Bài Học Kinh Nghiệm Về Tăng Cường Trách Nhiệm Của Tổ Chức Phát Hành



chính và Tổ chức giám sát thị trường trực thuộc Tập đoàn Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản. Ủy ban Giám sát thị trường chứng khoán Nhật Bản được coi là tuyến 2 trong khi tuyến 1 là Tổ chức Giám sát tại JPX.

Hoạt động giám sát thị trường được tiến hành bằng cách lựa chọn một loạt các giao dịch chứng khoán rơi vào tiêu chí cảnh báo được xác định cho hành vi thao túng thị trường và giao dịch nội gián, sau đó phân tích và thu hẹp lại những dấu hiệu và hành vi đáng ngờ, bất thường để điều tra, kiểm tra. Cuối cùng đưa ra kết luận về giao dịch bất thường của nhà đầu tư có hành vi thao túng thị trường hay giao dịch nội gián hay không? Lập báo cáo kết quả điều tra/kiểm tra gửi ủy ban.

Tại Mỹ, các cơ quan, tổ chức thực hiện quản lý, giám sát thị trường chứng khoán bao gồm Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) thực hiện quản lý, giám sát toàn diện đối với thị trường chứng khoán và các hoạt động liên quan; Cơ quan quản lý tài chính (FINRA); các Sở giao dịch chứng khoán có bộ phận quản lý giao dịch của tất cà các chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch... Văn phòng Giám sát Tuân thủ và kiểm tra (Office of Compliance Inspection anh Examination - OCIE) trực thuộc SEC thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra và giám sát tổ chức tự quản, các công ty kinh doanh môi giới chứng khoán, các đại lý chuyển nhượng, các công ty thanh toán, các công ty đầu tư, quỹ đầu tư và các công ty tư vấn đầu tư. Văn phòng này tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ, thường xuyên nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, phát hiện các vi phạm, đảm bảo cho SEC nắm bắt đầy đủ thông tin về các đối tượng được quản lý. Khi đơn vị này phát hiện bất kỳ thiếu sót nào sẽ gửi “cảnh báo” xác định vấn đề và yêu cầu khắc phục. Những vi phạm nghiêm trọng hoặc không thể khắc phục sẽ chuyển sang Phòng Thực thi Luật pháp để xử lý. Có thể thấy có sự phân công, phối hợp trong quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý và tổ chức tự quản. Trong đó tổ chức tự quản có thẩm quyền đối với các đối tượng là thành viên của tổ chức. SEC có thẩm quyền đối với tất cả các đối tượng là thể nhân, pháp nhân tham gia trên thị trường chứng khoán.

Hệ thống giám sát giao dịch tại TTCK Đức

Tại Đức, hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán tại ủy ban giám sát tài chính Liên bang được chia thành 03 cấp độ quản lý:

- Cấp độ liên bang gồm: Ủy ban Giám sát tài chính Liên bang (BaFIN) có nhiệm vụ chính là giám sát các quy định về công bố thông tin, về đạo đức nghề nghiệp trong các giao dịch, hoạt động hợp tác quốc tế, giám sát các tổ chức tín dụng và cung



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

cấp dịch vụ tài chính, điều tra về các gian lận trên thị trường (giao dịch nội bộ và thao túng thị trường).

- Cấp độ bang gồm: ủy ban giám sát Sở giao dịch (viết tắt là BAB - đặt tại từng bang), cơ quan này được giao trách nhiệm kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm quy định của Sở giao dịch, giám sát các quy định pháp luật và quản lý tài sản giao dịch; cấp phép hoạt động giao dịch và ký ban hành các văn bản quy định pháp luật theo thẩm quyền; giám sát các giao dịch, hoạt động của các công ty, và tổ chức liên quan.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

- Cấp độ Sở giao dịch chứng khoán: Phòng/bộ phận giám sát giao dịch của các Sở giao dịch chứng khoán (Trading Surveillance Office - TSO) là một bộ phận điều hành, tuân theo Luật hành chính, được giao phó các trọng trách tương tự như ủy ban Giám sát Sở giao dịch (BAB). Mỗi Sở giao dịch chứng khoán phải xây dựng TSO tuân theo yêu cầu của BAB và người đứng đầu TSO phải thường xuyên báo cáo những thông tin cơ bản cho BAB. BAB có thể ban hành các chỉ thị tới TSO và thực hiện các cuộc điều tra. Thẩm quyền của TSO bao gồm: thu thập các tài liệu, thư điện tử, thu âm điện thoại; chất vấn các thành viên thị trường, các cá nhân, trung tâm lưu ký, các tổ chức đang hoạt động; kiểm tra các thành viên giao dịch và thực hiện kiểm toán; yêu cầu công bố thông tin về các dữ liệu; áp dụng các hình phạt trong trường hợp các bên bất hợp tác; hợp tác với các cơ quan giám sát khác và trao đổi dữ liệu; bước đầu tiền hành điều tra một cách độc lập.

Hệ thống giám sát giao dịch tại TTCK Séc

Tại Séc, việc thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán không thông qua cơ quan giám sát tài chính quốc gia mà được thực hiện qua Ngân hàng quốc gia Séc (CNB). CNB sẽ thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán thông qua Phòng giám sát sự minh bạch của thị trường, đây là một bộ phận của CNB.

Ngân hàng quốc gia Cộng hoà Séc (CNB) thực hiện cơ chế giám sát tương đối giống cơ chế giám sát đang thực hiện ở Việt Nam trong việc phân cấp quản lý giám sát, phương thức giám sát và nội dung giám sát đối với các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên do đặc điểm Séc là một thành viên trong cộng đồng EU, giao dịch các loại chứng khoán cũng đa dạng hơn cả trong nước và quốc tế do đó công tác giám sát có nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này nhiều hơn và đồng bộ hơn.

Một điểm khác biệt khác trong việc tổ chức giám sát của CNB so với công tác này ở Việt nam là sự phối hợp trong hoạt động giám sát giữa giám sát trong lĩnh vực ngân hàng, giám sát trong lĩnh vực bảo hiểm và giám sát trong lĩnh vực chứng khoán.



Sự đồng bộ và hỗ trợ kịp thời về thông tin giám sát cũng là một điều kiện tốt để thực hiện có hiệu quả công tác giám sát giao dịch.

Phòng Giám sát sự minh bạch của thị trường có các nhân viên ở nhiều ngành nghề khác nhau gồm ba chuyên gia về kinh tế, ba chuyên gia công nghệ thông tin và một luật sư. Phòng giám sát sự minh bạch của thị trường có nhiệm vụ giám sát các giao dịch chứng khoán, duy trì và phát triển hệ thống giám sát, nhận báo cáo giám sát của Sở giao dịch và Công ty chứng khoán, đảm nhiệm các công việc phối hợp quốc tế. Đối tượng giám sát của Ngân hàng quốc gia Séc (CNB) gồm các sở giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư. Các nguồn báo cáo mà CNB nhận được bao gồm báo cáo từ toàn bộ các công ty chứng khoán châu Âu, giao dịch các loại chứng khoán của Séc ở bất kỳ thị trường nào và các thông tin nội bộ và danh sách cổ đông nội bộ, người liên quan.

1.6.4 Bài học kinh nghiệm về tăng cường trách nhiệm của tổ chức phát hành

Ủy ban chứng khoán Malaysia đã ban hành bộ khuyến nghị cải thiện quản trị doanh nghiệp vào năm 1999 được mô phỏng theo Ủy ban chứng khoán Anh, bao gồm các hướng dẫn về quy định bản cáo bạch, cho phép các vụ kiện dân sự về vấn đề công bố thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch.

Cơ quan quản lý chứng khoán Thái Lan cũng đã xác định những thay đổi pháp lý tập trung vào vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường yêu cầu quản trị doanh nghiệp phát hành, phòng ngừa rủi ro hệ thống và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp phát hành cũng buộc phải cải thiện chất lượng kế toán, công bố thông tin chặt chẽ hơn, đặc biệt giám sát trong doanh nghiệp trở nên tốt hơn bởi các nhà quản lý, giám đốc độc lập và các kiểm toán viên. Ủy ban Chứng khoán Thái Lan có quy định về công tác hậu kiểm rất chặt chẽ, các công ty niêm yết phải sửa đổi báo cáo tài chính, bị phạt rất nặng nếu vi phạm trong công bố thông tin. Các công ty chứng khoán cũng bị xử phạt rất nghiêm với các hành vi gian lận có liên quan.

Chính phủ Malaysia cũng đã thông qua Luật quản trị doanh nghiệp bổ sung, bao gồm Dự luật Ủy ban chống tham nhũng (2008) và Dự luật bảo vệ nhân chứng (2004).

Theo Sắc lệnh của Liên minh châu Âu về Thao túng thị trường, nếu tổ chức phát hành công bố thông tin nội bộ cho các bên không liên quan thì "tổ chức phát hành buộc phải nhanh chóng công bố toàn bộ và đầy đủ thông tin đó cho công chúng đầu tư biết." Các tổ chức phát hành cũng cần phải hợp tác với cơ quan quản lý trong các trường hợp có thể xảy ra giao dịch nội gián bằng cách chuyển ngay lập tức cho cơ quan quản lý tất cả các số liệu liên quan đến những người đã và có thể nắm được thông tin nội bộ.



Các quốc gia trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính xác định cải cách quản trị doanh nghiệp là một vấn đề lớn. Tại Hàn Quốc, trước cải cách, hầu hết các công ty, đặc biệt là các Chaebol (các tập đoàn gia đình lớn) được kiểm soát bởi một vài cổ đông lớn, nên công tác quản lý của họ không phải là đối tượng bị kiểm tra và quyết toán. Sở hữu nội bộ lớn đã dẫn đến sự kém hiệu quả kinh tế và giảm mức độ công khai, minh bạch của các cổ đông nội bộ. Nhận ra lỗ hổng trong quản lý các công ty Chaebol, Hàn Quốc đã tiến hành cải cách đưa ra các quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác quản trị tại các công ty niêm yết như yêu cầu phải có hội đồng quản trị,1/4 số thành viên phải độc lâp, ngoài các chức vụ giám đốc. Việc tăng cường quyền lợi của cổ đông thiểu số cũng được chú trọng. Theo đó, quy định về quyền sở hữu cổ phần tối thiểu cần thiết để có thể nêu vấn đề với ban quản lý công ty, với hội đồng quản trị, xem xét và kiểm tra sổ kế toán công ty… đã giảm.

1.6.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao trách nhiệm của tổ chức kinh doanh chứng khoán

Ủy ban Giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC), Ủy ban Giám sát dịch vụ tài chính Đài Loan (FSC), Ủy ban chứng khoán Morocco có công tác giám sát các tổ chức trung gian trên thị trường được thực hiện trên cơ sở giám sát rủi ro. Phương pháp giám sát này lấy thông tin từ báo cáo định kỳ nộp bởi tổ chức trung gian hoặc từ các đợt thanh tra được thực hiện bởi cơ quan quản lý. Ba loại rủi ro chính được đưa vào xem xét bao gồm: Rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Hệ thống chấm điểm rủi ro xây dựng trên cơ sở phân loại rủi ro được gán trọng số theo nguyên tắc rủi ro càng cao thì điểm phân loại càng thấp.

Tương tự tại Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC) đã ban hành một cơ chế tự đánh giá cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán có thể tự đánh giá mức độ rủi ro của họ, giới thiệu/ cải tiến các công cụ giảm thiểu rủi ro cần thiết, kiểm soát và theo dõi các vị thế rủi ro tiềm tàng của họ. Khuôn khổ giám sát trên cơ sở rủi ro này phân loại các rủi ro thành: rủi ro quản lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro pháp lý, rủi ro trong bảo vệ tài sản của khách hàng, rủi ro quan hệ khách hàng, rủi ro vốn con người, rủi ro sản phẩm và dịch vụ, và các rủi ro bên ngoài... Cùng với đó, họ xây dựng các chốt kiểm soát rủi ro tương ứng cho mỗi rủi ro. Sau đó, SC thực hiện một bảng chấm điểm rủi ro, cho phép nó tạo ra một bộ hồ sơ rủi ro chủ yếu của từng tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó đã tính đến các chương trình giảm thiểu rủi ro (kiểm soát rủi ro) được thực hiện bởi các tổ chức trung gian này. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo cho SC trên cơ sở định kỳ. SC xem xét rủi ro trên cả hai phương diện định tính và định lượng. Các yếu tố định tính được xem xét bao gồm



cơ cấu và chất lượng quản lý, cơ cấu tổ chức và chế độ báo cáo, và sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro. Yếu tố định lượng bao gồm sự đa dạng hóa và chất lượng của các khoản đầu tư, mức độ rủi ro tiềm ẩn, số lượng tài khoản của khách hàng, số lượng khiếu nại, và mức độ đủ vốn. SC áp dụng tần suất thanh tra ít nhất mỗi năm một lần đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có nguy cơ cao và tác động lớn và ba năm một lần đối với các tổ chức trung gian có nguy cơ và tác động thấp. Khung hồ sơ rủi ro cho phép thực hiện, ưu tiên hóa triển khai và tập trung các nguồn lực đối với mỗi tổ chức kinh doanh chứng khoán thuộc diện cần phải quan tâm giám sát lớn hơn. Từ khía cạnh định lượng, SC chú trọng vào các quy định an toàn vốn cũng như các giới hạn bảo đảm an toàn vốn. Hoạt động kiểm tra và giám sát thường xuyên đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán được tiến hành bởi Brusa Malaysia (Sở Giao dịch). Trong trường hợp có vi phạm pháp luật chứng khoán hoặc luật khác, SGD sẽ chuyển vấn đề đó để SC xem xét và đưa ra các biện pháp xử lý.

1.6.6 Bài học kinh nghiệm về thành lập đội đặc nhiệm

Đối với những vụ việc phức tạp, có tính chất nghiêm trọng được chuyển sang cho các đội đặc nhiệm. Tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Séc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ,… các đội đặc nhiệm được thiết lập để xử lý những vụ gian lận có quy mô lớn như liên bang hoặc xuyên quốc gia, tính chất phức tạp, có sự thông đồng của các bên. Đội đặc nhiệm thường bao gồm thành viên của Ủy ban Chứng khoán, lực lượng cảnh sát điều tra, cơ quan công tố và tòa án. Việc thành lập các đội đặc nhiệm này cho những cho phép các thành viên của đội có được những trải nghiệm trong công tác, mà còn giúp cho đội chỉ tập trung sức lực giúp cho các cơ quan công quyền khác chú trọng hơn vào các tội phạm nghiêm trọng và các thủ phạm là "nhân viên cổ cồn trắng" phạm tội phi bạo lực nhưng rất tinh vi, thường phải áp dụng kỹ năng và trình độ rất cao. Hoạt động của các đội đặc nhiệm này thường không diễn ra đơn độc, mà thường có sự phối hợp với các tổ chức thanh tra, điều tra chuyên ngành, ví dụ như thanh tra thuộc cơ quan quản lý chứng khoán, thanh tra tài chính... Một số quốc gia còn có hệ thống tòa án riêng chuyên tiếp nhận và xử lý những vụ việc liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

1.7 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.7.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1.7.1.1 Các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Các nghiên cứu của Carlton & Fischel (1983), Kyle (1984), John & Lang (1991), Foster & Viswanathan (1994), Agrawal & Knoeber (1996), Banerjee & Eckard



(2001), Van (2003), Rajesh (2003), Back & Baruch (2004), Archishman & Bilge Yilmaz (2004), Bonaime & Ryngaert (2013) chỉ ra rằng, các hành vi được xem là gian lận khi thực hiện cách thức giao dịch chứng khoán sau: Liên tục mua bán chứng khoán tạo cung cầu giả tạo cho chứng khoán; Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối; Đưa ra các ý kiến hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp để truyền bá những xu hướng đầu tư nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó; Tạo dựng và công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường; Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố trong các giao dịch chứng khoán.

- Liên tục mua bán chứng khoán tạo cung cầu giả tạo cho chứng khoán. Việc gia tăng mua bán giữa các tài khoản có thể là một cách tối ưu để tăng tính thanh khoản giả tạo trên thị trường. Đây là một cách thức thực hiện thao túng giá phổ biến được nhiều tác giả nghiên cứu như Kyle (1984), Rajesh (2003), Back & Baruch (2004). Nó nằm trong kế hoạch “Bơm và đổ - pump and dump”. Giai đoạn đầu tiên của kế hoạch là việc bơm giá hay tạo ra sự tăng nhanh về giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu bằng cách liên tục mua bán với mức giá ngày càng được đẩy lên cao. Sau khi đối tượng thao túng đã tạo được mức tăng giá thì sẽ bán tháo các cổ phiếu đã sở hữu, sau đó giá của cổ phiếu sẽ sụt giảm nhanh chóng. Loại thao túng này thường gắn với những cổ phiếu được định giá thấp, có giao dịch không sôi động và được thực hiện trong một giai đoạn ngắn.

- Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối. Điển hình của cách thao túng này là nhóm nhà đầu tư bán số lượng lớn cổ phiếu của một công ty có phương án kinh doanh tốt đang cần huy động vốn khiến cổ phiếu giảm giá và khiến thị trường tin rằng cơ hội đầu tư của công ty là xấu, đồng thời nhóm lại giới thiệu một sự lựa chọn khác giả vờ như tốt hơn. Theo các tác giả, kế hoạch này nên được phân loại là thao túng giá vì nó làm cho giá cả không chính xác và bị làm xói mòn thanh khoản của thị trường. Ngược lại, nhóm thao túng có thể mua khối lượng lớn cổ phiếu của một công ty khiến thị trường tin rằng cơ hội đầu tư của công ty là tốt, khiến các nhà đầu tư khác hiểu lầm về triển vọng của công ty và giá cổ phiếu của công ty, dẫn đến những quyết định đầu tư không đúng đắn của những người đi theo sau (Back & Baruch (2004), Archishman & Bilge Yilmaz (2004)). Nghiên cứu của Kallunki & cộng sự (2009) cũng cho thấy, việc giao dịch với khối lượng lớn bất thường sẽ là mục tiêu điều tra của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

- Đưa ra các ý kiến về xu hướng đầu tư nhằm tạo ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Chiến lược kinh doanh tối ưu của người tham gia thị trường là "vận dụng" niềm tin của các nhà kinh doanh khác, ví dụ như khi một người thông báo kiếm được lợi nhuận vì kinh doanh theo cách thức mà thị trường nhầm tưởng rằng ông ta có thể



không có thông tin nội bộ. Một nhà đầu tư có được thông tin nội bộ có thể "lừa đảo" bằng cách hành động theo một cách trái ngược với thông tin của mình như là một phần của chiến lược (Foster & Viswanathan (1994), Van (2003), Back & Baruch (2004), Archishman & Bilge Yilmaz (2004)). Nhà đầu tư có thể truyền bá những tin đồn về hình thức "mua, tôi đã mua" hoặc "bán, tôi đã bán" (Van, 2003) như là một phần của chiến lược để tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh dựa trên thông tin.

- Tạo dựng và công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán. Đây là hoạt động gây tác động đến việc mua một chứng khoán bằng cách công bố các thông tin sai sự thật hoặc gây ra hiểu nhầm về các triển vọng của công ty hoặc sản phẩm của công ty nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu lên cao và để bán một trạng thái cổ phiếu ở mức giá cao hơn. Phần lớn, hoạt động thao túng với mục đích đẩy giá lên. Tuy nhiên, cũng có hoạt động công bố thông tin sai lệch gây tác động xấu đến công ty phát hành nhằm đẩy giá xuống thấp. Cách thức thao túng này thường được sử dụng trong kế hoạch gom hàng trước khi đánh giá lên hoặc trong các chiến lược thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp (Kyle (1984), Klein (1995), Rajesh (2003)). Nghiên cứu của Rajesh (2003) đã phân tích cụ thể trường hợp thao túng của Wamex Holding Inc. Từ năm 1999 - 2000, giám đốc Wamex đã báo cáo sai sự thật trên hồ sơ SEC và các phương tiện truyền thông về các hợp đồng kinh tế, hợp đồng về nhận vốn góp, các thông tin này góp phần hỗ trợ đẩy giá cổ phiếu tăng từ 1,375 USD/cổ phiếu lên mức cao 22,00 USD/cổ phiếu từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 6 năm 2000. Việc đưa ra những thông tin sai lệch là một thành phần cần thiết của loại hình thao túng bất hợp pháp, do đó quản lý thị trường cần chú trọng quản lý trong công bố thông tin nhiều hơn (Kyle (1984), Foster & Viswanathan (1994), Back & Baruch (2004), Archisman & Bilge (2004)).

- Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố trong các giao dịch chứng khoán. Giao dịch nội gián có xu hướng liên quan đến những thay đổi về hiệu suất hoặc các sự kiện của công ty do những người trong nội bộ được thông báo rõ về dòng tiền mặt trong tương lai của công ty trước bất kỳ người bên ngoài nào. Một số nghiên cứu cho thấy các hoạt động kinh doanh nội gián có thể xảy ra trước các sự kiện của công ty, bao gồm thông báo về thu nhập, sáp nhập và mua lại cổ phần, chi trả cổ tức, và mua lại cổ phiếu (Carlton & Fischel (1983), John & Lang (1991), Agrawal & Knoeber (1996), Banerjee & Eckard (2001), Bonaime & Ryngaert (2013)). Ngoài ra, chìa khóa để thao túng thành công là tập hợp các thao túng với các bên thông báo. Do đó, người thao túng cần phải có khả năng thông báo. Ví dụ, bên thông báo là một người nội bộ, những người được cho là có nguồn cung thông tin có thể tác động đến giá chứng khoán. Kết



quả phân tích thực nghiệm cho thấy. Các nhân viên trong công ty như giám đốc điều hành và giám đốc tài chính tham gia vào 47,89% các trường hợp thao túng, cổ đông lớn với ít nhất 5% vốn chủ sở hữu tham gia 31,69% số vụ án (Klein (1995), Rajesh (2003), Klein & Maxson (2006)).

1.7.1.2 Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành

Tổng hợp các nghiên cứu của Carlton & Fischel (1983), John & Lang (1991), Meulbroek & Lisa (1992), Klein (1995), Agrawal & Knoeber (1996), Gombola & cộng sự (1999), Banerjee & Eckard (2001), Clarke & cộng sự (2001), Weerman (2003), Rajesh (2003), Klein & Maxson (2006), Dorminey & cộng sự (2010), Jiang & Zaman (2010), Elliott & cộng sự (2010), Bonaime & Ryngaert (2013)…các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận do người nội bộ và tổ chức phát hành gồm: Người có thông tin nội bộ chưa công bố của công ty; Sự thông đồng của tổ chức phát hành, Người nội bộ và công ty chứng khoán; Người quan trọng trong công ty lạm dụng quyền lực, vị trí; Tổ chức phát hành có giao dịch của các bên liên quan, công ty mẹ - công ty con; Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức tạp, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí; Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt thông tin nội bộ.

Một là, người có thông tin nội bộ chưa công bố của công ty. Cơ hội để hành vi giao dịch nội gián xảy ra có liên quan đến những thay đổi về hiệu suất hoặc các sự kiện của công ty do những người trong nội bộ được thông báo rõ về dòng tiền mặt trong tương lai bao gồm thông báo về thu nhập, sáp nhập và mua lại cổ phần, chi trả cổ tức, và mua lại cổ phiếu của công ty trước bất kỳ bên ngoài nào (Carlton & Fischel (1983), John & Lang (1991), Agrawal & Knoeber (1996), Banerjee & Eckard (2001), Bonaime & Ryngaert (2013)).

Kiểm tra các hoạt động giao dịch nội gián trước thông báo chào bán cổ phiếu có thể thấy rằng người nội bộ tăng giao dịch cổ phiếu trước thông báo đợt chào bán cổ phần (Gombola & cộng sự (1999), Clarke & cộng sự (2001)). Các nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận một sự gia tăng trong giao dịch nội gián xung quanh thông báo mua lại cổ phiếu và thông báo chi trả cổ tức (John & Lang (1991), Bonaime & Ryngaert (2013)).

Như vậy, cơ hội để người nội bộ có thể thực hiện những giao dịch bất hợp pháp để kiếm lời vượt trội so với thị trường là bởi họ có thông tin tốt hơn về triển vọng công ty hoặc tình hình của công ty, đặc biệt là trước các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của công ty. Giao dịch nội bộ được tạo cơ hội bởi thông tin bất cân xứng, cũng có những cá nhân lạm dụng thông tin bí mật thông qua liên kết của họ với những

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí