Hiệu Quả Của Can Thiệp Từ Kết Quả Sử Dụng Nắp Đậy Cao Su


trong trường trung học cơ sở thông qua các buổi tổ chức thi sáng tác thơ, bài vè, vẽ tranh minh họa. Kết quả của hoạt động này tại trường học là sự hào hứng tham gia của các em học sinh với nhiều ý tưởng khác nhau. Các bức tranh đạt giải được sử dụng trong việc phát triển logo mới cho chương trình PCSXH cùng với thông điệp do các em đưa ra. Trong một nghiên cứu của tác giả tại huyện Giá Rai năm 2010 về kiến thức, thực hành của học sinh cấp II cho thấy, kiến thức tổng quát về bệnh của học sinh là 63,9% và thực hành đúng là 77,3% [71]. Từ những kiến thức cơ bản về bệnh SXHD qua kiến thức phổ thông và từ các buổi ngoại khóa, chúng tôi đã cho các em phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với cách tiếp cận này của chương trình đã tác động đến các em học sinh buộc các em phải tìm hiểu, nhận biết thêm về bệnh SXHD từ đó đưa các ý tưởng vào các bài thơ, bài vè và tranh minh họa, sau đó các em về chia sẽ kiến thức của mình với những người thân trong gia đình. Hoạt động này có thể xem như là một giải pháp tiếp thị xã hội nhằm hướng đối tượng đưa ra các ý tưởng hay sản phẩm mới cho chương trình, sau đó đưa các sáng kiến này ra cộng đồng thông qua các kênh truyền thông khác nhau. Dựa trên nội dung của bài vè PCSXH của các em học sinh cấp II sáng tác và được trao giải thưởng, chúng tôi chuyển tải các nội dung

này qua các kênh truyền thông khác nhau như

làm áp phích treo

ở các điểm

trường trong xã và các điểm tập trung dân trong ấp; đưa bài vè vào lời nhạc với nhịp điệu vui vẻ, dễ nhớ, ngắn gọn. Bài hát “Con muỗi vằn” được sáng tác dựa trên ý tưởng bài vè của một học sinh lớp 8 và bài hát này được phát sau giờ chào cờ vào các ngày thứ hai hàng tuần trong mùa mưa. Riêng bài hát “Đố nhau” được sáng tác từ sở thích nghe nhạc của người dân với nội dung dựa trên những hướng dẫn chung của Bộ Y tế và bài hát này thì được phát trên loa, đài xã. Bên cạnh các sản phẩm truyền thông là tờ rơi, áp phích, bài vè, bài hát, chúng tôi cũng đã huy động sự tham gia của chính quyền địa phương trong chương trình PCSXH bằng chính sách cam kết giữa hộ dân và ủy ban xã mà từ trước đến nay chưa từng thực hiện ở xã can thiệp. Tờ cam kết được thiết kế với nội dung cam kết thực hiện

của các hộ gia đình với chính quyền địa phương và chương trình can thiệp,

hướng dẫn người dân thực hiện cụ

thể

các hoạt động phòng bệnh tại địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


phương. Tờ cam kết được các CTV yêu cầu các hộ dân ký vào và dán trên tường nhà nhằm nhắc nhở người dân tuân thủ thực hiện. Trong năm đầu của can thiệp, giữa UBND xã can thiệp và các hộ dân cùng với nhóm nghiên cứu đã có 3.948 hộ ký cam kết với chương trình PCSXH là tham gia các hoạt động phòng chống bệnh SXHD.

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 17

Giải pháp sử dụng nắp đậy làm vật liệu và nhân nuôi cá trong các

DCCN tại hộ

gia đình để

ngăn cản hoặc cắt đứt chu trình phát triển của

véctơ truyn bnh: Giải pháp này đã được chúng tôi phân tích từ kết quả định tính là “dùng cao su đậy kín các DCCN rất hiệu quả” (PVS_TTYT). Chúng tôi đã phân chia DCCN thành 2 loại để hướng dẫn người dân cách loại trừ nơi đẻ trứng của vectơ:

Một là, DCCN dùng để lưu trữ lâu như nước mưa, nước máy lưu trữ trong lu, kiệu, phuy để dùng vào mùa khô hoặc dùng trong nấu ăn. Dựa vào kết quả khảo sát thói quen sử dụng DCCN của người dân, chúng tôi thiết kế một mẫu nắp đậy bằng cao su (có đường kính 57 cm), nắp đậy được tạo khung bằng vành tre, diện tích của nắp vừa đủ lớn hơn miệng DCCN có thể tích trên 100 lít, trên mặt nắp có in logo và thông điệp “Không muỗi vằn, không lăng quăng, không sốt xuất huyết” với giá thành 12.000 đồng/cái, khá rẻ và dễ sử dụng so với các mẫu nắp khác trên thị trường. Do nguồn kinh phí hạn chế nên chúng tôi chỉ phát 4.000 cái nắp đậy cho 3.257 hộ. Bên cạnh đó chúng tôi tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng cao su và tre sẵn có trong ấp để tạo nắp đậy cho các DCCN khác. Trong trường hợp những ấp nào không có tre thì chỉ cần sử dụng cao su phủ lên bề mặt DCCN và dùng vật nặng để đậy lên.

Hai là, DCCN dùng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Chúng tôi đã tạo 86 điểm nhân nuôi tự nhiên tại các hộ dân tình nguyện và cung cấp 8.960 con cá để thả vào 3.257 hộ gia đình. Từ các điểm nuôi trong mỗi ấp, CTV vận động người dân tự tìm đến các điểm nuôi để lấy cá thả vào DCCN nếu cá bị chết hoặc mất.

4.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm tại xã can thiệp


4.3.1. Hiệu quả của can thiệp từ kết quả sử dụng nắp đậy cao su

Qua đánh giá ban đầu, xã Phong Thạnh Đông A chỉ có 53,1% số DCCN có nắp đậy, chủ yếu là nắp xi măng, nắp nhôm hoặc những mảnh gỗ vụn, mành tre đan. Sau 2 năm can thiệp, chỉ số hiệu quả của giải pháp nắp đậy đạt 30,5% do một số người dân đã nhìn thấy được hiệu quả của giải pháp này. Tuy nhiên, cách nhìn nhận về lợi ích của giải pháp này được đa số người dân nhìn nhận theo một hướng khác là “giữ sạch nước, không có bụi rơi vào”, chỉ một số ít thấy được tính hiệu quả của giải pháp này về phòng bệnh “thấy nhà bớt muỗi hơn” nên trong số 69,3% DCCN có nắp thì chỉ có 28,1% người dân sử dụng thêm cao su phủ lên trên bề mặt DCCN và dùng vật nặng đè lên để cao su không bị bay khi gặp gió. Như vậy, tỷ lệ thay đổi sau can thiệp khi thực hiện giải pháp này có tăng nhưng chỉ số hiệu quả chưa cao.

Tuy kết quả

can thiệp từ

việc sử

dụng nắp đậy thay đổi không nhiều

nhưng qua các chỉ số côn trùng trong năm đầu can thiệp phần nào cũng cho thấy được yếu tố nguy cơ ở xã can thiệp (xã Phong Thạnh Đông A) so với xã chứng (xã Phong Thạnh A) có sự thay đổi và giảm so với lúc mới bắt đầu can thiệp. Từ

tháng 6/2010 đến 6/2011, chỉ

số mật độ

muỗi (DI) chỉ

dao động từ

0,1 ­ 0,7

con/nhà, chỉ số nhà có bọ gậy (HI ­ BG) dao động từ 15 ­ 41,3% và chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) dao động từ 5,3 ­ 15,4%, chỉ số Breteau (BI) dao động từ 17,5 ­ 45,3; các chỉ số này ở xã can thiệp luôn biến thiên không theo một quy luật nào nhưng vẫn ở mức thấp hơn xã chứng.

