Động Lực Gây Ra Vấn Đề Ô Nhiễm Nước Thải Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển

- 01 Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu khoa học và Chỉ đạo tuyến

- 06 Phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán, phòng Hành chính quản trị, phòng Điều dưỡng, phòng Kỹ thuật vật tư.

- 23 khoa lâm sàng: khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi hô hấp - tiêu hóa, khoa Nhi sơ sinh – tiết niệu, khoa Ngoại tiết niệu, khoa Ngoại tiêu hóa tổng hợp, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Ung bướu, khoa Nội tim mạch, khoa Nội tiêu hóa, khoa Nội hô hấp – tiết niệu – thận nhân tạo, khoa Nội thần kinh - nội tiết - đông y, khoa Mắt, khoa Tai mũi họng – Răng hàm mặt, khoa Sản phụ theo yêu cầu, khoa Phụ sản, khoa Sản.

- 08 khoa cận lâm sàng: khoa Dược, khoa Huyết học truyền máu, khoa Sinh hóa, khoa Giải phẫu bệnh, khoa Vi sinh vật, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa Dinh dưỡng.

- Bên cạnh đó, bệnh viện còn thành lập các hội đồng tư vấn bao gồm: hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, hội đồng thuốc điều trị, hội đồng khoa học kỹ thuâṭ ...

Số lương nhân viên

Tổng số cán bộ nhân viên của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển là 786 người, trong đó có 3 Tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 11 Bác sĩ chuyên khoa II, 25 Bác sĩ chuyên khoa I, 118 Bác sĩ, 4 Dược sĩ đại học, 461 (điều dưỡng, nữ hộ sinh, và kỹ thuật viên), 20 dược sỹ trung học, 48 hộ lý, các ngạch khác 58 (trên đại học: 1; đại học và cao đẳng: 29; trung cấp: 9 nhân viên khác 19), ngoài ra bệnh viện hợp đồng với 38 công nhân làm sạch ICT.

Với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng, cùng với các hoạt động khám, chữa bệnh, học tập và nghiên cứu đa dạng của bệnh viện thì đây là nguồn động lực lớn gây gia tăng nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:

Nghiên cứu về hoạt động của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, từ đó nghiên cứu động lực dẫn đến các tác động môi trường.

Nghiên cứu về hiện trạng xả nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Trong đó nghiên cứu các nguồn thải từ bệnh viện, các thành phần ô nhiễm gây áp lực lên môi trường. Hiện trạng hoạt động xả nước thải và công nghệ xử lý nước thải hiện tại cuả bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng các nguồn nước mặt xung quanh như nước hồ Tân Lập, là hồ tiếp nhận nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Đây cũng là hồ chứa cung cấp nước phục vụ cho mục đích tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của phường Phương Đông – TP. Uông Bí.

Tham vấn, thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư xung quanh lưu vực thoát nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển để có được những đánh giá khách quan hơn về tác động do ô nhiễm do nước thải của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải AAO sử dụng đệm vi sinh lưu động của Nhật và kết quả áp dụng công nghệ AAO ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong xử lý nước thải bệnh viện. Luận văn nghiên cứu công nghệ này để đưa ra những đáp ứng phù hợp cho bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

2.2 Phương pháp nghiên cứu


2.2.1 Phương pháp luận sử dụng mô hình DPSIR


Mô hình DPSIR: là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa: Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng

- S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường, các phản hồi từ xã hội về những tác động không mong muốn).

Mô hình DPSIR rất mạnh trong việc cung cấp cái nhìn tổng thể về một vấn đề môi trường và các mối quan hệ nhân quả. Từ đó đưa ra các biện pháp công nghệ, các chính sách và giải pháp quản lý phù hợp nhất để phát huy động lực, giảm thiểu áp lực và các tác động tiêu cực lên môi trường.

Mô hình DPSIR được áp dụng rộng rãi và thành công trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng như các báo cáo môi trường. Báo cáo này đã áp dụng mô hình DPSIR để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.


Phát triển nói chung về dân số

Sự phát triển của các ngành:

- Nông nghiệp

- Giao thông vận tải

- Công nghiệp

- Dịch vụ

- Lâm nghiệp

- Thủy sản

- Năng lượng

- Các hộ gia đình

ĐỘNG LỰC ÁP LỰC

Sản xuất và các cấu trúc sản xuất

Các ứng dụng công nghệ kỹ thuật

Sự tiêu thụ

Thải các chất thải gây ô nhiễm vào nước, không khí, đất.

Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Những thay đổi

trong việc sử dụng đất

Các rủi ro về công nghệ

TÁC ĐỘNG

HIỆN TRẠNG

Hiện trạng vật lý:

- Dòng chảy, trầm tích và sự lắng đọng

- Cảnh quan

-Tính sẵn có của các tài nguyên

Hiện trạng hóa học:

- Chất lượng nước

- Chất lượng khí

- Chất lượng đất

Hiện trạng sinh học:

- Các biến động về loài

Hệ sinh thái:

- Nước biển

- Nước ngọt

- Rừng, động thực vật,...

Đa dạng sinh học Hệ sinh thái

Tài nguyên thiên nhiên Con người:

- Môi trường sống / chất lượng sống

- Sức khỏe

- Thu nhập...

Nền kinh tế:

- Chi phí thanh toán liên quan.

Hậu quả trên các lĩnh vực kinh tế khác nhau


Biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách ngành, nhận thức môi trường, hành động giảm thiểu

Chính sách về môi

trường

Thiết lập các mục tiêu

Sự ưu tiên

ĐÁP ỨNG


28


2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin


Thu thập thông tin về nước thải bệnh viện trên thế giới và ở Việt Nam.

Thu thập thông tin về các vấn đề môi trường phát sinh do tác động của nước thải y tế.

Thu thập thông tin về các công nghệ xử lý nước thải y tế, đặc biệt là công nghệ AAO sử dụng đệm vi sinh lưu động.

Thu thập thông tin về hoạt động xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Thu thập thông tin liên quan đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển: hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động xả nước thải, công nghệ xử lý nước thải hiện tại, kết quả quan trắc môi trường, phản ánh của các cấp chính quyền và người dân địa phương về các vấn đề môi trường do nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

2.2.3 Phương pháp quan trắc và phân tích


Quan trắc và phân tích các mẫu nước bao gồm: nước thải của bệnh viện trước và sau khi qua các hệ thống xử lý; các nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải. Phương pháp quan trắc và phân tích theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành của Việt Nam. Thực hiện phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Ninh, là phòng thí nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC:17025 với mã số công nhận VILAS 396.

Bảng 2.1 Phương pháp và thiết bị phân tích


T T

Thông số phân tích

Phương pháp phân tích

Thiết bị phân tích

1.

pH

TCVN 6492:2011

pH 100 - YSI (Mỹ)

2.

DO

TCVN 7325:2004

DO 200 - YSI (Mỹ)

3.


TSS

SMEWW 2540D:2005

- Tủ sấy FD115 - Binder (Đức)

- Cân phân tích điện tử PW254 - Adam (Anh)

4.

COD

SMEWW 5220B: 2005

- Bếp phá mẫu DRB200 - Hach (Mỹ)

- Máy quang phổ hấp thụ phân tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh - 5


T T

Thông số phân tích

Phương pháp phân tích

Thiết bị phân tích




DR5000 - Hach (Mỹ)

5.

BOD5(200C)

TCVN 6001:2008

Thiết bị đo BOD - BOD Oxi Direct

6.

Clorua

TCVN 6194:1996

Các dụng cụ phục vụ công tác phân

tích thông thường

7.

Asen

TCVN 6626:2000

Thiết bị phân tích kim loại PDV 6000

-MTI (Anh)

8.

Cadimi

TCVN 6197:2008

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

9.

Chì

TCVN 6193:1996

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

10.

Đồng

SMEWW 3111C:2005

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

11.

Kẽm

SMEWW 3111B:2005

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

12.

Sắt

SMEWW 3111C:2005

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

13.

Thủy ngân

TCVN 7877:2008

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

(AAS) M6 Thermo Electron (Anh)

14.

Sunfua

TCVN 6637:2000

Máy quang phổ hấp thụ phân tử

DR-5000 - Hach (Mỹ)

15.

Amoni

TCVN 5988:1995

Thiết bị chưng cất thự động UDK

132 - Velp (Italia)

16.

Nitorit

TCVN 6178:1996

Máy quang phổ hấp thụ phân tử

DR-5000 - Hach (Mỹ)

17.

Nitrat

TCVN 6180:1996

Thiết bị chưng cất thụ động UDK

132 - Velp (Italia)

18.

Phosphat

TCVN 6202:2008

Máy quang phổ hấp thụ phân tử

DR-5000 - Hach (Mỹ)

19.

Tổng Dầu mỡ

TD 3100

TD3100 - Turner Design (Mỹ)

20.


Coliform

TCVN 6187-1-1996

- Tủ cấy vi sinh JSCB 900SB - JS Research (Hàn Quốc)

- Nồi hấp tiệt trùng loại đứng CL 32L - ALP (Nhật)

- Tủ ấm JSGI-100T - JS Research

(Hàn Quốc)

2.2.4 Phương pháp so sánh


So sánh các kết quả quan trắc môi trường với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam tương ứng:

- QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế;

- QCVN 08:2010/BTNMT về chất lượng nước mặt.


2.2.5 Phương pháp kế thừa


Kế thừa các kết quả và thông tin của các đề tài và công trình nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan để tổng hợp, sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.6 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu


Tổng hợp số liệu về các kết quả quan trắc môi trường hiện tại và những năm trước đây. Phân tích và đánh giá kết quả quan trắc trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

2.2.7 Phương pháp điều tra xã hội học


Lập phiếu điều tra xã hội học và tiến hành điều tra để thu thập thông tin về những tác động môi trường đến cộng đồng dân cư xung quanh khu vực xử lý nước thải của bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển.

Tổng hợp thông tin điều tra để đánh giá được tác động môi trường đến cộng đồng dân cư.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Động lực gây ra vấn đề ô nhiễm nước thải bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển

Theo thống kê của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, kết quả thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh của bệnh viện qua 4 năm gần đây như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh của bệnh viện


Hoạt động

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số giường kế hoạch

520

600

700

750

750

Số giường thực kê

583

583

662

793

898

Công suất sử dụng giường bệnh (%)

111

104

94

85

114

Ngày điều trị trung bình

6,7

6,5

6,2

6,1

6,3

Số lượt khám bệnh

153038

175626

154761

184964

198495

Số bệnh nhân nội trú

31241

34070

36295

36411

18424

Số ngày điều trị của BN nội trú

212272

221576

227147

234910

240250

Tổng số ca mổ

8036

8663

8837

9593

10090

Tổng số xét nghiệm sinh hóa

1.318.201

1.550701

1.747.859

2.203751

2223180

Tổng số xét nghiệm huyết học

1.756.155

2.118.150

2.300188

2.871277

3011207

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022