Xây Dựng Và Thử Nghiệm Các Giải Pháp Dựa Vào Cộng Đồng


theo quy luật, chỉ số DI các tháng trung bình dao động từ 0,7 đến 1. Năm 2008, chỉ số DI tăng cao nhất vào tháng trước mùa mưa (tháng 4). Từ năm 2010 đến 2012, chỉ số DI tăng cao nhất vào tháng 7, tháng 10. Điều này lý giải có thể liên

quan đến yếu tố

thời tiết.

Lượng mưa trung bình trong năm của Bạc Liêu là

185,8 mm (SD = 146,6) và nhiệt độ trung bình trong năm là 27,2oC (SD = 0,96).

Lượng mưa trung bình ở Bạc Liêu bắt đầu tăng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng

năm, dao động từ 251,3 đến 270,1 mm. Nhiệt độ thích hợp cho bọ gậy Aedes

aegypti phát triển là từ 25oC đến 34oC [20], [94]. Trong khi đó, nhiệt độ tại Bạc Liêu trung bình các tháng từ 25,4oC đến 28,6oC ; vào các tháng mùa mưa nhiệt độ dao động từ 26oC đến 27oC. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho bọ gậy Aedes aegypti phát triển mạnh. Chính vì vậy, chỉ số nhà có bọ gậy (HI ­ BG) ở Bạc Liêu trung bình 5 năm (2006 ­ 2010) thường cao từ tháng 4 đến tháng 7, dao động từ 37,2% đến 43,9% và chỉ số Breteau (BI) cũng tương tự, dao động từ 56,6 đến 62,2. Chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) trung bình 5 năm (2006­2010) cao nhất vào tháng đầu mùa mưa (tháng 5 chiếm 26,9%) và giảm dần vào các tháng cuối năm. So sánh các chỉ số côn trùng năm 2011 và 2012 với trung bình 5 năm từ 2006 ­ 2010 cho thấy mật độ côn trùng luôn dao động: DI năm 2011 không thay đổi (0,8 con/nhà) và năm 2012 giảm xuống (0,3 con/nhà); HI ­ BG năm 2011 là 2,3% và năm 2012 giảm 1,3% ; BI năm 2011 tăng 0,7 đến năm 2012 giảm 6,2 ; CI năm 2011 giảm 1,7% đến năm 2012 tiếp tục giảm 5,6%. Tuy nhiên nếu so sánh với các tỉnh, thành khu vực phía Nam thì chỉ số côn trùng ở Bạc Liêu vẫn còn cao [46], [87], [89], [90], [91].

Từ tổng quan cho thấy, Jonathan (năm 1998), Morin (năm 2013) và nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới đã tìm thấy sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái và tác động đến sự phát triển của vectơ truyền bệnh SXHD [105], [130], [146], [117], [123], [128], [139], [140], [146], [160]. Năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

2010, Hasan và Bambrick tại Queensland, Úc đã sử dụng một mô hình nhị thức để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến thời tiết hàng tháng như lượng mưa, nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu với trường hợp mắc bệnh SXHD. Nghiên cứu này đã chứng minh có một mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến thời tiết và


Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 16

số lượng mắc SXHD (p < 0,01), tuy nhiên trong nghiên cứu này cũng giải thích thêm rằng các ổ dịch lớn có thể còn được thúc đẩy bởi các yếu tố khác mà không phải bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi thời tiết [125]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng đánh giá mối tương quan giữa biến nhiệt độ, lượng mưa với các trường

hợp mắc bệnh SXHD và các chỉ số côn trùng trong 7 năm (2006 ­ 2012). Số

trường hợp mắc SXHD trung bình 7 năm tỷ lệ thuận với lượng mưa trung bình nhưng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ trung bình. Có mối tương quan thuận giữa biến nhiệt độ, lượng mưa với số trường hợp mắc và các chỉ số côn trùng. Mối liên quan này là mối liên quan mạnh giữa lượng mưa trung bình và số ca mắc trung bình 7 năm (Pearson’s R = 0,897). Tuy nhiên, mối liên quan giữa nhiệt độ và số

ca mắc là không đáng kể (Pearson’s R = 0,05). Xét về mối tương quan giữa

lượng mưa với chỉ số BI thì có mối liên quan trung bình (Pearson’s R = 0,369), nhưng với chỉ số HI­BG và chỉ số CI chỉ là một liên quan thấp (Pearson’s R ≤ 0,3). Ngược lại, có một mối liên quan mạnh giữa nhiệt độ trung bình với các chỉ số côn trùng, đặc biệt mối tương quan này rất mạnh giữa nhiệt độ với chỉ số nhà

có bọ gậy và chỉ số BI (0,7 < R < 0,9) [93]. Kết quả này có khác biệt so với

nghiên cứu của Trần Đắc Phu năm 2001 [55] có thể

do sự

khác biệt nhau về

vùng miền, Nam Hà là một tỉnh miền Bắc có đặc điểm khí hậu khác biệt so với miền Nam. Miền Bắc phân biệt bốn mùa rõ rệt trong khi miền Nam có 2 mùa: mưa và nắng với nhiệt độ và lượng mưa rất phù hợp cho sự phát triển của vectơ

quanh năm. Bên cạnh tính đặc thù về điều kiện khí hậu, khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long còn đặc thù về địa lý với rất nhiều kênh, rạch chằng chịt, tập quán tích trữ nước cũng khác nhau ở từng vùng miền. Chính vì vậy, tỷ lệ mắc

SXHD

ở những tỉnh, thành phố

có thói quen dự

trữ

nước trong nhà cao hơn

những tỉnh, thành phố khác sống ở cùng khu vực. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã dựa vào yếu tố khí hậu và tác động của hiệu ứng

nhiệt độ

để xây dựng mô hình dự

báo dịch cho cộng đồng, cụ

thể

như

một

nghiên cứu tại thành phố Dhaka, Bangladesh [102]. Tuy nhiên, sự phát triển của mô hình dự báo dịch sớm đã phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề chính là sự sẵn có, tính chất lượng của các dữ liệu dịch tễ học và các số liệu khí


hậu. Nghiên cứu được giả định rằng tổng lượng mưa có một mối quan hệ trực tiếp với sự phong phú vectơ. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng vì việc phân

phối

nước

phụ

thuộc vào sự

phát triển

kinh tế

xã hội

và khả

năng cung cấp

nguồn nước. Có một mối liên quan giữa số trường hợp mắc với lượng mưa trong

khoảng 205 ­ 446 mm trong tháng và sự

phát triển của bọ

gậy

Aedes aegypti

không xảy ra ở nhiệt độ dưới 17°C và có thể chấm dứt trên 44°C [102], [140],

[159]. Như vậy, sự phát triển của muỗi Aedes aegypti tại Bạc Liêu có thể do

nhiều yếu tố chi phối nhưng chúng ta không thể không nhìn nhận rằng yếu tố nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vectơ, yếu tố lượng mưa là một trong những yếu tố thuận lợi để gia tăng các trường hợp mắc tại Bạc Liêu.

4.1.6. Ổ bọ gậy tại Bạc Liêu

Theo WHO, Aedes aegypti sinh sản nhiều trong các DCCN trong nhà như những DCCN sinh hoạt và trồng cây cảnh cũng như ở vô số vật dụng đựng nước mưa ngoài sân vườn, bao gồm các lốp xe cũ, gáo dừa, vỏ chai bể, các bãi nước đọng hay trong các khu vực xây dựng [95], [154], [164]. Chính vì vậy, ổ bọ gậy nguồn Aedes aegypti được xác định cụ thể tại mỗi địa phương là có ý nghĩa quan trọng để đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp [135]. Nghiên cứu của tác giả để xác định các ổ bọ gậy nguồn phục vụ cho công tác truyền thông tại Bạc Liêu cho thấy ổ bọ gậy nguồn thường xuất hiện trong nhà, tập trung ở các dụng cụ trữ nước mưa và nước sạch để sinh hoạt như lu, phuy, kiệu có thể tích trên 100 lít chiếm 91,7% và 37% có bọ gậy trong chén nước chống kiến kê chân tủ thức ăn, và không tìm thấy bọ gậy trong các DCCN khác [73]. Tại huyện Giá Rai, có 4 loại DCCN chính có bọ gậy của Aedes aegypti là lu, kiệu có thể tích từ 100 lít trở lên chiếm 41,9%; các loại DCCN có thể tích dưới 100 lít như khạp, thùng chiếm 12,9% và một số ít hồ vuông cũng xuất hiện bọ gậy chiếm 2,5%; các vật phế thải, linh tinh như gáo dừa, vỏ chai bể, lỗ cắm cột cờ, xuồng chiếm 2,6%. Một phát hiện mới tại đây là lỗ cắm cột cờ và xuồng, ghe máy được mang lên bờ khi không sử dụng cũng tìm thấy bọ gậy. Các nguyên nhân xuất hiện bọ gậy


trong các DCCN có thể tích lớn đa số là các dụng cụ này không có nắp đậy, hoặc đậy nhưng không kín và không được sử dụng đậy thường xuyên. Đặc biệt vào mùa mưa, các vật chứa nước này thường được mở nắp thường xuyên để dự trữ nước nên tỷ lệ vật chứa có nắp giảm nhiều, chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chu trình phát triển của muỗi Aedes aegypti. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các nghiên cứu khác ở khu vực phía Bắc như nghiên cứu của Đặng Thị Kim Hạnh năm 2007 nhưng khác với nghiên cứu của Võ Thanh

Pháp năm 2011 tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau [89], [90], [91], [33], [53].

Trong nghiên cứu của Võ Thanh Pháp, vật dụng phế thải chứa nước có bọ gậy xung quanh nhà chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%, chén kê chân tủ thức ăn, lọ cắm hoa có bọ gậy là 7,5%, trong khi đó tỷ lệ lu khạp, phuy, kiệu chứa nước có bọ gậy là thấp nhất chiếm 6,8%. Có sự khác biệt về ổ bọ gậy ở Bạc Liêu và Cà Mau, theo tôi có thể do tập quán sống của người dân hoặc có thể do cách tuyên truyền phòng bệnh ở mỗi tỉnh là khác nhau. Từ trước đến nay, các hoạt động

phòng chống bệnh SXHD

ở Bạc Liêu chủ

yếu là tuyên truyền vệ

sinh môi

trường, làm sạch các DCCN. Ngược lại, tại Cà Mau thì tuyên truyền vận động người dân đậy kín các DCCN và thả cá. Như vậy, sự khác biệt về các loại ổ bọ gậy ở các địa phương có thể có liên quan đến cách tuyên truyền phòng chống bệnh.

Tóm lại, SXHD tại Bạc Liêu thể hiện rõ ràng là một bệnh dịch lưu hành

quanh năm ở

địa phương với các đặc điểm dịch tễ

học của bệnh thuộc vùng

đồng bằng sông Cửu Long. Để khống chế SXHD, cần có những biện pháp thích hợp để phòng chống và loại trừ vectơ. Một trong những biện pháp được chọn là huy động cộng đồng cùng tham gia đậy kín DCCN và sử dụng tác nhân sinh học trong việc phòng chống bệnh SXHD tại Bạc Liêu.


4.2. Xây dựng và thử nghiệm các giải pháp dựa vào cộng đồng

can thiệp phòng chống SXHD

4.2.1. Mô tả các giải giáp phòng bệnh SXHD đã và đang được thực hiện tại huyện Giá Rai

Từ năm 2002 đến 2009, Bạc Liêu thường xuyên xảy ra các dịch SXHD với

mức độ

khác nhau. Các hoạt động phòng chống SXHD được ngành Y tế

Bạc

Liêu triển khai phòng và chống dịch là “hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, không vứt rác xuống ao, hồ, sông quanh nhà, dọn dẹp những dụng cụ có đọng nước mà không cần dùng đến…” và “hướng dẫn bà con cho trẻ ngủ mùng vào ban ngày để tránh muỗi đốt, xúc lu nước thường xuyên” (PVS_TTYT và PVS_CBYT). Đây là các hoạt động được thực hiện theo hướng dẫn chung của WHO và Bộ Y tế Việt Nam, đồng thời các chuyên gia tại Bạc Liêu cũng cho rằng các giải pháp này “vừa hiệu quả vừa dễ thực hiện, gần gũi

với sinh hoạt hàng ngày của người dân”.

Ngoài các hoạt động vệ

sinh môi

trường thì cho đến nay ngành Y tế Bạc Liêu vẫn chưa áp dụng mô hình sử dụng cá để diệt bọ gậy rộng rãi như các tỉnh trong khu vực [91]. Qua tìm hiểu với các lãnh đạo địa phương về đặc điểm tình hình dân cư như các hoạt động truyền thông, đặc điểm sinh thái, tập quán sinh hoạt chung của người dân, chúng tôi nhận thấy các trạm y tế thực hiện việc tuyên truyền thông qua các hoạt động vãng gia của CTV như “phát tờ rơi tuyên truyền trong cộng đồng cho dân xem”, họ vận động người dân đậy nắp các DCCN và loại trừ bọ gậy trong các DCCN nhưng không có một hướng dẫn cụ thể nào về cách thực hiện này. Thêm vào đó, các hoạt động phòng chống bệnh cũng gặp một số khó khăn như do một số ít hộ dân “chưa có ý thức, chỉ hứa suôn khi có mặt đoàn vận động, kiểm tra”, “sau khi chúng tôi đi thì họ không thực hiện hay làm gì” (PVS_CBYT).

4.2.2. Xây dựng chương trình can thiệp dựa vào khả năng huy động cộng đồng

Từ những đánh giá ban đầu, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch can

thiệp nhằm tác động vào kiến thức và thái độ của người dân từ đó giúp người


dân thử thực hiện các hành vi mới có lợi cho sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng phương pháp huy động cộng đồng trong việc phòng chống SXHD cụ thể như năm 2001 tại Malaysia, Puerto Rico [118], [151]; năm 2004 tại các nước như: Caribbean, Colombia, Honduras [143], [131], [118]; năm 2009 tại

[158] và năm 2011 tại Thái Lan [112]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Sinh

Nam và các cộng sự đã sử dụng phương pháp huy động cộng đồng tham gia trong việc kiểm soát vectơ SXHD bằng Mesocyclops đã thành công tại các tỉnh thuộc 3 miền: Bắc, Trung, Nam [108], [147], [148], [149].

Xây dng hthng tchc: Chương trình can thiệp phòng chống SXHD tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu dựa trên mô hình phòng chống chủ động với sự

tham gia của cộng đồng. Mô hình phòng chống chủ động đã được xây dựng

không theo chiều dọc và cũng không phải từ dưới lên mà có sự kết hợp với các bên liên quan, có nghĩa là huy động sự tham gia của cộng đồng nhưng có sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương, y tế và nhà trường, trong đó y tế đóng vai trò tư vấn kỹ thuật. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động can thiệp

thử nghiệm tại xã Phong Thạnh Đông A là xã thường xuyên xảy ra dịch tại

huyện Giá Rai và có những đặc điểm chung của các xã thuộc huyện Giá Rai. Việc thành lập ban chỉ đạo tại tuyến cơ sở là rất quan trọng để đảm bảo cho các hoạt động của chương trình đạt kết quả. Vai trò của UBND xã là chỉ đạo và huy động toàn thể ban ngành đoàn thể, nhân dân và học sinh tham gia chiến dịch TT­ GDSK phòng chống SXHD tại cộng đồng kết hợp với việc thực hiện chính sách

cam kết giữa chính quyền và hộ gia đình. Đồng thời chỉ đạo cho ban văn hoá

thông tin xã treo các băng rôn, áp phích tại các tụ điểm dân cư, các khu tập trung

dân, trường học... để

hướng dẫn người dân PCSXH. Với các đoàn thể

địa

phương, ban văn hoá thông tin xã củng cố lại hệ thống phát thanh trong toàn xã tiến hành phát đĩa hát tuyên truyền PCSXH 1 ngày/lần trong những tháng cao điểm dịch. Trưởng ấp hỗ trợ CTV trong việc tập họp dân để CTV hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh. Hội phụ nữ vận động các hội viên tại các hộ gia đình thực hiện các biện pháp PCSXH, tham gia phát tờ rơi, phát sản phẩm can thiệp, nhân nuôi và thả cá trong cộng đồng... Bên cạnh đó, các ban ngành, đoàn thể cùng


tham gia vận động, thực hiện các giải pháp do chương trình đưa ra. Về phía nhà trường, học sinh tham gia thi sáng tác bài thơ, bài vè, tranh vẽ phòng bệnh với thông điệp: “Hãy loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi vằn và lăng quăng”. Nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khoá dưới cờ hàng tuần về nội dung PCSXH và phát các bài hát truyền thông vào các giờ giải lao.

Để làm giảm quần thể bọ gậy Aedes aegypti, các hoạt động diệt bọ gậy phải được tiến hành ở từng hộ gia đình, với khẩu hiệu “Hãy loại nỏ nơi trú ẩn của muỗi vằn và lăng quăng” và “Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng

đồng mọi người hãy chung tay diệt lăng quăng, muỗi vằn để phòng bệnh sốt

xuất huyết”.

Ban chỉ đạo không thể

đến vận động trực tiếp từng hộ gia đình

được. Chính vì vậy, lực lượng trực tiếp mang thông tin đến từng gia đình, hướng dẫn phát hiện và các biện pháp xử lý cụ thể là mạng lưới cộng tác viên. Cộng tác viên là “cánh tay nối dài” của TYTX đến người dân, giúp các hoạt động của chương trình thực hiện như vận động hộ gia đình thực hiện các giải pháp của

chương trình, tuyên truyền giáo dục sức khỏe khi vãng gia, phát tờ rơi tuyên

truyền,… Cộng tác viên được lựa chọn đúng thì các hoạt động sẽ được thực

hiện hiệu quả. Theo tôi, xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của nghiên cứu.

Công tác đào to ngun nhân lc: Để hệ thống tổ chức cho hoạt động của chương trình PCSXH đạt hiệu quả cao, chương trình đã tập huấn cho 24 người gồm CTV và các đoàn thể ấp trước khi triển khai chương trình. Tuy nhiên, trong thời gian triển khai chương trình có 2 CTV do hoàn cảnh gia đình và sức khỏe đã ngừng tham gia chương trình, còn lại tổng số 22 người gồm CTV và một

số thành viên ban ngành đoàn thể cùng tham gia đến kết thúc chương trình.

Chương trình đã gặp phải một số khó khăn trong việc tuyển chọn mới CTV để

tham gia chương trình bởi vì “người làm được việc thì không chịu tham gia”

(PVS_CBYT) và những người làm được việc thì

“e ngại về

chuyên môn”

(PVS_CBYT). Theo tôi, mỗi năm ngành y tế nên rà soát và bổ sung kiến thức chuyên môn cho các CTV hay y tế ấp mới để tạo điều kiện cho các đối tượng “làm được việc” nhưng “e ngại chuyên môn” tham gia vào các chương trình y tế.


Hot động TT­GDSK là mt trong các gii pháp được lng ghép kết hp: Với mục tiêu nâng cao kiến thức của người dân về nhận biết sớm bệnh, thay đổi thái độ và những hành vi có nguy cơ về bệnh SXHD. Bằng cách tiếp cận phương pháp định tính, chương trình được thực hiện qua phân tích đối tượng đích để hình thành các sản phẩm truyền thông. Các sản phẩm TT­GDSK được thiết kế dựa trên các mẫu tờ rơi của chương trình phòng chống SXH quốc gia và các công văn, quyết định, chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng chống SXH tại Việt Nam. Các sản phẩm truyền thông của chương trình bao gồm: 1 mẫu tờ rơi 2 mặt, 1 mẫu tờ cam kết, 2 bài vè, 2 bài hát, 1 áp phích và 1 logo mới cho chương trình phòng chống SXH với thông điệp “Hãy chung tay phòng chống SXH”. Quy trình xây dựng tờ rơi được thử nghiệm 3 lần trong cộng đồng và đã được sự chấp nhận chung của người dân và các cán bộ y tế, chính quyền địa

phương trước khi được phát cho các hộ

gia đình

(phụ

lục 14, 15, 16). Tờ

rơi

được thiết kế hai mặt, một mặt mô tả chu trình phát triển của vectơ và hướng dẫn người dân thực hiện phòng bệnh bằng những hình ảnh minh họa cụ thể; mặt còn lại là hướng dẫn người dân cách phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tại nhà và hướng dẫn cách xử trí khi có người mắc bệnh. Qua giai đoạn đánh giá thử nghiệm tính phù hợp và chấp nhận của cộng đồng, các tờ rơi được phân phát đến dân từ các hoạt động vãng gia, giám sát của CTV. Đồng thời, các tờ rơi này còn được dán tại các lớp học của các điểm trường để các em theo dõi. Số tờ rơi được phát đến các HGĐ là 3.500 tờ/năm, hoạt động phát tờ rơi diễn ra 2 lần do CTV kết hợp với đoàn thanh niên ấp và đoàn thanh niên của trường Cao đẳng Y

tế Bạc Liêu thực hiện. Lồng ghép với các hoạt động tại cộng đồng là 10 áp

phích, băng rôn được treo tại các điểm trường học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, các quán nước tập trung đông dân, TYT và UBND xã.

Trước khi đưa chương trình PCSXH vào trường học, chúng tôi đã tổ chức các buổi học ngoại khóa cho 724 học sinh bằng cách trình chiếu hình ảnh của vectơ, chu trình phát triển và dấu hiệu nhận biết bệnh kết hợp với chiếu video về các hoạt động của chương trình PCSXH. Chương trình PCSXH được đưa vào

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí