với các bên liên quan nằm ngoài quá trình kinh doanh thông thường hoặc các bên liên quan chưa được kiểm toán hoặc kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán khác. Các công ty với mô hình tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên. Các công ty có thể thực hiện các hành vi gian lận thông qua các giao dịch với các đơn vị thành viên, đơn vị liên doanh, liên kết, đặc biệt là các giao dịch khống để thực hiện mục tiêu của lãnh đạo doanh nghiệp. Điển hình trong thời gian qua là việc thành lập các công ty con của một số tập đoàn với mục đích tạo lợi ích một số nhóm cá nhân như chuyển lỗ, thực hiện các giao dịch huy động vốn. Điều này



có thể là cơ hội thuận lợi thực hiện gian lận trong lập báo cáo tài chính tại các công ty con, dẫn đến kết quả báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ có thể bị bóp méo (Hà Thị Thúy Vân (2016), Tạ Thu Trang (2017)).

Năm là, tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí. Vì không phân tách rõ ràng trong quản lý giữa ban quản trị và ban giám đốc, đặc biệt không giám sát các hành vi khống chế kiểm soát nội bộ của ban giám đốc đối với báo cáo tài chính. Hội đồng quản trị không độc lập với ban điều hành, hoặc có sự kiêm nhiệm, ban quản trị đồng thời là người của ban giám đốc. Do đó, tính độc lập và vai trò giám sát của hội đồng quản trị bị giảm hiệu lực, cơ hội để thực hiện gian lận trong các công ty tăng lên (Lê Nguyễn Thế Cường (2013), Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Nguyễn Thành Trung (2016), Tạ Thu Trang (2017)). Đây cũng là nguyên nhân cơ bản được các nhà quản lý đánh giá lỗ hổng kiểm soát tạo ra hành vi gian lận của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới và Việt Nam (Tạ Thu Trang, 2017).

Sáu là, tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ. Các tổ chức phát hành và sở giao dịch được xem là nơi phổ biến để rò rỉ thông tin nội bộ chưa công bố, dẫn đến các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguyễn Dũng (2005), Võ Thị Hoàng Nhi (2008). Việc quản lý thông tin nội bộ không hiệu quả dẫn đến việc lợi dụng nó cho những mục đích của cá nhân và nhóm cá nhân do đó các tổ chức phát hành cần phải chịu trách nhiệm trước sự rò rỉ thông tin nội bộ. Tại một số quốc gia, pháp luật đề ra các quy định trách nhiệm của các tổ chức phát hành có chứng khoán được giao dịch trên thị trường có tổ chức phải đề ra các quy tắc nội bộ nhằm ngăn chặn thông tin nội bộ khỏi bị rò rỉ cho những người không có thẩm quyền tiếp cận đến chúng. Đặc biệt, các quy trình nội bộ phải có những quy định để dễ dàng phát hiện ra người nhận được thông tin nội bộ và thời gian họ nhận được thông tin đó (Nguyễn Dũng (2005), Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Mai Chi (2013), Duy Thái (2017), Nguyễn Cường (2017)).

Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư

Một là, nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của tổ chức phát hành. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều khả năng để làm theo những hành động của người khác cho là thông tin tốt hơn về thị trường. Thiếu kiến thức đầu tư khiến các nhà đầu tư cá nhân trở thành công cụ cho những nhóm thao túng. Những vấn đề này là phức tạp bởi vì các công ty chứng khoán lớn có thể đẩy giá qua nhóm thao túng (Nguyễn Đức Hiển, 2012). Một số bài viết cũng đưa ra ví dụ, phân tích, nhận định về việc nhiều nhà đầu tư chịu thiệt hại do các hành vi gian lận là do không phân tích kỹ các thông tin của tổ chức phát hành (Mai Chi (2013), Nguyễn Cường (2017)).



Hai là, nhà đầu tư có xu hướng giao dịch chứng khoán theo người nội bộ. Đây là xu hướng khá phổ biến ở Việt Nam. Khi mà các nhà đầu tư có gắng thu thập thông tin nội bộ hoặc những thông tin được cho là nguồn nội bộ từ những tin đồn. Hành vi này của nhà đầu tư đã trở thành cơ hội tốt để những người nội bộ thực hiện giao dịch ngược lại với tin đồn, bởi họ nắm vị thế chủ động thông tin, còn nhà đầu tư trở thành những người bị lợi dụng (Mai Chi (2013), Nguyễn Cường (2017), Nguyễn Thanh Tùng (2016)).

Ba là, nhà đầu tư có xu hướng giao dịch chứng khoán theo nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thường được các nhà đầu tư trong nước quan tâm, với tâm lý cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường là các nhà đầu tư chuyên nghiệp nên giao dịch của họ có định hướng thị trường. Vì vậy, các công ty chứng khoán thường lợi dụng điều này để đẩy các thông tin theo nhóm thao túng gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư (Nguyễn Đức Hiển (2012), Nguyễn Cường (2017)). Đây được xem là đặc thù riêng của những thị trường chứng khoán mới hình thành và phát triển, nơi các nhà đầu tư trong nước chưa có sự hiểu biết nhiều khi tham gia thị trường chứng khoán, vì vậy họ thường đánh giá cao sự lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là những nhà đầu tư tổ chức.

Bốn là, nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của công ty môi giới. Việc đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng là công việc thường xuyên của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán và người môi giới không chịu trách nhiệm với các khuyến nghị được đưa ra, nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Các nguyên tắc đạo đức có thể bị người môi giới và công ty chứng khoán vi phạm, họ vì lợi ích nhóm mà bỏ qua quyền lợi của khách hàng. Thực tế, rất nhiều thương vụ thao túng giá có sự tham gia, hỗ trợ của các môi giới và công ty chứng khoán, thông qua các khuyến nghị đầu tư (Mai Chi (2013), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Nguyễn Cường (2017)). Do đó, nhà đầu tư phải là nhà đầu tư thông minh, tiếp nhận và chọn lọc, phân tích thông tin trước khi ra quyết định cho các giao dịch chứng khoán

Năm là, nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khoán. Các diễn đàn chứng khoán được xem là nơi chia sẻ các thông tin, nhận định thị trường của các nhà đầu tư. Trên đây có bao gồm cả những thông tin chính xác và tin đồn không chính xác. Cũng là công cụ để các đối tượng thao túng giá thực hiện việc đưa ra những thông tin, quan điểm, bình luận về chứng khoán hoặc tổ chức phát hành. Nếu các nhà đầu tư giao dịch theo các thông tin tư vấn trên mà không chọn lọc, phân tích thì có thể là cơ hội cho các hành vi thao túng giá, gây ảnh hưởng đến giá chứng



khoán theo ý kiến chủ quan của các đối tượng thao túng giá (Mai Chi (2013), Duy Thái (2017)). Đây cũng được xem là đặc thù riêng của những thị trường chứng khoán mới hình thành và phát triển, nơi các nhà đầu tư trong nước chưa có sự hiểu biết nhiều khi tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt khi chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành còn nhiều hạn chế dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm thông tin ở những nguồn không chính thức khác (Mai Phương, 2011).

Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát thị trường

Một là, hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà nước chưa kịp thời. Các nghiên cứu ở Việt Nam thường đưa ra các ví dụ điển hình, thống kê số trường hợp giao dịch nội gián và thao túng bị xử lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 3- 5 năm, chỉ ra rằng công tác giám sát giao dịch còn gặp nhiều hạn chế (Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Nguyễn Thanh Tùng (2016)). Các giao dịch nghi vấn có dấu hiệu giao dịch nội gián và thao túng còn chưa được phát hiện sớm và chính xác do: Hệ thống tiêu chí cảnh báo đang bị thích nghi làm hạn chế hiệu quả xác định sớm các giao dịch bất thường; Phương pháp phân tích giao dịch dựa trên những tài khoản giao dịch nhiều nhất bắt đầu lạc hậu so với sự phát triển của thị trường; Phương pháp phân tích giao dịch đối ứng chưa thật sự chỉ rõ quan hệ giữa các tài khoản có hành vi vi phạm; Nguồn thông tin để xác định mối quan hệ giữa các tài khoản bị hạn chế; Khó khăn trong việc xử lý các cách thức thực hiện giao dịch thao túng mới. Công tác giám sát hiện tại khó để chứng minh được các mối quan hệ trong thông đồng thực hiện hành vi gian lận, đặc biệt các hành vi gian lận hiện nay không chỉ thực hiện riêng lẻ mà có sự kết hợp các loại hành vi gian lận. (Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Nguyễn Thanh Tùng (2016)).

Hai là, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Các nghiên cứu về giao dịch nội gián và thao túng giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung chỉ ra các hạn chế trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến giao dịch nội gián và phương pháp giám sát hành vi giao dịch nội gián, từ đó đề xuất các biện pháp ngăn ngừa hoạt động giao dịch nội gián. Các vấn đề bất cập trong hệ thống pháp luật như không đủ chế tài và hướng dẫn chi tiết để xử lý nhiều vụ giao dịch nội bộ và thao túng giá, dẫn đến việc xử phạt không đúng tội danh hoặc bị bỏ lọt. Nhiều trong số đó được phân loại sang vi phạm trong công bố thông tin với mức xử phạt quá nhẹ. Các nghiên cứu cũng đã đề cập đến trách nhiệm của tổ chức phát hành để xảy ra hoạt động giao dịch nội gián, bởi tổ chức phát hành là nguồn cung thông tin, để xảy ra tình trạng thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm hoặc việc các đối tượng lợi dụng thông tin nội bộ chưa công bố để làm lợi cho cá nhân và nhóm cá nhân là có



trách nhiệm của tổ chức phát hành (Nguyễn Dũng (2005), Võ Thị Hoàng Nhi (2008), Nguyễn Thanh Tùng (2016)). Tuy nhiên các nghiên cứu hoạt động gian lận trên chỉ ở mức độ trình bày về các quy định pháp luật hiện hành, phương pháp giám sát hành vi giao dịch nội gián và biện pháp xử lý về hành chính và hình sự mà không có phân tích hay đánh giá về thực tế giao dịch nội gián trên thị trường diễn ra như thế nào

Ba là, các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe. Qua phân tích các ví dụ điển hình cho thấy, các biện pháp xử phạt quá nhẹ, không có tính răn đe khiến cho các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán tiếp tục gia tăng. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức phạt ít ỏi để thu về khoản lợi nhuận lớn hơn rất nhiều (Nguyễn Dũng (2005), Trương Minh Huy (2015), Lê Nguyễn Trung Thanh (2017)). Các cơ quan quản lý của Việt Nam đặt các quy định với nhiều cấp quản lý, nhưng việc thi hành lại ở chưa hiệu quả. Vinh Nguyen và cộng sự (2017) cho rằng, các nhà đầu tư gian lận có thể tận dụng của các nhà đầu tư tuân thủ luật pháp hay còn gọi là những nhà đầu tư ngây thơ, những người thực tế vẫn cảm thấy được bảo vệ theo các quy định. Chẳng hạn, giới hạn giao dịch trong ngày không cho phép nhà đầu tư thực hiện cả giao dịch mua và bán cùng 1 cổ phiếu. Ngoài ra, thời gian chờ đợi cần thiết trước khi thanh toán cho lệnh mua/bán, là bốn ngày giao dịch. Trong khi, các nhà đầu tư gian lận thường duy trì nhiều tài khoản dưới các danh tính khác nhau, và do đó phá vỡ các quy định, bán cổ phiếu bất hợp pháp trước thời hạn tối thiểu 4 ngày, chấp nhận một mức phạt rất nhỏ để hưởng lợi lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những phân tích này không còn thời sự vì thực tế các quy định hiện nay đã thay đổi để phù hợp với thực tế hơn. Vinh Nguyen & cộng sự (2017) cho rằng gian lận chứng khoán trong bối cảnh có thể trốn thoát hình phạt nghiêm trọng cung cấp một lời giải thích về thực trạng hiện nay. Gian lận có cơ hội để thực hiện, ít nhất ở các thị trường nơi không có khả năng bị trừng phạt.

Bốn là, các biện pháp xử phạt không kịp thời. Tổng hợp các nghiên cứu của Dương Nguyễn (2008), Mai Phương (2011), Trương Minh Huy (2015), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Lê Nguyễn Trung Thanh (2017), Đăng Linh (2017) cho thấy 100% các vụ việc về giao dịch thao túng, giao dịch nội bộ đều phát hiện và xử lý sau khi hoàn thành tức là khi các đối tượng thực hiện các hành vi giao dịch vi phạm đã đạt được mục đích thì hệ thống giám sát mới phát hiện và xử lý. Số lượng vụ việc do các Sở giao dịch phát hiện tương đối nhiều nhưng số lượng có thể xử lý thấp (số lượng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số chạm tiêu chí của các năm), chưa khoanh vùng được chính xác các tài khoản thật sự có các giao dịch tác động vào hoạt động bình thường của thị trường làm thay đổi nó; chưa



xác định được chính xác nguyên nhân làm cho giá cổ phiếu biến động bất thường để

khoanh vùng hướng xử lý tình huống đối với các trường hợp này.

Tóm lại, các nghiên cứu về gian lận ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào gian lận báo cáo tài chính, các nghiên cứu về giao dịch nội gián, thao túng thị trường chỉ ở mức đưa ra các ví dụ, bình luận và đưa ra giải pháp, kiến nghị mà chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu, chưa áp dụng lý thuyết nghiên cứu hoặc mô hình nghiên cứu nào. Vì vậy, nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là một khoảng trống.

1.7.3 Xác định các khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, khoảng trống cần nghiên cứu được xác định dưới đây:

Thứ nhất, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới phân tích hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán với các khoảng thời gian khác nhau, ở vùng lãnh thổ khác nhau với các loại hành vi gian lận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu tổng hợp các cách thức thực hiện hành vi gian lận và tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, có nhiều công trình nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thị trường phát triển đã có dữ liệu phong phú cho kết quả định lượng. Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường từ cận biên đang trên bước đường lên thị trường mới nổi, nguồn dữ liệu về các hành vi gian lận còn nhiều hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ phân tích một vài ví dụ vi phạm, tổng kết kinh nghiệm thế giới, phân tích các nhược điểm của các tiêu chí giám sát và từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị. Các nghiên cứu này không sử dụng dữ liệu đủ lớn và đa dạng để xác định thực trạng hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán một cách khách quan.

Thứ ba, các nghiên cứu về gian lận kinh tế, tài chính ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Các nghiên cứu về gian lận trong thao túng giá và giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu, chưa áp dụng lý thuyết nghiên cứu hoặc mô hình nghiên cứu nào, chưa xác định các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Trong khi việc xác định rõ các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý các hành vi giann lận. Bởi khi xác định được các yếu tố cơ hội, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có thể giải quyết những “lỗ hổng” để ngăn ngừa và hạn chế các hành vi gian lận.



Thứ tư, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới làm rõ sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu chuyên sâu về gian lận trên thị trường chứng khoán không nhiều, một số ít các nghiên cứu về sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát nhưng tập trung ở loại hành vi gian lận báo cáo tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Thứ sáu, các nghiên cứu dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán chủ yếu tập trung nghiên cứu về các tiêu chí giám sát mà chưa phân tích các nội dung, phương pháp và công cụ quản lý các hành vi gian lận để đưa ra các giải pháp giúp nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022