Mô Tả Lát Cắt Sử Dụng Đất Xã Trung Lý, Huyện Mường Lát, Tỉnh Thanh Hoá



b) Từ năm 1993 trở lại đây

Thực hiện nghị định 02/CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nên công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Năm 1995, hệ thống quản lý đất đai được tăng cường; các xã đều có cán bộ địa chính chuyên trách; do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu cơ sở khoa học, chưa chú ý đến các giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai. Mặt khác, Trung Lý là xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn về giao thông, phương tiện thiết bị, tài liệu, số liệu; cán bộ địa chính chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế.

Đến năm 1999, một số diện tích đất lâm nghiệp được cắt chuyển sang mục đích Bảo tồn thiên nhiên, nên công tác quản lý phần diện tích đất này chặt chẽ hơn; hạn chế được tình trạng du canh du cư, làm nương rẫy trái phép của đồng bào dân tộc Mông, nhưng mối nguy cơ vẫn ở mức cao, vì vậy rất cần thiết phải quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất để các hộ có đất sản xuất lâu dài, bền vững và hợp pháp.

Năm 2008 - 2009, trên địa bàn đã triển khai công tác đo đạc đất sản xuất lúa nước, đất ở cho hộ gia đình, nhằm phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

Tính đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 19.790,11 ha, được giao cho các các đối tượng sử dụng và quản lý: Hộ gia đình, cá nhân: 7.610,31 ha, chiếm 38,45 % diện tích tự nhiên của xã; UBND xã và các tổ chức khác: 3.726,68 ha, chiếm 18,83% diện tích tự nhiên của xã; Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu: 7.222,12 ha chiếm 36,49% diện tích tự nhiên của xã; Đồn biên phòng Trung Lý: 1.231 ha chiếm 6,22% diện tích tự nhiên của xã.

Đã hoàn thành đo đạc đất ở và đất nông nghiệp cho 100% số hộ trong xã và đang tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đã cấp 1.263 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích trên 6.900 ha cho các hộ gia đình quản lý sử dụng (theo kết quả giao đất 02). Hiện tại không có tranh chấp đất đai trên địa bàn xã.

Từ khi có Nghị định 64/CP quy định về giao đất nông nghiệp; Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP về giao và thuê đất lâm nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý,



khuyến khích người dân nhận đất, nhận rừng, phát triển sản xuất. Diện tích đất canh tác nương rẫy trước đây chủ yếu chỉ trồng lúa nương nay đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, cây hoa màu và trồng rừng sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp nên từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân. Nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ trồng rừng được triển khai (dự án 147, dự án 661, các dự án hỗ trợ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu...) đã đưa phần lớn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc trên địa bàn xã.

3.1.3.2. Tình hình sử dụng đất xã Trung Lý

a) Kết quả khảo sát tình hình sử dụng đất theo tuyến lát cắt

Việc đi lát cắt hay điều tra theo tuyến được thực hiện cùng với người dân trong các bản (làm điểm một số bản) của xã nhằm đánh giá chi tiết từng khu vực đất đai, cây trồng, vật nuôi, các mô hình canh tác và tiềm năng phát triển của cộng đồng để lập kế hoạch phát triển trong tương lai. Kết quả được tổng hợp, mô tả trong hình 3.2.

Phân tích lịch thời vụ là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, bố trí lao động của bản trong tương lai. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.12, cụ thể:

- Lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu thời vụ thu hoạch và gieo trồng kế tiếp nhau.

- Cây Ngô gieo trồng vào tháng 2 thu hoạch tháng 5, Ngô vụ đông trồng tháng 9 thu hoạch tháng 11. Cây Sắn trồng tháng 2, thu hoạch tháng 12 - 1 năm sau.

- Cây lâm nghiệp trồng vào tháng 5 - 6 hàng năm.

- Bệnh dịch cây trồng, vật nuôi thường xuất hiện vào tháng 3 - 4 và 6 - 7 hàng năm.

- Nguồn nước phục vụ sản xuất thường bị thiếu vào các tháng 1, 2, 3 hàng năm.

- Nhu cầu lao động cần nhiều vào các tháng 2 - 6 và tháng 9 - 11.

- Nhu cầu vốn cần cho sản xuất kinh doanh tập trung nhiều vào các tháng 2- 4 và tháng 9 - 11.

Như vậy, lịch thời vụ đã phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu theo các tiêu chí như: Lao động, vốn dùng cho sản xuất, nguồn nước, thời tiết khí hậu và dịch bệnh. Việc phân tích lịch thời vụ là công việc cần thiết để lựa chọn bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của bản, tiểu vùng khí hậu.



Chỉ tiêu

Ruộng 1 và 2 vụ

lúa

Hoa màu, cây lâu

năm

Đường

Nhà

Rừng trồng

Đất chưa sử dụng

Rừng tự nhiên

1. Điều kiện tự nhiên

Đất bằng phẳng, cần đầu tư , chăm bón thêm.

- Đất Ferralít mùn đỏ vàng trên đá mác ma, có tầng đất dày, thoát nước tốt.

Đường liên thôn chất lượng kém, chưa được bê tông hoá, khó đi lại vào mùa mưa.


Đất Ferralít đỏ vàng trên đá mác ma a xít. Tầng đất dày, cây Xoan ta sinh trưởng trung bình, cây bụi, thảm tươi ít

-Đất Ferralít đỏ vàng trên đá mác ma a xít.

-Đất Ferra lít mùn đỏ vàng trên đá mác ma axít.

-Đất Ferra lít đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Tầng đất trung bình, có nhiều cây bụi,

thảm tươi.

- Đất Ferralít đỏ vàng trên đá mác ma a xít.

- Đất Ferra lít mùn đỏ vàng trên đá mác ma axít. Chủ yếu là rừng trung bình. Có độ dốc cấp III-

V. Rừng có trữ lượng từ nghèo đến trung bình.

2. Tổ chức

quản lý

Đã giao cho hộ GĐ tự tổ chức sản xuất

trồng lúa hai vụ,

Đã giao cho hộ GĐ tự tổ chức sản xuất

trồng màu và trồng



Đã giao thôn (bản) quản lý, bảo vệ rừng

UBND xã, thôn quản lý. Chưa có quy hoạch

đất chưa sử dụng.

Đã giao thôn (bản) quản lý, bảo vệ rừng. Đã được

quy hoạch rừng phòng hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 9



năng suất thấp.

lúa một vụ, năng suất

thấp.





vùng đầu nguồn, rừng

đặc dụng

3. Khó khăn

Hiệu quả đầu tư không cao

Cây trồng chưa phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp.



Hiệu quả đầu tư không cao, thiếu chăm sóc rừng

Thiếu vốn trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.

Rừng có độ dốc cấp III- V, công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó

khăn.

4. Giải

- Lựa chọn giống

- Đầu tư thâm canh,

- Cần đầu


- Cần quản lý, bảo vệ

- Trồng rừng phòng hộ

- Cần bảo vệ rừng

pháp

mới có năng suất

lựa chọn giống mới

tư xây dựng

chặt chẻ, nâng cao chức

bằng các cây bản địa

nghiêm ngặt, duy trì chức


cao.

có năng suất cao.

phát triển

năng phòng hộ của rừng.

như Sao đen., Lát hoa

năng phòng hộ, môi


- Tăng cường suất

- Đất trồng cây lâu

hệ thống

Cần trồng thêm cây bản

....

trường và sinh thái rừng.


đầu tư.

năm gồm Chuối, Cà

đường liên

địa dưới tán rừng Keo.

- Trồng rừng sản xuất

- Xây dựng quy ước,


- Áp dụng tiến bộ

phê. Liên doanh với

thôn để

- Xây dựng, phát triển

bằng các loài cây

hương ước bảo vệ rừng


khoa học kỹ thuật

Cty Thương mại đầu

nâng cao

các mô hình trồng rừng

nguyên liệu.

chung của thôn, xã.


công nghệ mới vào

tư Cà phê - Dịch vụ

chất lượng

cây nguyên liệu giấy.

- Khoanh nuôi phục



sản xuất.

Đường 9 để thực

cơ sở hạ


hồi rừng tự nhiên rừng




hiện.

tầng xã.


phòng hộ và rừng sản







xuất.




Hình 3.2: Mô tả lát cắt sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá



Bảng 3.12: Lịch thời vụ xã Trung Lý huyện Mường Lát.


STT

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I.

Trồng trọt













1

Lúa vụ Đông Xuân


Gieo

Chăm súc

Thu

hoạch








2

Lúa mùa






Gieo

Chăm súc

Thu hoạch


3

Ngô


Gieo

Chăm súc

Thu

hoạch




Gieo

Chăm

súc

Thu

hoạch


4

Sắn


Trồng

Chăm sóc + Bảo vệ

Thu hoạch

5

Lúa cạn


Gieo

Chăm súc

Thu

hoạch








6

Cây ăn quả (mậm)




Trồng



Thu hoạch




7

Cây lâm nghiệp




Trồng







II.

Sâu bệnh thực vật



Sâu


Dịch






III.

Dịch bệnh động vật



Dịch


Dịch






IV.

Lao động


Bận




Bận


V.

Nguồn nước


Thiếu












b) Đánh giá kết quả sử dụng đất kỳ trước

Trong những năm qua, tình hình biến động đất nông nghiệp khá lớn (biến động tăng), nguyên nhân chính là do sự khai thác tích cực quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; đây là biến động mang tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Đất phi nông nghiệp cũng có biến động theo hướng tích cực; quỹ đất của một số ngành quan trọng tăng nhanh (đất phát triển hạ tầng). Điều đó cho thấy sự biến động đất đai phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đó cũng là xu thế biến động đất đai theo đúng quy luật phát triển.

Như vậy, các chính sách của nhà nước đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương; đặc biệt, phần diện tích đất đồi núi chưa sử dụng đã được sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nông nghiệp góp phần tích cực trong công tác quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Mặc dù công tác quản lý, sử dụng đất đai của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, quản lý chặt chẽ hơn, tuân thủ các quy định của luật pháp, bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong thời gian tới:

- Nhìn chung, hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã chưa cao; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có lúc, có nơi không theo quy hoạch, quy định, do dân tự phát chuyển đổi nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp quá ít, chỉ chiếm 1,06%; năng suất, chất lượng cây trồng thấp; chưa chủ động được tưới tiêu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng xuất cây trồng còn chậm; tình trạng lấn chiếm đất đai, đốt rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra. Các công trình hạ tầng đầu tư không đồng bộ, thiếu hoặc xuống cấp nên ảnh hưởng lớn đến việc khai thác tiềm năng đất đai.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng chủ yếu là đất trống, rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng Le, trữ lượng và chất lượng rừng kém. Tình trạng sản xuất nương rẫy trên đất lâm nghiệp còn nhiều (theo điều tra khoảng 1.200 ha) và diễn ra trong thời gian dài, trên quy mô toàn xã, đặc biệt là các bản đồng bào dân tộc Mông.



- Diện tích đất chuyên dùng còn hạn chế, chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thấp, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, rất cần đưa vào phát triển sản xuất lâm nông nghiệp trong thời gian tới.

- Công tác quản lý sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chưa kịp thời nên việc thu hồi, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước còn bộc lộ nhiều tồn tại, không theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội; có nhiều chỉ tiêu, tiêu chí không phù hợp hoặc chưa đề ra nên rất cần sự điều chỉnh thích hợp, sát với tình hình thực tế để thực hiện.

c) Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất được phân tích dựa trên phương pháp CBA, thông qua việc tính toán hiệu quả của các mô hình: Một số loài cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp... làm cơ sở lựa chọn các kiểu sử dụng đất hiệu quả.

Qua điều tra thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, kết hợp với việc tìm hiểu về giá cả vật tư, nhân công tại thời điểm nghiên cứu để tính toán, phân tích, đánh giá như sau:

* Hiệu quả canh tác lúa và cây hoa màu

Trên địa bàn xã Trung Lý, nhân dân chủ yếu sử dụng giống lúa Khang Dân, lúa lai 2 dòng và các loại giống lúa thuần của địa phương để gieo cấy. Sử dụng phương pháp tĩnh để đánh giá hiệu quả kinh tế các giống lúa và cây hoa mầu (tại các mô hình trình diễn), kết quả được tổng hợp tại bảng 3.13 và 3.14.

Bảng 3.13: Tổng hợp hiệu quả kinh tế một số giống lúa 1ha/1 năm

ĐVT: đồng


TT

Chỉ tiêu

Lúa lai

Khang dân

Lúa khác

1

Chi phí

89.310.000

81.440.000

78.206.000

2

Thu nhập

105.000.000

91.000.000

82.500.000

3

Lợi nhuận

15.690.000

9.560.000

4.294.000



Kết quả bảng 3.13 cho thấy: bộ giống lúa sử dụng trên địa bàn xã còn đơn điệu, lúa ở các mô hình cho năng xuất tương đối cao (Lúa lai có năng suất cao nhất 7,5 tấn/ha, đem lại lợi nhuận cao nhất là 15.690.000 đồng/ha/năm, sau đó là giống lúa Khang dân và lúa địa phương). Tuy nhiên, năng xuất thực tế do người dân canh tác còn thấp chỉ bằng khoảng 50% so với mô hình; nguyên nhân do trình độ canh tác lạc hậu, ít sử dụng phân bón và gieo cấy không tập trung nên bị chuột và côn trùng phá hoại. Giống lúa Khang dân được người dân trồng khoảng 60% diện tích lúa nước, chất lượng giống đang bị thoái hóa nên năng suất có chiều hướng giảm. Giống lúa địa phương, chủ yếu trồng trên nương rẫy do vậy chỉ đạt được hiệu quả trong những năm đầu; cần phải có biện pháp giảm diện tích canh tác lúa nương này chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 3.14: Tổng hợp hiệu quả kinh tế một số giống hoa màu 1ha/1 năm

ĐVT: đồng


TT

Chỉ tiêu

Ngô lai LVN 10

Sắn KM 94

1

Chi phí

65.250.000

22.245.000

2

Thu nhập

84.000.000

32.000.000

3

Lợi nhuận

18.750.000

9.755.000

Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Ngô lai LVN 10 cho hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận là 18.750.000 đồng/ha/năm, sau đó đến cây sắn KM 94. Tuy nhiên, cây Sắn có thị trường tiêu thụ không ổn định; chủ trương chung của tỉnh Thanh Hoá là hạn chế tối đa diện tích trồng sắn.

* Hiệu quả kinh tế cây ăn quả

Nhìn chung, trên địa bàn xã Trung Lý cây ăn quả chưa được trồng phổ biến, tập trung, chủ yếu là nhỏ lẻ, đầu tư thấp nên năng suất, chất lượng chưa cao. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy cây Chuối, cây Mận phù hợp với điều kiện khí hậu tại xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể sử dụng để xoá đói, giảm nghèo và từng bước giúp người dân làm giàu nếu sản xuất thành hàng hoá. Vì thế trong định

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí