Hiện Trạng Hệ Thống Đường Giao Thông Xã Trung Lý



c) Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Các tuyến đường giao thông chính gồm: tỉnh lộ 520 chạy qua địa bàn xã đang được nhựa hóa; các tuyến đường liên thôn, nội thôn, đường sản xuất,.... trong xã vẫn là đường đất, đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Hiện trạng giao thông xã Trung Lý đến năm 2012 được tổng hợp tại bảng 3.8.

Bảng 3.8: Hiện trạng hệ thống đường giao thông xã Trung Lý



TT

Tên tuyến đường

Hiện trạng


Điểm đầu


Điểm cuối

Chiều dài

(m)

Chiều rộng

(m)

Kết cấu

I

Đường giao thông liên xã





1

Bản Pá Quăn

Bản Kéo Cưa

20.000

8,0

Nhựa

2

Bản Táo

Tà Cóm

50.000

5,0

Đất

3

Bản Pá Quăn

Bản Co Cài

18.000

5,0

Đất

4

Bản Xa Lao

Bản Tung

5.000

5,0

Đất

II

Đường liên bản





1

Đội 2 bản Táo

Đội 3 bản Táo

1.000

4,0

Đất

2

Đầu bản Nà Ón

Cuối bản Nà Ón

2.000

4,0

Đất

3

Đầu bản Cánh Cộng (tổ 2)

Cuối bản Cánh Cộng (tổ 2)

2.000

4,0

Đất

4

Đầu Đường tỉnh lộ 520

Cuối bản Táo 2

5.000

4,0

Đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 8

(Nguồn: Số liệu tổng hợp xã Trung Lý) Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông xã Trung Lý chưa thực sự được quan tâm; trong thời gian tới cần cải tạo nâng cấp và mở mới một số tuyến

đường để phục vụ dân sinh và khai thác nông, lâm sản.

* Thuỷ lợi

Hệ thống công trình thủy lợi hiện có 12 đập nhỏ và 12 hệ thống kênh mương được tổng hợp tại bảng 3.9.



Bảng 3.9: Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi xã Trung Lý



TT


Hạng mục


ĐVT

Hiện trạng năm 2012

I

Đập chắn nước

cái

12

1

Đập xây

cái

8


Diện tích tưới

ha

30

2

Đập tạm thời

cái

4


Diện tích tưới

ha

15,5

II

Kênh mương

cái

12

1

Mương xây

m

4.170


Diện tích tưới

ha

80

2

Mương đất

m

2.670


Diện tích tưới

ha

22

(Nguồn: Số liệu tổng hợp xã Trung Lý)

Các công trình hầu hết chưa hoàn chỉnh và thiếu so với nhu cầu tưới tiêu; các công trình tạm đã sử dụng nhiều năm nhưng chưa được đầu tư tu sửa; nhiều công trình xây dựng không theo quy hoạch nên hiệu quả thấp.

* Năng lượng

Toàn xã có 5 trên 16 bản có điện lưới quốc gia. Do địa bàn rộng, nhân dân sống không tập trung nên số hộ được sử dụng điện lưới không nhiều. Một số hộ dân ngăn suối làm thuỷ điện nhỏ, công suất thấp phục vụ thắp sáng gia đình. Hệ thống điện trên địa bàn xã được tổng hợp tại bảng 3.10.

Bảng 3.10: Hiện trạng hệ thống điện xã Trung Lý



TT


Chỉ tiêu


ĐVT

Hiện trạng 2012

Tổng số

Đạt tiêu

chuẩn

Không đạt

tiêu chuẩn

1

Số trạm biến áp

Trạm

3

3

0

2

Tổng dung lượng

KVA

150



3

Đường dây cao thế

Km

20

5

15

4

Đường dây trung thế


20

0

20

5

Đường dây hạ thế

Km

25

10

15

(Nguồn: Tổng hợp số liệu xã Trung Lý)



d) Y tế, giáo dục, văn hóa thông tin

Những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước; nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư đã được triển khai trên địa bàn xã như: Chương trình 134, 135, chương trình định canh định cư, chương trình xây dựng nông thôn mới... , từ đó đã xây dựng được nhiều cơ sở văn hoá - phúc lợi như trường học, trạm y tế, cấp nước sạch,... từng bước đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương.

* Về Y tế

Xã có một trạm y tế đặt tại bản Táo, khuôn viên rộng 1000 m2, diện tích xây dựng gần 250 m2 đạt chuẩn quốc gia. Nhân viên y tế gồm: 1 Y sỹ, 4 Y tá, 1 Hộ sinh, 16/16 bản có cán bộ y tế; cơ bản đáp ứng được khám, điều trị và phòng dịch bệnh trong địa bàn xã. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt kết quả khá tốt. Các chương trình y tế cộng đồng được triển khai đúng thời gian, 100% trẻ em dưới một tuổi và phụ nữ có thai được tiêm chủng đủ sáu loại vác xin.

* Cơ sở giáo dục và đào tạo

- Trường mầm non: Có 23 điểm trường; 23 lớp, 29 giáo viên, 523 học sinh.

- Trường Tiểu học: Có 2 trường chính và 16 điểm trường, 50 lớp, 57 Giáo viên, 754 học sinh.

- Trường Trung học cơ sở: Có 1 trường; 11 lớp, 22 giáo viên, 400 học sinh. Một số điểm trường lẻ cách xa trung tâm xã tại các bản: Tà Cóm, Cánh Cộng,

Cá Dáng ...; nhà ở giáo viên, trường, lớp, đồ dùng học tập còn thiếu; vẫn còn các lớp học ghép, một số bản các em phải đi học xa từ 4 - 5 km dẫn đến chất lượng học tập kém, học sinh có học lực yếu và trung bình chiếm tỷ lệ cao.

* Về thông tin liên lạc

Hiện tại có 5/16 bản có sóng điện thoại di động. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước thường xuyên được tiến hành; giao thông, liên lạc ngày càng thuận lợi, nên đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao.



* Văn hoá, thể thao

Xã chưa có trung tâm sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể thao; có 7/16 bản có nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ sinh hoạt văn hoá và hội họp.

Công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội (ma tuý, cờ bạc, rượu chè) và xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh, xây dựng bản văn hóa, gia đình văn hóa được chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm; có 7/16 bản văn hoá, trong đó 05 bản được công nhận làng văn hóa cấp xã, 02 bản cấp huyện, 09 bản còn lại đang phát động xây dựng làng văn hoá.

Tuy vậy, phương tiện văn hóa thông tin (sách, báo, đài, truyền hình) còn ít; hệ thống truyền thanh đã trang bị cho 11/16 bản nhưng đã hư hỏng không sử dụng được. Hạ tầng cơ sở xã được tổng hợp tại bảng 3.11.

Bảng 3.11: Tổng hợp hạ tầng cơ sở xã Trung Lý đến năm 2012



STT


Tên công trình

DT đất tự nhiên (m2)

DT

xây dựng

(m2)


Kết cấu


Số phòng


Năm XD

I

Trung tâm hành chính xã






1

UBND xã

1.500

500

BTCT

16

2009

2

Nghĩa trang liệt sỹ

750

500

-

-

2006

3

Trạm y tế xã

1.000

250

C4

2

2003

4

Bưu điện xã

200

70

C4

1

2007

5

Trường mầm non

1.000

95

C4

2

2004

6

Trường tiểu học

500

393

C4

4

2005

7

Trường THCS

1.000

200

C4

6

2006

II

Công trình ngoài

Khu trung tâm






1

Nhà văn hoá







Bản Tà Cóm

200

40

C4

1

2003


Bản Cánh Cộng

200

40

C4

1

2005

2

Nhà trẻ








STT


Tên công trình

DT đất tự nhiên (m2)

DT

xây dựng

(m2)


Kết cấu


Số phòng


Năm XD


Bản Táo

1.000

95

C4

1

2004


Khằm 1

1.000

95

C4

1

2005


Khằm 3

1.000

95

C4

1

2007


Pá Quăn

1.000

95

C4

1

2003


Co Cài

1.000

95

C4

1

2006


Cánh Cộng

1.000

95

C4

1

2006


Ca Giáng

1.000

95

C4

1

2008


Bản lìn

1.000

95

C4

1

2007


Pa Búa

1.000

95

C4

1

2004


Bản Hộc

1.000

95

C4

1

2004


Bản Xa Lao

1.000

95

C4

1

2002

3

Trường tiểu học







Điểm trường chính (bản Táo)

500

393

C4

4

2005


Các điểm trường khác

200

122

C4

1

-

4

Bãi rác

-

-

-

-

-

5

Nghĩa trang nhân dân







Bản Co Cài

3.000






Bản Lìn

1.000






Bản Táo

30.000

-

-

-

-


Bản Pá Quăn

10.000

-

-

-

-


đ) Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống

* Dân số

Tính đến ngày 30/12/2012, toàn xã có 1.076 hộ với 5.618 nhân khẩu. Trong đó: nam là 2.784 khẩu, nữ là 2.834 khẩu.


Thành phần dân tộc: Mông có 614 hộ, 3.615 nhân khẩu, chiếm 64,3%; Thái có 373 hộ, 1.617 nhân khẩu, chiếm 28,8%; Mường có 56 hộ, 264 nhân khẩu chiếm 4,7%; Kinh có 33 hộ, 122 nhân khẩu, chiếm 2,2%. Mật độ dân số 28,4 người/ km2.

* Lao động và việc làm

Tổng số lao động toàn xã là 2.641 người. Trong đó: Lao động nam là 1.298 người, chiếm 49,1%; lao động nữ là 1.343 người, chiếm 50,9 %.

Tiềm năng lao động lớn nhưng chất lượng lao động còn thấp, đại bộ phận là lao động phổ thông, trình độ sản xuất là lạc hậu. Do vậy khả năng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Việc làm chủ yếu vẫn là lao động thời vụ, chưa phát triển nghề phụ và các ngành nghề khác khi nhàn rỗi.

* Thu nhập và mức sống

Trên 95% số hộ trong xã sống bằng nghề nông nghiệp. Năm 2012 thu nhập bình quân 5,28 triệu đồng/người (năm 2011 là 5,1 triệu đồng/người). Hiện tại hộ nghèo theo chuẩn mới toàn xã là 777 hộ/1.076 hộ bằng 72,21% (năm 2011 là 78,5%). Trong những năm gần đây được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các tổ chức trong Nước và Quốc tế nên đời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn xã từng bước được nâng lên, các tiện nghi sinh hoạt, điều kiện y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần... được cải thiện đáng kể.

3.1.2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối với sử dụng đất

a) Thuận lợi

- Là xã có diện tích lớn nhất, nằm trong vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có giá trị cao về đa dạng sinh học. Đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lý bảo tồn tài nguyên động thực vật tại khu BTTN Pù Hu.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn là thế mạnh để xã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi phát triển hơn so với các xã khác trong huyện. Đây là thuận lợi ban đầu, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.



- Nhân dân trong xã cần cù, chịu khó, đoàn kết một lòng vượt lên xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Khó khăn

- Điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh, kết hợp với mưa lớn thường xảy ra lũ lụt và trượt lở đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thường xảy ra hạn hán, cháy rừng. Điều kiện thiên nhiên có phần đặc thù theo tiểu vùng khí hậu nên làm hạn chế đến sự lựa chọn giống, thời vụ và sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9, khu vực núi cao về mùa mưa thường xuất hiện lũ ống, lũ quét và gió lốc, gây thiệt hại đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít chỉ chiếm 5,15% tổng diện tích tự nhiên của xã, người dân thiếu đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự thiếu đói thường xuyên. Mặt khác, phần lớn diện tích canh tác trong vùng là nương rẫy và đất dốc nên thường bị rửa trôi mạnh và bạc màu nhanh chóng; điều kiện thâm canh, tiến bộ khoa học kỹ thuật ít được áp dụng vào sản xuất nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao và năng suất nông nghiệp thấp.

- Xã thiếu ngành nghề phụ, ngành nghề truyền thống; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ gia tăng dân số 2 % còn ở mức khá cao, gây sức ép đối với đất đai. Thu nhập bình quân đầu người thấp, tiềm lực về tài chính cũng như khả năng tích lũy vốn đầu tư thấp.

- Giao thông vận tải: các đường liên thôn, liên xã còn ít, chất lượng đường xấu và chỉ đi lại được trong mùa khô.

- Cơ sở hạ tầng trong vùng kém phát triển, đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn ít. Hầu hết người dân vẫn sống phụ thuộc vào rừng. Điều này đã gây sức ép lớn đến công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững, quản lý bảo vệ rừng. Phát triển lâm nghiệp hiện chưa được người dân chú trọng, vì ý thức của người dân coi trọng cây lương thực (Ngô, lúa, Sắn) có thu nhập trước mắt, chưa thấy rõ hiệu quả lâu dài từ cây lâm nghiệp.



d) Đánh giá

- Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện từng bước nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; an ninh lương thực chưa đảm bảo, bình quân lương thực trên đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; nhiều lao động thanh niên chưa có việc làm ổn định. Trong những năm tới, cần quan tâm đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá trong trồng trọt và chăn nuôi; khuyến khích phát triển trang trại; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển; ngành nghề truyền thống chưa được mở rộng để giải quyết triệt để vấn đề lao động và việc làm, tăng thu nhập, gốp phần xoá đói giảm nghèo.

- Nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng còn thấp; chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.

- Địa hình chia cắt phức tạp thành từng vùng riêng biệt, độ dốc lớn nên khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là sản xuất lúa nước và rau mầu các loại phục vụ cuộc sống của nhân dân.

- Trình độ dân trí còn rất thấp; tập quán canh tác lạc hậu, mang nặng tính tự túc, tự cấp, chưa hình thành được các khu vực sản xuất hàng hoá; tình trạng du canh du cư vẫn còn xảy ra. Thương mại, dịch vụ kém phát triển.

- Người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tệ nạn xã hội trên địa bàn có chiều hướng gia tăng do nhận thức và kinh tế kém phát triển.

3.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất qua các thời kỳ xã Trung Lý

3.1.3.1. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a) Giai đoạn trước năm 1993

Từ năm 1993 trở về trước, bộ phận quản lý ruộng đất của huyện trực thuộc phòng Nông nghiệp, công tác quản lý đất đai bước đầu đã được quan tâm, nhưng thiếu chặt chẽ, không sâu sát. Đất đai chủ yếu do chính quyền cấp xã, bản quản lý và sử dụng. Mặt khác, các chính sách, văn bản về đất đai còn ít; tài liệu bản đồ, các loại số liệu còn thiếu và chưa được quản lý chặt chẽ.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí