Tổng Hợp Hiệu Quả Kinh Tế Một Số Cây Lâm Nghiệp Chính (Tính Cho 1 Ha/7Năm)



hướng phát triển kinh tế của xã xác định một số cây trồng chủ yếu như: Chuối, Mận, Đào, Nhãn là cây chủ lực để xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.

* Hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp

Sử dụng phương pháp động để phân tích hiệu quả kinh tế một số cây trồng lâm nghiệp chính, kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.15.

Bảng 3.15: Tổng hợp hiệu quả kinh tế một số cây lâm nghiệp chính (tính cho 1 ha/7năm)

ĐVT: 1.000 đồng


STT

Chỉ tiêu

Loài cây

Xoan ta

Keo tai tượng

1

Ct

62.148,402

65.411,062

2

Bt

156.000,000

149.500,000

3

Bt - Ct

93.851,598

84.088,938

4

NPV

39.335,204

28.173,483

5

BCR

1,863

1,714

6

IRR

18 %

16 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 10

Kết quả bảng 3.15 cho thấy: với chu kỳ kinh doanh 07 năm, mô hình trồng Xoan ta có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là mô hình trồng Keo tai tượng. Tuy nhiên, cây Keo lúc nhỏ dễ bị sâu bệnh và côn trùng phá hoại, lúc lớn dễ đổ gãy khi gặp gió lớn nên ít phù hợp với điều kiện tự nhiên xã Trung Lý. Phù hợp, hiệu quả nhất tại địa bàn xã Trung Lý vẫn là cây Xoan ta. Ngoài ra, trên địa bàn xã Trung Lý nhân dân đang triển khai trồng tự phát Luồng, Lát hoa và Mây nếp dưới tán rừng; đây là các loài cây đang được nhân dân ưu thích và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân.

* Kết quả đánh giá và lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi

Trong QHSDĐ việc lựa chọn, đề xuất tập đoàn cây trồng, vật nuôi là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Qua phỏng vấn, điều tra thực tế tại địa phương có sự tham gia của người dân; tiến hành phân tích ưu điểm và hạn chế của từng loài



cây trồng, vật nuôi, cho điểm với thang điểm 10 đối với các tiêu chí khác nhau cho từng loài cây, cụ thể như sau:

- Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp

Theo kết quả lựa chọn của người dân thì cây Xoan ta đứng ở vị trí ưu tiên thứ nhất, tiếp đó là cây Luồng, cây Mây, cây Keo tai tượng và cây Lát hoa. Cây Mây nếp là loài cây được người dân trồng bổ sung dưới tán rừng, đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch và dễ tiêu thụ trên thị trường. Cây Lát hoa, Sao đen là loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn nhưng chu kỳ kinh doanh dài, người dân ít thích trồng, nhưng 02 loài cây này lại có khả năng phòng hộ cao. Kết quả phân tích được tổng hợp tại bảng 3.16.

Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả lựa chọn cây trồng lâm nghiệp xã Trung Lý



TT


Tiêu chí

Loài cây

Keo tai

tượng

Xoan

ta

Luồng

Sao

đen

Lát

hoa

Mây

nếp

Tre Bát

Bộ

1

Giá trị kinh tế cao

9

9

9

7

9

8

6

2

Đầu tư thấp

9

8

9

7

8

9

7

3

Sinh trưởng nhanh

8

9

8

6

7

8

8

4

Kỹ thuật trồng đơn

giản

9

9

9

8

7

9

8

5

Dễ kiếm giống

8

9

9

7

7

8

7

6

Chống chịu sâu bệnh

tốt

7

9

9

8

8

9

8

7

Chu kỳ kinh doanh

ngắn

8

8

9

5

7

9

8

8

Khả năng cải tạo đất

9

8

5

7

7

7

6

9

Nông lâm kết hợp

8

8

8

8

8

6

5

10

Phù hợp với ĐKTN

và thị trường

6

9

9

8

9

9

7

Tổng số điểm:

81

86

84

71

77

82

70

Thứ tự ưu tiên

4

1

2

6

5

3

7



Kết quả tổng hợp bảng 3.16 cho thấy: cây Xoan ta, Luồng, Keo tai tượng, Lát hoa, cây Mây nếp là phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, dễ tiêu thụ trên thị trường và đầu tư không lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

- Lựa chọn cây ăn quả, cây công nghiệp

Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả lựa chọn cây ăn quả, cây công nghiệp



TT


Tiêu chí

Loài cây

Xoài

Bưởi

Mận

Nhãn

Chuối

Cao

su


1

Giá trị kinh tế cao

7

5

6

6

6

9


2

Đầu tư thấp

8

8

9

7

8

5


3

Dễ tiêu thụ

7

6

8

7

9

7


4

Kỹ thuật trồng đơn giản

8

8

8

8

9

6


5

Dễ kiếm giống

7

7

8

8

9

8


6

Chống chịu sâu bệnh tốt

8

8

8

8

9

7


7

Nhanh cho thu hoạch

6

6

7

7

9

6


8

Phù hợp với ĐKTN

5

7

7

6

9

6


Tổng số điểm:

56

55

61

57

68

54


Thứ tự ưu tiên

4

5

2

3

1

6


Kết quả bảng 3.17 cho thấy: Cây Chuối, Mận rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Cây Chuối đứng ở vị trí thứ nhất do đầu tư thấp nhưng đem lại hiệu quả cao, dễ tiêu thụ trên thị trường. Qua tìm hiểu Chuối ở đây không những phục vụ thị trường trong vùng mà còn cung cấp về Thành phố Thanh Hoá. Cây Mận đòi hỏi mức đầu tư lớn, kỹ thuật trồng không đơn giản nhưng một số hộ gia đình trên địa bàn xã đã chủ động đầu tư, sản phẩm mới chỉ phục vụ tại chỗ nhưng đây là loài cây thế mạnh của địa phương nếu sản xuất thành hàng hoá. Còn một số loài cây khác như Mít, Bưởi, Xoài, Nhãn ... được người dân trồng nhưng với quy mô nhỏ lẻ, đầu tư giống và phân bón thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cao Su là cây công nghiệp đang dự kiến trồng ở một số địa điểm thuận lợi trên địa bàn xã.

- Lựa chọn cây lúa, cây hoa màu

Lựa chọn cây Lúa và cây hoa mầu được tổng hợp tại bảng 3.18.



Kết quả bảng 3.18 cho thấy: Lúa lai 2 dòng cho năng suất chất lượng cao nhất, lúa Khang dân tuy được người dân trồng nhiều nhưng năng suất, chất lượng chưa cao.

Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả lựa chọn cây Lúa, cây hoa màu xã Trung Lý



TT


Tiêu chí

Loài cây


Lúa lai 2 dòng

Lúa cạn LC

93-1

Lúa Khang dân


Ngô lai


Sắn


Lạc


Khoai lang

1

Phù hợp ĐKTN

8

8

7

9

7

7

8

2

Đầu tư thấp

7

8

8

8

7

8

9

3

Dễ kiếm giống

8

8

9

9

8

9

9

4

Chống chịu sâu bệnh

tốt

8

8

7

8

8

7

8

5

Năng suất cao

9

4

7

8

7

6

6

6

Kỹ thuật trồng đơn

giản

8

8

8

8

7

7

8

7

Dễ tiêu thụ

9

7

7

9

8

7

6

Tổng số điểm:

57

50

53

59

52

51

54

Thứ tự ưu tiên

2

7

4

1

5

6

3

Đối với cây hoa màu, cây Ngô lai được người dân trồng ở các khu vực đồi núi bằng phẳng có độ dốc thấp, năng xuất cao, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

- Lựa chọn vật nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm là cũng là thế mạnh của xã; ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm, gia súc và gia cầm còn cung cấp phân bón cho canh tác nông lâm nghiệp. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập của người dân, nhiều hộ gia đình xoá đói giảm nghèo được nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh này cần tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo vay vốn để phát triển đàn gia súc, gia cầm. Cần chú ý đến phương pháp chăn



nuôi khoa học, hợp vệ sinh, đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác phòng trừ dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm. Có kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thú y cho từng cụm dân cư. Kết quả lựa chọn vật nuôi được tổng hợp tại bảng 3.19.

Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả lựa chọn vật nuôi xã Trung Lý



TT


Tiêu chí

Vật nuôi

Trâu

Lợn

Mông

Lợn

lai

Nhím

1

Giá trị kinh tế cao

9

9

9

9

8

8

8

2

Đầu tư thấp

7

7

9

9

7

7

8

3

Khả năng sinh sản

8

8

9

7

6

6

7

4

Dễ nuôi

9

8

8

9

7

7

7

5

Ít mắc bệnh

8

8

8

9

7

8

7

6

Thị trường tiêu thụ rộng

8

8

8

9

8

8

8

7

Tận dụng phân bón

9

9

5

6

7

3

3

Tổng số điểm:

58

57

56

58

50

47

48

Thứ tự ưu tiên

2

3

1

4

5

7

6


- Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất

+ Đảm bảo an ninh lương thực, cho nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ.

+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, nguồn nước, đa dạng sinh học và đa dạng chủng loại sản phẩm.

+ Nằm trong hành lang pháp luật và chính sách của Nhà nước.

+ Kiểm soát được xói mòn, có biện pháp kỹ thuật phòng chống xói mòn, duy trì bảo vệ độ phì đất và năng suất cây trồng.

+ Không gây ảnh hưởng xấu đến người khác, hộ khác và cộng đồng ở nơi mình sinh sống và trong vùng.

+ Không làm tổn hại đến rừng đặc dụng, phòng hộ, các hoạt động sản xuất và xã hội khác.

+ Có tổng thu nhập, hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lợi cao.



+ Ý thức tự nguyện, tự giác của người dân tham gia không có sự áp đặt từ trên xuống hoặc từ ngoài vào.

Trên đây là toàn bộ quan điểm sử dụng đất bền vững; những biện pháp, kỹ thuật sử dụng đất và những chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống sử dụng đất bền vững; là cơ sở quan trọng để lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như những biện pháp kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho từng tiểu vùng khí hậu, từng bản trong QHSDĐ và phát triển SXNLN trên cơ sở xây dựng hệ thống sử dụng đất bền vững.

- Tổng hợp kết quả lựa chọn tập đoàn cây trồng, vật nuôi có sự tham gia của người dân như sau:

+ Cây lâm nghiệp: Trồng rừng sản xuất: Xoan ta, Luồng, Tre bát bộ; trồng rừng phòng hộ: Sao đen, Lát hoa và trồng cây Mây nếp dưới tán rừng.

+ Cây trồng nông nghiệp: Cây lúa: chọn bộ giống Lúa lai 2 dòng và lúa Khang dân. Cây hoa mầu: tuỳ tình hình thời tiết hàng năm để bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp; cây trồng được lựa chọn là Ngô, Khoai lang, Lạc...; ưu tiên trồng các loài cây năng suất cao, giá bán ổn định, bảo vệ đất, nước và môi trường sinh thái.

+ Cây ăn quả: Chuối, Mận trồng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.

+ Vật nuôi: Trâu, Lợn Mông, Bò, Dê, Lợn lai..., dưới hình thức gia trại, trang trại, vừa đem lại hiệu quả kinh tế và tận dụng được sức kéo, phân bón phục vụ cho sản xuất lâm - nông nghiệp.

3.1.3.3. Kết quả phỏng vấn và phân loại hộ gia đình

Kết quả điều tra 30 hộ gia đình ở 3 bản cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người/năm là 3,5 triệu đồng. Hộ có thu nhập cao nhất là 85 triệu đồng/năm và hộ có thu nhập thấp nhất là 2 triệu đồng/năm. Khả năng đầu tư cho sản xuất từ 1,5 triệu đến 12 triệu đồng/hộ. Những hộ khá có thu nhập cao đa số là từ sản xuất lâm nông nghiệp và kết hợp chăn nuôi (trâu, bò, dê...). Nhóm hộ trung bình và kém khả năng đầu tư cho sản xuất thấp, tổ chức sản xuất không hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, nhiều hộ còn thiếu ăn (kết quả cụ thể được ghi ở biểu điều tra trong phần số liệu gốc).



3.1.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực xã Trung Lý đến năm 2020

3.1.4.1. Phân tích những cơ hội và thách thức

a) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Bảng 3.20: Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức


Những điểm mạnh

- Là một xã có vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi trong vùng.

- Đất đai tài nguyên trên địa bàn xã lớn.

- Các mô hình sử dụng đất bền vững đang được người dân quan tâm chú ý.

- Nguồn lao động dồi dào, kiến thức bản địa phong phú.

- Có chủ trương, chính sách về đất đai rõ ràng.

- Trên địa bàn xã đã xây dựng được một số mô hình sử dụng đất bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Điểm yếu

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý sử dụng đất.

- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp còn hạn chế.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ban ngành, khu BTTN Pù Hu còn chưa cao, chưa chặt chẽ và thường xuyên.

- Cán bộ địa chính xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Sự tham gia của người dân chưa được

đông đảo và thường xuyên.

Những cơ hội

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, dễ dàng cho phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp.

- Được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Ban ngành trong tỉnh.

- Người dân được hưởng những chính sách ưu tiên, hỗ trợ đồng bào dân tộc.

- Cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế của xã từng bước nâng cao tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất,

chất lượng cây trồng.

Những thách thức

- Đời sống người dân còn nghèo, sống dựa vào rừng gây sức ép lớn đối với đất đai.

- Mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp ít, an ninh lương thực không đảm bảo.

- Thị trường nông lâm sản không ổn định, giả cả biến động mạnh.

- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã thấp, chậm tiếp thu những tiến bộ mới.



b) Tiềm năng đất đai của xã

Việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ xác định nhằm định hướng cho việc sử dụng đất trên cơ sở khai thác sử dụng quỹ đất đai hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Đánh giá tiềm năng đất đai của xã Trung Lý dựa trên những cơ sở sau:

- Đặc điểm đất đai, những lợi thế và hạn chế.

- Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng đất và lựa chọn các hệ thống sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp và các mục đích kinh tế - xã hội khác.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tài nguyên đất.

Với tổng diện tích tự nhiên là 19.790,11 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 93,62 % tổng diện tích tự nhiên. Đây là tiềm năng để xã phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp.

c) Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020

Dự báo nhu cầu sử dụng đất được dựa trên cơ sở các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của các ngành, các lĩnh vực và dự báo dân số trong tương lai.

- Theo dự báo đến năm 2015 dân số của xã sẽ tăng lên khoảng 5.933 người (năm 2012 là 5.589 người), tốc độ phát triển dân số khoảng 2%; đến năm 2020 dân số của xã sẽ tăng lên khoảng 6.248 người, tốc độ phát triển dân số giảm xuống còn 1,04 %. Theo thống kê, diện tích đất thổ cư hiện tại là 57,4 ha như vậy bình quân diện tích một khẩu năm 2012 là 0.01 ha. Diện tích bình quân này là phù hợp so với quy định về đất vườn và đất thổ cư, do đó nhu cầu về đất ở đến năm 2020 đối với xã phải tăng thêm theo dân số.

Đến năm 2020 dân số tăng thêm là: 6.248 – 5.589 = 659 người; diện tích đất thổ cư cần bổ sung đến năm 2020 là: 659 x 65m2 = 43.600 m2 (4,36 ha).

- Diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực tại xã, quỹ đất phù hợp để có thể phát triển diện tích này là không nhiều và khó có thể điều chỉnh cho các bản khác (có thể khai hoang thêm được tại bản Táo, Khằm 1,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2023