Phân Bố Cụ Thể Thời Điểm Và Nội Dung Các Tiêu Chí Đo Lường Giám Sát Huấn Luyện Thể Lực Cho Vđv Futsal Tsn


Xét nghiệm máu gồm 02 chỉ số: Công thức máu, Sinh hóa máu

3.2.2. Phân bố cụ thể thời điểm và nội dung các tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN

Căn cứ vào các chỉ tiêu giám sát đã được lựa chọn ở mục 3.2.1 và tính chất, nhiệm vụ của từng giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị, nghiên cứu tiến hành phân bố các tiêu chí đo lường giám sát cho phù hợp với mục đ ch của từng giai đoạn:

Nhóm chỉ số chức năng đáp ứng sinh lý đối với LVĐ: Gồm có Siêu âm tim, Điện tim. Các chỉ số này (trừ chỉ số VO2 max) còn lại được kiểm tra vào đầu thời kỳ chuẩn bị để đánh giá sơ bộ những yêu cầu cơ bản về sức khỏe của VĐV để bắt đầu tập luyện. Vì vậy chỉ đánh giá thực trạng về tình hình chức năng tim mạch cơ bản của VĐV đáp ứng yêu cầu cho một LVĐ và một chu kỳ tập luyện mới.

Nhóm tiêu chí xét nghiệm máu: Có hai nội dung được lựa chọn là Công thức máu và Sinh hóa máu. Một số chỉ số đặc trưng của nhóm tiêu chí này được kiểm tra vào đầu và cuối thời kỳ chuẩn bị thể lực cho VĐV Futsal TSN ở mùa giải 2018. Vì vậy sẽ có cơ sở số liệu đánh giá sự khác biệt sau thời gian tập luyện dưới tác động của LVĐ.

Nhóm tiêu chí hình thái thành phần cơ thể: Chỉ số Cân nặng, Chiều cao đứng, BMI, Fat%. Các chỉ số của nhóm tiêu chí này được kiểm tra vào đầu và cuối thời kỳ chuẩn bị thể lực của đội Futsal TSN ở mùa giải 2018 để đưa ra những đánh giá và dự báo ban đầu cho VĐV và xem xét sự thay đổi trong cả giai đoạn huấn luyện.

Nhóm tiêu chí LVĐ - tâm lý thần kinh:

Đánh giá mức độ gắng sức (RPE): sử dụng trong thời kỳ chuẩn bị thông qua cảm nhận cá nh n VĐV về tác động của LVĐ lên cơ thể, trong đó xem xét cả 2 yếu tố cường độ và khối lượng (thời gian duy trì) của buổi tập. Trong HLTT hiện đại, để giám sát quá trình huấn luyện người ta còn sử dụng chỉ số “đơn điệu” và “căng thẳng”. Các chỉ số này cũng có thể được tính toán từ dữ liệu của phương pháp RPE cho chu kỳ ngắn hoặc trung bình.

Đánh giá căng thẳng và hồi phục (REST-Q-52 item): Được kiểm tra vào cuối mỗi tuần của thời kỳ chuẩn bị. Để điều tra và đánh giá mức độ căng thẳng của VĐV trong quá tình tập luyện, Luận án sử dụng Bộ phiếu REST Q-52 Sport, đ y là mẫu phiếu hỏi với hình thức trắc nghiệm ngắn (đánh giá dưới hình thức chấm điểm), chỉ bao gồm 52


câu hỏi chính. REST Q-52 Sport do Kellmann cùng các cộng sự [153] phát triển và công bố năm 2001, được thiết kế để sử dụng để đánh giá mức độ cân bằng ở trạng thái hồi phục/căng thẳng của VĐV. REST Q-52 Sport được sử dụng như một phương tiện, một phép đo để đánh giá tình trạng hồi phục của VĐV, làm cơ sở cho hoạt động giám sát nhằm điều chỉnh LVĐ.

Nhóm chỉ tiêu gồm các tố chất thể lực, VO2 max: Dựa vào mục tiêu huấn luyện, kế hoạch huấn luyện các test được ph n theo 2 giai đoạn của huấn luyện thể lực chung: Giai đoạn chuẩn bị chung và giai đoạn chuẩn bị chuyên môn. Đối với mỗi test sẽ được kiểm tra vào đầu và cuối mỗi giai đoạn để đánh giá hiệu quả của kế hoạch huấn luyện, phương pháp huấn luyện đối với việc phát triển, duy trì thể lực VĐV.

Bảng 3.14. Các Test tố chất thể lực và chức năng giám sát huấn luyện thể lực đặc thù theo giai đoạn huấn luyện

TT

Giai đoạn

Mục đích huấn luyện

Tiêu chí giám sát


1


Chuẩn bị TL chung


Nâng cao sức bền ưa kh , sức mạnh tối đa và khả năng mềm dẻo cho VĐV


- Sức mạnh BP: Bật cao

- Sức mạnh tối đa: Sức mạnh chân, Tỷ lệ H/Q.

- Sức bền: Yo-Yo IR1 test

- Chức năng: VO2 max

- Mềm dẻo: Ngồi với


2

Chuẩn bị TL chuyên môn


Sức bền tốc độ, Tốc độ và linh hoạt cho VĐV

- Sức mạnh chuyên môn: MFST

- Sức nhanh: Chạy 10m XPC, Chạy 20m XPC.

- Linh hoạt: Dẫn bóng tốc độ 4x10m.

- Sức bền tốc độ: Chạy tốc độ lặp lại 7x30m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam - 14


Quá trình tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đã loại bỏ bớt các tài liệu trùng lặp không liên quan, lựa chọn và phỏng vấn chuyên gia, HLV nhằm sàng lọc có hệ thống các tiêu ch đo lường quan trọng có phiên bản đầy đủ để giữ lại. Việc thu thập và thống kê các dữ liệu từ các nghiên cứu bao gồm: số lượng và trình độ VĐV của các môn thi đấu; các chỉ số và test đánh giá thể lực và sinh lý của VĐV; đặc điểm sinh lý và thần kinh cơ của VĐV; các công cụ đo lường giám sát được sử dụng và có đơn vị tính kết quả. Vì mục đ ch nghiên cứu này là giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal nên việc đánh giá sự phát triển các tố chất của VĐV Futsal không thể thiếu, vì


vậy trong nghiên cứu sử dụng các dữ liệu để tham chiếu và so sánh ở cùng cấp độ thi đấu Futsal chuyên nghiệp, sẽ được đề cập và báo cáo trong các nội dung tương ứng ở phần kết quả nghiên cứu.

Trong số gần 80 tài liệu tham khảo, 69 tài liệu đáp ứng các nội dung cho việc xem xét lựa chọn các tiêu ch đo lường một cách hệ thống. Trong số 69 tài liệu, có 12 nghiên cứu bao gồm đánh giá trình độ tập luyện của các môn bóng đá 11 người và Futsal với dữ liệu LVĐ bên ngoài, 8 tài liệu về phản ứng sinh lý được báo cáo trong thi đấu, 4 tài liệu về phản ứng thần kinh cơ, 3 tài liệu về phản ứng sinh hóa và 10 tài liệu về sử dụng phương pháp RPE và REST-Q. Về đặc điểm thể chất của VĐV Futsal, 5 nghiên cứu bao gồm kết quả nhân trắc học, 10 tài liệu về sự phát triển các tố chất thể lực, 11 biến số chi tiết về sinh lý và 10 nghiên cứu về phản ứng thần kinh cơ. Hầu hết các tài liệu này được sử dụng để đưa vào nhiều phần của nghiên cứu.

Đặc điểm của môn Futsal đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua theo hướng phong cách thi đấu ngày càng năng động hơn và nhanh hơn. So với những năm trước, Futsal hiện đại được biểu thị bằng thời gian tiếp xúc bóng ngắn hơn, tỷ lệ chuyền bóng tăng, mật độ di chuyển và hoán đổi của VĐV cao hơn và nhanh hơn. Những thay đổi trong cấu trúc huấn luyện Futsal cũng đặt ra những yêu cầu điều chỉnh đối với VĐV. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các kh a cạnh kỹ thuật và chiến thuật mà đặc biệt là yêu cầu về thể lực của các VĐV. Theo tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc trưng của môn Futsal là các hoạt động không liên tục với cường độ cao, chạy tốc độ; thực hiện kỹ năng chuyền - sút bóng liên tục, thời gian phục hồi ngắn và nhiều hoạt động chuyển hướng nhanh trong trận đấu. Sự tham gia hoạt động đa dạng của các loại tố chất này tạo ra sự suy giảm trong phản ứng sinh lý và thần kinh cơ trong tập luyện và thi đấu.

Kết quả của nhiều nghiên cứu khẳng định về đặc điểm nh n trắc học trên những VĐV Futsal chuyên nghiệp (tức là chiều cao, khối lượng cơ thể và thành phần cơ thể) là những thành phần quan trọng của thể chất: v dụ, quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm giảm hiệu suất trong các môn thể thao đồng đội (Vila Suárez et al., 2008 ). Ngược lại, phần trăm khối lượng cơ xương lớn hơn có xu hướng tăng hiệu


suất thể thao vì nó góp phần sản xuất năng lượng trong các hoạt động cường độ cao và tăng cường khả năng sản sinh lực của VĐV.

Do các hoạt động ngắt quãng với cường độ cao thường xuyên xảy ra trong môn Futsal, các nhà nghiên cứu đã theo dõi các phản ứng sinh lý trong tập luyện và thi đấu; tìm hiểu căng thẳng sinh lý biến đổi trong trận đấu bằng cách ph n t ch các chỉ số như nhịp tim (HR), lượng oxy hấp thụ (VO2) hoặc máu. nồng độ lactate [49,59]

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu thực tế trong thi đấu môn Futsal, một cách tiếp cận toàn diện hơn đã có các nghiên cứu về áp lực do tập luyện và thi đấu g y ra, xuất hiện một số dấu hiệu sinh hóa khác nhau. Dấu hiệu sinh học liên quan đến phản ứng với tập ưa kh là globulin miễn dịch nước bọt A (SlgA), sự suy giảm nồng độ tuyệt đối, tốc độ bài tiết và lưu lượng nước bọt sau một trận đấu Futsal, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp; giảm thiểu tiếp xúc với vi rút hoặc giảm tải huấn luyện các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất cũng như tổn thương cơ do thi đấu; xác định mức độ tăng giảm của CK và tỷ lệ Testosterone/Cortisol (T/C) sau trận đấu từ các mẫu máu lấy từ tĩnh mạch cẳng tay.

Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định sức mạnh là thành phần quan trọng trong hầu hết các môn thể thao đồng đội. Một số nghiên cứu trong Futsal đã sử dụng các test để đánh giá mức độ sức mạnh của các VĐV Futsal chuyên nghiệp bằng cách báo cáo giá trị mô-men xoắn cực đại của cơ tứ đầu và g n kheo, tỷ lệ H/Q… tối đa hóa sức mạnh của phần dưới cơ thể và giảm thiểu khả năng chấn thương. Ngoài ra kết quả đã cho thấy những VĐV có sức mạnh tốt hơn có xu hướng nhanh hơn, có khả năng chạy tốc độ chuyển hướng tốt hơn và bật nhảy cao hơn.

Tốc độ được chấp nhận là tố chất đóng một vai trò quan trọng Futsal. Do đó, kiểm tra tốc độ đã trở thành một thành phần tiêu chuẩn của đánh giá hiệu suất. Đối với tố chất này, có nhiều test kiểm tra đã được phát triển nhằm mục đ ch kiểm tra một số kỹ năng tốc độ và đã được thực hiện trong nghiên cứu và thực hành. Các test kiểm tra tốc độ này có thể được ph n loại thành chạy tốc độ đoạn thẳng, chạy tốc độ đổi hướng, chạy tốc độ lặp lại và sự kết hợp với t nh linh hoạt. Trong khi chạy tốc độ đoạn thẳng, chạy tốc độ đổi hướng và chạy tốc độ lặp đi lặp lại chủ yếu thể hiện các kỹ năng tốc độ do thể chất điều khiển, thì sự linh hoạt đề cập đến cả kh a cạnh thể


chất và cảm nhận-nhận thức của tốc độ, chúng có thể được coi là khá độc lập. Do đó, một buổi kiểm tra tốc độ cần giải quyết nghiêm ngặt tất cả các quy trình thực hiện.

Từ góc độ thực tế, t nh khả thi của thiết bị và kh a cạnh kinh tế, nghiên cứu đã chọn đại diện các công cụ trong quá trình giám sát và kiểm tra đánh giá VĐV. Theo quan điểm khoa học từ trước đến nay, các công cụ giám sát và test kiểm tra nên có các mức độ th ch hợp của các thuộc t nh đo lường bao gồm t nh phù hợp và độ tin cậy, để được sử dụng một cách thuyết phục và có thể đưa ra các kết luận có ý nghĩa từ các kết quả kiểm tra. Mục đ ch lựa chọn tiêu ch đo lường đánh giá tùy thuộc vào các kh a cạnh cụ thể của nghiên cứu đang được quan t m, xem xét có hệ thống và tổng hợp các tài liệu hiện có về các tiêu ch đo lường được sử dụng trong Futsal với trọng t m là t nh phù hợp và độ tin cậy.

Qua đó cho thấy việc lựa chọn các tiêu ch đo lường trong nghiên cứu thể hiện được t nh đặc trưng cần thiết của công tác giám sát huấn luyện và đánh giá các tố chất thể lực trong môn Futsal. Một số tiêu ch đo lường mới, tuy chưa phổ biến trong nước nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở một số cường quốc Futsal trên thế giới, nên đưa vào sử dụng nhằm tăng thêm sự đa dạng, hiệu quả trong việc giám sát huấn luyện và đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Futsal TSN, đồng thời góp phần vào cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giám sát và huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal ở Việt Nam.

Tiểu kết mục tiêu 2:

Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 21 tiêu ch đo lường có tổng số phần trăm lựa chọn > 80% số phần trăm tối đa giữa 2 lần phỏng vấn. Đồng thời kiểm định giả thiết về giá trị trung bình (Paired Samples T-test) để kiểm tra t nh đồng nhất giữa kết quả hai lần phỏng vấn. Luận án đã chọn ra được 21 tiêu ch đo lường sau:

- Nhóm tiêu chí đo lường về hình thái, thành phần cơ thể gồm 04 chỉ số:

Chiều cao đứng, Cân nặng, Chỉ số BMI, Tỷ lệ % mỡ - Fat %

- Nhóm tiêu chí về các tố chất thể lực gồm 10 test: Chạy 10m XPC, Chạy 20m XPC, Chạy tốc độ lặp lại 7x30m, Bật cao tại chỗ, Sức mạnh chân Isokinetic, Tỷ lệ H/Q, MFST, Yo-Yo IR1 test, Dẫn bóng tốc độ 4x10m, Ngồi với.

- Nhóm LVĐ - Tâm lý thần kinh gồm 02 công cụ: Đánh giá căng thẳng - hồi phục , Đánh giá mức độ gắng sức


- Nhóm Chức năng đáp ứng sinh lý đối với LVĐ gồm 03 chỉ số: Siêu âm tim, VO2 max, Điện tim.

- Xét nghiệm máu gồm 02 chỉ số: Công thức máu, Sinh hóa máu

Đ y là những tiêu ch đo lường có đầy đủ cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy nhằm giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN. Bên cạnh đó, đ y cũng là các tiêu ch đo lường tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn của đội, trình độ VĐV, HLV và những điều kiện khác đảm bảo ở mức nhất định.

3.3. Đánh giá kết quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN

Chu kỳ huấn luyện của thời kỳ chuẩn bị bao gồm 08 tuần, 4 tuần trong giai đoạn chuẩn bị chung, 04 tuần trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn cùng với các thời điểm giám sát và đánh giá.


Hình 3.1: Các thời điểm giám sát.

3.3.1. Phân bố chương trình huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN

Để xác định t nh hiệu quả của một chương trình huấn luyện nhất định, cần phải định lượng ch nh xác khối lượng huấn luyện, cũng như ph n t ch các hoạt động của VĐV theo thời gian [54,55,101]. Do đó, khi ph n bố khối lượng huấn luyện hợp lý, sẽ có một môi trường thuận lợi để tạo ra những th ch ứng t ch cực cho việc huấn luyện, với kết quả là cải thiện hiệu suất, tránh những th ch ứng tiêu cực như luyện tập quá mức [130,91,65]. Kết quả cho thấy giá trị LVĐ được ph n bố cao hơn trong 4 tuần đầu tiên và giảm trong các tuần tiếp theo. Đặc thù này là do lịch thi đấu của môn Futsal chuyên nghiệp, có số lượng giải đấu hàng năm lớn và thời gian chuẩn bị khá ngắn [62]. Do đó, khối lượng luyện tập cao trong giai đoạn chuẩn bị chung, dễ g y ra rối loạn c n bằng nội môi của VĐV. Tuy nhiên việc giảm khối lượng luyện tập sau đó


sẽ cung cấp sự bù đắp và cải thiện hiệu suất [83]. Có thể nhận thấy rằng khối lượng huấn luyện giảm dần trong suốt thời kỳ chuẩn bị và ngày càng trở nên cụ thể hơn cho đến thời kỳ thi đấu. Hiệu quả huấn luyện được sử dụng đã cung cấp một sự cải thiện đáng kể trong tất cả các biến hiệu suất được ph n t ch trước và sau các giai đoạn chuẩn bị. Sự ph n bố LVĐ theo t nh chất huấn luyện một thời gian LVĐ cao, thời gian tiếp theo LVĐ thấp hơn, nhằm tăng hiệu suất, được báo cáo trong nhiều nghiên cứu khác [67,68].

Bảng 3.15. Bảng phân bố nội dung huấn luyện trong 08 tuần



Nội dung huấn luyện (Phút/%)

GĐ chuẩn bị chung

(từ ngày 05/03/2018 đến ngày

01/04/2018)

GĐ chuẩn bị chuyên môn

(từ ngày 02/04/2018đến ngày

29/04/2018)

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Mềm dẻo

50

(7.9)

42

(6)

50

(6.1)

30

(4.0)

32

(4.8)

34

(4.9)

33

(4.9)

36

(4.9)

SM bộc phát/Tốc

độ/Linh hoạt

65

(10.3)

35

(5)

35

(4.2)

35

(4.7)

40

(6)

48

(7.2)

48

(7.2)

52

(7)

Sức mạnh/Lực đối kháng

70

(11)

83

(12)

80

(9.6)

90

(12.1)

40

(6)

34

(4.9)

30

(4.5)

30

(4)

Sức bền tốc độ

75

(11.8)

28

(4)

30

(3.6)

30

(4)

34

(5.1)

40

(5.8)

45

(6.8)

52

(7)

SB ưa kh

170

(27)

55

(8)

70

(8.4)

40

(5.4)

46

(6.9)

38

(5.5)

35

(5.2)

38

(5.1)

Kỹ thuật/Chiến thuật

202

(32)

450

(65)

565

(68.1)

520

(69.8)

470

(71)

500

(72)

474

(71.4)

534

(72)

Tổng thời gian/Tuần

(phút)

632

693

830

745

662

694

664

742

Tổng (phút)

2900

2762


Ph n bố thời lượng huấn luyện tập trung vào t nh đặc thù của môn Futsal trong một chu kỳ lớn hàng năm. Tổng khối lượng luyện tập trong giai đoạn chuẩn bị chung cho VĐV Futsal TSN khoảng 2900 phút, dành 59.8% cho luyện tập kỹ chiến thuật và 41.3% phát triển năng lực thể chất (5.9% cho sức bền tốc độ; 11.1% cho sức mạnh cơ bắp; 26% Tốc độ, linh hoạt; 12.2% sức bền ưa kh , và 6% cho sự mềm dẻo). Ph n bố thời lượng trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị chuyên môn khoảng 2762 phút, dành 71.6% cho luyện tập kỹ chiến thuật và 38.4% cho việc phát triển năng lực thể chất trong đó: 6.2% cho sức bền tốc độ; 4.8% cho sức mạnh cơ bắp; 26% tốc độ - linh hoạt; 5.7% bền ưa kh , và 4.9% mềm dẻo). Ph n t ch kết quả của luận án có khác biệt ch nh là sự ph n bố thời lượng huấn luyện kỹ - chiến thuật trong giai đoạn chuẩn bị chung khá lớn (như huấn luyện giai đoạn thi đấu ch nh của mùa giải).


Thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải thường tập trung vào việc n ng cao thể lực cho các VĐV. Do đó, thời kỳ này đối với các VĐV môn thể thao đồng đội bao gồm khối lượng tập luyện rất cao với một số năng lực thể chất được phát triển đồng thời. Do đó, khả năng chạy tốc độ lặp lại, năng lực ưa kh và sức mạnh cơ chi dưới (th ch ứng thần kinh cơ) đã được xác định là những yếu tố rất quan trọng cần cải thiện trong thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải ở hầu hết các môn thể thao đồng đội. Trong giai đoạn chuẩn bị chung, trọng t m huấn luyện là năng lực ưa kh và có thể kết hợp với sức bền chuyên môn, được phát triển thông qua các bài tập chạy có định lượng thời gian, chạy tốc độ và tập luyện theo các trò chơi s n nhỏ, chẳng hạn như bổ sung sự linh hoạt và các bài tập phối hợp. Trong nội dung sức mạnh, chỉ sử dụng sức mạnh bền, thêm vào đó là tốc độ và sức mạnh được phát triển thông qua các cú sút, t nh toán các chỉ số thực hiện được trong công tác huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, các hoạt động chuyển sang tập luyện sức mạnh tốc độ, tập trung vào sức bền tốc độ và sức mạnh nhanh thông qua mạch (Lực đối kháng và plyometrics), giảm dần trong việc áp dụng các bài tập lực đối kháng đặc biệt, nhưng sẽ tiếp tục phát triển gắn với các buổi tập kỹ chiến thuật.

Có rất t tài liệu nghiên cứu về LVĐ huấn luyện bên ngoài trong các môn thể thao đồng đội, đặc biệt là đối với các VĐV Futsal. Freitas và cộng sự với kết quả lượng hóa LVĐ huấn luyện bên ngoài trong 14 tuần cho VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil, chia LVĐ huấn luyện thành ba chu kỳ huấn luyện, trong đó có 8 tuần là giai đoạn chuẩn bị và thời gian còn lại là một giai đoạn thi đấu. Kết quả báo cáo cho thấy có sự gia tăng về thời gian huấn luyện kỹ- chiến thuật 51%, 73%, và 79% cho các tuần thứ hai và thứ ba ở giai đoạn chuẩn bị, trong khi thời lượng dành cho huấn luyện thể lực không nhiều (4 tuần đầu: SM: 27%; Lực đối kháng: 13%; SMBP và Tốc độ: 7%; Mềm dẻo: 3%. 4 tuần sau: SM: 12%; Lực đối kháng: 1%; SMBP và Tốc độ: 10%; Mềm dẻo: 4%). Nghiên cứu của Matzenbacher và cộng sự (2016) cho thấy đặc điểm tương tự đã có sự gia tăng liên tục trong thời gian tập huấn kỹ chiến thuật trong ba tuần đầu tiên (32%, 65%, và 80%) có lợi cho VĐV vì kèm theo chỉ số cường độ cảm nhận (s-RPE) của các VĐV có xu hướng giảm. Khối lượng của thành phần huấn luyện này vẫn ở đạt ở mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022