- Hệ xương: Đầu xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, phần sụn ở đầu xương đã được cốt hoá, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã cốt hoá hết nên có thể tâp các bài tập nặng. Cột sống đã ổn định hình dáng, xương chậu của nữ to và yếu hơn nam, khi bị chấn động mạnh, dễ ảnh hưởng đến các cơ quan nằm trong khung chậu như dạ con, buồng trứng. Vì thế, trong cùng lứa tuổi, không thể cho nữ tập luyện những bài tập có khối lượng lớn như nam giới.
- Hệ cơ: Các cơ bắp lớn phát triển tương đối nhanh (như cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ như các cơ bàn tay, ngón tay, các xoay ngoài, xoay trong phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, nhất là các cơ duỗi ở nữ lực càng yếu. Đặc biệt, các tổ chức dưới da các em gái lại phát triển mạnh, do đó phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh cơ thể.
Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển mạnh và hoàn thiện
- Mạch đập: Tần số mạch đập đúng bằng tần số co bóp của tim, chỉ số mạch lúc yên tĩnh sẽ thay đổi nhiều dưới tác động của tập luyện TDTT. Tim của nam đập mỗi phút từ 70- 80 lần/phút, của nữ từ 75- 85 lần/phút, vì thế trong tập luyện nhất là các hoạt động TDTT có chu kỳ như chạy, hay các bài tập thể lực, thì phương pháp bắt mạch thường được dùng để kiểm tra chức năng của hệ tim mạch (220 - số tuổi = số mạch đập cho phép tập), qua đó, đánh giá được tình trạng của cơ thể và lượng vận động hợp lý.
- Huyết áp: Là áp lực của máu đè lên thành mạch, được tạo nên do các hoạt động của tim. Vì có trở lực của các mao mạch, nên trong động mạch huyết áp tăng lên trong thời gian tâm thu và đạt mức cao nhất cuối thời gian tâm thu. Đó là huyết áp tối đa tương ứng với thời gian tâm thu. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa; sự co bóp của tim, trở lực của các mạch máu ngoại biên lớn, nên huyết áp trong thời gian tâm trương có giảm nhưng cuối thời gian tâm trương nó vẫn còn ở mức độ nhất định. Đó là huyết áp tối thiểu và nó phụ thuộc vào huyết áp tối đa, trở lực của mạch máu ngoại biên và tính đàn hồi của thành mạch. Bình thường huyết áp tối đa từ 100- 130mmHg, dưới 100 mmHg là huyết áp thấp,
trên 130mmHg là huyết áp cao. Huyết áp tối thiểu từ 65- 85 mmHg là trung bình, chỉ số về huyết áp là chỉ số tương đối ổn định phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính. Trong quá trình tập luyện TDTT, thì huyết áp thay đổi.
Hệ hô hấp: Tần số thở khoảng 10- 20 lần/phút, cần chú ý rèn luyện để cho các cơ ngực, cơ lườn, cơ mình phát triển, muốn vậy phải cần tập luyện thở ngực thay cho thở bụng và hít thở sâu.
1.5.1.2. Đặc điểm tâm lý sinh viên lứa tuổi 18- 22 [86]
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Hoạt Động Tdtt Đối Với Sức Khoẻ Của Con Người
- Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trong Trường Đại Học
- Một Số Yếu Tố Đảm Bảo Cho Công Tác Tổ Chức Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa
- Khái Quát Về Trường Đại Học Sài Gòn Và Khoa Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh & Giáo Dục Thể Chất, Bộ Môn Giáo Dục Thể Chất
- Phương Pháp Đọc, Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu [61].
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Thể Dục Thể Thao Ngoại Khóa Của Sinh Viên Trường Đại Học Sài Gòn
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên sinh viên rất đa dạng và không đồng đều. Sau đây, là những nét cơ bản:
Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới:
Trong thời gian ở trường Đại học - Cao đẳng, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các sinh hoạt trong đời sống tập thể của sinh viên. Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:
Nội dung học tập mang tính chuyên ngành, phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học, môi trường mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế, nội dung và cách thức tiếp cận tri thức, giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng. Sự thích ứng này đối với mỗi sinh viên không hoàn toàn như nhau, tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của họ quy định.
Mức độ thích nghi này ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của họ, bởi vậy có ý nghĩa chi phối rõ rệt hơn. Ở đây, người sinh viên gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết như: Thứ nhất, mâu thuẩn giữa ước mơ, kỳ vọng của sinh viên với khả năng, điều kiện để thực hiện ước mơ đó. Thứ hai, mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu
thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chuông trình môn học theo thời gian biểu nhất định. Thứ ba, mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội hiện tại với khả năng và thời gian có hạn.
Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết tất cả các mâu thuẫn đó một cách hợp lý. Với mọi sinh viên điều này không dễ vượt qua. Ở đây, một mặt người sinh viên phải tích cực hoạt động, biết sắp xếp thời gian, mặt khác việc tổ chức dạy và học ở các trường đại học, cao đẳng cần hỗ trợ của người thầy... giúp sinh viên giải quyết các mâu thuẫn trên.
Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên:
Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. Song, các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối họp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy, cô giáo trình bày, truyền thụ. Họ thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu, rộng và sáng tạo hơn.
Điều quan trọng là sinh viên phải tìm ra phuơng pháp học tập mới ở bậc đại học. Phuơng pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi. Không tìm ra được cách học khoa học, sinh viên không thể đạt được kết quả học tập như mong muốn vì khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo họ phải lĩnh hội những năm ở bậc đại học là rất lớn và đa dạng.
Sự phát triển động cơ học tập ở sinh viên:
Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do những yếu tố tâm lý của chính chủ thể như hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sống; cũng có thể đó là những yếu tố nằm ngoài chủ thể như yêu cầu của gia đình, xã hội. Động cơ học tập cũng có thể nảy sinh do chính hoạt động trực tiếp
và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại.
Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy, trong cấu trúc thứ bậc động cơ của sinh viên thường biểu hiện như sau:
Động cơ nhận thức được ở vị trí thứ nhất, động cơ nghề nghiệp xếp ở vị trí thứ hai, động cơ có tính xã hội xếp ở vị trí thứ ba, động cơ tự khẳng định xếp ở vị trí thứ tư, động cơ có tính cá nhân xếp ở vị trí thứ năm. Thứ bậc của các động cơ này thường không phải cố định mà biến đổi trong quá trình học tập ở bậc đại học. Thứ bậc này cũng không phải như nhau ở các loại sinh viên có trình độ học lực khác nhau và các trình độ khoa học khác nhau.
Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên:
Những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi sinh viên. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những tri thức tương lai.
Phẩm chất định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.
Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong quá trình học ở bậc đại học.
Quá trình diễn biến khả năng lao động trí óc của sinh viên:
Tâm lý trong hoạt động học tập: Theo M.N.Shachenhicop thì sự tăng trưởng mức tiêu hao năng lượng trong quá trình lao động với trạng thái yên tĩnh khi ngồi học tăng 16%, ngồi đọc thành tiếng tăng 48%, ngồi nghe giảng tăng 46%, làm thí nghiệm trong phòng tăng 86%. Khả năng lao động trí óc của sinh viên còn có thể biến đổi phụ thuộc vào tâm trạng sức khoẻ, sự hiểu biết về ý nghĩa của công việc, sự hứng thú của mình đối với công việc. Mặt khác, còn phụ
thuộc vào mức độ xúc động và sự quyết tâm, nếu sự căng thẳng kéo dài và có hệ thống của hệ thần kinh sẽ dẫn đến mệt mỏi quá độ. Vì vậy, lao động trí óc của sinh viên có liên quan sự căng thẳng tâm lý, xuất hiện những điều kiện không thuận lợi là nguyên nhân bệnh lý của tim mạch, tiêu hoá, thần kinh.
Diễn biến khả năng lao động trí óc: Diễn biến khả năng làm việc ngày, đêm của con người phụ thuộc vào chu kỳ và nhịp độ của quá trình sinh lý (nhịp sinh học), dưới ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh (môi trường và nhịp tim, huyết áp, hô hấp,...). Đối với sinh viên, một ngày làm việc không thể bắt đầu ngay với hiệu quả cao được. Giai đoạn thích ứng nhịp hoạt động mất từ khoảng 10- 20 phút đến 40 phút, tiếp theo là trạng thái sẵn sàng của khả năng làm việc sẽ đạt tới mức tối đa, xuất hiện sự mệt mỏi. Do ảnh hưởng của sự xuất hiện mệt mỏi, khả năng làm việc được phục hồi ở mức độ nhất định. Mức độ phục hồi phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, phần lớn thường là đầu tuần khả năng làm việc thấp, vào giữa tuần khả năng làm việc cao nhất, còn vào cuối tuần khả năng làm việc hạ thấp, nhưng đôi khi lại có hiện tượng bùng nổ tăng khả năng làm việc.
Phân tích diễn biến khả năng làm việc của sinh viên trong học kỳ, có thể huy động hoàn toàn khả năng lao động kéo dài từ 3 - 3,5 tuần, sau đó là giai đoạn ổn định 2 - 2,5 tháng. Vào đầu mùa thi, sinh viên vừa học vừa kiểm tra trên cường độ lao động căng thẳng và khả năng giảm. Nếu biết sử dụng tích cực phương tiện thể dục thể thao để tập luyện kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, thì khả năng làm việc có thể được nâng lên.
Như vậy, khả năng lao động của sinh viên phụ thuộc vào các thông số về thời gian (ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm học) và sự biểu hiện theo sự thay đổi của các giại đoạn thích ứng, ổn định, tăng cao, suy giảm. Đó là cơ sở khoa học cho việc áp dụng các phương tiện, phương pháp trong đó có hoạt động TDTT góp phần tích cực trong quá trình phát triển kỹ năng kỹ xảo, tố chất vận động, hồi phục và nâng cao khả năng lao động, học tập của sinh viên.
1.5.2. Cơ sở lý luận để phát triển tố chất thể lực cho sinh viên lứa tuổi 18 - 22
Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể (thể chất) biểu hiện trong điều kiện cụ thể của đời sống, lao động và hoạt động thể dục thể thao. Các tố chất thể lực cơ bản là: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (khả năng phối hợp vận động).
Về mặt sinh lý vận động học, quá trình hình thành các kỹ năng vận động là một quá trình phức tạp, gắn liền với quá trình hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, song quá trinh này lại liên quan chặt chẽ với sự phát triển các tố chất thể lực [4], [41], [56], [79].
Sự thay đổi các tổ chất thể lực trên cơ sở của sự phát triển hình thái, chức năng. Nó thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, có tính làn sóng và tính giai đoạn. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng và vào từng thời kỳ khác nhau. Các tố chất thể lực bao gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo.
1.5.2.1. Sức mạnh
Sức mạnh phụ thuộc vào hệ vận động vì nó có liên hệ mật thiết với các tổ chức xương, cơ, dây chằng, năng lực khống chế và điều hòa cơ. Ở tuổi trưởng thành, sự phát triển các nhóm cơ không đồng đều nên tỉ lệ sức mạnh của các nhóm cơ cũng thay đổi theo lứa tuổi. Trong khi đó sức mạnh của các nhóm cơ duỗi phát triển nhanh hơn nhóm cơ co, cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn cơ hoạt động ít, ở độ tuổi 18 – 21 thì sức mạnh cơ bắp có sự phát triển với nhịp độ cao và có tính chất đột biến.
Để rèn luyện sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh chia làm hai nhóm. Nhóm một: các bài tập với lực đối kháng bên ngoài đó là các bài tập với dụng cụ nặng, các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập, các bài tập với lực đàn hồi, các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên
ngoài (chạy trên cát, trên mùn cưa, bãi biển…). Nhóm hai: các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể.
1.5.2.2. Sức nhanh
Tốc độ là một tố chất vận động đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển. Nếu được tập luyện thì tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Phương pháp cơ bản để giáo dục sức nhanh, là phương pháp lặp lại, song để tránh sự đơn điệu và “Hàng rào tốc độ” người ta có thể sử dụng các trò chơi như chạy tiếp sức, các trò chơi với bóng
1.5.2.3. Sức bền
Sức bền phát triển đến 21 - 22 tuổi thì đạt đỉnh cao, sức bền có liên quan mật thiết đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp… và khả năng ổn định của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức bền ưa khí phát triển mạnh vào độ tuổi 18 - 22, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12 - 17.
Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên là những bài tập gắng sức, nhất là các bài tập có chu kỳ, với thời gian dài (từ 2 – 3 phút trở lên), nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể, khắc phục mệt mỏi và duy trì hoạt động vận động với hiệu quả cao nhất. Đó là những bài tập chạy việt dã, bài tập chạy với quãng đường từ 1000m – 5000m, với cường độ không lớn. Đối với sinh viên để phát triển sức bền, thường tiến hành các bài tập trên khoảng 1 lần 1 tuần và tuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động.
1.5.2.4. Khéo léo
Tố chất vận động khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố thể lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng của khéo léo là định hướng chính xác trong không gian. Khả năng này phát triển cao nhất ở lứa
tuổi 7 - 10 tuổi, từ 10 - 12 tuổi khả năng này ổn định và ở tuổi 14 - 15 giảm xuống, đến 16 - 17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt mức độ người lớn.
Khi sử dụng các bài tập nhằm tăng khả năng linh hoạt khéo léo cần vận dụng những biện pháp: Đa dạng hóa việc thực hiện động tác; thay đổi điều kiện bên ngoài; thực hiện động tác yêu cầu về thời gian; thay đổi việc thu nhận thông tin.[46]
1.5.2.5. Mềm dẻo
Tố chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp của cơ thể con người, nó là khả năng kéo dài của dây chằng và cơ bắp. Độ mềm dẻo không phát triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của cột sống ở nam tuổi 7 - 14 nâng cao rõ rệt và đạt chỉ số lớn nhất vào tuổi 15. Khi lớn lên phát triển chậm lại. Độ linh hoạt phát triển cao vào độ tuổi 12 - 13, biên độ khớp hông lớn nhất vào độ tuổi 7 - 10 sau đó phát triển chậm lại.
Tất cả các bài tập phát triển mềm dẻo phải có khả năng phối hợp vận động cao, có chất lượng thả lỏng cơ tốt và có tư thế gập sâu tối đa. Những bài tập sử dụng đó không gây ức chế thần kinh và gây được hưng phấn cho người tập và thực hiện thời gian không kéo dài quá, quãng nghỉ bằng các động tác thực hiện luân phiên hoặc ngắn.
Sự phát triển hài hòa các tố chất TL của cơ thể là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác GDTC cho HSSV. Thể lực tốt sẽ tạo điều kiện để cơ thể phát triển dễ dàng và kích thích hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Đây là một trong những điều kiện chính để giúp cho cơ thể có sức khoẻ ổn định, bởi, việc lưu thông tuần hoàn máu tốt sẽ giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và dưỡng khí, đồng thời loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Đông y nói: “Thông tức bất thống, thống tắc bất thông” có nghĩa là khí huyết lưu thông tốt thì không đau, mà đau có nghĩa là khí huyết lưu thông không tốt. Khi có sức khoẻ tốt các em sẽ tham gia học tập và hoạt động tốt hơn.