Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Xã Trung Lý Đến Năm 2012



không hợp lý, hiện tượng phá rừng, phát nương làm rẫy vẫn còn dẫn đến chất lượng rừng không cao và diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm dần. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Trung Lý năm 2012 được tổng hợp tại bảng 3.3 và bảng 3.4.

Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng xã Trung Lý đến năm 2012


TT

Hạng mục

Diện tích

(ha)

Các loại rừng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

I

Đất có rừng

11.623,30

3.468,39

3.549,12

4.605,79

1

Rừng tự nhiên

11.214,49

3.468,39

3.537,67

4.208,43

11.

Rừng gỗ

6.022,10

2.018,20

1.988,75

2.015,15

-

Rừng giàu

445,98

373,28

59,74

12,96

-

Rừng trung bình

1.864,19

466,65

718,77

678,77

-

Rừng nghèo

2.092,08

573,20

389,11

1.129,77

-

Rừng phục hồi

1.619,85

605,07

821,13

193,65

1.2

Rừng hỗn giao

1.531,82

486,36

397,64

647,82

1.3

Rừng nứa

3.660,57

963,83

1.151,28

1.545,46

2

Rừng trồng

408,81

0,00

11,45

397,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 7

(Nguồn: Cập nhật DBR&ĐLN Khu BTTN Pù Hu năm 2012)

Bảng 3.4: Diện tích và trữ lượng rừng tự nhiên xã Trung Lý đến năm 2012


TT

Loại rừng

Diện tích

(ha)

M/ha

(m3)

M lâm phần

(m3)

1

Rừng giàu

445,98

158

70464,84

2

Rừng trung bình

1.864,19

121

225566,99

3

Rừng nghèo

2.092,08



4

Rừng phục hồi

1.619,85

49

79372,65

5

Rừng hỗn giao

1.531,82



6

Rừng nứa

3.660,57




Tổng cộng

11.214,49


375.404,48

(Nguồn: cập nhật Khu BTTN Pù Hu)

Diện tích rừng trồng toàn xã là 408,81 ha với các loài cây chủ yếu là: Xoan ta, Lát hoa, Luồng. Trong những năm gần đây, do nhận thức đúng về vai trò, tầm quan



trọng từ rừng nên người dân địa phương đã tích cực tham gia trồng rừng sản xuất theo các dự án đầu tư với chu kỳ kinh doanh ngắn (8-10 năm). Công tác quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi và làm giàu rừng được tăng cường và đi vào ổn định, do đó tài nguyên rừng xã Trung Lý ngày càng được cải thiện.

Công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả nhất định trong quản lý và sử dụng đất đai.

Việc khai thác lâm sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là khai thác tận dụng, tận thu gỗ, nứa và khai thác lâm sản phụ trong rừng tự nhiên, hoạt động khai thác lâm sản luôn được quản lý tốt.

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trung Lý

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và môi trường

a) Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý, hành chính

Trung Lý là xã vùng cao, vùng sâu biên giới của tỉnh Thanh hóa, cách thị trấn Mường Lát 38 km về phía Đông Nam và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 202 km. Phía Bắc giáp xã Mường Lý; phía Tây giáp xã Nhi Sơn và nước CHDCND Lào; phía Đông giáp xã Trung Thành, Hiền Kiệt (huyện Quan Hóa); phía Nam giáp xã Hiền Kiệt (huyện Quan Hóa).

* Địa hình, địa mạo

- Mang tính chất đặc trưng của vùng miền núi Trung trung bộ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao và hệ thống sông suối, tạo ra địa hình phức tạp.

- Địa hình núi cao: Độ cao trung bình từ 650-700 m, độ dốc lớn, trung bình từ 25o đến 35o. Địa hình lòng chảo nghiêng theo hướng Bắc Nam và Nam Bắc, thích hợp cho khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 200 - 400 mét, gồm hệ thống đồi và núi trọc thích hợp cho việc trồng rừng, phát triển trang trại tổng hợp.

Trung Lý thuộc vùng hữu ngạn sông Mã của huyện Mường Lát, địa hình bị chia cắt bởi các con suối thành từng vùng riêng biệt gây khó khăn cho giao thông đường bộ.



* Khí hậu, thuỷ văn

Trung Lý nằm trong vùng đồi núi chịu ảnh hưởng của loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 5 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, nhiệt độ tối cao trung bình: 33,70C (vào tháng 7); nhiệt độ tối thấp trung bình: 13,90C (vào tháng 1).

- Đô ̣ ẩm trung bình hàng năm 84%, những tháng có gió Lào, độ ẩm không khí xuống rất thấp (54-61%), lượng bốc hơi nước rất nhanh (64,0% - 79,2%). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của xã.

- Lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 1.700 mm; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm); mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (lượng mưa chỉ chiếm 15% cả năm), mùa này thường gây hoả hoạn, cháy rừng. Tháng 11, 12, 1, 2 lượng mưa rất thấp (các tháng kiệt); đây là yếu tố bất lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

- Hàng năm có 2 loại gió mùa: gió mùa Đông - Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (khí hậu rét, khô và hanh); gió Đông - Nam, thổi từ tháng 4-9; từ tháng 5 đến tháng 7 có gió Lào hoạt động mạnh, gây nóng và khô hạn. Trung Lý nằm sâu trong lục địa nên ít bị ảnh hưởng của bão.

- Trung Lý nằm trong lưu vực của sông Mã (chạy qua hơn 20 km). Lưu lượng nước chảy bình quân năm 350 m3/s (mùa lũ: 525 m3/s, mùa cạn: 151 m3/s). Là vùng đầu nguồn sông Mã, độ dốc lớn nên hàng năm Trung Lý mất đi 1 lượng phù sa khá lớn; không tạo được các bãi bằng ven sông, suối nên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

b) Các nguồn tài nguyên

* Đất đai

- Đất đỏ vàng, nâu vàng phát triển trên đá sét, đá biến chất (Fs); tầng dày 50 - 100cm; thành phần cơ giới thịt nặng, độ dốc 150 - 250 .



- Đất vàng nhạt trên đá biến chất: Tầng đất mỏng; thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nặng, độ dốc phổ biến lớn hơn 180 - 350 . Phân bố tập trung bản Tà Cóm, Cá Dáng, Cánh Cộng, Co Cài, Lìn, Suối Hộc, Pa Púa.

- Đất đỏ vàng trên đá sét: Tầng dầy 70 - 200cm; thành phần cơ giới thịt nhẹ độ dốc từ 30 - 150; thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, cây màu, cây lâu năm, cây công nghiệp. Loại đất này được phân bố rải rác các bản Pá Quăn, Khằm, Táo.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): tầng dày 30-100cm; thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt trung bình có độ dốc từ 80 - 250 phân bố ở các bản Tung, Sa Lao, Ma Hắc, Nà Ón.

* Tài nguyên rừng

Tính đa dạng sinh học và tài nguyên động thực vật phân bố chủ yếu ở khu vực rừng Bảo tồn và khu vực giáp biên giới Việt - Lào, với nhiều loài thực vật quý hiếm được xếp trong sách Đỏ Việt Nam như Chò chỉ, Cu Ly, Thông tre, Đinh Mật, Kim Giao, Sến Mật, Muồng…..Về động vật có: Khỉ các loại, Vượn, Bò Tót, Gấu, Lợn Rừng, Tê Tê, Dúi má vàng…

* Tài nguyên khoáng sản

Chủ yếu là đá vôi, có trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức; mới chủ yếu tập trung khai thác phục vụ xây dựng tại địa phương. Một số vùng có phốtphoríc trữ lượng nhỏ.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngầm: Do đá mẹ rắn chắc nên lượng nước ngầm ít; chủ yếu tồn tại trong các nếp lõm dọc theo hệ thống nứt gẫy chính hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chưa có nghiên cứu cụ thể về chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn xã;

nhưng qua khảo sát một số giếng khơi cho thấy mưc nước ngầm tương đối sâu.

- Nguồn nước mặt: chủ yếu là từ các con suối và sông Mã, được dùng cho sinh hoạt, chăn nuôi và tưới cho cây trồng.

* Tài nguyên nhân văn và du lịch

Trung Lý có 4 dân tộc sinh sống (Mông, Thái, Mường, Kinh). Mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá khác nhau, nên các hoạt động văn hoá văn nghệ, lễ hội



cũng khác nhau; đây chính là nguồn tài nguyên nhân văn phong phú của địa phương cần gìn giữ và phát huy.

Ngoài ra, Trung Lý còn có các danh lam thắng cảnh như khu du lịch sinh thái Pù Hu, các làng dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, Mông; địa danh Cổng trời và Lòng hồ thuỷ điện Trung Sơn; các điệu hát, điệu múa, nhạc cụ dân tộc, các đặc trưng tập quán canh tác... tạo nên các tuyến du lịch sinh thái - văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.

* Thực trạng môi trường

Tuy chưa chịu ảnh hưởng nhiều của chất thải công nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng môi trường thường xuyên bị tác động tiêu cực do tình trạng đốt nương làm rẫy của một bộ phận người dân địa phương, làm huỷ hoại môi trường đất, đe doạ tài nguyên rừng. Cần có các giải pháp tích cực để ngăn chặn góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng kinh tế và thực trạng các ngành kinh tế

Kinh tế chủ đạo của xã Trung Lý là ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng có tăng nhưng vẫn còn rất thấp so với ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của xã đang từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên tốc độ còn rất chậm. Cơ cấu các ngành kinh tế được tổng hợp tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu GTSX (theo giá HH) giai đoạn 2005-2012

ĐVT: %


Chỉ tiêu

2005

2007

2009

2012

Tăng(+);giảm(-)

Cơ cấu

100

100

100

100


I. Nông nghiệp

95

92

85

82

-13

II. Công nghiệp - xây dựng

1

2

3

3

2

III. Thương mại - dịch vụ

4

6

12

15

11

(Nguồn: Số liệu tổng hợp và thu thập tại xã Trung Lý)



b) Tình hình sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt

Những năm gần đây, kết quả sản xuất của ngành trồng trọt tương đối ổn định, năng suất cây trồng từng bước được cải thiện.

- Cây Lúa: vùng sản xuất lúa tập trung dọc tỉnh lộ 520, gồm các bản: Pá Quăn, Kéo Cưa, Táo, Khằm 1, Khằm 2, Khằm 3, hầu hết diện tích lúa nước được trồng 2 vụ.

- Cây Ngô: những năm qua, diện tích gieo trồng ngô tăng mạnh; năm 2005 là 168 ha đến 2012 tăng lên 413,2 ha, nhưng bị thiệt hại mất trắng 291,3 ha nên chỉ thu hoạch được 121,9 ha, năng suất lại có chiều hướng giảm từ 32 tạ/ha năm 2005 xuống còn 8 tạ/ha ở năm 2012 do đất đai bạc mầu. Giống được người dân sử dụng chủ yếu là LVN10. Tình hình sản xuất nông nghiệp được tổng hợp tại bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu sản xuất chính một số cây trồng hàng năm

ĐVT - Diện tích: ha; Năng suất: tạ/ha; Sản lượng: tạ



TT


Hạng mục

Năm 2005

Năm 2012

Diện

tích

Năng

suất

Sản

lượng

Diện

tích

Năng

suất

Sản

lượng

I

Cây LT có hạt

348.6

24.4

852

403,4


529,8

1

Lúa

180.6

26.1

471.7

281,5


240,3

1.1

Lúa nước 2 vụ

86.1

36.5

315

47,8


79,5


Vụ xuân

44.1

38.0

168

10,5

18

18,9


Vụ mùa

42.0

35.0

147

37,3

18

60,6

1.2

Lúa nước 1 vụ

14.0

26.0

36

20.0

27.0

54

1.3

Lúa nương

80.5

15.0

121

213,7

5.0

106,8

2

Ngô đồi

168.0

32.0

537.6

121,9

8,0

97,5

II

Đất trồng cỏ

95.5

375.0

3,581.3




2

Đất trồng cỏ chăn nuôi

95.5

375.0

3,581




III

Cây CN hàng năm

221.0

129.5

2,861.8

206,6

7.0

146,2

1

Đậu tương

1.0

18.0

1.8





Vụ đông

1.0

18.0

1.8




2

Sắn đồi

220.0

130.0

2,860.0

206,6

7.0

146,2

IV

Đất trồng cây NN khác

580.0



614.6



(Nguồn: Thống kê xã Trung Lý 2012)



(Trong giai đoạn 2005 - 2011 diện tích và năng suất lúa, ngô, sắn đều tăng nhưng đến năm 2012 do diễn biến thời tiết nên các chỉ số mang tính cục bộ).

Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả năm là 348,6 ha trong đó diện tích trồng lúa chiếm 138,6 ha; diện tích trồng ngô đồi là 168 ha. Năng suất lúa trung bình khoảng 26,1 tạ/ha và đạt cao nhất ở vụ chiêm xuân; sản lượng lúa cả năm đạt 471,7 tấn. Đến năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa tăng và năng suất lúa đã giảm. Diện tích thực tế gieo lúa tăng nhưng do lúa nước bị mất mùa nên người dân đã tăng diện tích lúa nương (thực tế là 723,1 ha nhưng thiệt hại mất trắng còn 213,7 ha, nhưng do thời tiết khắc nghiệt nên năng suất thấp). Các giống lúa chủ yếu được gieo trồng là Khang Dân 18, Nà Tau, Chăm Hom, Chăm Lai,…. Đây là những giống lúa có sức đề kháng sâu bệnh cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và đã được nông dân tin cậy về chất lượng.

* Lâm nghiệp


Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.310,03 ha chiếm 92,52 % tổng diện tích tự nhiên. Tài nguyên rừng chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây họ Trám (Burceraceae), họ Dẻ (Fagaceae), ....

Đối với Trung Lý, Lâm nghiệp luôn là thế mạnh; trong quá trình phát triển kinh tế, những năm gần đây các loài cây trồng: Xoan ta, Lát hoa, Luồng... được địa phương xác định là cây trồng chính để phát triển rừng sản xuất.

* Chăn nuôi


Đến ngày 30 tháng 12 năm 2012 tổng đàn gia súc có 2.133 con (trâu, bò, ngựa), tổng đàn gia cầm có 10.997 con, Lợn 1.628 con, dê 309 con. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm 12.5% tổng giá trị thu nhập. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.7.



Bảng 3.7: Diễn biến quy mô đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi qua các năm 2005, 2009, 2012

TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng

Tăng trưởng

BQ 2005 - 2012

2005

2009

2012

I

Tổng đàn gia súc, gia

cầm






1

Lợn


3050

1930

1765

-10,36


Lơn nái

Con

674

402

364

-11,59


Lợn thịt

Con

2376

1528

1401

-10,03

2


1680

1200

1095

-8,20


Bò sinh sản, cày kéo

Con

1534

1006

909

-9,94


Bò thịt

Con

146

194

186

4,96

3

Trâu


1320

657

644

-13,37


Trâu sinh sản, cày kéo

Con

1118

365

398

-18,66


Trâu thịt

Con

202

292

246

4,02

4

Gia súc khác


411

432

320

-4,88


Con

165

210

201

4,03


Ngựa

Con

246

222

119

-13,52

5

Gia cầm

Con

8807

9706

10778

4,12

II

Sản lượng gia súc xuất

chuồng


169

137,3

119,53

-6,69


Lợn

tấn

118,8

76,4

70,5

-9,91


tấn

11

14,6

14

4,94


Trâu

tấn

16,2

23,4

19,7

3,99


tấn

5,8

7,4

7,03

3,92


Ngựa

tấn

17,2

15,5

8,3

-13,56

(Nguồn, điều tra, thu thập xã Trung Lý năm 2012)

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí