Sự Ủng Hộ, Tính Cần Thiết, Tính Phù Hợp, Khả Năng Duy Trì Và Tính Bền Vững Của Chương Trình


Tình trạng vệ sinh nhà ở trước và sau can thiệp tại xã can thiệp tăng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt tỷ lệ vệ sinh ngoài nhà không có các vật dụng phế thải chứa nước vứt bừa bãi, không có nước đọng quanh nhà và cống rãnh lưu thông đã tăng từ 63,1% lên 95,3% (p < 0,001). Tỷ lệ HGĐ ở xã Phong Thạnh A thực hiện vệ sinh trong nhà và ngoài nhà có tăng nhưng tỷ lệ sau can thiệp tăng không nhiều so với trước can thiệp.

Bảng 3.18.

So sánh kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trước và sau can thiệp


Chỉ số đánh giá

Xã chứng

(PT­A)

Xã can thiệp

(PTĐ­A)

CSHQ

xã can thiệp

(%)


HQCT (%)

Trước

(n=298)

Sau

(n=292)

Trước

(n=294)

Sau

(n=300)

Kiế n

thức

Đạt

n

181

100

183

234


25,4


69,1

%

60,7

34,2

62,2

78,0

Chưa đạt

n

117

192

111

66

%

39,3

65,8

37,8

22,0

p <0,001; 2 =17,619; OR = 2,15; CI = 1,49 – 3,09

Thái độ

Đạt

n

20

34

108

288


161,6


88,4

%

6,7

11,6

36,7

96,0

Chưa đạt

n

278

258

186

12

%

93,3

88,4

63,3

4,0

p <0,001; 2 = 84,24; OR = 20,26; CI = 8,69 – 47,23

Thự c

hành

Đạt

n

31

218

45

292


535,9


82,3

%

10,4

74,7

15,3

97,3

Chưa đạt

n

267

74

249

8

%

89,6

25,3

84,7

2,7

p <0,001; 2 = 406,33; OR = 201,97; CI = 93,44 ­ 436,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 14


Từ kết quả chấm điểm kiến thức, thái độ, thực hành của người dân cho thấy tỷ lệ thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành đã tăng sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tại xã Phong Thạnh Đông A, tỷ lệ kiến thức đúng thay đổi từ 62,2% lên 78% ( 2 =17,619; p < 0,001). Đặc biệt sau can thiệp tỷ lệ thay đổi về thái độ và thực hành tăng cao hơn kiến thức, tỷ lệ thái độ đúng tăng từ 36,7% lên

96% ( 2 = 84,24; p < 0,001) và thực hành đúng tăng từ 15,3% lên 97,3% ( 2 =

406,33; p < 0,001). Qua đánh giá CSHQ tại xã can thiệp, kết quả can thiệp thực


hành (535,9%) và thái độ (161,6%) tăng so với trước can thiệp với tỷ lệ đạt cao hơn chỉ số hiệu quả về kiến thức (25,4%). Đánh giá chung về HQCT khi so sánh giữa xã can thiệp với xã chứng thì chỉ số thái độ (88,4%) và thực hành (82,3%) đã thay đổi nhiều hơn chỉ số kiến thức (69,1%).

3.4. Sự ủng hộ, tính cần thiết, tính phù hợp, khả năng duy trì và tính bền vững của chương trình

3.4.1. Tính phù hợp, cần thiết và khả thi của chương trình PCSXH Lợi ích của chương trình can thiệp

Qua kết quả

phân tích từ

các cuộc phỏng vấn sâu CBYT cho thấy can

thiệp đã“…mang lại nhiều lợi ích cho xã, giúp dân hiểu biết thêm những nguy hiểm của bệnh SXH cũng như biết cách phòng bệnh SXH tại nhà” (PVS_YTX) và mang đến nhiều lợi ích cho ngành y tế địa phương “… mang lại lợi ích cho trung tâm chúng tôi và xã được can thiệp” (PVS_TTYT). Can thiệp đã mang lại những lợi ích nhất định cho người dân, giúp người dân hiểu biết nhiều hơn về bệnh và cách phòng chống bệnh SXH, đặc biệt chương trình can thiệp đã hướng dẫn và hỗ trợ các phương tiện, vật liệu cho người dân để thực hiện việc phòng và loại trừ bọ gậy, muỗi. Nhận xét của một cán bộ xã về lợi ích của chương trình: “Các hoạt động can thiệp của chương trình đã mang lại lợi ích thiết thực rất nhiều cho cán bộ và nhân dân trong xã đơn cử như về trình độ nhận thức của đại bộ phận nhân dân hiểu và biết được các bước và quy trình phòng chống bệnh dịch

SXH, từng bước làm vệ

sinh môi trường xung quanh nhà

ở, thả

cá diệt lăng

quăng, lấy cao su đậy kín DCCN…” (PVS_UBX). Về phía cán bộ y tế cũng cho rằng“… giúp thay đổi hành vi với các biện pháp dễ làm, ít tốn kinh phí, mang hiệu quả lớn” (PVS_TTYT).

Sự đồng thuận và ủng hộ của các bên liên quan

Can thiệp nhận được nhiều sự đồng thuận và ủng hộ từ ngành y tế, đặc

biệt từ chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt

động can thiệp tại cộng đồng, đại diện một cán bộ

xã cho biết:

“Cán bộ và


người dân xã rất hài lòng và tâm huyết, sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động can thiệp phòng chống bệnh dịch SXH tại xã” (PVS_UBX).

Tính khả thi, bền vững của chương trình

Để có thể tiếp tục duy trì mô hình can thiệp này cần có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành và có sự chỉ đạo tiếp tục từ các cấp và nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động. Trong quá trình can thiệp, các hoạt động can thiệp đã được lồng ghép vào các hoạt động của chương trình phòng chống SXH địa phương, đồng thời chúng tôi đã tận dụng nguồn lực sẵn có ở cơ sở nên kinh phí để tiếp tục duy trì hoạt động sẽ không quá lớn đối với các xã. Bên cạnh đó, trong quá trình can thiệp, chúng tôi đã tạo được nhiều điểm nhân nuôi cá và hướng dẫn người dân sử dụng những vật liệu có sẵn tại gia đình để thực hiện giải pháp loại trừ bọ gậy.

Mặt khác, các giải pháp đều được các bên liên quan cho rằng khả thi, dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với địa bàn huyện, xã “vì đã được ươm cá, thả cá đều khắp các ấp, các xã, hướng dẫn người dân đậy kín lu”(PVS_YTX).

Trước can thiệp, chúng tôi đề xuất biện pháp dùng cao su đậy kín DCCN và thả cá diệt bọ gậy vào các DCCN, một cán bộ y tế cho rằng khó có thể thay đổi thái độ, thực hành của người dân do: “một số ít hộ dân chưa có ý thức, chỉ hứa suôn khi có mặt đoàn vận động, kiểm tra đến gia đình, sau đó không thực hiện hay làm gì” hay “…khó vận động họ thay đổi thói quen được lắm”, “họ sợ

tốn nước hoặc làm dơ nước của họ” (PVS_YTX). Tuy nhiên, kết quả là sau 2

năm can thiệp cho thấy: “khi chúng tôi đi giám sát ở xã thấy người dân đã có một số thay đổi so với trước, chấp nhận thả cá, đậy nắp lu” (PVS_TTYT).

Mô hình can thiệp đã được xây dựng phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 ­ 2015 [59], đây là những cơ sở tốt cho tính bền vững của chương trình.

Tính phù hợp và sự cần thiết duy trì các hoạt động can thiệp

Các bên liên quan gồm các đối tượng tham gia triển khai và đối tượng hưởng lợi trực tiếp đều nhận định rằng chương trình PCSXH tại xã Phong Thạnh Đông A “rất phù hợp với sinh hoạt, tập quán sống của người dân trong


xã” và nghiên cứu cũng đã “mang lại lợi ích thiết thực” cho xã. Các bên liên quan còn cho rằng nên tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình vì các hoạt động này đã mang đến nhiều lợi ích cho ngành y tế nói chung và người dân nói riêng.

3.4.2. Đánh giá về việc nhân rộng chương trình

Từ kết quả định lượng và qua phỏng vấn sâu cho thấy, việc triển khai các giải pháp phòng bệnh ở cộng đồng đã mang đến một kết quả khả quan do “… tính thiết thực, hữu hiệu của nó, phù hợp với tình hình dịch tễ, dịch bệnh SXH trong giai đoạn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, phù hợp với khí hậu vùng đồng bằng nam bộ với nguồn cá dễ nuôi” (PVS_TTYT). Bên cạnh đó, các xã lân cận nhìn thấy các kết quả đạt được của xã can thiệp nên “đã đồng loạt xin kinh phí hỗ trợ từ Ủy ban huyện để làm theo mô hình này…” (PVS_TTYT).

Để duy trì cũng như có thể nhân rộng chương trình này, ngành y tế địa phương là đơn vị giữ vai trò then chốt: “khi chương trình kết thúc chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì mô hình này và nhân rộng ra các địa bàn khác. Thêm vào đó, do kiến thức của người dân sau chương trình này đã nhận biết được bệnh và có cảnh giác hơn khi đến mùa mưa nên tôi nghĩ trong thời gian tới tỷ lệ mắc bệnh ở xã sẽ giảm đi” và “trong những tháng không có dịch, tôi cũng vẫn chỉ đạo giám sát quản lý ổ dịch cũ …” (PVS_TTYT). Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất:“Cách duy trì là phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh, huyện, xã; đặc biệt là phải có sự đồng thuận của đại bộ phận người dân trong xã” (PVS_UBX).

Cộng tác viên là “cánh tay nối dài” và là người trực tiếp giúp chương trình duy trì tốt nhất. Một cộng tác viên cho biết về công việc của họ “…đó là công việc của tụi chị phải làm mà, hàng tháng chị phải báo cáo sổ sách cho Trạm các hoạt động vãng gia sẵn đó kiểm tra các hộ dân và nhắc nhở luôn” (TLN_CTV). Đồng thời, CTV còn giữ vai trò là một trong các điểm nhân nuôi cá tại các điểm ấp nên đây cũng là một trong các điểm mạnh của chương trình, giúp chương trình có thể duy trì tiếp tục“nhà tui cũng là điểm nuôi cá, hơn nữa bây giờ cá


cũng đẻ nhiều rồi, nên khi đi vãng gia nếu thuận tiện thì tui mang phát cho dân luôn, ai xin tui cho” (TLN_CTV).


1.7

35.3

4 7.7


7

4.7


6.3



Súc rửa DCCN Thảcá

Súc rửa DCCN và thảcá Kết hợp tất cảcác biện pháp

33.3

Đậy nắp cao su

Súc rửa DCCN và đậy cao su Đậy kín DCCN và thảcá Không biết


Biểu đồ 3.18. Giải pháp được lựa chọn phòng bệnh sau can thiệp

Về phía người dân, sau 2 năm can thiệp họ đã quyết định lựa chọn cho

mình biện pháp tối

ưu để

phòng bệnh là kết hợp tất cả các biện pháp phòng

bệnh: súc rửa DCCN, đậy kín DCCN bằng cao su và thả cá vào các DCCN

(35,3%). Có 33,3% hộ gia đình chỉ lựa chọn sử dụng 2 biện pháp phòng bệnh là đậy kín DCCN và thả cá, không đồng ý súc rửa DCCN thường xuyên. Dưới 10% hộ gia đình chỉ chọn sử dụng những giải pháp phòng bệnh riêng lẽ như súc rửa DCCN hoặc đậy kín các DCCN hoặc thả cá.

Do được cán bộ y tế và cộng tác viên tuyên truyền, hướng dẫn những lợi ích, cách tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại gia đình nên các hộ gia đình đã nhìn thấy được lợi ích và tính tiện lợi của mô hình này: “tui thấy nhà kế bên thả cá một thời gian sau giảm muỗi trong nhà thiệt nghe” và “lúc trước cao su trong mấy bao phân tôm tui bỏ hết trơn, bây giờ thì tui biết rồi nên rửa kỹ rồi dùng đậy mấy cái lu trong nhà, vừa bớt muỗi mà cũng đỡ bụi trong lu nước nữa”,

thêm vào đó “một thước cao su có bao nhiêu tiền đâu, cũng dễ (TLN_ND) nên các hoạt động này rất dễ nhân rộng và bền vững.

3.4.3 Điểm mạnh, điểm yếu của chương trình PCSXH

3.4.3.1. Điểm mạnh của chương trình PCSXH

mua mà”


Điểm mạnh đạt được nhiều nhất của chương trình là chương trình PCSXH đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng. Bên cạnh đó, những kết quả chương trình đã đạt được trong 2 năm can thiệp được các bên liên quan phản ánh thông qua các kết quả định tính.

“Điểm mạnh của chương trình là mô hình nuôi cá tại cộng đồng được người dân ủng hộ, qua đó người dân biết nhân rộng mô hình, nuôi cá tại nhà và tôi thấy có một số hộ dân còn tự đi tìm xin cá về để thả vào các lu nước trong nhà sau khi cá CTV phát cho bị chết hoặc họ xúc lu bị mất cá” (PVS_UBX).

“Mô hình thả cá diệt lăng quăng tại xã đã mang lại hiệu quả cao, cụ thể

năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ mắc bệnh đã giảm so với các năm

trước, đặc biệt là năm 2008. Trong mấy tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 có vài ca mắc là do gia đình đó có người đi làm công nhân ở thành phố bị mắc bệnh quay về xã, không phải bị mắc bệnh tại xã…” (PVS_YTX).

“Hoạt động hài lòng nhất là thả cá diệt bọ gậy trên phạm vi toàn xã cho bà con, đặc biệt là tạo điểm nuôi tại hộ gia đình, khi cần thì họ không phải đi tìm ở đâu xa. Ngoài ra, công tác tập huấn cho người dân và học sinh, phát tờ bướm, tờ rơi, phát đĩa nhạc tuyên truyền về bệnh tại các khu vực đông dân cư, đặc biệt tôi thích nhất là chiếu phim cho dân xem từ đó người dân dễ hiểu và nắm bắt được thế nào là cách phòng chống bệnh SXH cho gia đình mình” (PVS_UBX).

3.4.3.2. Điểm yếu và những khó khăn của chương trình

Bên cạnh những điểm mạnh, chương trình đã gặp phải một số khó khăn trong việc can thiệp bằng giải pháp nắp đậy cao su.

“Mô hình làm nắp đậy lu bằng vành tre chỉ là biện pháp tạm thời, mau hỏng, hiệu quả không cao …” (PVS_YTX).

“Hoạt động của chương trình mà tôi thấy chưa hài lòng là phát nắp đậy cao su cho dân nhưng dân sử dụng không đúng mục đích…” (PVS_UBX).

Về hoạt động thả cá, cán bộ xã nhận thấy thời điểm thả cá là chưa phù

hợp:


“Thả cá chưa đúng thời điểm nhất định đưa đến cá chết hàng loạt, người dân thì chưa quen có cá trong lu nên khi xúc lu họ đổ luôn cả cá ra ngoài làm cho cá bị mất rất nhiều” (PVS_YTX).

Những trở ngại, hạn chế trong chương trình PCSXH

Trong thời gian triển khai chương trình PCSXH tại xã Phong Thạnh Đông A, chúng tôi đã gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Có 2 CTV bỏ việc và chúng tôi không tìm được người để thay thế. Cán bộ y tế xã cho biết về khó khăn này: “Người làm được việc thì không chịu tham gia, còn người làm không được việc

thì nhiều. Chúng tôi không muốn tuyển những người như vậy” (PVS_YTX). Về

phía UBND xã cũng cho biết ý kiến về việc tuyển chọn CTV: “Chúng tôi cũng hỗ trợ Trạm y tế trong việc tìm người bằng cách vận động mấy em Đoàn Thanh niên và trưởng ấp tham gia nhưng họ đều e ngại về chuyên môn” (PVS_UBX).

Về nguyên nhân thất bại của quá trình can thiệp, qua tìm hiểu chúng tôi đã tìm thấy được một số nguyên nhân là từ cách tuyên truyền, vận động của Cộng tác viên và bị ảnh hưởng bởi thái độ của người dân. Trong quá trình truyền thông

giáo dục sức khỏe, Cộng tác viên chỉ

nhắc nhở

dân đậy nắp lu nhưng không

hướng dẫn rỏ phải sử dụng nắp cao su như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.

“CTV tuyên truyền không rõ ràng nên làm người dân hiểu sai mang các nắp này đậy ngoài trời nên dưới ánh nắng mặt trời cao su giòn và bị rách…” (PVS_YTX).

“… cần xem lại cách tuyên truyền vì hình như người dân còn hiểu sai cách sử dụng của nắp cao su” (PVS_UBX).

“… kêu tui đậy nắp mấy cái lu, kiệu trong nhà thì tui đã mua thêm mấy cái

nắp nhôm về đậy rồi còn gì nữa, với lại ở nhà còn mấy cái nắp xi măng” “miễn có nắp đậy là được rồi” (TLN_ND).

hay

“… phát cho tôi 2 cái nắp lu rồi kêu đậy mấy cái lu ở ngoài hiên nhà chứ đâu có nói là đậy mấy cái lu trong nhà đâu” (TLN_ND).

Qua thảo luận nhóm với người dân, chúng tôi đã tìm thấy được một số nguyên nhân gây ra những khó khăn khi thực hiện chương trình là do sự bất tiện khi sử dụng sản phẩm và thái độ của người dân trong hoạt động phòng bệnh. Một số người dân có các nhận định sau:


“…sử dụng cao su tui thấy hơi bất tiện, nước xài liền liền mà cứ mở ra đóng lại … có hơi mất công quá” (TLN_ND).

“Nhà có con nít, tụi nó phá lắm, thấy cá trong mấy cái lu tụi nó vớt ra chơi hết nên bị mất hoài, nếu đến cho thì lấy chứ bây giờ làm biếng đi xin lắm” (TLN_ND).

“Thấy cá đẹp nên tui vớt vô mấy cái hồ nuôi làm kiểng, để ngoài lu phí lắm” (TLN_ND).

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí