Kết Quả Triển Khai Hoạt Động Thử Nghiệm Của Chương Trình Can Thiệp


Chương trình cải thiện các yếu tố

nguy cơ tại cộng đồng

DCCN dùng để lưu trữ

lâu trong sinh hoạt

DCCN dùng để

sinh hoạt hàng ngày

TT­ GDSK

Hướng dẫn sử dụng

nguyên liệu sẵn

Tạo các điểm nuôi cá

tình nguyện và nhân

có tại địa phương: TT­ GDSK rộng điểm nuôi trong cao su và tre. cộng đồng

TT­ GDSK


Sơ đồ 3.2. Mô hình can thiệp phòng chống SXHD


3.2.4. Các sản phẩm truyền thông

Với mục tiêu nâng cao kiến thức của người dân, qua thảo luận và tham khảo từ chương trình PCSXH quốc gia, chúng tôi đã thiết kế được 6 sản phẩm

phục vụ

cho công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe

(qui trình thiết kế

sản

phẩm ­ phụ lục 14). Các sản phẩm này đều được đánh giá về thiết kế và thử nghiệm tính phù hợp trước khi đưa vào cộng đồng (phụ lục 15, 16).

(1) Tờ cam kết: Đây là một hoạt động chính sách nhằm ràng buộc giao dịch dân sự có pháp lý giữa người dân với chính quyền địa phương và chương trình nghiên cứu. Bản cam kết được sự đồng ý ký kết giữa các chủ hộ gia đình,


CTV, giám sát viên chương trình và lãnh đạo UBND xã. Trong bản cam kết có hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động loại trừ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt (phụ lục 2).

(2) Tờ rơi: là một hình thức thông tin để thu hút sự chú ý của người dân. Tờ rơi được thiết kế hai mặt với nội dung hướng dẫn cụ thể, giúp người dân

biết cách phòng, nhận biết sớm bệnh và hướng dẫn cách xử trí. Tờ rơi được

CTV phát đến từng hộ gia đình và được dán ở một số nơi tập trung đông dân như: các điểm chợ ấp, các quán nước, trạm y tế, các phòng học của trường trung học cơ sở…(phụ lục 2).

(3) Bài vè: Dựa vào các bài thơ sáng tác của các em học sinh qua đợt tổ chức thi sáng tác thơ, bài vè tại trường trung học cơ sở. Chúng tôi chọn ra hai bài vè vui nhộn và dễ nhớ nhất để dán ở cộng đồng và các điểm trường. Bài vè dán ở cộng đồng được sáng tác ít chữ nhưng kèm hình ảnh phù hợp với đối tượng người dân có trình độ học vấn thấp. Bài vè nhiều chữ nhưng vui nhộn được dán ở các dãy hành lang cầu thang trường học sẽ giúp các em dễ ghi nhớ và về nhà đọc lại cho người thân trong gia đình nghe (phụ lục 2).

(4) Bài hát truyền thông: được chuyển tải đến 2 nhóm đối tượng là

người dân và học sinh. Bài “Đố nhau” được phát trên loa đài xã; bài “Con muỗi vằn” phát tại trường học. Cả hai bài hát đều dựa trên hướng dẫn PCSXH và lời của bài vè (phụ lục 2).

(5) Áp phích: với kích thước lớn được treo tại các điểm tập trung đông người nhằm gây sự chú ý, tò mò của người dân. Áp phích hướng dẫn cụ thể chu trình phát triển của vectơ và các biện pháp loại trừ bọ gậy (phụ lục 2).

(6) Logo chương trình PCSXH: Dựa trên ý tưởng thi thiết kế mẫu logo cho chương trình phòng chống SXH của các em học sinh trung học cơ sở, chúng tôi đã thiết kế lại một mẫu logo mới dành riêng cho chương trình nghiên cứu (phụ lục 2).

3.3. Kết quả triển khai hoạt động thử nghiệm của chương trình can thiệp

3.3.1. Kết quả sử dụng nắp đậy với sự tham gia của cộng đồng


Kết hợp với tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân, chúng tôi phát nắp đậy DCCN bằng cao su. Nắp đậy được thiết kế dựa trên các kết quả định tính và khảo sát thói quen sử dụng DCCN của người dân. Nắp được thiết kế bằng cao su và được tạo khung bằng vành tre, diện tích của nắp vừa đủ lớn hơn

miệng DCCN có thể tích trên 100 lít với giá thành 12.000 đồng/cái. Nắp đậy

được dùng để đậy các DCCN sử dụng với mục đích lưu trữ nước lâu và DCCN đặt trong nhà. Giải pháp nắp đậy bằng cao su được triển khai từ tháng 6/2010 và phát 1 ­ 2 cái cho các hộ gia đình có DCCN làm mẫu (phụ lục 17).

Bảng 3.8. So sánh kết quả người dân sử dụng DCCN có nắp đậy tại xã can

thiệp



Loại DCCN

Trước can thiệp

Sau can thiệp


CSHQ (%)

Tổng số

DCCN

DCCN

có nắp

Tổng số

DCCN

DCCN

có nắp

DCCN phủ

cao su

N

%

N

%

N

%

Hồ vuông

105

99

94,3

105

99

94,3

0

0

0

Lu, kiệu,

phuy ≥100 lít

5808

3445

59,3

5901

4578

77,6

1379

30,1

30,9

Lu, khạp

dưới 100 lít

1706

504

29,5

1673

645

38,6

119

18,4

30,8

Tổng

7619

4048

53,1

7679

5322

69,3

1498

28,1

30,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 12

Trước can thiệp, xã Phong Thạnh Đông A có 7.619 DCCN nhưng chỉ có 53,1% số DCCN này có nắp đậy. Nắp đậy được người dân lựa chọn chủ yếu là nắp xi măng, nắp nhôm hoặc những mảnh gỗ vụn, mành tre đan. Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ DCCN có nắp đậy tăng từ 53,1% lên 69,3%. Trong số DCCN có nắp

thì chỉ

có 28,1% người dân sử

dụng thêm cao su phủ

lên trên bề

mặt DCCN

và/hoặc dùng vật nặng đè lên để cao su không bị bay khi gặp gió. Chỉ số hiệu quả của giải pháp nắp đậy sau 2 năm can thiệp là 30,5%.

Hiệu quả của nắp cao su đã được đa số người dân nhìn nhận là “giữ sạch nước, không có bụi rơi vào” và một số người dân thì cho rằng“từ lúc lấy cao su đậy, tôi thấy nhà bớt muỗi hơn” (TLN_ND).


Sau can thiệp chỉ số hiệu quả (CSHQ) tăng 30,5% nguyên nhân do đa số người dân và CTV đều cho rằng nắp đậy “mau hỏng” và “dưới ánh nắng mặt trời cao su lâu ngày bị giòn và bị rách” (TLN_ND). Bên cạnh những lý do về tính chất của nắp đậy, còn có nguyên nhân do tính chất gia đình như “trẻ con trong nhà nó phá lắm, nó làm rách với lủn mấy cái nắp của chị cho hết à” hay “mỗi lần sử dụng phải mở ra tới 2 lớp: cao su rồi mới tới nắp xi măng nên bất tiện quá” (TLN_ND).

3.3.2. Kết quả thả cá với sự tham gia của cộng đồng

Bảng 3.9. Giám sát khả năng sống của cá trong các DCCN tại các điểm nuôi



Ấp

Số điể m nuôi

Số cá thả thử nghiệ

m

Giám sát


1

tuần


2

tuần


3

tuần


4

tuần


6

tuần


8

tuần


10

tuần


12

tuần

1

8

860

491

734

727

710

785

665

742

730

2

23

2300

2033

1766

1456

1173

1262

1103

1164

1160

3

23

2300

1615

1764

1554

921

670

710

782

770

7

9

900

1012

968

930

959

1047

988

935

910

8

6

600

468

290

262

241

260

381

362

375

12

8

800

792

760

776

649

711

495

576

557

13

8

800

881

799

735

733

803

721

810

848

TYT

1

400

423

397

312

295

378

396

421

411

Tổng

86

8960

7715

7478

6752

5681

5916

5459

5792

5761

Tỷ lệ %

100,0

86,1

83,5

75,4

63,4

66,0

60,9

64,6

64,3

Có 86 điểm nhân nuôi tình nguyện. Mỗi điểm nhân nuôi, thả thử nghiệm từ 90 ­ 100 con cá. Riêng TYT xã là điểm nhân nuôi trung tâm do có hồ lớn để nuôi, nên thả 400 con cá để nhân nuôi thử nghiệm. Qua giám sát cá sau thả trong 12 tuần, tại các điểm nuôi 1 tuần đầu thì số lượng cá giảm rất nhiều và đồng loạt ở các ấp, ngoại trừ ấp 7, ấp 13 và TYTX. Tỷ lệ cá giảm rõ từ tuần 1 đến tuần thứ 8 (từ 86,1% xuống còn 60,9%). Qua tuần thứ 6, do cá đẻ đồng loạt và phát triển nên tỷ lệ tăng lên từ 60,9% lên 64,6% và từ sau tuần thứ 12, nguồn cá có khả năng duy trì và ít bị mất.


Nguyên nhân của việc mất cá phần lớn là cá chết do môi trường nước như “cá chết do sốc nước”, hay do ảnh hưởng của gia đình “mấy đứa nhỏ vớt cá chơi nên cá chết”, “mấy đứa trong nhà thích lắm nên cứ theo chọc phá lu nuôi cá”,“thấy nước dơ nên xúc lu” (TLN_ND).

Mất cá do ảnh hưởng của thời tiết:

“Mấy hôm mưa lớn, tui quên đậy lu cá, nước tràn ra ngoài làm mất một số cá” (TLN_CTV);

“Cá rất dễ chết nếu nơi nuôi có ánh nắng trực tiếp làm nước nóng quá hoặc DCCN đặt ở máng xối khi trời mưa thì cũng làm cá chết”(PVS_YTX).

“Có mấy hôm nắng nóng quá, cá chịu không được, thay nhau chết muốn hết, cũng may còn được vài con nó chịu được, đẻ tiếp lứa sau” (TLN_ND).

Và một số lý do khách quan khác như: “bị thằn lằn câu ăn mấy con cá

lớn” hay “cá mẹ đẻ ra mà không vớt cá con ra liền là cá mẹ ăn hết cá con” (TLN_CTV).

4.1

17.9


63.4


14.5


Các điểm nuôi cá tại các HGĐ Cộng tác viên

Trạm Y tếxã

Mua/xin từ địa phương khác

Biểu đồ 3.12. Nơi cung cấp cá sau can thiệp

Qua khảo sát, người dân có thể dễ dàng tìm cá trong ấp để thả vào các DCCN, chủ yếu là từ các điểm nuôi cá tại các hộ gia đình gần nhà (63,4%) hoặc được Cộng tác viên cung cấp (17,9%) hoặc có thể đến TYTX khám bệnh rồi xin

về (14,5%). Tuy nhiên, vẫn còn 4,1% hộ gia đình vẫn phải xin hoặc mua từ

người khác.



70

60

50

Tỷ lệ%

40

30 25.3

20

10

0


40.3


59.3


41.7


p < 0,001

CSHQ (A) = 134,4% HQCT = 130,9%

Trước can thiệp

Xã Phong Thạnh Đông A (A)

Sau can thiệp

Xã Phong Thạnh A (B)


Biểu đồ 3.13. So sánh tỷ lệ DCCN có thả cá trước và sau can thiệp

Qua biểu đồ 3.8, sau can thiệp tỷ lệ các DCCN có thả cá trong các DCCN ở xã Phong Thạnh Đông A tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, tăng từ 25,3% tăng lên 59,3%.

Chỉ số hiệu quả người dân sau can thiệp thực hiện tham gia thả cá tại xã

Phong Thạnh Đông A là 134,4%. Đánh giá hiệu quả can thiệp của giải pháp thả cá khi so sánh giữa xã can thiệp và xã chứng cho thấy HQCT của giải pháp đạt 130,9%.

3.3.3. Kết quả giám sát vectơ truyền bệnh SXHD tại xã thử nghiệm và xã chứng trong thời gian can thiệp

Phong Thạnh A (B)

Phong Thạnh Đông A (A)

CSHQ (A) = 70%

CSHQ (B) = 35,3% HQCT = 34,7%

2


1.5


DI (con/nhà)

1


0.5


0

6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6

Tháng


Biểu đồ 3.14. So sánh chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) tại xã can thiệp

(A) và xã chứng (B), tháng 6/2010 đến 6/2012

Kết quả điều tra mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã Phong Thạnh Đông A (xã can thiệp) và xã Phong Thạnh A (xã chứng) cho thấy: Chỉ số mật độ muỗi (DI) ở xã can thiệp đã giảm so với xã chứng trong năm đầu can thiệp, chỉ số DI

luôn được kiểm soát ở mức không có nguy cơ cao (theo chỉ tiêu của Bộ Y tế ≤

0,5). Năm 2011, chỉ số DI ở xã can thiệp có dao động và vượt ngưỡng quy định chung nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn xã chứng, đặc biệt vào các tháng 5, 7, 9 với đường biến thiên DI dao động từ 0,2 ­ 0,8 con/nhà. Từ sau thả cá đồng loạt ở xã Phong Thạnh Đông A (tháng 10/2011) chỉ số mật độ muỗi giảm rõ trong 6 tháng đầu năm 2012 so với năm 2011, DI luôn ở mức dưới 0,5 con/nhà. Hiệu quả can thiệp (HQCT) sử dụng nắp đậy cao su kết hợp thả cá vào DCCN đã giảm chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti, chỉ số hiệu quả đạt 34,7%.

Phong Thạnh A (B)

Phong Thạnh Đông A (A)

CSHQ (A) = 89,4%

CSHQ (B) = 28%

HQCT = 117,4%

200


Nhà có bọ gậy (%)

160


120


80


40


0

6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6

Tháng


Biểu đồ 3.15. So sánh chỉ số nhà có bọ gậy (HI ­ BG) tại xã can thiệp (A) và xã chứng (B), tháng 6/2010 đến 6/2012

Đường biến thiên của HI ­ BG ở xã Phong Thạnh Đông A trong 6 tháng cuối năm 2010 dao động từ 12,5 ­ 61,3%. Từ năm 2011 đến kết thúc chương trình can thiệp, đường biến thiên của chỉ số HI ­ BG tại xã này giảm rõ so với năm 2010, cao nhất là 32,5% và thấp nhất là 3,8%. Qua biểu đồ cho thấy, chỉ số hiệu quả của HI ­ BG ở xã can thiệp giảm mạnh là 89,4%, xã chứng có giảm nhưng


vẫn còn cao (CSHQ là 28%). Hiệu quả can thiệp sử dụng nắp đậy cao su kết hợp thả cá vào DCCN đã giảm chỉ số HI­BG, chỉ số hiệu quả đạt 117,4%.


Phong Thạnh A (B)

Phong Thạnh Đông A (A)

CSHQ (A) = 97,6%

CSHQ (B) = 28,3% HQCT = 125,9%

60


DCCN có bọ gậy (%)

50


40


30


20


10


0

6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6

Tháng


Biểu đồ 3.16. So sánh chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) tại xã can thiệp (A) và xã chứng (B), tháng 6/2010 đến 6/2012

Chỉ số CI ở Phong Thạnh Đông A luôn thấp hơn Phong Thạnh A mặc dù điểm xuất phát là không khác biệt (42,1% so với 45,2%). Riêng tháng 7/2011, chỉ số CI của Phong Thạnh Đông A đã tăng cao đột biến và gần bằng so với những tháng đầu can thiệp, nhưng nhìn chung thì chỉ số CI ở Phong Thạnh Đông A vẫn có chiều hướng giảm qua các năm. Chỉ số hiệu quả của xã can thiệp giảm mạnh so với xã chứng. Chỉ số hiệu quả can thiệp (HQCT) sử dụng nắp đậy cao su kết hợp thả cá vào DCCN đã giảm chỉ số CI đạt 125,9%.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí