Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 18


tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cộng đồng, tổ chức tốt các hoạt động giám sát và bổ sung cá hàng tuần vào các DCCN được đặt ngoài nhà.

4.3.3. So sánh chỉ số vectơ trước và sau can thiệp từ kết quả thực hiện lồng ghép các giải pháp

Tại thực địa, sau hai năm triển khai lồng ghép kết hợp TT­GDSK với sử dụng nắp đậy cao su và thả cá, năm 2012 các chỉ số giám sát bọ gậy của xã can thiệp (xã Phong Thạnh Đông A) khá ổn định, mức độ giảm tuy chậm nhưng bền vững và không phải sử dụng biện pháp dập dịch bằng hoá chất diện rộng như trước đây. Tại xã can thiệp, chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) giảm dần và

luôn ở mức 0,1 ­ 0,3 con/nhà, chỉ số nhà có bọ gậy (HI ­ BG) giảm từ 61,3%

trước can thiệp xuống còn 3,8 ­ 6,5% sau can thiệp, chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) giảm đáng kể từ 42,1% trước can thiệp còn khoảng 1 ­ 1,2% sau can thiệp, đặc biệt chỉ số Breteau (BI) trong những tháng bắt đầu mùa mưa của năm 2012 chỉ dao động trong khoảng 5,2 ­ 17,5%. Các chỉ số này đều nằm trong ngưỡng kiểm soát, không có nguy cơ xảy ra dịch theo hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch SXHD của Bộ Y tế [18]. Trong khi đó các chỉ số này ở xã chứng không giảm mà có hướng tăng lên tự nhiên theo mùa phát triển của vectơ. Khi so sánh đánh giá trước, sau can thiệp giữa xã can thiệp với xã chứng cho thấy chỉ số HQCT của các chỉ số vectơ đạt tỷ lệ cao, đặc biệt là chỉ số nhà có bọ gậy (HI­BG) và chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) đạt hiệu quả can thiệp trên 100%.

Do có giai đoạn chuẩn bị cho việc triển khai giải pháp nhân nuôi cá nên các chỉ số giám sát côn trùng có tăng đột biến trong khoảng tháng 7 đến tháng 9 năm 2011, đây là giai đoạn đang nhân nuôi thử nghiệm tại các điểm nuôi. Đến đầu tháng 10, sau khi nguồn cá bắt đầu ổn định và nhân lên thì chúng tôi triển khai thả cá đồng loạt tại các hộ gia đình có sử dụng DCCN. Vì vậy, từ tháng 10/2011 đến 6/2012 các chỉ số côn trùng giảm đáng kể so với giai đoạn đầu can

thiệp và có tính ổn định hơn. Kết quả của biện pháp can thiệp còn được ghi

nhận là tình hình SXHD không bùng phát tại xã nghiên cứu mặc dù trên địa bàn huyện Giá Rai trong thời gian thử nghiệm vẫn có bệnh SXHD xảy ra trên các xã


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

khác. Từ năm 2010 ­ 2012, số trường hợp mắc SXHD tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) giảm so với trước can thiệp và xã chứng, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (Pearson’s R = 0,979; p = 0,004). Kết quả trên phù hợp với dự án phòng chống SXHD của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 ­ 2008 [39], [40]. Theo MartíNez­Ibarra nghiên cứu tại phía Nam Mexico năm 2002, sau một năm can thiệp sử dụng thả cá trên thực địa nhỏ, chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) đã giảm xuống 0% và từ đó cá được dùng như một tác nhân sinh học trong kiểm soát các

ổ bọ gậy của Aedes aegypti [127]. Tại Việt Nam, năm 2000, Vũ Sinh Nam và

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 18

cộng sự

đã nghiên cứu về

vai trò của

Mesocyclop, Micronecta (một loài rệp

nước) và cá trong việc kiểm soát vectơ phòng chống SXHD và đã đưa khuyến nghị cần kết hợp việc huy động cộng đồng với việc sử dụng tác nhân sinh học

tùy theo tập quán, văn hóa của từng địa phương [150]. Như vậy, với phương

pháp tiếp cận theo chiều ngang kết hợp với việc sử dụng phương tiện và tác nhân sinh học để loại trừ vectơ truyền bệnh SXHD tại Bạc Liêu là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và hiện tại.

4.3.4. Hiệu quả của can thiệp tới kiến thức, thái độ, thực hành phòng

chống bệnh SXHD của người dân

Kết quả của các biện pháp can thiệp cũng được ghi nhận dựa trên kết quả đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trước và sau can thiệp của 300 hộ gia đình trong xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) và 300 hộ gia đình tại xã chứng (Phong Thạnh A) để làm đối chứng. Qua khảo sát cho thấy, đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp giữa 2 xã về giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn là tương đồng giữa 2 xã trước và sau can thiệp (p

> 0,05). Đối tượng phỏng vấn là người phụ trách công việc vệ sinh trong nhà chủ yếu là nữ (trên 80%), có độ tuổi trên 50 (trên 30%), nghề nghiệp chính là nội trợ và làm ruộng (trên 30%), có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là cấp 1 (trên 50%) và cấp 2 (≥ 30%). Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân được chúng tôi xây dựng đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị SXHD; giám sát và phòng chống bệnh SXHD [17], [18].


Nhìn chung, kiến thức, thái độ

và thực hành của người dân xã

Phong

Thạnh Đông A đã có sự thay đổi trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Đánh giá chung về kiến thức phòng chống bệnh đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế tăng 25,4% so với trước can thiệp, HQCT thay đổi về kiến thức đạt 69,1% so với

xã chứng ( 2 =17,619; p < 0,001). Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh SXH và

đặc tính của vectơ truyền bệnh có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). HQCT để tăng kiến thức về đặc tính muỗi đạt tỷ lệ trên 150%, đặc biệt là nhận biết được thời gian hoạt động của muỗi và nơi đẻ trứng của muỗi. Kiến thức nhận biết các dấu hiệu bệnh có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê, HQCT đạt tỷ lệ 190,1% về nhận biết được các dấu hiệu bệnh chuyển nặng so với xã chứng (p < 0,001). Sau can thiệp, các phương pháp được người dân lựa chọn để loại trừ bọ gậy tăng một cách có ý nghĩa thống kê là thả cá, lật úp hoặc đậy kín các DCCN, thau rửa thường xuyên các DCCN (p< 0,001). Khi so sánh HQCT giữa xã can thiệp với xã chứng cho thấy kiến thức của người dân về thả cả chưa đạt hiệu quả cao (HQCT = 17,8%). Tuy nhiên, nếu so sánh cùng thời gian thì kiến thức của người dân ở xã chứng giảm xuống từ 60,7% xuống còn 34,2%. Điều này rất khó giải thích được lý do tại sao tỷ lệ giảm, theo tôi, để giải thích vấn đề này cần có thêm các kết quả định tính tại xã chứng (Phong Thạnh A). Kết quả khảo sát kiến thức của nghiên cứu này thấp hơn kết quả can thiệp của dự án PCSXH dựa vào cộng đồng tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2004 ­ 2005, kiến thức tăng từ 31,1% lên 61,7%; năm 2006 ­ 2008 tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, kiến thức tăng từ 50% lên 90% sau can thiệp [49], [38]. Theo tôi, có sự khác biệt về kết quả của chúng tôi với các dự án can thiệp của Long An, Đồng Tháp có thể là do khác nhau về nguồn lực và đặc biệt là kinh phí đầu tư cho chương trình can thiệp.

Đặc biệt, trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thay đổi về thái

độ của người dân ở xã can thiệp đã tăng cao sau can thiệp đạt 88,4% ( 2 = 84,24;

p <0,001). Kết quả này cao hơn kết quả của dự án PCSXH tại tỉnh Đồng Tháp, 2006 ­ 2008 [38]. Từ lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura [100], sau đó là


thuyết mô hình niềm tin sức khỏe của Rosenstock và Becker (1950) [171], tác giả Jeffrey (2005) đã áp dụng mô hình này trong kiểm soát SXH [129] theo cách tiếp cận từng bước để đạt được sự tin tưởng của người dân trong việc thực hiện dọn dẹp vệ sinh để kiểm soát SXH. Từ những nhận thức ban đầu về mối nguy hiểm của bệnh khi được tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền thông của chương trình PCSXH, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc phòng chống bệnh. Kết quả này đã thể hiện được thông điệp mà chúng tôi đưa ra trong chương trình là “Hãy chung tay phòng chống Sốt xuất huyết”. Qua phân tích chỉ số hiệu quả của từng giải pháp sau can thiệp, người dân đã chấp nhận sử dụng cao su để đậy kín các DCCN, tuy nhiên, tỷ lệ chấp nhận sử dụng nắp đậy cao su chỉ đạt hiệu quả

8,4% với 2 = 10,536 và p = 0,015, ngược lại hiệu quả của giải pháp thả cá được

người dân chấp nhận với tỷ lệ rất cao (137,0%) với 2= 2,414, và p < 0,001. Qua

quá trình tác động, thái độ e dè của người dân về thực hiện các biện pháp này đã giảm xuống còn 1,7% vì đa số họ thấy được tính hiệu quả của cá “thấy bớt bọ gậy trong lu”, ngoài ra giúp họ giảm bớt công lao động hàng ngày “tiết kiệm được nước”, “không phải xúc lu thường xuyên” và họ cũng dễ dàng tìm kiếm được cá để thả vào DCCN. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người dân tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) vẫn còn thái độ thờ ơ với các hoạt động này phù hợp với nhận xét của cán bộ địa phương “một số ít hộ dân chưa có ý thức”, họ

thường

“không thích xen vào chuyện người ta”

hay “lấy đâu ra thời gian mà

tham gia” và cho rằng “việc này là của mấy ông nhà nước mà”, “thấy bất tiện quá”, “rắc rối quá” khi sử dụng cao su đậy kín các DCCN. Bên cạnh đó, một số người dân cho rằng “mấy cái nắp ở nhà kín rồi, không cần cao su chi cho rắc rối” hay “mỗi lần xúc rửa lu, phải vớt cá ra, mắc công nhiều quá”. Thực tế, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các nắp bằng xi măng hay nắp nhôm được thiết kế thường không áp sát với bề mặt DCCN nên dù có đậy nắp vẫn không thể tránh được muỗi bay vào đẻ trứng, những loại nắp này chỉ có công dụng để tránh bụi và các loại côn trùng có kích thước lớn. Như vậy, theo tôi đây là những cá nhân có thể gây ra mối nguy hại cho cộng đồng, Trạm y tế cần kết hợp với chính


quyền địa phương vận động và thuyết phục những đối tượng này thường xuyên hơn.

Bên cạnh việc nhận thức được những lợi ích từ việc tham gia phòng

chống bệnh, người dân bắt đầu tin vào những biện pháp phòng bệnh đã được hướng dẫn và thử tham gia thực hiện các biện pháp này, kết quả là sau can thiệp

sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê với 2 = 406,33; p < 0,001, chỉ số hiệu quả

can thiệp tại xã chứng tăng 535,9%, HQCT khi so sánh với xã chứng đạt 82,3%. Để loại trừ bọ gậy, sau can thiệp người dân đã thực hiện các biện pháp phòng

bệnh tăng một cách có ý nghĩa thống kê, cụ

thể như

dùng cao su đậy kín các

DCCN tăng từ

20,6% lên 74,0% (p < 0,001); thường xuyên cọ

rửa DCCN từ

15,1% lên 61,3% (p < 0,001); không vứt vật phế thải ra quanh sân, vườn nhà từ 9,9% lên 20,7% (p < 0,001); lật úp các DCCN không sử dụng từ 14,6% lên 47% (p

< 0,001); tham gia thả cá vào các DCCN tăng từ 7,5% lên 48,3% (p < 0,001). Tuy nhiên, sau 2 năm tại xã chứng tỷ lệ thực hành cũng tăng cao so với ban đầu, từ 10,4% lên 74,7% nhưng không cao bằng xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A). Có sự thay đổi về tỷ lệ thực hành ở xã chứng có thể do trong thời gian qua tại xã liên tục xảy ra số ca mắc và các ổ dịch nhỏ nên được Trung tâm Y tế huyện can thiệp thường xuyên và có triển khai phun thuốc để dập dịch.

Tóm lại, để chương trình PCSXH thành công không thể sử dụng phương pháp can thiệp từ trên xuống mà cần phải kết hợp theo chiều ngang với vai trò của cộng đồng là chính và kết luận này đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước chứng minh sự thành công của phương pháp này [48], [49], [50], [55], [107], [112], [116], [132], [148]. Kết quả từ việc kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức và thay đổi thái độ của người dân, hướng dẫn người dân sử dụng đúng từng giải pháp cho từng loại DCCN. DCCN dùng để lưu giữ lâu và đặt trong nhà thì sử dụng cao su để đậy kín, đối với DCCN được sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày và đặt ngoài sân nhà hay vườn thì sử dụng biện pháp thả cá đã cho thấy một kết quả khả quan sau 2 năm triển khai chương trình can thiệp tại xã Phong Thạnh Đông A qua kết quả giám sát chỉ số côn trùng.


4.4. Tính bền vững và khả năng duy trì các giải pháp

Qua đánh giá của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, trước khi triển khai chương trình can thiệp PCSXH, Bạc Liêu là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ xảy ra dịch thường xuyên do đặc thù vùng miền và tập quán sinh hoạt của người dân, các kết quả giám sát côn trùng luôn ở mức nguy cơ cao và số trường hợp mắc SXH qua các năm đều trên 120 ca mắc/100.000 dân. Để cải thiện các yếu tố nguy cơ tại Bạc Liêu cần phải giảm thiểu các chỉ số côn trùng và thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người dân. Chính vì vậy, chương trình PCSXH được tiến hành nghiên cứu tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu là cần thiết cho địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của Kế hoạch chiến lược PCSXH của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Dự án quốc gia phòng chống SXHD là giảm tỷ lệ mắc SXHD và nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của người dân [170], [168], [58]. Nghiên cứu tiến hành can thiệp thử nghiệm trên một xã để xác định các giải pháp phù hợp cho người dân địa phương, từ đó triển khai và nhân rộng các giải pháp này cho các xã khác của tỉnh Bạc Liêu. Thành công của chương trình là nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của y tế, chính quyền và người dân địa phương đã “rất hài lòng và tâm huyết, sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động can thiệp phòng chống bệnh dịch SXH”, họ đã nhận thấy được “lợi ích cho trung tâm” và “nhiều lợi ích cho xã” vì can thiệp này “bổ ích” và“giúp dân hiểu biết thêm những nguy hiểm của bệnh SXH cũng như biết cách phòng bệnh SXH tại nhà”.

Mặt khác, qua thực tế khảo sát trong thời gian chúng tôi can thiệp thử

nghiệm tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) thì tại xã chứng (Phong Thạnh

A) cũng nhận thấy được kết quả đạt được của chương trình PCSXH nên sau đó đã hướng dẫn người dân thực hiện, nhưng không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vật lực và kinh tế như cung cấp cao su hay tạo điểm nhân nuôi cá nên tính duy trì của các giải pháp này tại xã chứng là không có, kết quả là vẫn còn xảy ra dịch tại xã Phong Thạnh A trong thời gian qua. Từ đó cho thấy, các giải pháp can thiệp của chương trình đưa ra trong nghiên cứu mang tính khả thi,

có khả

năng áp dụng cho địa bàn khác và có khả

năng duy trì lâu dài cho địa


phương. Tóm lại, về mặt lý thuyết, kết quả can thiệp của chương trình PCSXH tại xã Phong Thạnh Đông A cho thấy tính phù hợp tại cộng đồng, có sự thay đổi

và có khả thiệp.

năng cải thiện các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng so với trước can

Thực tế, qua thời gian triển khai can thiệp thử nghiệm tại xã Phong Thạnh

Đông A cho thấy, người dân đã được nâng cao về kiến thức “nhận biết được

bệnh” và có thái độ “cảnh giác hơn khi đến mùa mưa”, không còn “e dè do sợ cá làm dơ nguồn nước của họ”, biết lựa chọn biện pháp tối ưu để phòng bệnh là kết hợp tất cả các biện pháp phòng bệnh như súc rửa, đậy kín DCCN bằng cao su và thả cá vào các DCCN (chiếm 35,3%) hay chỉ lựa chọn đậy kín DCCN và

thả cá, không đồng ý súc rửa DCCN thường xuyên do tiết kiệm nước (chiếm

33,3%); từ đó thay đổi thực hành trong phòng chống bệnh. Kết hợp với sự cần thiết về phòng chống dịch SXHD cho địa phương và cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của y tế, chính quyền, người dân địa phương, đồng thời với năm lý do nêu trên thì khả năng duy trì và nhân rộng chương trình này cho các huyện khác là có thể thực hiện được.

Như vậy, để cải thiện các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng cần duy trì được

các hoạt động của chương trình trong thời gian tới tại các hộ gia đình, với khẩu

hiệu “Hãy chung tay phòng chống sốt xuất huyết”. Qua cách tiếp cận phương

pháp đánh giá bằng định tính, chúng tôi thấy chương trình có thể duy trì và nhân rộng với các lý do sau: Một là, chương trình được thực hiện bằng cách hướng

dẫn đơn giản, dễ

thực hiện bằng cách hướng dẫn người dân cách sử

dụng

những vật liệu có sẵn tại cộng đồng để cắt đứt chu trình phát triển của véctơ; tạo các điểm nuôi cá gần dân nhất để khi cần có thể tìm đến xin thả cá vào các DCCN. Hai là, các tài liệu truyền thông được xây dựng phù hợp với dân, các hình ảnh minh họa cụ thể giúp dân dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng. Ba là, CTV đã trực tiếp tham gia các hoạt động từ đầu của chương trình nên dễ dàng nắm bắt thông tin để tuyên truyền, vận động. Thêm vào đó, CTV cũng là một trong các điểm nuôi cá do chúng tôi xây dựng hệ thống điểm nuôi trong giai đoạn can thiệp nên “khi đi vãng gia nếu thuận tiện thì tui mang


phát cho dân luôn, ai xin tui cho”. Bốn là, việc giám sát quản lý ổ dịch của ngành y tế vẫn được “chỉ đạo giám sát” thường xuyên hàng tháng của Trung tâm Y tế huyện.

Tuy nhiên, cán bộ y tế và chính quyền địa phương cũng đề nghị thêm một số hoạt động để đảm bảo khả năng duy trì các biện pháp này lâu dài hơn nữa là:

(1) Định kỳ

tập huấn cho người dân kể cả

học sinh cách phòng chống bệnh;

khuyến khích tạo thêm các điểm nhân giống cá; (2) Chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh, huyện, xã cần phát huy đúng mức Luật bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đặc biệt phải tạo sự đồng thuận của đại bộ phận người dân trong xã; (3) CTV cần giám sát nguồn cá tại hộ gia

đình thường xuyên hơn; (4) Người dân cần chủ động kiểm tra cá trong các

DCCN ít nhất 2 ngày/1 lần; (5) Hỗ trợ thêm kinh phí để thực hiện các giải pháp can thiệp trên, đặc biệt hỗ trợ thêm kinh phí cho cộng tác viên.

4.5. Hạn chế, khó khăn của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

Với mục tiêu nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp can thiệp PCSXH phù hợp cho cộng đồng. Đối tượng đích của nghiên cứu là những người thường xuyên làm công việc gia đình. Các đối tượng tác động đến đối tượng đích là người thân, các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, trạm y tế và chính quyền địa phương. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau có nhóm đối chứng, chương trình PCSXH được thiết kế dựa trên các bằng chứng dịch tễ, có sự tham gia của cộng đồng, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn. Nghiên cứu thực hiện điều tra đánh giá trước và sau can thiệp trên một cở mẫu đủ lớn (n = 300 hộ gia đình/xã). Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, thời gian, nguồn lực nên chúng tôi chỉ chọn thử nghiệm trên một xã đại diện, đây là xã có tỷ lệ mắc SXH cao nhiều năm liền trong huyện. Để khắc phục, các kết quả nghiên cứu tại xã can thiệp đã được so sánh sự thay đổi trước, sau can thiệp với một xã chứng trong suốt quá trình can thiệp để quan sát sự thay đổi của người dân qua các chỉ số đánh giá đầu vào và

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí