21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [4]; Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới [5].
- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng (Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 06/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy chế quản lý rừng năm 2006 Quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho Lâm nghiệp.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò của cấp xã trong việc quy hoạch sử dụng đất một cách rất rõ ràng. Đây chính là tiền đề, là cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững được tiến hành thuận lợi, lấy quy hoạch tổng thể làm định hướng, song rất tôn trọng sự tham gia của người dân trong xây dựng phương án.
Bên cạnh đó, khi đi sâu nghiên cứu hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhận thấy một số tồn tại, hạn chế đó là:
- Chính sách và văn bản dưới luật còn chưa rõ ràng đặc biệt là các văn bản quy định về quy hoạch sử dụng đất và giao khoán sử dụng đất nông lâm nghiệp cấp xã, thôn bản.
- Hệ thống phân loại đất đai, phân loại rừng và đất lâm nghiệp chưa được thống nhất giữa các ngành dẫn đến việc phản ánh không thực tế trong việc lập bản đồ hiện trạng.
- Chưa thống nhất được các tiêu chí phân loại các loại đất đai cũng như diện tích các loại đất đai giữa các ban, ngành liên quan.
Những tồn tại hạn chế nêu trên đã phần nào ảnh hưởng đến công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất vi mô tại các địa phương.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý
a) Hiện trạng sử dụng đất xã Trung Lý
* Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Theo số liệu kiểm kê 2012, xã Trung Lý có tổng diện tích tự nhiên là 19.790,11 ha; trong đó, đất nông nghiệp 18.527,14 chiếm 93,62%, đất phi nông nghiệp 412,07 ha chiếm 2,08%, đất chưa sử dụng 850,91 ha chiếm 4,29%. So với năm 2005, diện tích tự nhiên tăng 38,34 ha; nguyên nhân do sai số trong đo đạc trước kia với kết quả đo đạc theo công nghệ mới hiện nay.
Tình hình sử dụng đất xã Trung Lý giai đoạn 2005-2012 được tổng hợp tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Trung Lý giai đoạn 2005 - 2012
Mục đích sử dụng đất | Mã số | Hiện trạng | Tăng Giảm (ha) | ||||
Năm 2005 | Năm 2012 | ||||||
Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | ||||
Tổng diện tích tự nhiên | 19.751,77 | 100% | 19.790,11 | 100% | 38,34 | ||
1 | Tổng diện tích đất nông nghiệp | NNP | 15.785,63 | 79,92 | 18.527,13 | 93,62 | 2.741,50 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 534,90 | 2,71 | 210,47 | 1,06 | -324,43 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 527,60 | 2,67 | 188,87 | 0,95 | -338,73 |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 138,60 | 0,70 | 164,73 | 0,83 | 26,13 |
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 389,00 | 1,97 | 24,14 | 0,12 | -364,86 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 7,30 | 0,04 | 21,60 | 0,11 | 14,30 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 14.807,25 | 74,97 | 18.310,03 | 92,52 | 3.502,78 |
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX | 5.993,20 | 30,34 | 10.443,98 | 52,77 | 4.450,78 |
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH | 1.573,00 | 7,96 | 3.455,35 | 17,46 | 1.882,35 |
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 7.241,05 | 36,66 | 4.410,70 | 22,29 | -2.830,35 |
1.3 | Đất nuôi trồng thuỷ sản | NTS | 0,20 | 0,00 | 2,51 | 0,01 | 2,31 |
1.4 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 443,28 | 2,24 | 4,12 | 0,02 | -439,16 |
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN | 347,93 | 1,76 | 412,07 | 2,08 | 64,14 |
2.1 | Đất ở | OTC | 50,31 | 0,25 | 57,40 | 0,29 | 7,09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nghiên Cứu Đánh Giá Ban Đầu Về Việc Vận Dụng Phương Pháp Qhsdđ Vào Thực Tiễn Ở Việt Nam
- Phương Pháp Tiếp Cận Có Sự Tham Gia Của Người Dân
- Cơ Sở Khoa Học Của Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Trung Lý
- Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Xã Trung Lý Đến Năm 2012
- Hiện Trạng Hệ Thống Đường Giao Thông Xã Trung Lý
- Mô Tả Lát Cắt Sử Dụng Đất Xã Trung Lý, Huyện Mường Lát, Tỉnh Thanh Hoá
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Mục đích sử dụng đất | Mã số | Hiện trạng | Tăng Giảm (ha) | ||||
Năm 2005 | Năm 2012 | ||||||
Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | ||||
2.1.1 | Đất ở tại nông thôn | ONT | 50,31 | 0,25 | 57,40 | 0,29 | 7,09 |
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG | 83,05 | 0,42 | 136,93 | 0,69 | 53,88 |
2.2.1 | Đất trụ sở cơ quan, công trình SN | TSC | 0,53 | 0,00 | 2,59 | 0,01 | 2,06 |
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP | 0,00 | 0,00 | 0,31 | 0,00 | 0,31 |
2.2.5 | Đất có mục đích công cộng | CCC | 82,25 | 0,42 | 134,03 | 0,68 | 51,78 |
2.3 | Đất nghĩa trang nghĩa địa | NTD | 7,54 | 0,04 | 7,54 | 0,04 | 0,00 |
2.4 | Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng | SMN | 207,03 | 1,05 | 210,20 | 1,06 | 3,17 |
3 | Đất chưa sử dụng | CSD | 3.618,21 | 18,32 | 850,91 | 4,30 | -2.767,30 |
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS | 53,85 | 0,27 | 51,32 | 0,26 | -2,53 |
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS | 3.458,16 | 17,51 | 692,48 | 3,50 | -2.765,68 |
3.3 | Núi đá không có rừng cây | NCS | 106,20 | 0,54 | 107,11 | 0,54 | 0,91 |
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Mường Lát và số liệu tổng hợp xã Trung Lý)
Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
- Diện tích đất nông nghịêp năm 2012 tăng 2.741,5 ha so với năm 2005; nguyên nhân chính là do đưa đất chưa sử dụng vào trồng cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, đất nông nghiệp có sự biến động khá lớn, cụ thể:
+ Diện tích đất trồng lúa tăng 26,13 ha do khai hoang, phục hoá.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 364,86 ha do sản xuất nương rẫy (trồng Lúa nương, Ngô, Sắn ...) giảm.
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 14,30 ha, do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm.
+ Diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.502,78 ha, do chuyển từ đất chưa sử dụng
sang.
+ Diện tích đất rừng sản xuất tăng 4.450,78 ha sau rà soát 3 loại rừng và
chuyển từ đất chưa sử dụng sang.
+ Diện tích rừng phòng hộ tăng 1.882,35 ha sau rà soát 3 loại rừng.
+ Đất rừng đặc dụng giảm 2.830,35 ha sau rà soát 3 loại rừng.
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 2,31 ha, do sai số đo đạc địa chính.
- Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm 93,62% tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp để canh tác lúa nước, lúa nương, trồng cây ăn quả, ... chỉ chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là diện tích lúa nước, rau mầu. Đất lúa nước 164,73 ha chiếm 0,83% tổng diện tích tự nhiên, tập trung tại khu vực bản Táo, Khằm 1, Khằm 2, Khằm 3. Đất trồng cây hàng năm khác 24,14 ha chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu trồng rau mầu phân tán, tập trung tại các bản đồng bào Mông tuyến sông Mã và các bản Pá Quăn, Co Cài, Lìn. Đất trồng cây lâu năm 21,6 ha chiếm 0,11% diện tích tự nhiên, chủ yếu trồng Mận, Đào, Mít, Bưởi ... tập trung tại bản Khằm 2, Khằm 1 rải rác trên đất liền kề đất thổ cư vườn tạp và các diện tích đất thổ cư trước đây.
+ Diện tích đất lâm nghiệp lớn 18.310,03 ha chiếm 92,52% diện tích tự nhiên. Rừng đặc dụng do Khu BTTN Pù Hu quản lý (tập trung tại khu vực các bản Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Dáng, Co Cài), rừng phòng hộ do Đồn biên phòng Trung Lý quản lý (khu vực bản Táo); cơ bản rừng được bảo vệ đảm bảo chất lượng; diện tích đất lâm nghiệp do các chủ quản lý khác chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phục hồi kém chất lượng, rừng nứa (nứa tép và Le) với các loài cây giá trị kinh tế thấp. Rừng trồng sản xuất chỉ có 408,81 ha với các loài cây Luồng (bản Lìn, Cánh Cộng, Co Cài, Cá Dáng), Xoan ta (Táo), Keo tai tượng mới trồng.
- Diện tích đất phi nông nghiệp 412,07 ha chiếm 2,08% tổng diện tích tự nhiên của xã. Đất đai phục vụ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng gần đáp ứng được nhu cầu của người dân (do đã được điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ trước theo các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng).
- Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn 850,91 ha chiếm 4,3 % tổng diện tích tự nhiên của xã. Đây là tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng ở trạng thái IA, IB, IC nên hướng phát triển trong
những năm tới là quy hoạch diện tích đất này sang đất lâm nghiệp. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi, phục hồi, trồng bổ sung các loài cây bản địa để phát triển thành rừng. Phần diện tích còn lại nên có kế hoạch sử dụng để phát triển kinh tế trang trại, trồng cây ăn quả, trồng rừng thúc đẩy pháp triển lâm nông nghiệp.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng
đất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:
Trên cơ sở điều kiện lập địa và tiểu vùng khí hậu, hiện tại quỹ đất của xã đã
từng bước đưa vào sử dụng có hiệu quả. Công tác quản lý đất đai đã được chính quyền xã quan tâm; sử dụng quỹ đất tương đối hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Từ đó, đã khai thác được tiềm năng quỹ đất theo hướng làm tăng độ phì đất, thâm canh tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích; từng bước bảo vệ được các hệ sinh thái và môi trường.
Những năm gần đây, nhất là giai đoạn 2007 - 2012, việc đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại xã Trung Lý được quan tâm nhiều hơn nhờ đó đã tăng năng xuất cây trồng; nền kinh tế, xã hội từng bước phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai được khai thác tốt hơn, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư.
- Mức độ hợp lý của từng loại đất trên địa bàn xã Trung Lý so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 210,47 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên nhưng phân bố không đều (diện tích ruộng nước) do đặc điểm địa hình. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ thấp trong đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là rau mầu), đây là một thách thức trong quy hoạch giai đoạn tới. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng cây ăn quả hoặc vườn tạp xen kẽ đất thổ cư. Đất nông nghiệp chưa được đầu tư thâm canh nên năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp.
+ Đất lâm nghiệp: Với cơ cấu đất lâm nghiệp gồm cả 3 loại rừng và rừng sản xuất phân bố tương đối đồng đều ở các thôn (bản). Nhưng qua điều tra thực địa thì
đất lâm nghiệp chưa được sử dụng đúng mục đích và chất lượng rừng thấp nên chưa thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
+ Đất ở: Cả xã Trung Lý có 16 bản, nhưng dân cư phân bố thành 27 khu vực. Dân cư phân bố không tập trung mà chủ yếu phân bố dọc theo các trục giao thông và các sông, suối. Do sức ép về gia tăng dân số nên nhu cầu đất ở trên địa bàn xã ngày càng tăng, phát sinh nhiều các khu dân cư mới ngoài quy hoạch đã có.
+ Đất chuyên dùng: Đất trụ sở, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng: tập trung chủ yếu tại bản Táo; nhưng do xã Trung Lý đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng nên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế sử dụng của loại đất này. Đất hoạt động khoáng sản: chủ yếu là khai thác đá, sỏi vật liệu xây dựng phân bố dọc theo các đường giao thông và quy mô nhỏ để phục vụ công trình tại chỗ; hiện tại công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở này chưa được quan tâm đúng mức. Đất kinh doanh: chiếm tỷ lệ rất ít, do các loại hình sản xuất kinh doanh chưa phát triển.
b) Cơ sở kinh tế, kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý
* Sản xuất nông nghiệp và xu hướng phát triển
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã; trong đó, trồng trọt giữ vai trò chủ đạo. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 là 210,47 ha chiếm 5,15% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm là 188,87 ha (164,73 ha lúa nước và lúa nương, 21,6 ha cây lâu năm).
- Canh tác nương rẫy: Toàn xã hiện có 850 ha nương rẫy đang được bà con các dân tộc Thái, Mông, Mường canh tác; đây là tập quán canh tác lâu đời đã góp phần tự cung, tự cấp cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Do nương rẫy thường phân bố nơi cao, dốc, canh tác không đúng kỹ thuật nên đất mặt dễ bị bào mòn rửa trôi khi mưa lớn, hiệu quả canh tác nương rẫy rất thấp. Năng suất lúa nương chỉ đạt trung bình 1,3 tấn/ha/năm và năng suất ngô đạt trung bình 2,7 tấn/ha/năm. Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách lớn, ưu tiên cho sự phát triển nông thôn miền núi nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi. Tuy nhiên, các chính sách và thể chế về quản lý nương rẫy đang bộc lộ nhiều hạn chế. Để thay đổi phương thức canh tác nương rẫy luân canh, ổn định cuộc sống
đồng bào miền núi, thì công tác quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy phải được quan tâm hàng đầu, nhằm tổ chức lại sản xuất, chuyển những diện tích nương rẫy canh tác kém hiệu quả sang trồng rừng hoặc trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, từng bước ngăn chặn tình trạng canh tác nương rẫy trái phép; quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng hiệu quả góp phần khai thác hết tiềm năng đất đai.
- Canh tác lúa nước: Diện tích đất lúa nước rất thấp (164,73 ha, chiếm 0,83
% so với tổng diện tích tự nhiên toàn xã); bình quân 0,029 ha/người. Sản lượng lương thực quy thóc là 380 kg thóc/người. Như vậy, tình hình lương thực của xã hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Tuy nhiên, diện tích đất lúa nước rất hạn chế, khó mở rộng; hệ thống tưới tiêu kém, nhân dân chưa thực hiện thâm canh, tăng vụ. Do đó, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phải tuyên truyền, xây dựng các mô hình thâm canh, tăng vụ năng xuất cao để nhân dân làm theo, nhằm tăng năng xuất cây trồng, ổn định an ninh lương thực trên địa bàn.
- Hệ thống vườn nhà, vườn rừng: Do thiếu kiến thức và phong tục tập quán lạc hậu của bà con dân tộc Mông nên hệ thống vườn nhà, vườn rừng ở các hộ gia đình ở xã Trung Lý kém phát triển. Một số mô hình cải tạo vườn tạp sang trồng các loài cây ăn quả như: Mận, Mơ, Vải, Nhãn, Xoài, Chuối... ; cây lâm nghiệp: Lát hoa, Xoan ta, Vàng tâm ... chủ yếu do một số cán bộ xã và các hộ gia đình người Thái bước đầu thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả.
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong khu vực, hệ thống vườn rừng, vườn nhà phải ngày càng phát triển theo xu hướng: (1) Cải tạo vườn nhà thành vườn cây ăn quả, cây hoa màu phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và bán sản phẩm; (2) Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ để tăng thu nhập. Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kiến thức bản địa phù hợp vào sản xuất để tăng hiệu quả cây trồng.
- Chăn nuôi: Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là một trong những hoạt động sản xuất quan trọng. Mặc dù có ưu thế rất lớn về diện tích bãi chăn thả, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, song chăn nuôi mới dừng lại ở mức hộ gia đình, chủ yếu là thả rông, ít đầu tư chăm sóc nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình của xã Trung Lý cho thấy có 10,4% hộ nuôi trâu với qui mô 0,6 con/hộ; 20,5% hộ nuôi bò địa phương với qui mô 1,02 con/hộ; 24,5% hộ chăn nuôi lợn với quy mô 1,64 con/hộ (chủ yếu là giống lợn địa phương); 3,1% hộ nuôi dê với qui mô nuôi 0,18con/hộ; 55,2% hộ nuôi gia cầm với qui mô nuôi 10,08 con/hộ.
Ngành chăn nuôi đóng góp khoảng 15% sinh kế của gia đình. Để phát triển chăn nuôi cần xây dựng các chương trình tập huấn hợp lý, xây dựng mạng lưới thú y, hỗ trợ vốn và lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn. Tốt nhất là nên xây dựng một số mô hình trình diễn chăn nuôi tập trung, đó là nơi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất chăn nuôi và là địa điểm cho nông dân học thực tế.
* Hệ thống sản xuất, quản lý lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2012 của xã là 18.310,03 ha chiếm 92,52% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất có rừng 11.623,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 11.214,49 ha (chiếm 61,25%) và rừng trồng 408,81 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cần được quản lý, bảo vệ sử dụng hiệu quả, hợp lý để phát huy vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Các đơn vị quản lý rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp gồm: UBND xã, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Đồn Biên phòng 491 và cộng đồng dân cư thôn (bản). Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý
ĐVT: ha
Loại rừng | Tổng cộng | BQL Khu BTTN Pù Hu | Đồn biên phòng 491 | HGĐ | UBND xã Trung Lý | |
Đất lâm nghiệp | 18.310,03 | 7.093,72 | 1.231 | 6.409,53 | 3.575,78 | |
1 | Rừng tự nhiên | 11.214,49 | 6.048,65 | 1.127,98 | 1.897,37 | 2.140,49 |
2 | Rừng trồng | 408,81 | 397,36 | 11,45 | ||
3 | Đất quy hoạch cho lâm nghiệp | 6.686,73 | 1.045,07 | 103,02 | 4.114,80 | 1.423,84 |
(Nguồn:Cập nhật DBR&ĐLN Khu BTTN Pù Hu năm 2012 )
Trữ lượng và chất lượng các khu rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất và phòng hộ không đồng đều (từ thấp đến trung bình), tổ thành loài cây đơn giản. Do phần lớn nhân dân trong xã sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, nên rừng bị khai thác