Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu số 1, số 2 của luận án, đồng thời trả lời các câu hỏi nghiên cứu số 1,2,3,4.
Có 5 cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán gồm liên tục mua bán chứng khoán tạo cung cầu giả tạo cho chứng khoán, liên tục giao dịch với khối lượng chi phối, đưa ra các ý kiến về xu hướng đầu tư nhằm tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán, tạo dựng - công bố thông tin sai lệch, sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố trong các giao dịch chứng khoán.
Các nhóm yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận bao gồm nhóm yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành, nhóm yếu tố cơ hội do nhà đầu tư, nhóm yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát thị trường.
Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán cần được xem xét trên cả 3 góc độ là theo chức năng, theo hoạt động nghiệp vụ và theo yếu tố thị trường. Các phương pháp được sử dụng để quản lý các hành vi gian lận gồm phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục. Các công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế bao gồm pháp luật, kế hoạch, chính sách và nguồn lực quốc gia.
Trong chương 1, luận án cũng đã phân tích các tác động của hành vi gian lận đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán, tổng hợp các kinh nghiệm quản lý của các nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Cuối cùng, từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án chỉ ra những khoảng trống cần nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu số 1,2,3 về các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán, tác động của hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Phân tích các nội dung, công cụ, phương pháp quản lý gian lận trên thị trường chứng khoán, trả lời câu hỏi nghiên cứu số 4.
Bước 2: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp về thống kê các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán, hồ sơ về các trường hợp gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua nguồn dữ liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Từ đó chỉ ra các đặc điểm của các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trả lời câu hỏi nghiên cứu số 5. Đồng thời, qua phân tích hồ sơ về các trường hợp gian lận điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận và các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam được liệt kê. Từ đó, hoàn thiện phiếu khảo sát trước khi phỏng vấn sâu các chuyên gia.
Bước 3: Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán, Sở giao dịch...), các nhà quản lý có nhiều năm kinh nghiệm tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các nhà đầu tư hơn 5 năm kinh nghiệm. Bước này giúp khẳng định hoặc loại bỏ hoặc bổ sung các thang đo, cách đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc, giúp hoàn thiện phiếu khảo sát trước khi phát rộng rãi cho các đối tượng khảo sát.
Bước 4: Tiến hành khảo sát và thu thập, xử lý dữ liệu. Phiếu khảo sát (PKS) được gửi đến các chuyên gia để thu thập nhận định, góc nhìn của các chuyên gia về các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được xử lý và phân tích bởi phần mềm SPSS. Phân tích nhân tố khám phá để xác định các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Sử dụng mô hình hồi quy để làm rõ mức độ tác động của các yếu tố cơ hội đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, trả lời câu hỏi nghiên cứu số 6, 7, 8.
Bước 5: Phân tích các nội dung, phương pháp và công cụ mà Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước thực hiện quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích tình huống điển hình hoạt động quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trả lời câu hỏi nghiên cứu số 9.
Bước 6: Trên cơ sở phân tích thực trạng hành vi gian lận và quản lý các hành vi gian lận, đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp để Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trả lời câu hỏi nghiên cứu số 10)
Tóm tắt qui trình nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1 dưới đây.
Tổng quan nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
Nội dung
Phương pháp
Công cụ
Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận, các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên TTCK
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ UBCKNN để
phân tích các tình huống điển hình
Thực trạng quản lý các hành vi gian lận trên TTCK
Thiết kế PKS Sơ bộ
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phỏng vấn sâu các chuyên gia để hoàn thiện PKS
Phát phiếu khảo sát và thu thập, xử lý dữ liệu
Phân tích, thảo luận kết quả
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Giải pháp tăng cường quản lý các hành vi gian lận
2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để phân tích những dữ liệu không số hóa được, hoặc để giải thích những nội dung liên quan đến hành vi, nhận thức của con người. Thông thường, phương pháp này giúp bổ trợ, củng cố cho kết quả ở phương pháp nghiên cứu định tính. Ngược lại, phương pháp nghiên cứu định tính có thể được sử dụng để giải thích rõ hơn các kết quả từ nghiên cứu định lượng.
Trong luận án này, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khẳng định, bổ sung, hoàn thiện phiếu khảo sát, phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, còn phân tích, giải thích rõ thực trạng hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng quản lý nhà nước trong phòng ngừa và hạn chế hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm nghiên cứu tình huống điển hình và phỏng vấn sâu.
Bảng 2.1: Các phương pháp nghiên cứu định tính
Mục tiêu | |
Nghiên cứu các tình huống điển hình (Case study) | - Xác định các cách thức thực hiện hành vi gian lận, các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phân tích một số tồn tại trong quản lý các hành vi gian lận qua các tình huống thực tế. |
Phỏng vấn sâu các chuyên gia | Bổ sung, khẳng định thang đo các biến và hoàn thiện phiếu khảo sát điều tra. |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Tăng Cường Trách Nhiệm Của Tổ Chức Phát Hành
- Sự Khác Biệt Nhận Thức Về Hành Vi Gian Lận Của Các Chuyên Gia Theo Giới Tính, Trình Độ Học Vấn, Đối Tượng Khảo Sát
- Các Yếu Tố Cơ Hội Dẫn Đến Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán
- Các Tình Huống Điển Hình Về Công Bố Thông Tin Sai Lệch
- Kết Quả Tổng Hợp Ý Kiến Phỏng Vấn Sâu Về Các Yếu Tố Biến Độc Lập
- Sơ Lược Quá Trình Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình
Mục đích
Nghiên cứu tình huống điển hình đặc biệt hữu ích để có được cái nhìn chi tiết theo ngữ cảnh của các hiện tượng cụ thể. Đặc biệt khi các nhà nghiên cứu không thể, vì lý do thực tế, thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm. Hạn chế của phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình là nó là một phương pháp mô tả, không phải là một phương pháp giải thích, vì vậy không thể rút ra mối quan hệ nguyên nhân - hiệu quả. Theo Nguyễn Văn Thắng (2015), tình huống điển hình là những tình huống phản ánh rõ nét vấn đề nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình để phân tích quá trình thực hiện các hành vi gian lận của các đối tượng. Lý thuyết tam giác gian lận được vận dụng để chỉ ra các yếu tố cơ hội, các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó có thể xây dựng và thiết kế sơ bộ phiếu
khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, phương pháp này sử dụng lý thuyết thị trường hiệu quả để phân tích sự biến động giá một cách bất thường mà không có thông tin cơ bản giải thích được sẽ là một dấu hiệu cần xem xét có hành vi gian lận; sử dụng lý thuyết tín hiệu cho thấy khi người nội bộ và người có liên quan có các giao dịch chứng khoán bất thường trước khi công ty công bố các thông tin quan trọng tác động đến giá chứng khoán là dấu hiệu cần xem xét hành vi gian lận; sử dụng lý thuyết tài chính hành vi trong phân tích các tình huống cho thấy các nhà đầu tư thường có xu hướng bầy đàn, điều này tạo cơ hội cho các hành vi thao túng giá được thực hiện.
Dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ tổng hợp báo cáo các trường hợp gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 do Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cung cấp; các thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, các công ty chứng khoán và các tạp chí, báo chuyên lĩnh vực chứng khoán. Trong đó sẽ chọn ra các trường hợp điển hình, mang tính đại diện để nghiên cứu, phân tích. Các tình huống điển hình được lựa chọn theo thống kê quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do có độ trễ giữa thời gian thực hiện hành vi gian lận và thời điểm có quyết định xử phạt, nguồn thống kê được sử dụng từ thống kê các quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bảng các tình huống điển hình được lựa chọn nghiên cứu và phân tích gồm:
Bảng 2.2: Các tình huống điển hình về giao dịch nội gián
Mã | Đối tượng thực hiện | CP | Năm | Tính điển hình | |
1 | TH1 (Phụ lục 02) | Đ.T.K N.T.N N.V.G | KSH | 2010 | Trường hợp này cho thấy giao dịch nội gián thực tế rất khó phát hiện. Do mối quan hệ trong xã hội là rất phức tạp, ngoài người trực tiếp có được thông tin nội bộ (Tippers) thì việc xác định Tippees (những người nhận được thông tin nội bộ) là rất khó khăn. |
2 | TH2 | L.H.A | SKG | 2017 | Trường hợp này cho thấy, chậm công bố thông tin là một dấu hiệu lưu ý về khả năng có giao dịch nội gián. Khi công ty có những thông tin tốt/xấu có tác động làm tăng/giảm giá chứng khoán nhưng lại |
Mã | Đối tượng thực hiện | CP | Năm | Tính điển hình | |
không được công bố kịp thời thì khả năng trước đó đã có các giao dịch nội gián. | |||||
3 | TH3 | Đ.H.L P.H.H N.T.T.M L.T.A.H L.Q.M N.T.H.Y H.V.D V.T.H | SHN | 2012 | Trường hợp này cho thấy rất khó để chứng minh đối với vi phạm giao dịch nội gián nếu bản thân cá nhân và công ty không vi phạm công bố thông tin. Chỉ ra các “lỗ hổng” trong quản lý thông tin nội bộ và giao dịch nội bộ của tổ chức phát hành. Trước các thông tin quan trọng chưa công bố, hàng loạt người nội bộ công ty đã bán tháo cổ phiếu để tránh lỗ nhưng không đủ minh chứng để xử phạt, dẫn đến đánh giá không đúng tội phạm, bỏ lọt tội phạm. |
4 | TH4 (Phụ lục 03) | V.T.N | SBC | 2015 | Trường hợp SBC cho thấy việc công ty và các lãnh đạo chủ chốt của công ty thường xuyên vi phạm công bố thông tin là dấu hiệu tiêu cực, gợi ý cho các hành vi gian lận khác có thể xảy ra, trong đó có giao dịch nội gián. Do không đủ minh chứng, dẫn đến đánh giá không đúng hành vi phạm tội. Thay vì xử phạt hành vi giao dịch nội gián, các đối tượng chỉ bị xử phạt vi phạm trong công bố thông tin của người nội bộ. |
5 | TH5 (Phụ lục 04) | T.V.Đ | D2D | Các giao dịch nội bộ trước thời điểm công bố thông tin thường lách luật bằng loại vi phạm “Không CBTT về dự định giao dịch và kết quả giao dịch”. Do không đủ minh chứng, dẫn đến đánh giá không đúng hành vi phạm tội. Thay vì xử phạt hành vi giao dịch nội gián, các đối tượng chỉ bị xử phạt vi phạm trong công bố thông tin của người nội bộ. |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 2.3: Các tình huống điển hình về thao túng giá
Mã | Đối tượng thực hiện | CP | Năm | Tính điển hình | |
1 | TH6 | L.V.D | DVD | 2011 | Kể từ khi tội danh “thao túng giá |
L.V.M | chứng khoán” được bổ sung vào Luật | ||||
L.M.T | sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ | ||||
N.V.V | luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày | ||||
19 tháng 06 năm 2009, có hiệu lực từ | |||||
ngày 1/1/2010 thì DVD là vụ đầu tiên | |||||
bị khởi tố xử lý hình sự. Đây cũng là | |||||
vụ vi phạm nghiêm trọng bởi tính | |||||
chất phức tạp: thao túng giá ngay sau | |||||
khi cổ phiếu được niêm yết, thao túng | |||||
kép cả cổ phiếu khác cùng ngành, | |||||
thông đồng với nhân viên công ty | |||||
chứng khoán… gây thiệt hại tới nhiều | |||||
doanh nghiệp và nhà đầu tư | |||||
2 | TH7 | H.Đ.D | TNT | 2016 | Vụ thao túng TNT cho thấy biện pháp |
(Phụ | L.T.T | 2018 | xử phạt mạnh tay hơn đối với hành vi | ||
lục 05) | thao túng chứng khoán. Nhà đầu tư | ||||
buộc phải nộp bổ sung khoản thu lợi | |||||
bất chính từ hoạt động thao túng. | |||||
Đây được xem là kỷ lục nộp phạt cá | |||||
nhân lúc bấy giờ. Vụ TNT cũng cho | |||||
thấy thực trạng thao túng diễn ra | |||||
khá phổ biến, khi mà vừa phát hiện | |||||
nhà đầu tư này thao túng thì nhà đầu | |||||
tư khác lại tiếp diễn. Tuy nhiên, | |||||
việc phát hiện, xử lý của cơ quan | |||||
chức năng còn chậm trễ, có khi đến | |||||
vài năm sau vi phạm. |