Nhịp Tăng Trưởng Thành Tích Các Test Tố Chất Thể Lực Của Các Vđv Futsal Tsn Ở Giai Đoạn Chuẩn Bị Chuyên Môn

Biểu đồ 3 7 Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực của các 1

Biểu đồ 3.7. Nhịp tăng trưởng thành tích các test tố chất thể lực của các VĐV Futsal TSN ở giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

+ Test Chạy 10m, 20m XPC (s):

Bảng 3.26. Tham chiếu thành tích test Chạy 10m, 20m XPC với một số tài liệu được công bố


TT

Test

Đội bóng/CLB

Chạy 10m XPC

(s)

Chạy 20mXPC

(s)

Tài liệu tham chiếu

1

VĐV Futsal TSN (n=20)

1.68±0.07

3.04±0.11


2

Futsal Tunisian (n=26)

1.79±0.08

3.19±0.15

Trabelsi Yassine

(2014)[180]

3

Futsal Cruzeiro Esporte (n=22)

1.79±0.07


Matos và cộng

sự (2008) [125]

Minas Gerais Futsal Team (n=15)

1.53±0.23


4

Futsal Đan Mạch (n=25)

1.68±0.15


Krommes và cộng

sự (2017) [155]

5

Đội Futsal Phần Lan (n=19)


3.01±0.07

Ville Vähäkoitti

(2017)[181]

6

Đội Futsal Croatia (n=27)

2.27±0.4


Goran Sporis và

cộng sự (2009)


7


Đội tuyển Brazil (n=25)


1.78±0.06


3.05±0.10

Nakamura và

cộng sự (2016)[130]

8

Đôi tuyển New Zealand (n=29)

1.75±0.03

2.99±0.04

Naser & Ali

(2016) [131]

9

Đội tuyển New Caledonia (n=32)

1.72±0.07


Galy, O và cộng

sự. (2015)[98]


10


Futsal Sinh viên Nhật Bản (n=19)


1.78±0.10


3.02±0.13

Shogo Sasaki và cộng sự

(2011)[173]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


Tốc độ được định nghĩa là khả năng của một VĐV tự di chuyển từ nơi này sang nơi khác với vận tốc tối đa hoặc thực hiện các động tác với vận tốc tối đa (mật độ nhịp tim tối đa thường có thể đạt tới mức 90% trong các trận đấu Futsal). Do đó, đặc t nh của chạy tốc độ là một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với VĐV Futsal. Các hành động tốc độ cao trong thi đấu Futsal được ph n loại bằng cách chia chúng thành các động tác đòi hỏi khả năng tăng tốc, tốc độ tối đa hoặc sự linh hoạt. VĐV Futsal cũng cần phải có tốc độ ở cấp độ rất cao để di chuyển và thay đổi vị tr nhanh trong thi đấu, để tăng số lượng VĐV trong phòng thủ và chuyển tiếp, để có hiệu quả trong một chống một, để che lấp khoảng cách có bóng - không bóng trong phòng thủ và chuyển tiếp, để thể hiện một kỹ năng tốt trong lối chơi chiến thuật.

Tốc độ trong bóng đá còn phụ thuộc vào khả năng phán đoán tình huống, thời gian phản ứng, lựa chọn phản ứng và chuyển động. Vấn đề này là cơ sở cho HLV tăng cường thực hiện các hoạt động sức nhanh vào các buổi huấn luyện và thực hiện đa dạng hóa huấn luyện đối với VĐV. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tốc độ giữa các cầu thủ bóng đá và Futsal. Kết quả nghiên cứu của Bangsbo [49] cho thấy trong trận đấu bóng đá 7% tổng thời gian dành cho các hoạt động mang t nh tốc độ. Davis và cộng sự có kết quả nghiên cứu trên VĐV bóng đá chuyên nghiệp ở các test chạy tốc độ 15m và 40m nhanh hơn so với các cầu thủ bán chuyên nghiệp. Kiểm tra chạy tốc độ quá 40m có vẻ không liên quan trong Futsal vì khoảng cách chạy tốc độ trung bình trong Futsal khoảng từ 10m - 15m [59]. Do đó, theo loại hình hoạt động và t nh chất thi đấu của môn Futsal có thể suy đoán liệu tốc độ tối đa có đạt được trong môn Futsal hay không và nếu có thì nó mang ý nghĩa gì về hiệu suất.

Khi tham chiếu kết quả từ một số nghiên cứu khác thực hiện trên các VĐV bóng đá và Futsal chuyên nghiệp như: Faude và cộng sự 2012; Nakamura và cộng sự [130]; Naser & Ali (2016) [131], Shogo Sasaki (2011) [173], Ville Vähäkoitti (2017)[181], T y Ban Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Croatia, Brazil, Nhật Bản và Ch u Đại dương… cho thấy tốc độ (thời gian chạy tốc độ trung bình ở các cự ly 10m, 20m) của VĐV Futsal TSN có thành t ch tương đương hoặc tốt hơn một số VĐV Futsal ở một số quốc gia khác (bảng 3.26). Ngoài việc ph n t ch tầm quan trọng của việc ph n bố thời lượng


cho nội dung tốc độ phù hợp với chương trình huấn luyện để cải thiện hiệu suất cho VĐV Futsal TSN, kết quả nghiên cứu còn thể hiện với nhịp tăng trưởng sau các giai đoạn huấn luyện: Tốc độ 10m: Cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn tăng trưởng W%

= 6.47; Tốc độ 20m: cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn tăng trưởng W% = 4.64.

+ Test Massey Futsal Shooting Test (MFST):

Mặc dù t nh chất thi đấu và đặc thù môn Futsal khác với bóng đá 11 người, nhưng cả hai đều có nhiều yêu cầu về thể chất và kỹ năng giống nhau theo báo cáo của một số nghiên cứu trước đ y. Kết quả thu được từ tốc độ sút bóng trong nghiên cứu của Ali và cộng sự (2004) [32] trên các VĐV bóng đá nam bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp cao hơn so với tỷ lệ ở các VĐV bóng đá bán chuyên nghiệp và nghiệp dư (Russell, Benton, & Kingsley, 2010) [168]. Những khác biệt về tốc độ sút bóng này có thể được giải th ch bằng việc sử dụng một máy sút bóng tốc độ tương tự ph n t ch video để đo tốc độ bóng. Hơn nữa, những khác biệt này cũng có thể phản ánh việc sử dụng các cầu môn có k ch thước khác nhau (7.33×2.44 m so với 2×3 m) giữa các nghiên cứu, cũng như sự khác biệt về bề mặt s n thi đấu, kỹ thuật sút của VĐV Futsal so với VĐV bóng đá, k ch thước và trọng lượng của quả bóng có thể ảnh hưởng đến sự c n bằng giữa tốc độ và độ ch nh xác. Ngoài ra, một phần cũng do những VĐV Futsal có thể đã phải giảm tốc độ để đạt được độ ch nh xác do mục tiêu nhỏ hơn, so với những VĐV trong môn bóng đá có mục tiêu lớn hơn để nhắm và xác suất sút bóng trúng mục tiêu cao [168]. MFST có thể trở thành một bài kiểm tra tiềm năng cho các nghiên cứu trong tương lai nhằm điều tra tác động của các biện pháp can thiệp nhằm vào thành tích Futsal, chẳng hạn như các hình thức bổ sung vào chương trình huấn luyện, hoặc có thể được sử dụng cho mục đ ch xác định tài năng trong quá trình thử nghiệm và các hoạt động khác. Hơn nữa, trong thi đấu Futsal, sút bóng là một kỹ thuật rất quan trọng của VĐV, bàn thắng được ghi mỗi phút thi đấu nhiều hơn bóng đá. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn hạn chế về các nghiên cứu thực hiện kỹ năng này ở môn Futsal trong khi có nhiều nghiên cứu được thực hiện trong môn bóng đá, các VĐV Futsal chuyên nghiệp được phát hiện có kỹ năng sút xa và chuyền bóng vượt trội so với các VĐV bán chuyên nghiệp trong các bài kiểm tra chuyên môn Futsal. Nghiên cứu cho thấy sức mạnh cơ bắp cao hơn có thể sẽ mang lại lợi thế khi duy trì các cơn co


thắt cơ bắp mạnh mẽ cần thiết trong nhiều hành động của môn Futsal, trong đó sút bóng thể hiện rõ năng lực này.

Nghiên cứu sử dụng MFST như một công cụ nghiên cứu để đánh giá kỹ năng sút bóng để sử dụng cho các VĐV Futsal chuyên nghiệp. Độ tin cậy của test kiểm tra MFST được đo lường thông qua độ tin cậy tương đối và độ tin cậy tuyệt đối tốt hơn cho tất cả các phép đo kết quả trong MFST [32] và kiểm tra tốc độ hình ảnh được mô tả bởi nghiên cứu Russell và cộng sự [168]. Do đó, độ tin cậy tổng thể của MFST có thể được xem là cao hơn so với các test kiểm tra kỹ năng sút bóng đá khác. Do bản chất năng động của MFST và sự kết hợp của các quy trình quan sát trực quan, nó kết hợp nhiều biến thể hơn so với các test chỉ tập trung vào kỹ thuật. Do đó, giá trị của test được tăng cường nhờ sự kết hợp của chạy tốc độ cao, chuyền một chạm, xoay người, kiểm soát bóng (nếu cần) và một cú sút bóng vào khung thành. Nghiên cứu đã sử dụng MFST nhằm đánh giá kỹ năng sút bóng trong Futsal cho mục đ ch xác định vị tr thi đấu của VĐV TSN thông qua thành t ch kiểm tra và các hoạt động khác của chương trình huấn luyện của đội. Do giới hạn nội dung của luận án nên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá kỹ năng sút bóng của VĐV Futsal TSN thông qua thời gian của mỗi lần sút bóng, điểm số trung bình và vận tốc mỗi lần sút bóng. Trong kết quả nghiên cứu của Naser Naser & Ajmol Ali (2016) [131] cho thấy các VĐV Futsal chuyên nghiệp New Zealand có thành t ch tương đồng với các VĐV Futsal TSN (thời gian sút bóng là 4.28 ± 0.24s, ghi được điểm trung bình cho mỗi lần sút bóng là 1.89 ± 0.34, thể hiện vận tốc sút bóng trung bình là 77.0 ± 5.6 km/h). Những VĐV Futsal chuyên nghiệp ngoài kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác thì sức mạnh ch n sẽ giúp VĐV thực hiện các cú sút bóng tốt hơn và cũng là một đặc điểm cần thiết để thành công trong Futsal. Kết quả đánh giá sẽ khuyến nghị cho nghiên cứu về việc tăng cường sức mạnh ch n của VĐV Futsal TSN.

+ Test tốc độ lặp lại 7 30m:

Hầu hết các HLV thể lực và chuyên gia khi xem xét đều cho rằng sức bền (khả năng chịu đựng), tốc độ và khả năng chạy tốc độ lặp lại đều là những tố chất quan trọng để đánh giá năng lực hoặc tình trạng sung sức của VĐV [74]. Khả năng chạy tốc độ lặp lại đang nhận được sự chú ý và quan t m đáng kể từ các nhà nghiên cứu và các


HLV đến việc định lượng kh a cạnh thể lực trong các môn thể thao đồng đội, đặc biệt là môn Futsal [74]. Chạy tốc độ lặp lại được xem như là đánh giá sức bền tốc độ của VĐV, có liên quan đến những thay đổi của các hoạt động cơ học và trao đổi chất khác nhau trong loại hành động này [74]. Các nghiên cứu đã sử dụng các hình thức khác nhau với khoảng cách (cự ly hoặc quãng đường) thực hiện khác nhau, sự lặp lại và thời gian phục hồi giữa các lần chạy tốc độ. Một số nghiên cứu sử dụng những VĐV khác nhau ở các trình độ thi đấu khác nhau (giữa cầu thủ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp). Những nghiên cứu này đã ph n t ch sự khác biệt giữa các hoạt động cơ học và trao đổi chất khác nhau trước khi thử nghiệm chạy tốc độ lặp lại trong cả Bóng đá và Futsal [145]. Đã có một số nghiên cứu s u hơn về năng lực sức bền tốc độ trong bóng đá. Khả năng duy trì hoạt động chạy tốc độ lặp lại không đạt hiệu suất cao chủ yếu là do sự t ch tụ các chất chuyển hóa, chẳng hạn như gia tăng Lactac và sự suy giảm của Phosphocreatine trong cơ. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy tác động của các nỗ lực ngắt quãng ở cường độ cao (chạy tốc độ lặp lại) đối với đặc t nh co bóp và cấu trúc thần kinh cơ của các VĐV Futsal chuyên nghiệp. Tác giả như De Paula Simola

[76] đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự mệt mỏi đối với t nh chất co bóp của cơ trong các môn thể thao khác nhau. Mặc dù kết quả khác nhau ở nhiều kh a cạnh, các tác giả cùng quan điểm về các biến thời gian giảm và tăng các phản ứng bình thường sau quá trình tập luyện cơ bắp, đặc biệt là ở các cơ th ch nghi với các bài tập bộc phát .

Giai đoạn huấn luyện chuẩn bị của mùa giải đối với các VĐV thể thao đồng đội liên quan đến khối lượng huấn luyện rất cao và đồng thời phát triển một số năng lực thể chất. Lý tưởng nhất là các năng lực thể chất ch nh quyết định thành t ch trong một môn thể thao nhất định được cải thiện đáng kể so với trước mùa giải và sau đó được duy trì hoặc thậm ch được cải thiện hơn nữa trong giai đoạn thi đấu. Trong hầu hết các môn thể thao đồng đội, khả năng lặp lại chuỗi chạy tốc độ và duy trì cường độ cao ngắt quãng, tốc độ và sức mạnh cơ chi dưới đã được xác định là những năng lực rất quan trọng cần cải thiện trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn . Khả năng chạy tốc độ lặp lại (RSA) đã được công nhận là một trong những năng lực phù hợp nhất đối với thể lực của VĐV ở môn thể thao đồng đội. Do nhu cầu cao về việc chạy tốc độ lặp lại ở cường độ cao trong môn Futsal, bóng đá, RSA đã được đánh giá cao như một năng lực


quan trọng cho các VĐV thi đấu. Sự cải thiện đáng kể trong các thông số chạy tốc độ lặp lại đã được xác minh, một yếu tố quan trọng vì các VĐV Futsal thực hiện chạy cường độ cao khoảng 5–12%/trận đấu. Soares-Caldeira và cộng sự [176] không tìm thấy bất kỳ sự cải thiện nào về hiệu suất chạy tốc độ lặp lại trong 4 tuần trước mùa giải; tuy nhiên, nghiên cứu của Oliveira và cộng sự [138] đã báo cáo có sự cải thiện về hiệu suất chạy tốc độ lặp lại trong giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải và duy trì trong suốt thời gian thi đấu. Việc tăng cường sức mạnh yếm kh và tốc độ tối đa cho thấy các VĐV Futsal đã cải thiện hiệu suất trong những thời điểm quyết định của trận đấu, chẳng hạn như ghi bàn.

Kết quả của các nghiên cứu trước đ y về các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp [61] đã báo cáo sự gia tăng đáng kể thời gian chạy nước rút kể từ lần chạy tốc độ thứ hai. Phần trăm giảm tốc độ lần chạy tốc độ (4.98%) tương tự như tỷ lệ được báo cáo trong nghiên cứu khả năng chạy tốc độ lặp lại khác được thực hiện với các cầu thủ bóng đá [74,107] và Futsal chuyên nghiệp. Oliveira [138] đã quan sát thấy sự giảm tốc độ chạy tốc độ cao hơn (6.7%) ở các VĐV Futsal chuyên nghiệp, có thể là do sự thay đổi hướng trong phương thức thực hiện, khoảng cách chạy tốc độ lớn hơn (40m) và thời điểm mùa giải (trước mùa giải). Trong nghiên cứu này, RSA Change là có ý nghĩa trong năm lần chạy tốc độ, nhưng không có sự khác biệt đáng kể nào được báo cáo giữa các lần chạy tốc độ 6 và 7. Sự khác biệt thấp hơn so với lần chạy tốc độ thứ tư, trùng hợp với nghiên cứu của Da Silva và cộng sự [74] (nghiên cứu này đã báo cáo là không sự khác biệt đáng kể giữa bốn lần chạy tốc độ cuối cùng).

Kết quả nghiên cứu của luận án sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn cho thấy thành t ch của VĐV Futsal TSN có chỉ số RSA trung bình (4.06±0.12s), RSA Dec (2.60±0.87), RSA Best (3.96±0.10) đều được cải thiện để đáp ứng với giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trước mùa giải. Không có sự khác biệt đáng kể giữa thời gian của 7 lần chạy trong 10 m đầu tiên của mỗi lần chạy tốc độ (p> 0,05). Tuy nhiên, so với lần chạy tốc độ đầu tiên đã có sự gia tăng đáng kể trong 30m kể từ lần chạy tốc độ thứ ba trở đi (p <0.05). Phần trăm % giảm khả năng chạy tốc độ (RSA giảm) so với lần chạy tốc độ đầu tiên cao hơn đáng kể trong lần chạy tốc độ cuối cùng (p <0.05). Không có sự sụt giảm đáng kể về hiệu suất trong lần chạy tốc độ thứ 7 (6.3 ± 3.3%) so


với lần chạy tốc độ thứ 6 (5.9 ± 2.5%) đối với RSAThay đổi. Những cải thiện tương tự trong các chỉ số RSA trước đ y đã được báo cáo để đáp ứng với các chế độ luyện tập như chạy tốc độ lặp lại và chạy ngắt quãng cường độ cao, rèn luyện sức mạnh và các bài tập game nhỏ. Những cải thiện RSA này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trong giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải cho thấy mức giảm đáng kể đối với chỉ số RSA trung bình (- 2.2%), giảm đáng kể đối với chỉ số RSA tốt nhất (- 1%) và có thể cải thiện mức RSA giảm (22.7%). Theo nghiên cứu của Impellizzeri và cộng sự, mặc dù không thấy sự cải thiện đáng kể chỉ số RSA tốt nhất ở giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải nhưng sự khác biệt này có thể liên quan đến ph n bố thời gian tương đối ngắn (3 tuần) được sử dụng huấn luyện cho VĐV Futsal (so với 2 tháng trước mùa giải). Điều này cho thấy rằng mặc dù giá trị của RSA trung bình và mức độ RSA Dec có thể được cải thiện trong giai đoạn chuẩn bị ngắn, tuy nhiên cần phải có thời gian huấn luyện dài hơn để cải thiện RSA tốt nhất

Kết quả của các VĐV Futsal TSN trong nghiên cứu này cung cấp thêm cơ sở khoa học về đặc t nh về khả năng thực hiện các nỗ lực ngắt quãng ở cường độ cao của các VĐV Futsal chuyên nghiệp vào giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải. Những kết quả này có thể cung cấp cho các HLV Futsal chuyên nghiệp thêm một tài liệu tham khảo để thiết kế các chương trình huấn luyện về các nỗ lực ngắt quãng ở cường độ cao cho các VĐV Futsal chuyên nghiệp nhằm đạt được các giá trị tham chiếu và khả năng huấn luyện tối ưu.

+ Test dẫn bóng tốc độ 4 10m:

Để đánh giá năng lực di chuyển-linh hoạt có bóng, Berdejo-del-Fresno (2012)

[52] đã sử dụng test dẫn bóng tốc độ 4x10m để đo tốc độ di chuyển và phối hợp theo cách t ch hợp. Ruiz và cộng sự (2006) trong một nghiên cứu trên VĐV Futsal nam chuyên nghiệp với test kiểm tra tốc độ - độ linh hoạt để đo khả năng thay đổi hướng của các VĐV Futsal tương tự như khi thực hiện trong một trận đấu Futsal. Álvarez Medina và cộng sự [33] sử dụng loại 5x10m, 4x5m và 2x5m có bóng và không có bóng. Tuy nhiên, cho thấy kết quả rằng những thay đổi không có ý nghĩa trong bất kỳ nhóm biến số nào. Berdejo-del-Fresno (2012) [52] với kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực linh hoạt với bóng tăng 0.17% từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thi đấu 1 (p = 0.46), 8.93% đến giai đoạn thi đấu 2 (p <0.001) và tăng 9.19% từ giai đoạn chuẩn


bị đến giai đoạn thi đấu 3 (p = 0.02); thành t ch cụ thể 11.88s; 11.86s và 10.80s khi có bóng (ở test dẫn bóng tốc độ 4x10m) ở ba thời điểm khác nhau trong một mùa giải ở các VĐV Futsal cùng đẳng cấp. Kết quả cho thấy biện pháp huấn luyện được sử dụng (game s n nhỏ) trong nghiên cứu này không phải là cách tốt nhất để cải thiện khả năng linh hoạt chuyên môn. Tessitore và cộng sự đã đề xuất các bài tập để tăng tốc độ chuyên môn sau chương trình 3 tuần huấn luyện trước mùa giải cho các VĐV bóng đá đã có được sự th ch nghi t ch cực. Jones và cộng sự (2009), cùng quan điểm với Graham-Smith và Pearson (2005), để có được những cải thiện cơ bản về thay đổi hướng và tốc độ, các VĐV nên tìm cách tối đa hóa khả năng chạy tốc độ và tăng cường sức mạnh gập gối lệch t m của để cho phép kiểm soát thần kinh cơ hiệu quả của giai đoạn tiếp xúc. Nghiên cứu của Graham-Smith và cộng sự (2009) cho thấy điểm tiếp xúc áp chót đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tốc khi đổi hướng, tức là lực giảm tốc lớn hơn ở điểm tiếp xúc áp chót có liên quan đến thời gian nhanh hơn. Do đó, nếu các VĐV Futsal muốn cải thiện khả năng linh hoạt có bóng sẽ cần phải tập luyện khả năng chạy tốc độ, sức mạnh gập đầu gối lệch t m và vị tr cơ thể trước khi xoay người, cũng như các bài tập về linh hoạt đặc thù của môn Futsal. Một kết quả khác của Fresno và cộng sự (2015) [52] qua 6 tuần huấn luyện với những bài tập s n nhỏ cho các VĐV Futsal Anh đánh giá năng lực linh hoạt với bóng trên test kiểm tra dẫn bóng tốc độ 4x10m cũng cho thấy kết quả với thành t ch đạt được 11.29 ± 0.49s và 11.22s ± 0.51. Ở vị tr thủ môn với test dẫn bóng tốc độ 4x10m đạt thành t ch 12.40±1.20 và 11.79±0.71.

Qua kết quả ph n t ch và tham chiếu với một số nghiên cứu khác cho thấy cho thấy năng lực linh hoạt với bóng của VĐV Futsal TSN ở mức tương đồng (11.36±0.91) ở đầu giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, tuy nhiên cuối giai đoạn thành t ch tốt hơn một số nghiên cứu khác (10.85±0.62s). Tuy nhiên đối với vị tr thủ môn cũng tương tự mức tương đồng (13.46±0.37) ở đầu giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, cuối giai đoạn thành t ch không bằng với nghiên cứu khác (13.03±0.32s). Thành t ch này có thể cho thấy việc ph n bố thời lượng huấn luyện cho năng lực linh hoạt trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị khá đầy đủ, phát huy được năng lực linh hoạt chuyên môn của VĐV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022