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu để xác định nguyên nhân, được biết

nguyên nhân không được sự chấp nhận của cộng đồng là do tính chất của nắp đậy “mau hỏng” và “dưới ánh nắng mặt trời cao su lâu ngày bị giòn và bị rách”. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giải pháp này do các trẻ nhỏ trong gia đình “phá lắm” gây ra hư hỏng sản phẩm, một số hộ dân còn cho thấy sự bất tiện trong quá trình sử dụng như “nước xài liền liền mà cứ mở ra đóng lại” và “mỗi lần sử dụng phải mở ra tới 2 lớp: cao su rồi mới tới nắp xi măng…”. Đây là nhược điểm của nhóm nghiên cứu đã quá chủ quan không


đánh giá và lường trước những khía cạnh trên có thể xảy ra mà chỉ chú trọng đến hiệu quả ngăn ngừa vectơ phát triển, đây có thể xem là một bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, một phần thất bại của giải pháp này có thể là do CTV của chương trình chưa làm rõ được thông điệp của người nghiên cứu chuyển tải đến dân vì “hình như người dân còn hiểu sai cách sử dụng của nắp cao su” (PVS_UBX). Trong quá trình TT­GDSK, CTV chỉ nhắc nhở các hộ dân đậy kín nắp lu nhưng không có lời hướng dẫn rỏ cách sử dụng nắp cao su như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế, CTV đã tuyên truyền “không rõ ràng nên làm người dân hiểu sai”, đa số người dân đều cho biết CTV đã hướng dẫn họ “đậy mấy cái lu ở ngoài hiên nhà chứ đâu có nói là đậy mấy cái lu trong nhà đâu”, kết quả là họ “mang các nắp này đậy ngoài trời” và hậu quả là “cao su giòn và bị rách”. Thêm vào đó, với cách nói của CTV là vận động người dân

“lấy nắp đậy các DCCN”

nên họ cũng hiểu sai rằng

“mua thêm mấy cái nắp

nhôm về đậy” và sử dụng cái sẵn có trong nhà như “ở nhà còn mấy cái nắp xi măng” và “miễn có nắp đậy là được rồi”.

Trong quá trình triển khai can thiệp, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hoạt động của CTV qua thông tin từ người dân về các hoạt động của CTV tại cộng đồng. Trong một nghiên cứu đánh giá của tác giả, người dân cho biết các hoạt động chủ yếu của CTV là phát tờ rơi (55,7%), kiểm tra các DCCN (21,4%), nhắc nhở làm vệ sinh (22,9%) và thả cá (17,1%). Có 41,4% các hộ dân cho biết khi nào có việc thì CTV mới đến nhà, 10% hộ dân là chưa được CTV đến nhà lần nào và 11,4% là CTV đến nhà vãng gia đều đặn hàng tháng, mức độ truyền thông tin cho dân hiểu là 50% [70]. Kết quả này cho thấy các hoạt động của CTV tại cộng đồng rất nhiều nhưng vẫn còn rất bị động và chưa mang tính đồng loạt nên hiệu quả chưa cao. Như trên đã bàn luận, vai trò của CTV là rất quan trọng trong việc thành công của chương trình, chính vì vậy đây có thể xem là khó khăn lớn nhất của chương trình PCSXH.

4.3.2. Hiệu quả của can thiệp từ kết quả thả cá vào DCCN sinh hoạt ngoài nhà


Từ kết quả của việc sử dụng nắp đậy cao su và tình hình thực tế ở địa phương, chúng tôi tiến hành giám sát, đánh giá các hoạt động sau một năm triển khai can thiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng nắp đậy bằng cao su rất hiệu quả khi

sử dụng cho các DCCN lưu trữ

lâu nhưng không hiệu quả

cho các DCCN để

ngoài nhà. Để giảm thiểu nguy cơ trong các DCCN ngoài nhà, chúng tôi tiến hành

thử

nghiệm nhân nuôi, thả

cá thử

nghiệm tại các hộ

dân. Với giải pháp này

chúng tôi vẫn tiến hành kết hợp song song với việc TT­GDSK và tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng nắp cao su đúng mục đích sử dụng.

Chương trình PCSXH khu vực phía Nam cũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều phương pháp để diệt bọ gậy bằng cách sử dụng các kẻ thù tự nhiên để làm giảm các chỉ số nguy cơ tại cộng đồng. Từ tổng quan cho thấy những sinh vật này có thể là côn trùng, virus, vi khuẩn, mesocyclop hay cá. Giai đoạn 2000 ­

2001, tác giả Vũ Sinh Nam, Trần Đắc Phu đã nghiên cứu thành công việc sử

dụng một trong các loại sinh vật là Mesocyclop ở khu vực phía Nam và phía Bắc và đã mang lại kết quả khả quan trong công tác phòng chống bệnh SXHD ở Việt Nam [48], [55], [108]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ

nghiên cứu sử

dụng những loài thiên địch dễ

tìm, có sẵn tại địa phương để

hướng dẫn người dân phòng bệnh. Chúng tôi đã chọn một loài thiên địch của bọ gậy là loài cá nhỏ có tự nhiên trong các cánh đồng hay ao hồ như: cá bảy màu (tên khoa học là Poecilia reticulata) và cá trân châu vàng (gọi chung là các loài cá nhỏ) để cải thiện các chỉ số nguy cơ tại thựa địa. Biện pháp này đã được thế giới áp dụng từ lâu và phổ biến ở nhiều nước như Đài Loan, Thái Lan, Ý, Nga để diệt bọ gậy của muỗi Culex quinquefasciatus [88]. Thời gian gần đây, tại Lào và Campuchia cũng đã thử nghiệm thành công về hiệu quả của việc dùng cá bảy màu (Poecilia reticulata) tại một xã [144]. Ưu điểm của các loài cá này là có kích thước nhỏ (dưới 4 cm) nên có thể sống dễ dàng trong các DCCN sinh hoạt như

lu, kiệu, hồ, khạp,… mà không làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của

nước; loài cá này có khả năng sinh sản nhanh và rất phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nên dễ dàng cung cấp cho các hộ dân. Qua kết quả thử nghiệm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khả năng diệt bọ


gậy của cá rất cao, trung bình 1 con cá 3 tháng tuổi có thể ăn 120 con bọ gậy trong 24 giờ, cá mới đẻ đến 1 tuần tuổi có thể ăn trung bình 35 con bọ gậy trong 24 giờ [88] và trường Đại học Federal do Ceará (UFCE) năm 2007 cũng cho kết quả tương tự [136]. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, mô hình sử dụng thiên địch, đặc biệt là dùng cá để diệt bọ gậy vẫn chưa được người dân áp dụng rộng rãi ở các tỉnh khu vực phía Nam, trong đó có Bạc Liêu [90]. Phương pháp này chỉ được thử nghiệm tại một số xã thường xuyên xảy ra dịch SXHD của các tỉnh như Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Hậu Giang và kết quả thử nghiệm mang lại hiệu quả khá cao. Chính vì

vậy, nhằm cải thiện các chỉ số nguy cơ tại các huyện, xã của tỉnh Bạc Liêu,

chúng tôi đã tiến hành can thiệp thử nghiệm mô hình này từ việc tham khảo và rút kinh nghiệm của các mô hình nhân nuôi đã được thử nghiệm ở các tỉnh khác tại một xã thường xuyên xảy ra dịch bệnh SXHD trong tỉnh Bạc Liêu với mục tiêu giúp cộng đồng và ngành y tế chấp nhận, áp dụng và nhân rộng mô hình này tại tỉnh Bạc Liêu.

Để đánh giá khả năng sống của cá trong các DCCN tại cộng đồng, chúng tôi đã tạo 86 điểm nhân nuôi trong xã, số điểm nuôi ở mỗi ấp tùy theo mật độ dân cư ở mỗi ấp và sự tự nguyện của các hộ gia đình. Các điểm nhân nuôi tình nguyện là các cán bộ đoàn thể trong xã, CTV, các hộ gia đình được chính quyền và CTV vận động. Qua khảo sát, sau khi nuôi thả cá ở các điểm nuôi một tuần

đầu thì số

lượng cá giảm rất nhiều và đồng loạt ở

các

ấp, ngoại trừ

các ấp

thuần nông như ấp 7, ấp 13 và TYT xã. Tỷ lệ cá giảm rõ từ tuần 1 đến tuần thứ 6 (từ 86,1% xuống còn 60,9%) và nhiều nhất là tuần thứ 4 và tuần thứ 6. Qua tuần thứ 6, do cá bắt đầu thích nghi được với môi trường nước nên cá đẻ đồng loạt và phát triển, vì vậy tỷ lệ cá tăng lên từ 60,9% lên 64,3% và từ sau tuần thứ 12, nguồn cá có khả năng duy trì và ít bị mất.

Để xác định nguyên nhân của việc mất cá tại các điểm nuôi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cá tại các điểm nuôi trong ấp. Nguyên nhân ban đầu được chúng tôi đánh giá là “cá chết do sốc nước”. Kết quả khảo sát cho thấy độ pH giữa nước mưa và nước giếng khoan trước khi thả cá là khác nhau, pH của nước mưa


là 7,7; pH của nước giếng khoan là 8,1; trong khi nước ao, sông ở Bạc Liêu thì có độ pH acid là 5,9 ­ 6,3. Sau khi thả cá, pH của nguồn nước có thay đổi nhưng sự thay đổi này là không đáng kể, cá trong nước giếng khoan có pH thay đổi và giảm còn 7,5 ­ 7,8 và cá trong nước mưa có pH là 7,1 ­ 7,3. Qua thử nghiệm và theo dõi tại các điểm nuôi, cá được nuôi trong các DCCN có nước mưa vừa hứng ngay trong đợt mưa thì dễ chết hơn là cá được nuôi trong nước giếng khoan hoặc nuôi trong nước mưa đã để lâu. Cá được nuôi trong nước mưa vừa hứng trong đợt mưa có nguy cơ dễ chết sau thả 3 ­ 4 ngày, cá được nuôi trong nước giếng khoan thì có nguy cơ dễ chết sau thả 5 ­ 7 ngày, nếu sau thời gian này cá không mắc bất cứ một bệnh lý gì thì cá vẫn sống và có thể duy trì lâu dài trong các DCCN. Theo tôi, nếu bắt cá từ dưới ao, sông hay theo các cánh đồng ruộng đưa ngay vào trong các DCCN trong nhà thì cá dễ chết do thay đổi đột ngột độ pH trong môi trường nước dẫn đến cá chết hàng loạt từ 1 ­ 6 tuần đầu sau thả vào các DCCN tại các điểm nuôi. Độ pH của nước giếng khoan trước và sau thả cá thay đổi ít hơn độ pH của nước mưa trước và sau thả cá nên phần lớn các điểm nuôi cá bằng nước mưa có tỷ lệ chết cá cao hơn các điểm nuôi cá bằng nước giếng khoan, độ pH

của môi trường nước khi thả cá đều có pH dao động từ 7 ­ 7,8. Thêm vào đó,

một cán bộ phụ trách nuôi cá cho biết “nơi nuôi có ánh nắng trực tiếp làm nước nóng quá... thì cũng làm cá chết”. Cá chỉ thích hợp sống ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ từ 22 ­ 24oC [119], như vậy yếu tố thời tiết đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sống của cá, nếu trời quá nóng hoặc mưa liên tiếp nhiều ngày sẽ làm nhiệt độ của nước tăng hoặc giảm đột ngột khi nuôi cá, đặc biệt là các DCCN như hồ hoặc lu ngoài trời. Cá bảy màu là một loại cá dễ nuôi, đẻ nhiều nhưng nếu chúng ta không biết cách kiểm soát tính chất lý, hóa của nước thì rất khó bảo quản được cá. Để cá đẻ tốt, kinh nghiệm cho thấy cần nuôi cá trong các lu xi măng, nơi nuôi phải tối và tạo thêm các điểm ẩn nấp cho cá con trong DCCN vì cá bố mẹ sau đẻ thường ăn cá con. Bên cạnh nguyên nhân chết cá do tính chất lý, hóa của nguồn nước, chúng tôi còn phát hiện nguyên nhân giảm số lượng cá là do con người gây ra. Thực tế cho thấy khi giám sát hàng tuần, lượng cá bị mất đi từ 15 ­ 20% do súc rửa lu hoặc nước mưa làm tràn vật chứa. Nếu không phát hiện


và bổ sung kịp thời, tỷ lệ cá còn lại trong DCCN sẽ rất thấp, kém hiệu quả để diệt bọ gậy. Tại các điểm nuôi cá, theo quan sát chúng tôi nhận thấy “DCCN đặt ở máng xối khi trời mưa thì cũng làm cá chết” và những điểm nuôi nào cẩn thận, thường xuyên “xúc lu” thì tỷ lệ mất cá cũng cao do cá con có kích thước nhỏ (khoảng 1 cm) người dân không nhìn thấy rõ nên không vớt ra khi xúc lu. Ngoài ra, điểm nuôi nào có nhiều trẻ con thì nguy cơ mất cá cũng cao hơn các điểm nuôi trong gia đình không có trẻ nhỏ vì trẻ thường “vớt cá chơi nên cá chết” hay “chọc phá lu nuôi cá” làm cho môi trường nước khuấy động thường xuyên, cá bị sốc và chết. Chính vì vậy, ngoài việc vận động người dân thả cá thì CTV cần có một hướng dẫn cụ thể về cách bảo quản nguồn cá cho người dân biết để có thể duy trì và sử dụng cá loại trừ các ổ bọ gậy mang lại hiệu quả cao nhất.

Sau can thiệp, người dân có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cá trong ấp để thả vào các DCCN, chủ yếu là từ các điểm nuôi cá tại các hộ gia đình gần nhà (63,4%), hay được CTV đến từng nhà cung cấp khi cá bị chết hoặc mất (17,9%) hoặc có thể đến Trạm Y tế khám bệnh rồi xin về (14,5%). Tuy nhiên, vẫn còn 4,1% hộ gia đình vẫn phải xin hoặc mua từ người khác. Điều này có thể do mối quan hệ của các hộ dân trong cộng đồng hoặc có thể do tại điểm nuôi cá bị chết nên họ không nhận được nguồn cá. Mặc dù tỷ lệ không nhận được cá rất thấp nhưng điều đáng mừng là người dân đã nhận biết được lợi ích của giải pháp này

nên mặc dù không tìm được nguồn cá trong

ấp nhưng họ

đã chủ

động đi tìm

kiếm để thả vào các DCCN. Kết quả này cho thấy người dân đã được tác động để thay đổi về kiến thức và thái độ, từ thái độ e dè và lo sợ cá làm dơ nguồn nước để sau đó họ tự tìm kiếm và thử thực hiện hành vi mới, thay đổi từ hành vi không có lợi cho sức khỏe thành hành vi có lợi cho sức khỏe. Kết quả chúng tôi thu được sau 2 năm can thiệp là tỷ lệ các DCCN có thả cá và không có bọ gậy trong các DCCN ở xã Phong Thạnh Đông A đã tăng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê, từ 25,3% tăng lên 59,3% với p < 0,001. Hiệu quả can thiệp của việc thả cá vào các DCCN ngoài nhà trước, sau can thiệp so với xã chứng đạt tỷ lệ 130,9%. Như vậy, để mô hình này có thể duy trì lâu dài cần luôn kết hợp với

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí