Mục Đích, Mục Tiêu Của Quy Hoạch, Kế Hoac̣ H Sư ̉ Dun Mục Đích Của Quy Hoạch, Kế Hoạch Sử Dụng Đất

Thứ ba, đặc điểm dài hạn.

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp..., từ đó xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.

Quy hoạch sử dụng đất dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm (theo Điều 37 Luâṭ đất đai năm 2013 của Viêṭ Nam) đến 20 năm hoặc lâu hơn, có những quốc gia thời hạn quy hoạch còn lên đến 60, 70 năm.

Thứ tư, đặc điểm về chiến lược và chỉ đạo vĩ mô.

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất mang tính tổng thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như: Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng; Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành; Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng; Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.

Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều

nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.

Thứ năm, đặc điểm về chính trị.

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính trị. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách, quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội. Quy hoạch tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái…

Thứ sáu, đặc điểm khả biến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.

1.1.4. Mục đích, mục tiêu của quy hoạch, kế hoac̣ h sử dun Mục đích của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội - 3

g đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa to lớn về mọi mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cùng với pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất.

Trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai không thể tách rời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước nói chung của các địa phương nói riêng sau khi được quyết định, xét duyệt nó mang tính pháp lý. Mọi hoạt động giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất và thực hiện các quyền của mình cũng phải tuân thủ, không được trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

Ý đồ sử dụng đất của Nhà nước được ghi nhận và thực hiện thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước tính toán đến các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển của đất nước, tính toán đến quỹ đất của cả nước và từng địa phương để tìm ra phương án sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm.

Thứ ba, thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước sử dụng quyền định đoạt với đất đai.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhưng đất đai là loại tài sản đặc biệt nên nhà nước không thể định đoạt đất đai như tài sản thông thường là bán, tặng, cho... mà định đoạt thông qua hoạt động quy hoạch sử dụng đất và một số hoạt động khác.

Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng hướng đến những mục tiêu nhất định. Mục tiêu của việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

là nhằm lựa chọn được phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả sử dụng đất cao mà Nhà nước hướng đến trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung không chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà là hiệu quả về nhiều mặt, như hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường - sinh thái hay an ninh - quốc phòng.

1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Các quy luật phát triển kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết định nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất. Nói một cách khác, các quy luật đó đã điều khiển hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối và sử dụng tài nguyên đất. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là chủ thể đại diện là cơ sở để bố trí hợp lý các ngành, tạo điều kiện để chuyên môn hóa sâu các vùng kinh tế và là một trong những điều kiện quan trọng nhất của bước quá độ từ nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu lên nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng. Thông qua quy hoạch Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, các chủ thể sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là công cụ để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, tiết lập thể chế quản lý, sử dụng tài nguyên đất, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thể hiện qua 5 nguyên tắc sau:

Một là, tuân thủ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới quyền sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quan trọng, bởi đất đai đã được xã hội hóa thành sở hữu

toàn dân. Nhà nước là người có quyền đại diện toàn dân thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đến quyền là lợi ích của các chủ thể sử dụng đất.

Khi quy hoạch dụng đất người ta đã lập nên đường ranh giới giữa các chủ thể sử dụng đất, giữa các loại đất, tức là đã xác định phạm vi quyền lợi giữa những người sử dụng đất với nhau. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. Người sử dụng đất được mở rộng các quyền trong quá trình sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp tặng cho quyền sử dụng đất,… nhưng mọi thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất phải được kịp thời phản ánh trong các tài liệu thích hợp để Nhà nước theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Hai là, sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên.

Đất đai có một đặc tính quan trọng là nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất ngày càng tốt lên. Tính chất đặc biệt này của đất đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú ý trong quá trình sử dụng đất. Một trong những vấn đề bảo vệ đất là ngăn ngừa và hạn chế quá trình xói mòn do gió và nước gây nên. Ngoài ra trong lĩnh vực bảo vệ đất, quy hoạch sử dụng đất không chỉ làm nhiệm vụ chống xói mòn mà còn phải chống quá trình ô nhiễm đất, suy thoái đất, bảo vệ các yếu tố của môi trường thiên nhiên.

Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật, diện tích đất mặt nước cũng là nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để tránh lãng phí, khi cấp đất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, trong các phương án quy hoạch sử dụng đất phải bố trí hợp lý các công trình nhà ở và phục vụ sản xuất với tinh thần hết sức tiết kiệm đất.

Ba là, tổ chức phân bổ quỹ đất cho các ngành.

Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành, cần đảm bảo nguyên tắc tổ chức

sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thủy điện, dầu khí…đều đòi hỏi phải có đất. Việc bố trí các khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông vận tải, các khu khai thác khoáng sản và các công trình xây dựng lớn thường được dự kiến trước trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân dài hạn. Nhưng trong các quy hoạch đó thường mới chỉ dự kiến vùng và địa điểm sẽ xây dựng, còn vị trí cụ thể (bãi xây dựng) thì sẽ được xác định trong quá trình quy hoạch sử dụng đất dưới hình thức thành lập một đơn vị sử dụng đất phi nông nghiệp mới. Thực chất là việc lấy một khoảnh đất nào đó từ quỹ đất dự phòng của quốc gia hoặc từ quỹ đất nông nghiệp để bố trí cho một công trình phi nông nghiệp.

Khi giao đất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, hầu như bao giờ cũng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của đơn vị bị mất đất. Do đó, khi xây dựng dự án giao đất cần lưu ý để hoạt động sản xuất của cơ sở đó không bị hoặc ít bị ảnh hưởng nhất. Diện tích đất giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp. Trong trường hợp việc giao đất cho nhu cầu phi nông nghiệp làm cơ cấu sử dụng đất bị thay đổi nhiều, tổ chức lãnh thổ bên trong bị đảo lộn thì phải quy hoạch lại toàn phần hoặc từng bộ phận cho đơn vị sử dụng đất bị ảnh hưởng đó.

Trong trường hợp giao đất cho nhu cầu khai thác khoáng sản (vị trí của các khoảnh đất này không thể thay đổi được) thì phải lường trước mọi hậu quả có thể xảy ra cho các đơn vị bị mất đất và từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc giảm bớt ảnh hưởng xấu của nó.

Khi đánh giá về mặt kinh tế những hậu quả do việc thu hồi đất, giao đất gây ra phải tính đến các khoản chi phí và thiệt hại như sau: Giá trị nhà cửa, công trình có trên diện tích đất bị thu hồi; Những chi phí đầu tư trên đất chưa

sử dụng hết của người sử dụng đất; Những chi phí để di chuyển dân cư; Chi phí để tháo gỡ nhà cửa, công trình và khôi phục lại ở địa điểm mới; Những thiệt hại của sản xuất và những phí tổn do phải quy hoạch mang lại.

Bốn là, tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý.

Khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý để thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, của riêng từng ngành.

Quy hoạch sử dụng đất phải nhằm mục đích tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổ thúc đẩy các đơn vị sản xuất. Khi quy hoạch sử dụng đất, người ta dự kiến phương hướng sử dụng đất trong một thời gian dài. Tương lai phát triển các đơn vi sử dụng đất cũng là một trong những căn cứ để xây dựng các phương án trong quy hoạch.

Tóm lại, khi giải quyết mỗi nội dung của đồ án quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức hợp lý sản xuất. Chẳng hạn, khi tổ chức và bố trí sử dụng đất nông nghiệp và luân canh, trước hết cần dựa vào cơ cấu, quy mô và hướng chuyên môn hóa của các ngành đã được xác định trước trong kế hoạch phát triển tương lai. Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng các tư liệu sản xuất khác và toàn bộ quá trình sản xuất nói chung. Bên cạnh đó việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc phát triển và bố trí các ngành nghề, đến việc tổ chức lao động và năng suất lao động, đến hiệu quả sử dụng các tư liệu sản xuất. Như vậy đất đai chỉ có thể được tổ chức sử dụng đúng và hợp lý nếu nó gắn bó với việc tổ chức các tư liệu sản xuất khác, với tổ chức lao động và quản lý đơn vị.

Năm là, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng lãnh thổ.

Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nếu không tính đến điều đó thì không thể tổ chức sử dụng hợp lý đất đai.

Điều kiện tự nhiên như chất lượng đất, độ màu mỡ, phì nhiêu...của đất sẽ được tính toán để phân bổ, quyết định mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, khi khi lựa chọn phương án sử dụng đất các nhà quy hoạch còn phải tính đến hiệu quả kinh tế, các điều kiện xã hội để phương án mình lựa chọn có tính khả thi.

Tóm lại, khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của cả nước, của từng vùng, từng đơn vị hành chính lãnh thổ phải tính đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội.

1.2. Những vấ n đề chung về phá p luât

quy ho,akc̣ êh́ hoac̣ h sử dun

g đấ t

1.2.1. Vai trò của phá p luât

quy hoac̣ h, kế hoac̣ h sử dun

g đất

Hiến pháp năm 2013 quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [32, Điều 53].

Quy định trên của Hiến pháp cho thấy quản lý nhà nước về đất đai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một nguyên tắc hiến định. Mọi tổ chức, cá nhân, và cả các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nguyên tắc ấy. Tất cả văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn như các đạo luật, luật, văn bản dưới luật đều nhằm cụ thể hóa hiến pháp và không được trái với hiến pháp.

Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hóa quy định quản lý nhà nước về đất đai bằng quy hoạch.

Trong công tác quản lý đất đai, qui hoạch sử dụng đất chính là cơ sở khoa học là căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các biến động về đất đai, nó trực tiếp thể hiện phương thức yêu cầu trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai là một trong những phương tiện để Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách đất đai của mình, giúp cho Nhà nước can thiệp một cách sâu sắc vào quá trình sử dụng đất, đồng thời khắc phục những khó khăn do lịch sử để lại. Việc quản lý đất đai theo qui hoạch chính là điều kiện để đất đai được sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí