Sự Khác Biệt Nhận Thức Về Hành Vi Gian Lận Của Các Chuyên Gia Theo Giới Tính, Trình Độ Học Vấn, Đối Tượng Khảo Sát



người có nguồn thông tin đó. Họ có thể là những người có liên quan với những người trực tiếp tham gia sáp nhập và mua lại hoặc có thể là bạn bè hoặc người quen của những người đã chia sẻ với họ trong các thiết lập xã hội (Meulbroek & Lisa (1992), Elliott & cộng sự (2010), Jiang & Zaman (2010)). Meulbroek & Lisa (1992) gọi các cá nhân là những người có nguồn thông tin bí mật "người nội bộ trực tiếp" và những người không có nguồn "người nội bộ từ xa"( remote insiders). Người nội bộ ngay bên trong hoặc người nội bộ từ xa có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thông tin nội bộ. Các chuyên gia thị trường, như môi giới, đại lý, ngân hàng đầu tư và nhà đầu tư tổ chức cũng có cơ hội hưởng lợi từ giao dịch nội gián do các mối quan hệ đặc biệt mà họ đã thiết lập với các tổ chức phát hành của họ. Ngay cả ở Mỹ, nơi giao dịch nội gián đã bị cấm từ lâu và luật pháp được thực thi mạnh mẽ, thông thường các ngân hàng đầu tư và các chuyên gia thị trường nhận được thông tin bí mật trước từ các tập đoàn mà họ có quan hệ kinh doanh (Goshen & Parchomovsky, 2000).

Hai là sự thông đồng của tổ chức phát hành, người nội bộ và công ty chứng khoán. “Thông đồng giữa người nội bộ và công ty môi giới” được xác định là hình thức gian lận phổ biến trong nghiên cứu của Klein (1995), Rajesh (2003), Weerman (2003), Klein & Maxson (2006), Dorminey & cộng sự (2010), KPMG (2012), Free & Murphy (2015). Nghiên cứu của Rajesh (2003) đã phân tích cụ thể trường hợp thao túng của Wamex Holding Inc. Từ năm 1999 - 2000, đã có sự thông đồng giữa giám đốc Wamex với nhóm nhà môi giới của công ty chứng khoán Durante sử dụng nhiều tài khoản để liên tục mua bán đẩy giá cổ phiếu tăng từ 1,375 USD/cổ phiếu lên mức cao 22,00 USD/cổ phiếu từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 6 năm 2000. Ngoài ra, trường hợp thao túng Paravant Computer Systems Inc trên thị trường NASDAQ năm 1996 đã chỉ ra kỹ thuật thao túng khá đơn giản. Tổ chức phát hành và người bảo lãnh phát hành sử dụng vị thế đặc quyền để hạn chế cung trong khi sử dụng môi giới phối hợp tạo ra nhu cầu giả tạo từ các nhà đầu tư. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy, hầu hết các kế hoạch thao túng được thực hiện bởi nhiều bên, 40,14% các trường hợp giao dịch giữa các tài khoản thuộc sở hữu của cùng một nhóm lợi ích.

Ba là người quan trọng trong công ty lạm dụng quyền lực, vị trí. Những người có vị trí trong công ty như ban quản trị, ban giám đốc, giám đốc tài chính… có thể có cơ hội để thực hiện hoặc lôi kéo, dụ dỗ các nhân viên khác thực hiện hành vi gian lận. Nhiều nhà đầu tư coi giao dịch của người nội bộ là tín hiệu của hoạt động và dòng tiền trong công ty. Biết được điều này, người nội bộ trong công ty có thể cố tình phát ra những thông tin ngược lại để gây hiểu lầm cho nhà đầu tư, một số người giữ vai trò là người công bố thông tin có thể lợi dụng vị trí để đưa ra những thông tin theo ý muốn



chủ quan. Nhiều các nghiên cứu cũng cho biết, các nhân viên và nhà quản lý có hành vi gian lận thường có thời gian làm việc lâu dài với tổ chức, bởi họ biết khá rõ những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ và đã có được kiến thức đầy đủ về cách thực hiện thành công hành vi gian lận mà không sợ hãi và căng thẳng (Cressey (1953), Mackevicius & Bartaska (2003), Singleton & cộng sự (2006), Ewa & Udoayang (2012)).

Bốn là, tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan, công ty mẹ - công ty con. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng sự có mặt của giao dịch của bên liên quan đứng thứ hai trong số những cơ hội thường gặp nhất của hành vi gian lận. Một số nghiên cứu khác cho rằng giao dịch của bên liên quan được đặt vào vị trí thứ ba trong số những cơ hội tác động lớn nhất đến gian lận tài chính. Việc các công ty có các giao dịch bất thường, các mô hình tập đoàn, công ty đa quốc gia, công ty mẹ, công ty con… tạo cơ hội cho việc thao túng báo cáo tài chính theo các mục đích chủ quan, chuyển giá hoặc chuyển lỗ. Việc thao túng báo cáo tài chính cũng thường là một phần trong kế hoạch tạo dựng thông tin sai sự thật, gây hiểu lầm và sai lệch cho người đọc thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công các giao dịch nội bộ và thao túng. (Ming & Wong (2003), Wilks & Zimbelman (2004), Moyes & cộng sự (2005)).

Năm là, tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí. Cơ cấu tổ chức phức tạp gây khó khăn cho quá trình kiểm soát nội bộ, đặc biệt khi ban giám đốc kiêm nhiệm nhiều vị trí là cơ hội để ban giám đốc có thể thực hiện công bố thông tin và tạo dựng báo cáo tài chính theo ý kiến chủ quan hoặc mục tiêu của mình. Hoặc khi người của ban quản trị đồng thời là người trong ban giám đốc sẽ dẫn đến không độc lập trong hoạt động, có thể dẫn đến việc kiểm soát nội bộ bị khống chế, không có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận (Loebbecke & cộng sự (1989), Farber (2005), Howe & Malgwi (2006), Miller (2006), Wells & Gill (2007), Hackner & Nilsson (2008), Lou & Wang (2009), Skousen & Twedt (2010), Hegazy & Kassem (2010), Gottschalk & Solli-Ssether (2011).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Sáu là, tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ. Tổ chức phát hành cũng phải có trách nhiệm trong việc kiểm soát người nội bộ và thông tin nội bộ. Đạo luật Thực thi gian lận Giao dịch và Chứng khoán nội bộ năm 1988 của Mỹ đã khiến các công ty phải chịu một phần trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm luật giao dịch nội gián của các giám đốc điều hành. Do đó, các công ty cần có mối quan tâm trong việc giới hạn khả năng của các giám đốc điều hành, các nhà quản lý và người nội bộ thực hiện các giao dịch nội gián hoăc lợi dụng thông tin nội bộ để thao túng giá. Ngoài ra, các công ty cũng cần có các chương trình phòng chống gian lận hiệu quả nhằm ngăn chặn cơ hội thực hiện hành vi gian lận của người có thông tin nội


Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9


bộ (Loebbecke & cộng sự (1989), Jeng (1998), Noe (1999)). Hạn chế phổ biến nhất là cho phép người nội bộ chỉ giao dịch trong một khoảng thời gian ngay sau khi thông báo thu nhập, thông thường từ 20 - 30 ngày sau thông báo thu nhập (Jeng (1998), Noe (1999)). Nhiều công ty tổ chức các cuộc họp báo với các nhà phân tích để thảo luận và mở rộng về thông tin trong thông báo thu nhập, để ngăn chặn việc chiếm dụng thông tin nội bộ làm lợi riêng cho các cá nhân và nhóm lợi ích (Frankel & cộng sự(1999), Noe (1999)). Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các tập đoàn đã thực hiện các chính sách và thủ tục cụ thể cũng như đưa ra các thời điểm rõ ràng để kiểm soát hiệu quả việc giao dịch của người nội bộ (Jeng (1998), Bettis & cộng sự (2000), Xu Sun (2015)).

Các nghiên cứu tiếp theo đã xác minh rằng một cố vấn chung có trách nhiệm chính là giám sát thông tin nội bộ và người nội bộ trong công ty có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế giao dịch nội gián và thao túng giá. Các phân tích thực nghiệm đã xác nhận những kết quả này cho cả Mỹ và Canada (Easley & O'Hara (1987), Rozanov (2008), Ravina & Sapienta (2010)).

Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư

Tổng hợp các nghiên cứu của Demsetz (1968), Glosten & Milgrom (1985), Glosten & Milgrom (1985), Easley & O'Hara (1987), George & cộng sự (1991), Allen & Gale (1992), Dorminey & cộng sự (2010), Rajesh (2013)… các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận do các nhà đầu tư gồm: Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của tổ chức phát hành; Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo người nội bộ; Nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của công ty môi giới.

Một là, nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông tin của tổ chức phát hành. Khi tỷ lệ người giao dịch ồn ào (người giao dịch dựa theo người nội bộ) và người giao dịch không hiểu biết tăng lên, chênh lệch giá trị thực và giá trị thị trường sẽ gia tăng và làm giàu cho những người thao túng thị trường (Glosten & Milgrom (1985), Easley & O'Hara (1987)). Vì thế, khi tham gia thị trường, nếu nhà đầu tư chủ quan, không có kiến thức hoặc không phân tích kỹ các thông tin liên quan đến chứng khoán mình đầu tư như các chỉ tiêu tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo thường niên…

Hai là, nhà đầu tư có xu hướng giao dịch chứng khoán theo người nội bộ. Những người giao dịch theo người nội bộ đã gây ra một hiệu ứng domino tạo cơ hội cho biến động giá và khối lượng bất thường (Cornell & Sirri (1992), Chakravarty & McConnell (1997)). Và do đó, các nhà đầu tư chạy theo đám đông đã vô tình tiếp tay cho nhóm thao túng nào đó. Demsetz (1968) cho rằng có 3 loại nhà đầu tư: một là



người sở hữu thông tin vượt trội (những người giao dịch có thông tin chưa công bố), những người giao dịch dựa theo người nội bộ (những người giao dịch ồn ào, hiểu sai rằng mình có thông tin) và những người giao dịch thiếu hiểu biết. Tác giả cho rằng, những người giao dịch dựa theo người nội bộ hay còn gọi là nhà đầu tư hiểu sai rằng mình có được thông tin sẽ làm tăng khối lượng giao dịch bất thường, và là cơ hội để các nhà thao túng đẩy giá chứng khoán theo ý mình. Glosten & Milgrom (1985), George & cộng sự (1991) gợi ý rằng những người có thông tin nội bộ có thể che dấu các giao dịch được thông báo của họ dễ dàng hơn trong một hệ thống các nhà thao túng nhiều hơn, và những người giao dịch theo người nội bộ nhiều hơn.

Ba là, nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị của công ty môi giới

Tổng hợp các nghiên cứu của Allen & Gale (1992), Dorminey & cộng sự (2010), Rajesh (2013) cho rằng, các công ty môi giới tiếp tay cho các đối tượng thao túng bằng cách đưa ra các khuyến nghị đầu tư theo mục đích chủ quan. Như trong nghiên cứu thực nghiệm của Rajesh (2013), công ty chứng khoán Durante đã đưa ra các khuyến nghị trên các phương tiện truyền thông đối với cổ phiếu của Wamex holding Inc nhằm phối hợp đẩy giá cổ phiếu này lên cao. Công ty môi giới Durante theo đó đã cùng nhóm đồng phạm hưởng lợi hơn 24 triệu đô la Mỹ với hành vi gian lận của mình, bỏ qua các nguyên tắc đạo đức và quyền lợi của khách hàng.

Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát thị trường

Tổng hợp các nghiên cứu của Kenyon & Tilton (2006), Ewa & Udoayang (2012), Bartlett (2012), Rajesh (2003), Choi (2004)...các các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận do quản lý, giám sát thị trường bao gồm: Hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà nước chưa kịp thời; Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập; Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe

Một là, hệ thống giám sát phát hiện gian lận của cơ quan nhà nước chưa kịp thời. Các kết quả nghiên cứu về quản lý đã làm nổi bật việc thiếu giám sát, các biện pháp tiêu chí giám sát không hiệu quả như là một trong những yếu tố rủi ro làm tăng cơ hội và mở ra cánh cửa để lừa đảo (Marden & Edwards (2005), Bussmann & Werle (2006), Howe & Malgwi (2006), Dorminey & cộng sự (2010)). Tổng hợp các nghiên cứu của Kenyon & Tilton (2006), Ewa & Udoayang (2012) cho thấy hệ thống giám sát phải có khả năng phát hiện kịp thời, chính xác các hành vi gian lận. Nếu một hệ thống giám sát mà các tiêu chí không cập nhật, không có khả năng tiên lượng đối với các cách thức gian lận mới thì sẽ có thể bị thích nghi, tạo cơ hội cho hành vi gian lận có thể trốn thoát.



Hai là, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Các yếu tố cơ hội do hệ thống pháp luật như không đủ chế tài để chứng minh và xử phạt các hành vi gian lận, hoặc các quy định của pháp luật không hợp lý, không kịp với xu hướng thị trường, chính sách chống gian lận và chính sách cho người tố cáo không được thiết lập hoặc không hiệu quả (Rajesh (2003), Bhattacharya & Daouk (2009), Bartlett (2012)).

Rajesh (2003) trình bày một lý thuyết và một số bằng chứng thực nghiệm về thao túng giá cổ phiếu tại Mỹ. Tác giả xem xét một mô hình đơn giản về thao túng giá chứng khoán. Có bốn loại nhà đầu tư trong mô hình này gồm người có thông tin nội bộ, nhóm thao túng giá, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin và họ dễ bị ảnh hưởng bởi những tin đồn, nhà đầu tư nắm được ít thông tin. Trong một thị trường không có nhóm thao túng, những người tìm kiếm thông tin cải thiện hiệu quả của thị trường bằng cách đẩy giá lên đến mức được chỉ ra bởi thông tin của bên có thông tin. Trong một thị trường có người thao túng, người tìm kiếm thông tin cho thấy sự cạnh tranh lớn hơn đối với cổ phiếu, khiến cho nhóm thao túng có cơ hội nhảy vào thị trường và bóp méo tính hiệu quả của thị trường. Điều này cho thấy vai trò mạnh mẽ của các quy định pháp luật về công bố thông tin để ngăn cản thao túng, đồng thời khuyến khích sự cạnh tranh lớn hơn cho thông tin. Bhattacharya & Daouk (2009) cũng nhận định, trong môi trường pháp lý lỏng lẻo, thông tin nội bộ trở thành cơ hội tác động lớn nhất dẫn đến hành vi gian lận. Theo luật pháp, người nội bộ và cổ đông lớn (những người sở hữu trên 5% cổ phần phổ thông) phải tiết lộ giao dịch của họ trước thời hạn 7 ngày trước khi thực hiện giao dịch và trong vòng 7 ngày sau khi hoàn thành. Tuy nhiên, mức phạt đối với vi phạm các yêu cầu công bố thông tin này là quá nhẹ, thường là từ vài trăm đô la Mỹ đến vài ngàn đô la Mỹ cho mỗi trường hợp. Do đó, người nội bộ có thể mua bán bất hợp pháp vào thời điểm tối ưu lợi nhuận và chấp nhận trả tiền phạt sau này. Trong một số trường hợp, người nội bộ thậm chí còn sử dụng các yêu cầu công bố thông tin để phục kích thị trường, bằng cách tuyên bố một ý định mua như một cách để che giấu kế hoạch bán thực tế của họ, và ngược lại.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các sáng kiến lập pháp của Quốc hội, các quyết định pháp lý của tòa án có hiệu quả giúp làm giảm giao dịch nội gián. Những nỗ lực sau năm 1934 để điều chỉnh hoạt động giao dịch nội gián thông qua việc thực thi Quy tắc 10b-5 và trên cơ sở từng trường hợp tại Mỹ một cách có hiệu quả làm giảm cơ hội thực hiện giao dịch nội gián trong những năm 1960 và những năm 1970. Agrawal & Jaffe (1995) cho thấy mục 16b đã đạt được hiệu quả mong muốn trong việc ngăn chặn các nhà quản lý mục tiêu tham gia vào các giao dịch nội gián trước khi tiếp quản. Đạo luật ITSA năm 1984 đã thành công trong việc ngăn chặn người nội bộ công ty bán



cổ phần trước khi công bố các thông báo quan trọng và nó có hiệu quả làm giảm giao dịch của những người nội bộ từ việc kinh doanh thông tin chưa công bố (Eyssell & Reburn (1993), Gombola & cộng sự (1999)). Cơ hội cho người trong nội bộ gian lận thấp hơn nhiều trong các khoảng thời gian có cường độ thực thi pháp luật cao hơn, cho thấy họ lo ngại về các rủi ro kiện tụng liên quan đến các giao dịch của họ (Brigida & Madura (2012), Chira & Madura (2012)). Trước cải cách Đạo luật Sarbanes - Oxley (SOX) (ngày 29 tháng 8 năm 2002), các giao dịch được yêu cầu phải được báo cáo trước ngày thứ 10 sau khi kết thúc tháng giao dịch diễn ra. Điều này cho phép độ trễ lên tới 41 ngày trong báo cáo thương mại. Sau khi thực hiện SOX, những người nội bộ được yêu cầu tiết lộ giao dịch điện tử của họ cho SEC trong vòng hai ngày sau khi thực hiện giao dịch. Với độ trễ giảm trong giao dịch báo cáo, thông tin sẽ chảy vào thị trường nhanh hơn sau SOX so với trước SOX. Theo các tác giả, giao dịch nội gián cũng đã giảm từ thay đổi quy định này.

Ba là, các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe

Choi (2004), Bhattacharya & Daouk (2009) cho thấy, gian lận có cơ hội hơn ở những quốc gia có luật chứng khoán nhưng việc thực thi lại kém hiệu quả. Thị trường chứng khoán ở các quốc gia chưa phát triển cho thấy các biện pháp xử phạt chưa tương xứng với mức độ phạm tội. Các đối tượng có nhiều cách thức để tránh các hình phạt hoặc lựa chọn một mức phạt với tội nhẹ hơn. Mức phạt đối với vi phạm từ vài trăm đô la Mỹ đến vài ngàn đô la Mỹ cho mỗi trường hợp là quá nhẹ. Do đó, đối tượng gian lận có thể mua bán bất hợp pháp vào thời điểm tối ưu lợi nhuận và chấp nhận trả tiền phạt sau này (Du & Wei (2004), Piotroski & Roulstone (2005)).

1.7.1.3 Sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát

Nhiều nghiên cứu trên thế giới kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn và đối tượng khảo sát.

Sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính

Một số nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ của giới tính đến nhận thức về hành vi gian lận. Huse & Solberg (2006), Campbell & Minguez (2008), Adams & Ferreira (2009), Kim & cộng sự (2013) cho rằng có sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của theo giới tính, rằng nữ giới thường cẩn trọng hơn và nhận thức về các hành vi gian lận cao hơn so với nam giới. Đồng quan điểm là Srinidhi & cộng sự (2011), Gavious & cộng sự (2012) đã phát hiện ra nữ giới nhận thức về hành vi gian lận cao hơn nam giới.



Mặt khác, một số nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận theo giới tính (Shafer & cộng sự (2001), Ballantine (2011)).

Tuy nhiên, nghiên cứu của Barber & cộng sự (2001) đã kết luận nam giới thường nhận được nhiều thông tin hơn và nhận thức về hành vi gian lận cao hơn nữ giới. Nghiên cứu của Pulford & Colman (1997) cũng đã chỉ ra rằng nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn, họ tránh được rủi ro nhiều hơn so với nữ giới, và do đó mức độ hiệu quả trong đầu tư chứng khoán cao hơn so với nữ giới, tương tự kết quả của Nguyễn Đức Hiển (2012).

Sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ

học vấn

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy phần lớn những người trình độ học vấn từ giáo dục đại học trở lên có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn, họ có thể nhận diện được các cách thức thực hiện hành vi gian lận đang diễn ra trong thực tế (Sabau (2013), Jonas & Lukas (2013)). Những người có trình độ thấp hơn trở nên khó khăn trong quan sát thị trường, hạn chế khả năng nhận diện hoặc phòng tránh được các hành vi gian lận, thậm chí những người có trình độ thấp hơn có thể dễ dàng trở thành nhà đầu tư dễ bị tổn thương bởi các hành vi gian lận (Jonas & Lukas (2013)).

Sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận giữa nhà đầu tư và người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán (người làm việc trong CTCK, UBCKNN, SGDCK...)

Nghiên cứu của Wei Wu (2015) cho rằng, người môi giới chứng khoán và nhà tạo lập thị trường có thông tin tốt hơn về chứng khoán giao dịch nên nhận thức về hành vi gian lận cao hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu này không nhóm đối tượng người nội bộ vào nhóm nhà đầu tư nói chung mà lại nhóm người nội bộ cùng với người môi giới chứng khoán dựa trên khả năng sở hữu thông tin không công khai.

Các nhà môi giới chứng khoán phân tích, giải thích và phổ biến thông tin cho người tham gia thị trường vốn và do đó có khả năng nhận thức được các hành vi gian lận của người nội bộ (Barber & cộng sự (2001)). Nghiên cứu của Copeland & Galai (1983), Glosten & Milgrom (1985), Kyle (1985), Easley & O'Hara (1987) cho rằng, người môi giới chứng khoán, nhà quản lý thị trường chứng khoán có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn nhà đầu tư. Bởi nhà môi giới chứng khoán, nhà quản lý thị trường thường đối mặt với cả ba loại nhà đầu tư: những người sở hữu thông tin vượt trội (người nội bộ), những nhà đầu tư chạy theo người nội bộ và những nhà đầu tư thiếu hiểu biết. Do đó họ nhận thấy những lệch lạc về hành vi của các nhà đầu tư do đó nhận thức về hành vi gian lận cao hơn.



Các nghiên cứu của Russo & Schoemaker (1992), Graham & Havey (2001), Glaser & cộng sự (2007) phát hiện ra rằng những người môi giới, nhà quản lý thị trường chứng khoán có mức độ nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phân biệt nhà đầu tư có kinh nghiệm và nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Agnew & Szykman (2005), Elliott & cộng sự (2008) chỉ ra rằng các nhà đầu tư có kinh nghiệm có nhận thức về hành vi gian lận như những người môi giới, nhà quản lý thị trường chứng khoán. Tức không có sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận giữa nhà đầu tư và người môi giới chứng khoán, nhà quản lý thị trường chứng khoán.

1.7.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu về gian lận ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào gian lận báo cáo tài chính, trong đó lý thuyết tam giác gian lận được sử dụng khá phổ biến. Các nghiên cứu về giao dịch nội gián, thao túng giá trên thị trường chứng khoán thường tập trung vào các tiêu chí giám sát trên thị trường và các cách thức thực hiện hành vi thao túng giá, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

1.7.2.1 Các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

- Liên tục mua bán chứng khoán tạo cung cầu giả tạo cho chứng khoán. Các nghiên cứu chỉ ra dấu hiệu bất thường cần phải giám sát, kiểm tra hành vi gian lận khi có một hoặc nhóm tài khoản có tần suất đặt lệnh, giao dịch mua, bán và khớp lệnh đối với một chứng khoán trong một giai đoạn nhất định. Nếu các hành vi đặt lệnh của một hoặc nhiều tài khoản liên tục có lệnh tác động vào giá và thanh khoản, đồng thời diễn biến giao dịch của cổ phiếu có cảnh báo thì kết quả phân tích của toàn hệ thống tiêu chí giám sát đối với cố phiếu đó sẽ đưa vào diện cảnh báo sớm và chuyển sang giai đoạn phân tích (Nguyễn Thế Thọ (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Lê Nguyễn Trung Thanh (2017)). Vinh Nguyen & cộng sự (2017) cho rằng các vi phạm giao dịch phổ biến nhất ở Việt Nam là các hoạt động bơm và đổ (bơm giá rồi bán tháo), lan truyền tin đồn. Mặc dù những thực tiễn lừa đảo này là phổ biến, nhưng ít trường hợp đã được điều tra.

- Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối. Các lệnh đặt ồ ạt với tỷ trọng trên mức bình thường của một hay nhóm tài khoản sẽ được theo dõi, đưa vào diện cảnh báo và phân tích (Lê Nguyễn Trung Thanh, 2017). Cách thức này thường được các đối tượng sử dụng nhằm đánh lừa các nhà đầu tư khác, gây ảnh hưởng giả tạo về tính thanh khoản của chứng khoán đó. Khởi đầu của cách thức thực hiện hành vi gian lận này thường có đặc trưng là liên quan đến các cổ phiếu ít được giao dịch của công ty ít

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí