Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương Cần Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quy Hoạch Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm


cứu tìm hiểu thiên nhiên, giải trí cao cấp, du lịch hỗn hợp với các địa bàn trọng điểm như Nam Đàn và vùng phụ cận; thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Vườn quốc gia Pù Mát và vùng lân cận; khu vực nước khoáng nóng Giang Sơn – Đô Lương, Quỳ Châu, Quế Phong, vùng du lịch biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu – Nghi Lộc. Phát triển dịch vụ thương mại mội địa, thương mại cửa khẩu; hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Có cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển bảo hiểm phục vụ vận tải, bãi kho trên cơ sở có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Phát triển bưu chính, viễn thông thành một trong những dịch vụ mũi nhọn. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.

- Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm.

+ Đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm mở rộng quy mô và đa phương hóa việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, do xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nên việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đang trở thành một nhu cầu bức xúc không chỉ đối với nước có lao động mà còn cả với nước cần lao động. Đây là một giải pháp rất quan trọng mà Nghệ An đã thực hiện trong những năm qua. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 14/4/2013 về chính sách khuyến khích về xuất khẩu lao động nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thực hiện mục tiêu chương trình giải quyết việc làm – xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2010 – 2015 của tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, hiện nay nước ta đã hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, đã gia nhập WTO, nên tỉnh cần chú trọng một số công việc như làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động; thông báo công khai về thị trường sức lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục hồ sơ, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo người lao động. Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch hàng năm của các trường, các trung tâm dạy nghề.


Tổ chức đào tạo lao động kỹ thuật như: công nghệ thông tin, thợ hàn, thợ điện, thợ xây dựng, thợ điều khiển tự động, ngoại ngữ theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động. Đầu tư thỏa đáng vào các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện cơ sở vật chất đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để giáo dục định hướng ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Do chất lượng lao động của phần đông số người có đất bị thu hồi hiện nay còn thấp, nên Nhà nước cần có khảo sát năm nhu cầu nguồn lao động của các thị trường, trên cơ sở đó, cần nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động và phải hỗ trợ đào tạo cho người lao động. Các xã phường chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực, đồng thời báo cáo kịp thời các vướng mắc về chỉ đạo các huyện, thành phố, Ban chỉ đạo tỉnh để giải quyết kịp thời.

Đồng thời, đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu lao động. Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện mô hình liên thông giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với địa phương để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm như Oxtraylia, Newzeland; Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Lybia, Trung Đông ... Mở thêm thị trường mới, từng bước tiếp cận thị trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc Châu Phi, Trung Đông, Liên Bang Nga, Đông Âu, Bắc Mỹ. Theo dự báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước trong 5 năm tới, số lượng, cơ cấu, thị trường xuất khẩu lao động mà Việt Nam có thể xuất khẩu lao động sang thị trường các nước từ 450 đến 500 nghìn lao động. Đây là một thuận lợi mà Nghệ An cần khai thác.

+ Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm những năm qua ở Nghệ An đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc tạo mở thêm việc làm và cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động. Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình này trong thời gian tới, tỉnh cần phân bố nguồn vốn cho vay đối với từng huyện, thành phố theo từng quý, kịp thời điều chuyển vốn sang cho đơn vị khác nếu có ứ đọng. Ban


Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 23

chỉ đạo giải quyết việc làm các huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để các chủ dự án sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả vốn đúng hạn, nhất là đối với các dự án lớn, dự án vay lại để kịp thời phát hiện những sai phạm. Kiên quyết xử lý các chủ dự án sử dụng vốn sai mục đích, nợ đọng dây dưa. Xử lý kịp thời các chủ dự án bị thua lỗ do rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, giảm tỷ lệ nợ đọng. Phải gắn việc cho vay vốn với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân để việc sử dụng vay vốn đạt hiệu quả. Đồng thời, có các chính sách khuyến khích các hội đoàn thể, các tổ chức quần chúng khai thác nguồn vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm từ trung ương hội đoàn thể.

4.3.2. Nhà nước và chính quyền địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất gắn với giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong thời gian tới

Giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An coi là vấn đề có tính chất lâu dài, xây dựng quy hoạch bài bản, cụ thể là:

- Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển CN của địa phương, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đào tạo nghề, quy hoạch tài định cư ... với giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

Việc làm của người lao động phải giải quyết một cách căn bản, gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đây cũng là con đường cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong nông nghiệp và lao động bị thu hồi đất. Do vậy, việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp... là con đường cơ bản và lâu dài mà Nghệ An cần đặc biệt chú ý nhằm giải quyết việc làm cho người lao động diện thu hồi đất trong những năm tới.

Quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất để phát


triển CN, xây dựng các KCN, cụm CN,.. và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của họ. Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người có đất bị thu hồi, để họ có khả năng học tập chuyển đổi nghề theo các hình thức phù hợp. Cần quy định rõ trách nhiệm của các bên Nhà nước, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc đảm bảo dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất.

- Phải gắn kết và đồng bộ hóa quá trình phát triển CNH, ĐTH với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra sự gắn kết giữa phát triển đô thị với phát triển kinh tế của tỉnh.

Để giải quyết vấn đề này, Nghệ An cần thực hiện sự phối hợp ngay từ đầu quy hoạch phát triển KCN, KĐT với chuyển dịch cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo đó, cần xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa vững mạnh theo hướng tập trung, chuyên canh trên quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả đủ cung cấp nông sản cho tiêu dùng, cho phát triển CN chế biến của tỉnh, cho xuất khẩu trong và ngoài nước.

Cần đẩy mạnh phân công lại lao động trong nông thôn, phá thế độc canh, khai thác tối đa lợi thế so sánh, phát triển các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ.

- Công khai minh bạch các quy hoạch và thông tin đầy đủ cho các đối tượng liên quan.

Các quy hoạch phát triển CN, quy hoạch các khu và cụm CN, quy hoạch đào tạo, dạy nghề cho nông dân... phải được chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng và phải được thông báo rộng rãi để người lao động ở các vùng có đất bị thu hồi chủ động chuẩn bị nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu về lao động mà các doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao. Thêm nữa, có được thông báo rộng rãi về quy hoạch phát triển, doanh nghiệp mới có hướng đầu tư phát triển và có thể có được nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng chủ động trong công tác chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.


- Xây dựng một chiến lược chuyển dịch cơ cấu lao động trên phạm vi toàn tỉnh, theo từng vùng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, với sự phát triển của CN, KCN và cụm CN.

Cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững lâu dài. Gắn quy hoạch này với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt là gắn kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại địa phương (tại chỗ), trước hết là cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp; phải thể chế hóa cam kết của người sử dụng đất trong việc thu hút lao động tại chỗ.

Nắm rõ tình hình lao động ở những vùng có đất bị thu hồi để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho phù hợp. Kế hoạch đào tạo phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cơ sở CN, KCN và cụm CN cả về nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn lao động, để đảm bảo khả thi trong việc giải quyết việc làm. Ở phạm vi tỉnh cần quy hoạch đào tạo nghề với tầm nhìn dài hạn đến 2030.

- Khắc phục tình trạng “dự án treo” đất đã thu hồi, nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến dân thì mất đất sản xuất, không có việc làm, còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân hoặc bố trí dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất. Tốt nhất, có thể được thì tỉnh không nên quy hoạch các cơ sở CN, khu và cụm CN vào những khu vực đất tốt đang có lợi thế canh tác nông nghiệp.

4.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Đây là giải pháp tạo mở ra nhiều việc làm cho người lao động (cơ hội việc làm). Phải nâng cao chất lượng cung lao động để có đủ điều kiện biến cơ hội việc làm thành việc làm cho người nông dân. Để nâng cao chất lượng cung lao động


(chủ yếu là nông dân) tỉnh Nghệ An cần chú trọng dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, gắn kết công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động khi họ bị thu hồi đất để làm việc ở các cơ sở CN, các KCN, cụm CN. Nâng cao tính kỷ luật và tác phong CN cho người lao động. Tăng cường cơ chế quản lý Nhà nước về dạy nghề. Cụ thể:

- Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề.

Quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa theo định hướng của Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 25/5/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 95/2013/QĐ-UB ngày 18/12/2013 về một số chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, quy định hàng năm trên cơ sở các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn có ngân sách bảo đảm theo định mức Nhà nước quy định cho các cơ sở dạy nghề. Định mức kinh phí đào tạo cho dạy nghề dài hạn quy định theo năm; định mức kinh phí đào tạo cho dạy nghề ngắn hạn tính theo tháng đào tạo của khóa học. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, tại các làng nghề được hỗ trợ kinh phí phục vụ cho việc dạy nghề từ nguồn kinh phí quản lý hoạt động sự nghiệp về dạy nghề hàng năm, và được ngân sách hỗ trợ phần kinh phí miễn giảm cho các đối tượng đúng quy định. Những người là đối tượng chính sách, trong đó có những người bị thu hồi đất nông nghiệp, học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được miễn giảm học phí. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô và ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần coi trọng các giải pháp sau:

+ Tăng cường đầu tư, nâng cấp các trường công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh để mở rộng quy mô đào tạo và sớm có được đội ngũ lao động kỹ thuật có chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành tốt, đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng ngành nghề của các cơ sở CN, các khu và cụm CN.


Nghệ An đã có 6 trường Đại học là Đại học Vinh và Đại học Sư Phạm kỹ thuật, Đại học Vạn Xuân, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, 02 trường Cao đẳng nghề và 62 cơ sở đào tạo nghề với quy mô hơn trên 50.000 học sinh. Trên cơ sở các loại hình trường học này, cần mở rộng các ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu thị trường sức lao động, hướng phát triển đào tạo các nghề kỹ thuật điện, cơ khí hàn sắt, điện tử, tin học, may công nghiệp và thời trang. Ưu tiên dạy các nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều như: may, giày da, xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, điện, điện tử, hóa chất...

Phát triển hệ thống đào tạo của tỉnh, huyện như củng cố và nâng cấp trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề hiện có để đáp ứng đào tạo nghề tại chỗ cho nông dân.

+ Tăng cường năng lực dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề hợp lý theo hướng đồng bộ hóa hiện đại hóa gắn với thực tiễn.

Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý, đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ sở dạy nghề, không ngừng bổ sung và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu của thực tế nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

+ Tỉnh cần có chính sách khuyến khích đối với người dạy nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh sử dụng đội ngũ giáo viên có hai nguồn: lực lượng giáo viên chuyên nghiệp của các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh và lực lượng thợ lành nghề hiện có ở các cơ sở sản xuất, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Cần có chính sách thỏa đáng để huy động lực lượng giáo viên thuộc hai nguồn này tham gia đào tạo và dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất. Đó là:


* Tỉnh cần có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề như tiền lương, nhà ở, các quyền lợi khác để thu hút giảng viên giỏi, các chuyên gia có học hàm, học vị, các nghệ nhân về dạy nghề tại Nghệ An.

* Khuyến khích các hộ gia đình trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất, dịch vụ, nhận đỡ đầu hướng dẫn cho người nghèo. Hình thức này dễ thực hiện, mà hiệu quả cao, không tốn kém; nên động viên người làm ăn giỏi hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo.

+ Gắn kết công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động tại các cơ sở CN, các khu và cụm CN khuyến khích các cơ dở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo “ đơn đặt hàng ”, “ có địa chỉ đầu ra ”, dạy nghề theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở dạy nghề của Trung ương trên địa bàn tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, với mục tiêu vừa đào tạo lao động cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp mình, vừa cung ứng lao động có tay nghề cho doanh nghiệp khác.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc xúc tiến thu hút các dự án đầu tư, có kế hoạch dạy nghề gắn với tạo việc cho người lao động trước khi họ bàn giao đất cho Nhà nước.

Có chính sách dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng lao động sau khi bàn giao đất cho Nhà nước nhưng không có khả năng vào làm việc tại các cơ sở CN, KCN và cụm CN.

- Dạy nghề cho nông dân để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, nâng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn, giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm của người có đất bị thu hồi.

Phát huy vai trò của 155 làng nghề của tỉnh trong việc dạy nghề cho nông dân. Khuyến khích các trung tâm dạy nghề phối hợp với Trung tâm khuyến nông của tỉnh và Hội nông dân tổ chức các lớp học tại chỗ để trang bị cho người dân các kiến

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí