Các Tình Huống Điển Hình Về Công Bố Thông Tin Sai Lệch



TT


Đối tượng

thực hiện


CP


Năm


Tính điển hình

3

TH8

N.V.G

CDO

2016

Đây là lần thứ 2 tội danh thao túng giá chứng khoán bị khởi tố, cũng là lần đầu tiên một đơn vị địa phương (Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP.Hà Nội) khởi tố một vụ án hình sự trong lĩnh vực chứng khoán. Vụ thao túng cổ phiếu CDO có sự thông đồng của lãnh đạo và các nhân viên các công ty chứng khoán. Đối tượng đã lợi dụng vị trí giám đốc công ty chứng khoán sử dụng CMND khách hàng để làm giả các hợp đồng mở tài khoản chứng khoán, sử dụng các dịch vụ margin, bảo lãnh nộp tiền nhằm xoay vòng đẩy giá CDO. Nhiều công ty chứng khoán cũng vừa là đồng phạm vừa là nạn nhân trong vụ án này.

4

TH9

(Phụ lục 06)

Đ.T.C.T

SPI

2017

Với tổng số tiền nộp phạt gần 10 tỷ đồng, đây là số tiền nộp phạt cá nhân lớn nhất lúc bấy giờ nhưng không đủ căn cứ để khởi tố hình sự. Đây là vụ thao túng cũng với chiêu thức kinh điển là sử dụng nhiều tài khoản để tạo cung cầu giả, đối tượng thao túng là cựu lãnh đạo cấp cao của công ty.

5

TH10

(Phụ lục 07)

T.H.T

Đ.H.T

B.T.L

MTM

2019

Đây là vụ án phức tạp không chỉ vi phạm thao túng giá mà còn kết hợp thông đồng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả hồ sơ tài liệu. Vụ việc qua mắt hàng loạt cơ quan chức năng cấp phép cho MTM phát hành cổ phiếu ra công chúng cho thấy thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12



TT


Đối tượng

thực hiện


CP


Năm


Tính điển hình

6

TH11

H.M.T

KDM

2018

Một lần nữa, qua kiểm tra, cơ quan


(Phụ




chức năng không nhận thấy có số lợi


lục 08)




bất hợp pháp từ hành vi vi phạm.






Liệu ai mới là người được lợi, nếu






không được lợi thì tại sao người đó






lại mạo hiểm vi phạm, phải chăng






yếu tố “thông đồng” đã ở mức hết sức






tinh vi? Việc làm giá cũng rất tinh vi,






cổ phiếu được đánh lên, đánh xuống






từng đợt, xem kẽ là những phiên điều






chỉnh, tránh trường hợp tăng trần






hoặc giảm sàn liên tục gây nghi ngờ.

7

TH12

N.H.Q

AAA

2011

Đây là vụ làm giá phá vỡ mọi kỷ lục


(Phụ

T.N.B



về thanh khoản, là hiện tượng rủi ro


lục 09)

P.V.X



hệ thống khi hàng loạt công ty chứng



N.T.M.H



khoán đồng loạt giải chấp cổ phiếu






AAA. Đặc biệt trong vụ vi phạm này,






có sự phân biệt rõ giữa “nhóm thực






hiện hành vi giao dịch” và “nhóm






hưởng lợi lớn nhất”. Đây cũng là ví






dụ điển hình cho công cụ margin đã






trợ giúp cho hoạt động thao túng như






thế nào.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Bảng 2.4: Các tình huống điển hình về công bố thông tin sai lệch


TT

Đối tượng

thực hiện

CP

Năm

Tính điển hình

1

TH13

L.V.D

DVD

2011

Đây cũng là vụ vi phạm nghiêm trọng bởi tính chất phức tạp: công bố các thông tin sai lệch gây hiểu nhầm cho các

nhà đầu tư, kết hợp sử dụng thông tin sai lệch để làm giá cổ phiếu.

2

TH14

T.V.Q

FLC

2017

Việc lãnh đạo công ty đã giao dịch ngược với những gì mình tuyên bố trước các cổ đông. Mặc dù đã bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt vì lỗi “Không báo cáo về việc dự kiến giao dịch”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì nó là công bố thông tin sai lệch để trục lợi cá nhân. Qua phân tích, chúng ta sẽ thấy được công ty và lãnh đạo công ty thường xuyên có hành vi “chậm công bố thông tin, không báo cáo về việc dự kiến giao dịch”. Có thể là mức xử phạt đang quá nhẹ hoặc chế tài không chặt chẽ dẫn đến

đánh giá sai mức độ nghiêm trọng và tính chất vi phạm.

3

TH15

Đ.H.L

SHN

2012

Các cổ đông nội bộ giao dịch nhưng



P.H.H



không đăng ký và không báo cáo với Ủy



N.T.T.M



ban chứng khoán Nhà nước. Trên thực



L.T.A.H



tế, các nhà đầu tư bên ngoài thường



L.Q.M N.T.H.Y H.V.D

V.T.H



tham khảo giao dịch của người nội bộ như 1 tín hiệu về tình hình và triển vọng của công ty. Việc giao dịch mà không báo cáo dẫn đến những đánh giá sai

lệch, không kịp thời của các nhà đầu tư

4

TH16

V.T.N

SBC

2015

bên ngoài.

5

TH17

T.V.Đ

D2D

2018


Nguồn: Tác giả tổng hợp


Bảng 2.5: Các tình huống điển hình về điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu


TT

Đối tượng

thực hiện

CP

Năm

Tính điển hình

1

TH18

L.V.D

DVD

2011

Nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc L.V.D đã chỉ đạo một số nhân viên, người quen thân lập ra các công ty nhằm thực hiện kinh doanh lòng vòng, làm giả các hợp đồng có giá trị lớn, làm giả các tài liệu vay vốn ngân

hàng, thao túng báo cáo tài chính.

2

TH19

N.V.G

CDO

2017

Nguyên giám đốc 1 công ty chứng khoán đã sử dụng thông tin cá nhân của nhiều người để làm giả các hợp đồng mở các tài khoản chứng khoán. Đối tượng đã sử dụng các tài khoản này để liên tục mua bán khớp chéo tài khoản, thao túng giá chứng khoán. Hành vi này của N.V.G đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho các nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu CDO, cổ phiếu này do đó đã giảm đến 82% giá trị

trong vòng 1 tháng.

3

TH20

T.H.T

MTM

2019

Đây là trường hợp điển hình cho thực trạng công ty được thành lập nhưng không hề có hoạt động kinh doanh, hồ sơ chào bán chứng khoán vượt qua các cấp quản lý, giám sát để chào bán chứng khoán ra công chúng. Các đối tượng đã làm giả hồ sơ góp vốn, thông đồng làm giả các chứng từ ngân hàng, làm giả hợp đồng giao dịch, chứng từ mua bán để hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Các hành vi nói trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán và gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Thể hiện nhiều lỗ hổng trong quản lý, giám sát

phát hành và giao dịch chứng khoán.


TT

Đối tượng

thực hiện

CP

Năm

Tính điển hình

4

TH21

(Phụ lục 10)

Các trường hợp làm sai lệch báo cáo tài chính

TTF

2018

Theo thống kê hàng năm của Vietstock cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết điều chỉnh số liệu tài chính sau kiểm toán là hơn 70% (Tạ Thu Trang, 2017). Các thủ thuật được sử dụng để thao túng báo cáo tài chính gồm: che giấu công nợ và chi phí, ghi nhận doanh thu không có thật, định giá sai tài sản, ghi nhận sai niên độ,

không khai báo đầy đủ thông tin kế toán.

HNG

2016

HAI

2018

AGF

2017

HVG

2017

DCS

2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.6: Các tình huống điển hình về đan xen các loại hành vi gian lận


TT

Đối tượng

thực hiện

CP

Năm

Tính điển hình

1

TH22

L.V.D

L.M.T

L.V.M

N.V.V

Đ.X.H

C.H.V

L.T.T

H.T.N

N.T.C

H.T.L

DVD

2011

L.V.D là chủ tịch hội đồng quản trị (người nội bộ quan trọng) chỉ đạo các nhân viên và thông đồng với các đối tượng khác thực hiện các hành vi: lập ra nhiều công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, làm giả các hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ giao dịch; công bố thông tin sai lệch về DVD gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư về năng lực và triển vọng công ty; thao túng giá cổ phiếu DHT để nhằm thâu tóm, sáp nhập; thao túng giá cổ phiếu DVD.

2

TH23

T.H.T

MTM

2019

T.H.T là chủ tịch hội đồng quản trị (người



B.T.L

Đ.H.T

V.T.H

N.L.T

N.V.D

N.T.H



nội bộ quan trọng) thông đồng với các đối tượng và các cán bộ ngân hàng thực hiện những hành vi sau: làm giả hồ sơ, tài liệu để chào bán chứng khoán; lập ra nhiều công ty

nhưng không thực sự hoạt động kinh



N.V.H



doanh; làm giả các hợp đồng mua bán, góp



L.T.H.N

T.T.M.L L.Đ.H

H.X.L

Đ.M.H

V.T.V



vốn, lập các phiếu thu chi lòng vòng giữa các công ty; thao túng các báo cáo tài chính, báo cáo thuế; công bố thông tin sai lệch về hoạt động và giá trị của công ty;

thao túng giá chứng khoán MTM.

Nguồn: Tác giả tổng hợp



Dựa vào bảng các trường hợp gian lận điển hình kể trên, các nội dung nghiên cứu cho từng trường hợp được phân tích bao gồm: phân loại hành vi gian lận, người thực hiện, vị trí công việc, quá trình thực hiện hành vi gian lận, hậu quả của hành vi gian lận, các yếu tố cơ hội xuất hiện trong quá trình thực hiện hành vi gian lận, các cách thức thực hiện hành vi gian lận.

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia

2.2.2.1 Mục đích

Phỏng vấn sâu bán cấu trúc là phương pháp phù hợp để khám phá quan điểm và suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu (Nguyễn Văn Thắng, 2015).

Nghiên cứu hành vi gian lận là một trong những vấn đề nhạy cảm. Do đó, phỏng vấn sâu bán cấu trúc giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể chia sẻ quan điểm một cách thoải mái và chân thực về vấn đề nghiên cứu. Việc phỏng vấn nhiều đối tượng với các câu hỏi chéo nhau sẽ giúp tác giả có cái nhìn đẩy đủ, toàn diện hơn.

Sau khi có bảng tổng hợp các yếu tố từ tổng quan nghiên cứu và tình huống điển hình, tác giả tiếp tục phỏng vấn sâu bán cấu trúc để chọn lọc, bổ sung các yếu tố cơ hội và các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó hoàn thiện phiếu khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Phương pháp này vận dụng các lý thuyết tam giác gian lận, lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết tài chính hành vi, lý thuyết tín hiệu để giải thích các cách thức thực hiện hành vi gian lận, giải thích và làm rõ các yếu tố cơ hội xuất hiện trong thực tế và trong các tình huống điển hình về gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, về hành vi của các nhà đầu tư theo tâm lý bầy đàn, về hành vi của các cổ đông lớn và người nội bộ, về các tín hiệu người nội bộ giao dịch dựa trên thông tin chưa công bố.

2.2.2.2 Các bước công việc thực hiện phỏng vấn sâu bán cấu trúc

Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn. Thông tin về người được phỏng vấn và thiết kế bảng hỏi được chuẩn bị dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các tình huống điển hình.

Bước 2: Ba mươi người được phỏng vấn sâu gồm các chuyên gia có hơn 5 năm kinh nghiệm từ các công ty chứng khoán, các chuyên gia từ Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, Sở giao dịch Chứng khoán, các nhà đầu tư (có hơn 5 năm kinh nghiệm), giảng viên đại học chuyên ngành thị trường chứng khoán có tham gia đầu tư chứng khoán. Danh sách các đối tượng được phỏng vấn ở bảng 2.7 sau đây:


Bảng 2.7: Danh sách các đối tượng phỏng vấn sâu


TT

Đối tượng phỏng vấn

Số lượng người

1

Quản lý CTCK SSI

2

2

Quản lý CTCK Mirae Asset

2

3

Quản lý CTCK Vietcombank

2

4

Quản lý công ty quản lý quỹ đầu tư VFM

1

5

Quản lý công ty quản lý quỹ Bảo Việt

1

6

Phòng thanh tra UBCKNN

3

7

Vụ giám sát TTCK của UBCKNN

3

8

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

3

9

Nhà đầu tư tại CTCK SSI

2

10

Nhà đầu tư tại CTCK Vndirect

2

11

Nhà đầu tư tại CTCK Vietcombank

2

12

Nhà đầu tư tại CTCK Mirae Asset

2

13

Nhà đầu tư tại CTCK MB

2

14

Giảng viên BMTTCK trường ĐHKTQD

1

15

Giảng viên BMTTCK trường ĐHTM

1

16

Giảng viên BMTTCK trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

1

Tổng

30

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 3: Thực hiện phỏng vấn lần 1 (có ghi âm và ghi chép ngay trên phiếu hỏi sơ bộ). Các đối tượng được phỏng vấn đều được giới thiệu qua các mối quan hệ quen biết của tác giả. Mỗi buổi phỏng vấn kéo dài từ 60 phút đến 120 phút. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng việc gặp mặt trực tiếp. Các câu hỏi đóng và câu hỏi mở được sử dụng để khai thác thông tin nghiên cứu. Với mỗi câu hỏi trên phiếu khảo sát sơ bộ sẽ



có các lựa chọn: Đồng ý, Không đồng ý (lý do là gì?), Cách diễn đạt không rõ, nội dung không phù hợp (Nên điều chỉnh như thế nào?). Ngoài ra, các chuyên gia được mời góp ý, bổ sung các yếu tố từ nhận định, quan sát, kinh nghiệm bản thân. Những vấn đề cần hiểu sâu hay còn thắc mắc sẽ được hỏi để các chuyên gia phân tích, bàn luận thêm. Nhiều ý kiến góp ý về việc phân các yếu tố cơ hội thành 3 nhóm yếu tố để dễ dàng phân tích, tránh trùng lặp là: Nhóm yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành; Nhóm yếu tố cơ hội do nhà đầu tư; Nhóm yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát thị trường.

Bước 4: Phỏng vấn lần 2. Sau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn lần 1, tác giả tổng hợp các ý kiến, bổ sung các yếu tố, hoàn thiện phiếu khảo sát và tiếp tục phỏng vấn lần 2. Nội dung phỏng vấn lần 2 tập trung vào ý kiến đối với các yếu tố bổ sung. Trên phiếu trả lời sẽ có các lựa chọn: Đồng ý, Không đồng ý. Ngoài ra tác giả trao đổi thêm với người được phỏng vấn về ý kiến Đồng ý (có ví dụ tình huống thực tế như thế nào), về ý kiến Không đồng ý (giải thích nguyên nhân vì sao).

Kết quả tổng hợp ý kiến các chuyên gia sau quá trình phỏng vấn sâu được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Ý kiến về việc nhóm các yếu tố cơ hội thành 3 nhóm yếu tố


Ý kiến đồng ý

Ý kiến không đồng ý

% Ý kiến đồng ý

30

0

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 2.9: Ý kiến về việc sử dụng các cách thức thực hiện hành vi gian lận

để xác định hành vi gian lận


Ý kiến đồng ý

Ý kiến không đồng ý

% Ý kiến đồng ý

30

0

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022