Thực Trạng Hoạt Động Niêm Yết Chứng Khoán Tại Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.

hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm.

f) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có), hoặc đối với niêm yết trái phiếu thì cần có hợp đồng giữa tổ chức phát hành và người đại diện sở hữu trái phiếu và giấy chứng nhận của TT lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng kí lưu ký, tập trung.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ, SGDCK, TTGDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Tổ chức niêm yết sau khi được chấp thuận niêm yết trên SGDCK, TTGDCK phải nộp cho UBCKNN bản sao hồ sơ đăng kí niêm yết.

Trường hợp đăng kí niêm yết sau một năm kể từ ngày cấp phép phát hành, ngoài hồ sơ trên tổ chức phát hành phải gửi SGDCK, TTGDCK các báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất bao gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính.

Niêm yết Trái phiếu Chính phủ được thực hiện như sau : Cơ quan được Chính phủ uỷ nhiệm phát hành gửi hồ sơ đăng ký niêm yết bao gồm

- Công văn đề nghị niêm yết

- Báo cáo kết quả đợt phát hành (loại trái phiếu, khối lượng, mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn và danh sách người sở hữu trái phiếu).

Tổ chức niêm yết muốn niêm yết bổ sung cổ phiếu phải gửi SGDCK, TTGDCK hồ sơ đăng kí niêm yết bổ sung thường bao gồm :

- Đơn đăng kí niêm yết bổ sung

- Bản sao giấy phép phát hành bổ sung do UBCKNN cấp

- Báo cáo kết quả chào bán ra công chúng của đợt phát hành bổ sung ;

- Sổ theo dõi cổ đông

Từ năm 2006 trở về trước, công việc cấp phép niêm yết thuộc quyền của UBCKNN. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, để hoàn thành việc niêm yết, phải làm rất nhiều thủ tục, như : xin quyết định chấp thuận của cơ quan chủ quản, tổ

chức đại hội cổ đông, sửa đổi điều lệ công ty, kiểm toán tài chính để gửi lên SSC (Ủy ban chứng khoán nhà nuớc). Sau khi nhận xong hồ sơ của doanh nghiệp gửi lên, SSC còn phải thẩm tra rất kỹ, nếu mọi thủ tục đúng theo quy định mới đuợc cấp giấy phép niêm yết. Do phải làm nhiều thủ tục chặt chẽ như vậy, nên có những doanh nghiệp phải mất cả năm mới đuợc cấp giấp phép niêm yết.

Thực tế, SGDCK là một định chế kinh doanh chứ không phải quản lý Nhà nuớc. Nôm na nó là một cái chợ và có quy định về quản lý, điều hành chợ còn Nhà nuớc chỉ quy định khung pháp lý, có thanh tra, kiểm tra xử phạt. Do đó, việc Nhà nuớc (UBCKNN) can thiệp vào việc cấp phép cho hàng hoá vào chợ và cũng phần nào cản trở hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty cổ phần (có đến hơn 650 công ty cổ phần trên cả nước) ráo riết đua nhau xin niêm yết để kịp huởng ưu đãi thuế thu nhập khi mà đầu năm 2007 ưu đãi này bị xoá bỏ, thì công việc cấp phép niêm yết của UBCKNN trở nên quá tải. Đầu năm 2007, thể theo đúng tinh thần của Luật Chứng khoán, UBCKNN đã chuyển giao công tác cấp phép niêm yết này cho SGDCK, TTGDCK tự quyết định. Điểm mới này đã có một tác động tích cực. Thời gian quyết định cấp phép niêm yết đã đuợc giảm xuống chỉ còn 30 ngày, thậm chí trên thực tế rút ngắn chỉ còn khoảng hơn hai tuần. UBCKNN đuợc trở về đúng với chức năng của mình là cơ quan quản lý TTCK của Nhà nuớc.

b. Đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá đồng thời ra niêm yết.

Bước 1 : Chuẩn bị cổ phần hoá và phát hành ra công chúng.

Doanh nghiệp thông qua chủ truơng thực hiện cổ phần hoá theo Quyết định số 2592 ra ngày 4/8/2005 của Bộ Tài chính về kết hợp cổ phần hoá gắn với niêm yết và đăng kí giao dịch trên TTGDCK.

Doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ truơng, Chính sách của Chính phủ về cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTGDCK.

Bước 2 : Chuẩn bị hồ sơ tài liệu và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp


6 http://ngoisao.net/News/Thuong-truong/2006/09/3B9BA01A/, ngày 22/9/2006

Sử dụng tư vấn trong quá trình chuyển đổi đồng thời tư vấn niêm yết, hoặc nếu không có tư vấn chuyển đổi, phải kí hợp đồng tư vấn niêm yết với một công ty chứng khoán.

Sau khi có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ niêm yết, bản cáo bạch theo quy định đồng thời có phương án tổ chức nghĩa vụ công bố thông tin trên SGDCK hay TTGDCK và dự thảo Điều lệ tổ chức của công ty cổ phần

Bước 3 : Xây dựng phương án và thực hiện cổ phần hoá

Dự kiến tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài công chúng phù hợp với tiêu chuẩn niêm

yết.


Gửi UBCKNN hồ sơ xin niêm yết

Buớc 4 : Hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp

Phân phối cổ phiếu, tiến hành Đại hội cổ đông thông qua Điều lệ của công

ty cổ phần.

Nộp bổ sung các tài liệu còn thiếu trong bộ hồ sơ xin niêm yết theo quy

định.


Bước 5 Đăng kí niêm yết chứng khoán với SGDCK, TTGDCK

Nhận giấy phép niêm yết của UBCKNN

Đăng kí, lưu kí cổ phiếu với SGDCK, TTGDCK.

Công bố thông tin của tổ chức niêm yết :

Theo điều 101 và 103 của Luật chứng khoán 2006, thông tư số 38 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì công bố thông tin của tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện như sau :

Về nội dung công bố thông tin gồm ba loại : công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường, và theo yêu cầu của UBCKNN hay theo quy chế của SGDCK và TTGDCK.

Công bố định kỳ (thể hiện tình hình hoạt động của công ty) gồm các báo cáo tài chính năm trong thời hạn mười ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm và đuợc kiểm toán, báo cáo tài chính quý (trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý). Trong báo cáo tài chính quý của mình, tổ chức niêm yết phải báo cáo bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong truờng hợp có kết quả hoạt động kinh doanh giữa 2 kỳ có biến động từ 5% trở lên, tổ chức niêm yết phải giải trình nguyên nhân trong báo cáo tài chính quý đó. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, bao gồm : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính quý phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết và phải lưu trữ ít nhất trong vòng 12 tháng.

Công bố thông tin bất thường là công bố ra công chúng những vấn đề mà cong chúng chưa biết, những vấn đề làm ảnh hưởng đến tài sản, tình hình tài chính hay hoạt động kinh doanh nói chung từ đó gây biến động giá. Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra một số trường hợp sau :

Bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên.

Tài khoản của công ty bị ngân hàng phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả.

Tạm ngừng kinh doanh

Bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh hoặc giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động.

Thông qua các quyết định của Đại Hội đồng cổ đông

Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty của mình hay bán lại số cổ phiếu đã mua.; ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của nguời nắm giữ trái phiếu ; ngày chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu

Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công

ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

Công bố thông tin bất thường trong vòng 72 giờ kể từ khi xảy ra một số trường hợp sau :

Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở

lên


Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung

hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK, TTGDCK khi có thông tin liên quan tới tổ chức niêm yết làm ảnh huởng lớn tới giá chứng khoán và ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin này trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đuợc yêu cầu của UBCKNN.

Ngoài ra, theo quy chế của SGDCK Tp.HCM, các tổ chức niêm yết còn có nghĩa vụ phải công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK về báo cáo giao dịch cổ phiếu quỹ, báo cáo giao dịch cổ phiếu của các cổ đông nội bộ, các cổ đông lớn, báo cáo giao dịch thâu tóm.

Về hình thức công bố thông tin : tổ chức niêm yết công bố thông tin bằng nhiều cách : đưa trên các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết và trên phuơng tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK, TTGDCK.

Quản lý niêm yết

Quản lý niêm yết là công việc của hệ thống quản lý tại TTGDCK với mục đích duy trì một hoạt động công bằng trật tự và có hiệu quả. Quản lý niêm yết chứng khoán bao gồm một số nội dung như quy định về thủ tục niêm yết chứng khoán; quy định báo cáo của các tổ chức niêm yết, quy định chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết mức thu phí niêm yết.

Theo Nghị định 14/NĐ-CP, chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết trong các trường hợp sau :

Tổ chức niêm yết trong thời hạn 1 năm không đáp ứng được các điều kiện niêm yết về vốn điều lệ thực góp, số lượng cổ đông nắm giữ cổ phiếu, số lượng người sở hữu trái phiếu hay chứng chỉ quỹ đại chúng

Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị đình chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ 1 năm trở lên.

Cổ phiếu không có giao dịch tại SGDCK, TTGDCK trong thời hạn 12

tháng.


Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tiếp và tổng số luỹ kế

vuợt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất.

Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;

Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ truớc thời gian đáo hạn

Tổ chức đuợc chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại SGDCK, TTGDCK trong thời hạn tối đa là 3 tháng kể từ ngày đuợc chấp thuận niêm yết.

Tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết.

Phí niêm yết chứng khoán

Quyết định số 184/QĐ-UBCK chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ngày 17/3/2006 về việc hướng dẫn thực hiện thu phí đối với lĩnh vực chứng khoán.

Bảng 1. Mức phí niêm yết trên TTGDCK, SGDCK


STT

TÊN PHÍ

ĐỊNH KÌ THU

MỨC THU


PhÝ qu¶n lý niªm yÕt hµng n¨m:



1

Niêm yết dưới 10 tỷ đồng

5.000.000 ®ång

2

Niªm yÕt t10 tỷ đồng đến dưới

50 tỷ đồng

10.000.000 ®ång

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 6


STT‌

TÊN PHÍ

ĐỊNH KÌ THU

MỨC THU

3

Niêm yết từ 50 tỷ đồng đến dưới

100 tỷ đồng

Hµng n¨m

15.000.000 ®ång

4

Niªm yết t100 tỷ đồng trlªn

20.000.000 đång

Nguồn : Quyết định số 184/QĐ-UBCK ngày 17/3/2006 do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc kí.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

1. Thực trạng hoạt động niêm yết.

1.1 Tổ chức niêm yết chứng khoán

Qua 7 năm hoạt động từ một thị truờng hoạt động với quy mô nhỏ, với những buớc phát triển vượt bậc của mình, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đã hội tụ các điều kiện để chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và cũng là điều tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vào thời điểm ra đời, số lượng hàng hoá niêm yết trên thị truờng còn ít. Tuy nhiên, vuợt qua những thách thức lớn và khó khăn đó, thị truờng đã từng bước khởi sắc để tạo nên một diện mạo mớivà TTCK Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang một giai đoạn của sự phát triển vuợt bậc. Sự thay đổi truớc hết thể hiện ở tăng trưởng số luợng các công ty niêm yết với số lượng lên tới 107 công ty trên TTGDCK Tp.HCM tính đến hết quý II/2007 và đa dạng các loại chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Bảng 2. Quy mô niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh.


Tính đến hết ngày

20/10/2007

Toàn thị trường

Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ

Trái phiếu

Tổng số

chứng khoán đang niêm yết

529

120

2

407

Tỷ trọng(%)

100%

22,68%

0,38%

76,94%


Khối lượng

CK niêm yết

2.672.475,20

2.023.228,33

100.000,00

549.246,87

Tỷ trọng(%)

100%

75,71%

3,74%

20,55%

Giá trị CK đang niêm yết (đv.triệu

đồng)

75.859.970,27

20.232.283,27

1.000.000,00

54.627.687,00

Tỷ trọng (%)

100%

26,67%

1,32%

72,01%

Nguồn : http://ww.vse.org.vn

Một trong những sự kiện nổi bật đồng thời cũng là một dấu mốc quan trọng của (TTCK) trong năm 2005, đó là việc TTGDCK Hà Nội khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 8/3/2005 bắt đầu bằng thực hiện nghiệp vụ đấu giá cổ phần, đấu thầu trái phiếu và tiếp theo là hoạt động giao dịch chứng khoán thứ cấp từ ngày 14/7/2005. Sự tăng trưởng quy mô đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Các doanh nghiệp niêm yết năm 2006 khá đa dạng về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh như ngân hàng tài chính, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùngvới quy mô vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng đến trên 1.000 tỷ đồng với các loại hình công ty cổ phần thành lập mới, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi hoạt động theo công ty cổ phần. TTGDCK Hà Nội phấn đấu trong năm 2007, sẽ đưa 15 đến 20 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết.

Bảng 3. Quy mô niêm yết trên TTGDCK Hà Nội.


Cập nhật ngày

5/10/2007

Toàn thị truờng

Cổ phiếu

Trái phiếu

Số chứng khoán

niêm yết

251

92

159

Tổng khối lượng

niêm yết

1,752,161,973

1,140,855,987

611,305,986

Tổng giá trị niêm

yết

72,539,158,470,000

11,408,559,870,000

61,130,598,600,000

Nguồn : http://www.hastc.gov.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022