Nhịp Tăng Trưởng Thành Tích Các Test Tố Chất Thể Lực Và Chỉ Số Vo2 Ma Của Vđv Futsal Tsn Trong Giai Đoạn Chuẩn Bị Chung


Biểu đồ 3 6 Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực và chỉ 1

Biểu đồ 3.6. Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực và chỉ số VO2 ma của VĐV Futsal TSN trong giai đoạn chuẩn bị chung

+ Test Yoyo IR1:

Bảng 3.23. Tham chiếu kết quả thành tích test Yoyo IR1 với một số tài liệu được công bố


TT

Tài liệu

Trình độ

Thành tích (m)

1

VĐV Futsal TSN

Chuyên nghiệp

2322± 340

2

Barbero-Álvarez [49]

Chuyên nghiệp

2400 ± 293

3

Oliveira et al. (2013) [138]

Chuyên nghiệp

1244 ± 298

4

Soares-Caldeira et al. (2014)[176]

Chuyên nghiệp

1280 ± 363

5

De Freitas et al. (2015)[76]

Chuyên nghiệp

1433 ± 344

6

Nakamura et al (2016)[130]

Chuyên nghiệp

1506.7 ± 287

7

Rubén Ayarra et al (2018)[167]

Hạng 2 – TBN

1880 ± 388

Hạng 3 – TBN

1850 ± 261

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Futsal là một môn thể thao đồng đội, cường độ cao không liên tục, bao gồm các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ, các cầu thủ Futsal thi đấu bắt buộc phải thực hiện tương đối nhiều các hoạt động tốc độ và các hoạt động cường độ cao trong suốt một trận đấu. Khả năng lặp lại các nỗ lực cường độ cao và chống lại sự mệt mỏi là yếu tố rất quan trọng đối với hiệu suất thể chất của các VĐV Futsal. Trong thực tế suốt mùa giải cho thấy, không có thay đổi nào khác về hiệu suất của test Yo-Yo IR1 so với giai đoạn trước mùa giải. Điều này phù hợp với những phát hiện của Krustrup và các nghiên cứu khác [49], những gợi ý về cải thiện hiệu suất test Yo-Yo IR1 nên được tập chú ý trong giai đoạn chuẩn bị chung của kế hoạch huấn luyện vì không có sự điều chỉnh rõ ràng nào về khả năng thực hiện các bài tập ngắt quãng trong mùa giải. Do đó, trong môn Futsal, các VĐV có xu hướng trải nghiệm những thay đổi t ch cực của cơ


chế tự điều chỉnh trong các giai đoạn chuẩn bị của chương trình huấn luyện hàng năm, sau đó duy trì chỉ số đạt được ở ngưỡng các phản ứng th ch ứng [130].

Kết quả nghiên cứu YoYo IR1 của các VĐV Futsal TSN (2332.2±340m) thấp hơn so với kết quả của Barbero-Álvarez [49] trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil đã báo cáo sau giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải tăng 28% (2400 ± 293 m). Cùng với những kết quả này, nghiên cứu của Krustup và cộng sự [148] đã cho thấy báo cáo khoảng cách Yo-Yo IR1 tăng 25% (1760 ± 59m lên 2211 ± 70m) trong giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải ở các VĐV bóng đá chuyên nghiệp.

Kết quả nhịp tăng trưởng sau giai đoạn chuẩn bị chung của VĐV Futsal TSN W

= 6.47% có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p <0.05 (với t t nh

= 6.19 cho thấy sự thay đổi về hiệu suất Yo-Yo IR1 sau giai đoạn chuẩn bị chung của các VĐV TSN) và không thấp hơn nhiều so với các VĐV Futsal Brazil, có thể phản ánh nhu cầu thể chất khá tương đồng trong các giải thi đấu quốc gia hoặc trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên thành t ch YoYo IR1 của các VĐV Futsal TSN vẫn tốt hơn so với các VĐV Futsal ở một vài quốc gia khác. (Bảng 3.23). Điều này có thể phản ảnh mức độ hợp lý trong việc ph n bố LVĐ huấn luyện trong giai đoạn chuẩn bị chung cho VĐV Futsal, đáp ứng được nhu cầu của Futsal chuyên nghiệp.

+ Test VO2 max:

Bảng 3.24. Tham chiếu chỉ số VO2 max của VĐV Futsal TSN với một số tài liệu được công bố

TT

Tác giả

Trình độ

Quốc gia

Test

VO2M A X

(ml.kg.min)

1

VĐV Futsal TSN

Chuyên nghiệp

Việt Nam

Treadmill

59.09±2.7

2

Alvarez và cộng sự (2009)[33]

Chuyên nghiệp

Tây Ban Nha

Treadmill

62.8±5.3

3

Milanez và cộng sự (2011)[121]

Chuyên nghiệp

Brazil

Treadmill

59.6 ± 2.5

4

Barbieri và cộng sự (2017)[49]

Chuyên nghiệp

Tây Ban Nha

Futsal Circuit

55.2±5.7

5

Boullosa và cộng sự (2013)[57]

Chuyên nghiệp


Treadmill

57.25±6.35

6

Castagna và cộng sự (2009)[59]

Chuyên nghiệp


Treadmill

65.1±6.2


FIET

61.6±4.6

7

Pedro và cộng sự (2013)

Chuyên nghiệp

Brazil

Treadmill

63.7 ± 4.1

8

Cuadrado và cộng sự (2014)

Chuyên nghiệp


Treadmill

62.95±5.21

9

Floriano và cộng sự (2016)

Chuyên nghiệp


Treadmill

49.06 ± 4.7

10

Makaje et al. (2012)

Chuyên nghiệp

Thái Lan

Treadmill

60.4 ± 5.1

11

Galy và cộng sự. (2015)[98]

Chuyên nghiệp


30-15 IFT

51.46 ± 3.2

Tổng hợp một số nghiên cứu cho thấy, giá trị năng lượng ưa kh thấp nhất được báo cáo trong số các VĐV Futsal đã được Moro và cộng sự [115] nghiên cứu trên nhóm các VĐV là sinh viên đại học (48.2 ± 4.7 ml/kg/phút), trong khi đó giá trị lớn


nhất được báo cáo trong nghiên cứu của Coleues và cộng sự trên VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil (71.5 ± 5.9 ml/kg/phút). Ngoài ra, dựa trên các nghiên cứu trước đ y cho thấy mức độ thi đấu g y ảnh hưởng đến VO2max, điều này được ghi nhận trong số các VĐV hạng hai của giải vô địch T y Ban Nha (n = 11, 62.8 ± 5.3 ml/kg/phút) đã trình bày các giá trị tiêu thụ lớn hơn VĐV hạng ba của Ý (n = 13, 55.2 ± 5.7 ml/kg/phút) [49]. Ngoài ra, vị tr thi đấu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ưa kh , vì nghiên cứu đã nhận thấy rằng những thủ môn (n = 22, 50.7 ± 5.2 ml/kg/phút) hiển thị các giá trị thấp hơn giá trị của Pivot (n = 164, 59 ± 5.9 ml/kg/phút) .

Trong một trận đấu Futsal, VĐV có thể thực hiện khoảng 26 lần chạy tốc độ (tức là ≥ 18.4 km/h), đôi khi liên quan đến khoảng thời gian hồi phục ở giữa ngắn, tức khoảng 15 gi y. Hoạt động của tim mạch cao hơn 85% nhịp tim tối đa trong hơn 80% thời gian thi đấu thực tế, do đó các cầu thủ Futsal phải có giá trị hấp thụ oxy tối đa (VO2max) > 60 ml/kg/phút [33,49]. Milioni và cộng sự không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về năng lực ưa kh của VĐV Futsal chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp dưới 20 tuổi trước và sau 6 tuần tập luyện chuyên môn Futsal. Tuy nhiên, Freitas và cộng sự

[91] cho thấy sự gia tăng đáng kể khoảng 6.7% năng lực ưa kh của các VĐV Futsal chuyên nghiệp sau 14 tuần tập luyện.

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, VO2max đã tăng 6.9% sau 4 tuần của giai đoạn chuẩn bị chung (8 tuần tập luyện chuyên môn). Tham chiếu LVĐ trung bình bên trong với LVĐ trung bình bên ngoài và tổng LVĐ trong mỗi chu kỳ tháng (4 tuần) của nghiên cứu Freitas và đồng nghiệp [30] với nghiên cứu của luận án có những điểm tương đồng về ph n bố về LVĐ và thời gian huấn luyện trong giai đoạn chuẩn bị chung có thể làm tăng VO2max ở các VĐV Futsal. Tuy nhiên, sau giai đoạn chuẩn bị chung, mức hấp thụ VO2max trong trận đấu Futsal chưa đạt tới mức được nghiên cứu bởi Castagna và cộng sự. Ngoài ra nghiên cứu của Milanez [21] đã tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa (r = - 0,75) giữa giá trị VO2max và LVĐ bên trong t ch lũy trong 4 tuần huấn luyện của các VĐV Futsal chuyên nghiệp. Mối quan hệ tiêu cực này đồng nghĩa là VO2max càng cao thì RPE càng thấp, điều này cho thấy rõ sự cần thiết phải cải thiện năng lực ưa kh ở các VĐV Futsal nhằm mục đ ch làm giảm RPE trong các buổi tập và trận đấu, đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các VĐV thi đấu tốt hơn.


Quá trình huấn luyện trong giai đoạn chuẩn bị chung 4 tuần có khả năng n ng cao năng lực aerobic của các VĐV Futsal TSN. Đánh giá năng lực hấp thụ oxy tối đa của VĐV Futsal TSN được thực hiện qua kiểm tra trên máy chạy bộ, giá trị trung bình của chỉ số VO2max toàn đội có thay đổi từ 56.41±2.84ml lên 59.09±2.74ml, với chỉ số nhịp tăng trưởng W = 4.64% và sự tăng trưởng đó có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p <0.05 với t t nh = 15.21. Chỉ số VO2max đã cải thiện sau giai đoạn huấn luyện, tuy nhiên so với một số đội bóng Futsal chuyên nghiệp khác thì vẫn còn hạn chế, tương đương và thấp hơn một số kết quả của các VĐV Futsal chuyên nghiệp ở các quốc gia khác (bảng 3.24)

+ Test bật cao SJ - CMJ

Theo phương trình sức mạnh cơ bắp, sức mạnh bộc phát đại diện cho sản phẩm của lực và tốc độ kiểm soát cơ bắp, vì vậy điều quan trọng là phải phát triển cả hai yếu tố để các VĐV Futsal có thể đáp ứng đầy đủ kỹ năng này. Ch nh vì thế sức mạnh bộc phát đóng một vai trò quan trọng giải quyết hầu hết các nhiệm vụ kỹ thuật - chiến thuật trong quá trình thi đấu. Bên cạnh đó, cấu trúc chuyển động trong môn Futsal bao gồm nhiều kiểu nhảy khác nhau, sự thay đổi đột ngột về hướng di chuyển, sự lu n phiên liên tục trong các cuộc tấn công và phòng thủ bao gồm việc thường xuyên dừng lại và chạy tốc độ, sức mạnh của chi dưới là yếu tố quan trọng trong những thời điểm quyết định của trận đấu Futsal như sút bóng vào khung thành, tranh chấp bóng và phản công. Kết quả nghiên cứu của Di Salvo và cộng sự (2007) đã xác định các VĐV phòng ngự có giá trị SMBP thấp hơn các vị tr khác, khả năng bật nhảy của các VĐV Futsal nếu có giá trị thấp có thể dẫn đến sự giảm sút của các kỹ năng vận động khác. Duy trì hoặc cải thiện sức mạnh của ch n có thể là điều cần thiết cho các VĐV Futsal, những VĐV thực hiện nhiều lần chạy tốc độ liên tục trong suốt quá trình luyện tập và thi đấu g y mệt mỏi cơ bắp đáng kể. Nghiên cứu của Bosco và cộng sự trên các VĐV nam bóng đá chuyên nghiệp tương đồng với kết quả nghiên cứu trên VĐV Futsal Tunisia về các mối tương quan cho thấy những VĐV có hiệu suất bật cao hơn thì có xu hướng thời gian chạy tốc độ tốt hơn (sức mạnh ch n có tương quan nghịch với chạy tốc độ 20m (r= 0,46) và thời gian chạy tốc độ lặp lại 10x5 m (r = -0,41).


Bên cạnh đó việc ph n bố LVĐ tập luyện nhằm tăng hiệu suất năng lực bật nhảy cho VĐV bóng đá vào giai đoạn huấn luyện chuẩn bị của mùa giải đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đ y, đ y cũng là cơ sở tham chiếu và minh chứng cho kết quả của nghiên cứu của luận án. Kết quả nghiên cứu của Miloski và cộng sự (2016)

[122] trên VĐV Futsal chuyên nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị cho thấy: sự gia tăng sức mạnh chi dưới là do việc ph n bố giảm khối lượng luyện tập nhằm vào các tố chất khác [107]. Do thời gian chuẩn bị ngắn ở một số môn thể thao tập thể, các buổi tập trong giai đoạn này nhằm phát triển nhiều kỹ năng vận động, có thể dẫn đến sự cạnh tranh trong th ch ứng do tập luyện [107]. Ngoài ra, việc ph n bố LVĐ nhằm mục đ ch rèn luyện sức mạnh chi dưới cũng là một yếu tố quan trọng khác để cải thiện năng lực bật nhảy [119] . Kết quả nghiên cứu của Meckel Y và cộng sự (2018) [119] trên các VĐV bóng đá cho thấy, việc ph n bố các buổi tập luyện nhằm mục đ ch phát triển sức mạnh trong giai đoạn chuẩn bị có thể cải thiện hiệu suất sức mạnh chi dưới cho VĐV, mặc dù khối lượng ph n bố thời lượng cho huấn luyện kỹ năng khá cao [19]. Kết quả nghiên cứu này cũng khuyến nghị việc bố tr thiếu các buổi huấn luyện sức mạnh cũng là nguyên nh n dẫn đến sự giảm sút của năng lực bật nhảy trong mùa giải thi đấu [102]. Nghiên cứu của Gorostiaga và cộng sự. (2009) [99] kết luận rằng việc ph n bố LVĐ vào giai đoạn chuẩn bị mùa giải để cải thiện sức mạnh làm tăng sức mạnh chi dưới của các VĐV Futsal có thể kéo theo sự cải thiện về tốc độ và khả năng thực hiện tốt các hoạt động ngắt quãng ở cường độ cao. Mặc dù động tác bật nhảy t được thực hiện trong thi đấu Futsal (vì môn thể thao này đòi hỏi thực hiện nhiều đường chuyền tầm thấp hơn) nhưng nó vẫn là một yếu tố cần thiết để thành công. Kết hợp với các cơ sở đã ph n t ch trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp, kết quả kiểm tra sau giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải cho thấy thành t ch bật nhảy của các VĐV Futsal TSN tương đồng với các VĐV chuyên nghiệp ở một số quốc gia khác. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc ph n bố huấn luyện sức mạnh ch n phù hợp với chương trình huấn luyện để cải thiện hiệu suất sức mạnh bộc phát VĐV Futsal TSN với nhịp tăng trưởng: SJ tăng trưởng W% = 1.97. CMJ tăng trưởng W% = 0.85.

+ Test Ngồi với:


Đánh giá t nh linh hoạt và độ mềm dẻo của cơ g n kheo là một đánh giá tiêu chuẩn trong y học thể thao vì t nh mềm dẻo kém hơn lý tưởng của các mô mềm đã được đề xuất như một yếu tố dễ dẫn đến tăng khả năng chấn thương cơ g n kheo và đau thắt lưng. Ngoài ra, g n kheo ngắn có liên quan đến sự phát triển của bệnh g n bánh chè và đau xương bánh chè, tổn thương cơ sau bài tập lệch t m cũng như giảm thành t ch thể thao. T nh mềm dẻo kém hơn lý tưởng của các mô mềm đã được đề xuất như một yếu tố dễ dẫn đến tăng khả năng chấn thương cơ g n kheo, đau thắt lưng và những thay đổi trong nhịp vùng chậu lumbo. Ngoài ra, trong môi trường trị liệu thể thao, g n kheo ngắn có liên quan đến căng cơ, sự phát triển của bệnh g n xương bánh chè, tổn thương cơ sau khi tập bài tập lệch t m cũng như giảm hiệu suất.[184]

Futsal đã có một sự gia tăng đáng kể về mức độ phổ biến trong những năm gần đ y và được thi đấu trên toàn thế giới ở các giải chuyên nghiệp và nghiệp dư của nam và nữ. Về mặt lý thuyết, các VĐV Futsal cần phải có độ dẻo dai g n kheo tốt để giảm nguy cơ căng cơ và chấn thương đầu gối, cũng như để cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng các VĐV Futsal thường có độ linh hoạt g n kheo kém, những dữ liệu này cho thấy các VĐV Futsal có thể giảm nguy cơ chấn thương tương đối và cải thiện hiệu suất bằng cách cải thiện t nh mềm dẻo của cơ g n kheo thông qua việc áp dụng phương pháp tập luyện điều trị (tức là các liệu pháp kéo căng cơ). Do đó, Futsal là một môn thể thao mà việc áp dụng các bài tập rèn luyện sự dẻo dai của g n kheo có thể được đảm bảo. T nh đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về t nh mềm dẻo và độ linh hoạt của g n kheo ở các VĐV Futsal chuyên nghiệp còn rất hạn chế.

Thành t ch trung bình test Ngồi với của các VĐV Futsal TSN có thay đổi từ 39.10±3.31cm tăng lên 41.00±3.09cm, với nhịp tăng trưởng W = 4.74% và sự tăng trưởng đó có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p <0.05 với t t nh

= 4.64. Tham chiếu với kết quả nghiên cứu của Francisco Ayala và cộng sự (2012) [87] trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp tham gia thi đấu ở Giải hạng nhất và hạng Nhì T y Ban Nha (42.43±7.52cm; 44.02±9.83cm) cho thấy thành t ch Ngồi với cao hơn VĐV Futsal TSN. Tuy nhiên với kết quả đạt được sau giai đoạn chuẩn bị chung cho thấy các VĐV Futsal TSN có cải thiện độ mềm dẻo và đạt mức tuyệt vời theo Phương pháp tiếp cận hoạt động thể chất, Thể hình & Phong cách sống của Canada (lứa tuổi


20-29; mức tuyệt vời là ≥ 40cm). Ảnh hưởng cộng hưởng của LVĐ mềm dẻo được ph n bố trong giai đoạn huấn luyện và quá trình tập luyện cho thấy sự thay đổi thành t ch theo chiều hướng có lợi cho VĐV Futsal TSN, có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương và cải thiện hiệu suất bằng cách cải thiện t nh linh hoạt của cơ g n kheo của VĐV.

3.3.5.2. Sự biến đổi về thành tích các tố chất thể lực của VĐV Futsal TSN trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

Căn cứ vào trọng t m huấn luyện của giai đoạn chuẩn bị chuyên môn các test được sử dụng kiểm tra trong giai đoạn này: Chạy 10m XPC, Chạy 20m XPC, Chạy tốc độ lặp lại 7x30m, MFST và Dẫn bóng tốc độ 4x10m.

Bảng 3.25. Nhịp tăng trưởng thành tích các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV Futsal TSN ở giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (n=20)


TT


Test

Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn


W%


t


P

Đầu giai đoạn CB Chuyên

môn

Cuối giai đoạn CB Chuyên

môn


X1

σ1


X 2

σ2

1

Chạy 10m XPC (s)

1.71

0.07

1.68

0.07

- 2.06

6.16

<0.05

2

Chạy 20m XPC (s)

3.10

0.12

3.04

0.11

- 1.82

6.46

<0.05


3


MFST

Thời gian (s)

4.25

0.08

4.20

0.08

- 1.17

4.64

<0.05

Điểm

1.93

0.24

2.06

0.29

6.57

4.03

<0.05

Tốc độ (km/h)

74.24

4.70

76.18

4.78

2.58

10.57

<0.05


4


Chạy tốc độ lặp lại 7x30m

Trung bình (s)

4.09

0.12

4.06

0.10

- 0.52

3.32

<0.05

Tổng 7 lần (s)

28.60

0.81

28.45

0.72

- 0.52

3.32

<0.05

Suy giảm tối đa

(%)

2.94

0.87

2.60

0.71

- 12.50

2.64

<0.05

Suy giảm giữa thành t ch tốt và

kém nhất (%)


6.86


2.02


5.80


1.49


- 16.81


3.22


<0.05

TT Tốt nhất

3.97

0.11

3.96

0.10

- 0.18

1.28

>0.05

5

Dẫn bóng tốc độ 4x10m (s)

11.81

1.17

11.29

1.06

- 4.52

4.52

<0.05

Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy, tất cả 5 test kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị chuyên môn đều có sự tăng trưởng (từ 0.52 % đến 6.57 %) và mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P <0.05.

Các giá trị trong biểu đồ của luận án được trình bày theo giá trị tuyệt đối tại biểu đồ 3.7 và các biểu đồ tiếp theo.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí