Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Trung Lý, Giai Đoạn 2013 - 2020



khằm 3). Vì vậy các phương thức kinh doanh phù hợp sẽ được đề xuất để tăng chất lượng sản xuất thay vì tăng số lượng sản xuất.

- Diện tích đất lâm nghiệp sẽ biến động: biến động giảm do xây dựng Thuỷ điện Trung Sơn (nên đất lâm nghiệp dọc theo sông Mã sẽ bị ngập), đất dùng cho các công trình giao thông, điện ...; biến động tăng do chuyển phần lớn diện tích đất chưa sử dụng vào đất lâm nghiệp để khai thác tiềm năng loại đất này phục vụ trồng rừng, trang trại lâm nghiệp.

d) Dự báo nhu cầu lương thực, sử dụng lâm sản và thị trường tiêu thụ lâm sản trong và ngoài địa phương

* Nhu cầu lương thực

Nhu cầu lương thực của người dân trong xã được tính toán tại bảng 3.21 (bình quân lương thực đảm bảo 420 kg/người/năm).

Bảng 3.21: Phân tích nhu cầu lương thực xã Trung Lý



Năm

Tỷ lệ tăng dân số (%)


Số dân

Nhu cầu

lương thực quy thóc

(tấn/năm)

Khả năng đáp ứng (tấn/năm)


Lượng thiếu hụt(tấn/năm)

Tỷ

lệđáp ứng

(%)

2012


5.589

2.347

1050,2

-406,3

72,1

2013

2,0

5.701

2.394

1055,5

-424,3

71,3

2014


5.815

2.442

1060,8

-442,7

70,6

2015


5.933

2.491

1066,1

-458,4

69,9

2016

1,04

5.994

2.517

1071,4

-474,5

69,3

2017


6.057

2.544

1.076,7

-490,7

68,7

2018


6.120

2.570

1.082,1

-507,3

68,1

2019


6.183

2.597

1.087,5

-524,1

67,5

2020


6.248

2.624

1.093,0

-541,3

66,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2020 - 11

Trong giai đoạn 2013 - 2015, do đầu tư hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện nên việc mở rộng diện tích lúa nước cần từng bước, nhưng để phần nào giải quyết vấn đề an ninh lương thực vẫn tiếp tục quy hoạch đất trồng cây hàng năm (vùng nương rẫy kết



hợp) và thực hiện trồng rừng trên diện tích đất trống ở rừng phòng hộ, sản xuất kết hợp trồng xen cây nông nghiệp trong năm đầu (dự kiến năng suất lúa nước đạt 2,6 tấn/ha, lúa nương 1,3 tấn/ha). Trong giai đoạn 2016 - 2020, diện tích lúa nước là 207,0 ha không còn vùng nương rẫy kết hợp mà từng bước trồng rừng vào diện tích này (dự kiến năng suất lúa nước đạt 4,5 tấn/ha, lúa nương 2,5 tấn/ha).

Phương án sử dụng những diện tích đất nhàn rỗi (đất trống) có khả năng canh tác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nương rẫy hiện có bằng những hình thức canh tác nông lâm kết hợp, tích cực trồng rừng để từng bước nâng cao đời sống kinh tế của người dân, từ đó hạn chế sự tác động đến tài nguyên rừng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái làm tiền đề cho phát triển bền vững.

* Nhu cầu sử dụng thực phẩm

Hiện nay, sản lượng sản phẩm nông sản sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong xã dự kiến trong những năm tới sản xuất nông nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong xã và tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Dự kiến trong những năm tới, đẩy mạnh chăn nuôi với vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong xã, giai đoạn 2015-2020 tăng sản lượng để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

* Nhu cầu sử dụng lâm sản

Theo số liệu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân cho thấy, nhu cầu về gỗ làm nhà, gia dụng và củi đốt là rất lớn. Hiện nay 85% hộ gia đình trong xã sử dụng củi làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, là một xã vùng cao, mùa đông kéo dài hơn bình thường, nhiệt độ thường xuyên xuống thấp nên trung bình mỗi năm một hộ gia đình dùng hết 10 m3 gỗ củi. Như vậy nếu lấy tổng số hộ trong xã tại thời điểm hiện tại (1.074 hộ) thì trung bình một năm tối thiểu toàn xã sử dụng hết 10.740 m3 gỗ củi. Đây là một khối lượng lâm sản tương đối lớn. Nếu lấy giá của một m3 gỗ củi tại thời điểm hiện tại là 500.000 ngàn đồng, với lượng sử dụng củi như hiện nay thì mỗi năm một người dân trong xã dùng hết 750.000 đồng tiền củi, tương đương với 100 kg lương thực, cả xã là 600 tấn. Lượng lương thực này dư bù đắp vào sự



thiếu hụt (424 tấn) của người dân hiện nay. Trong khi đó, hàng năm nhu cầu sử dụng gỗ cho mục đính gia dụng tại chỗ và thương phẩm cho xây dựng không ngừng tăng lên, nếu chỉ trông chờ và tận dụng từ rừng tự nhiên sẽ không thể đáp ứng đủ, dẫn đến nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải có phương án trồng rừng trên những diện tích đất trống đồi núi trọc, trồng cây phân tán để phần nào khắc phục, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, đồng thời từng bước cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân trong xã.

Trước những nhu cầu đòi hỏi cấp bách về lương thực và nguyên nhiên liệu phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân địa phương, việc trông chờ vào điều kiện kinh tế cũng như điều kiện sản xuất hiện nay là không thể đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống mà cần phải có sự thay đổi về phương thức sản xuất cũng như đối tượng sản xuất nông lâm nghiệp. Một trong những bước đi quan trọng để cải thiện điều kiện kinh tế hiện nay của người dân là cần thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp trên diện tích đất trống đồi núi trọc với những loài cây trồng mà người dân đã lựa chọn.

* Dự báo về tiến bộ khoa học, kỹ thuật

Sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học, đã tạo ra những bước tiến nhanh chóng, tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu với dịch bệnh tốt hơn; ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản mang lại những tác động tích cực vào sản xuất, tăng lên cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học còn ứng dụng trong các hoạt động xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường, giảm sự lây lan dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Ứng dụng trong các khâu chế biến, bảo quản sản phẩm giảm hàm lượng các loại kim loại nặng, độc tố trong các loại rau củ quả, thuỷ sản… đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Như vậy, trong thời gian tới, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm, nông nghiệp, giúp tăng năng xuất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; đảm bảo độ phì của đất, bảo vệ môi



trường sinh thái, chống sa mạc hoá..., góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Dự báo về tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường

Nhân dân trong xã Trung Lý chủ yếu làm nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Do vậy, vấn đề cần quan tâm chủ yếu trên địa bàn xã là xử lý chất thải của con người, gia súc, gia cầm,…đặc biệt chú trọng tới nguồn nước và vệ sinh môi trường ở cộng đồng trong các khu dân cư.

Trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng nhanh nên lượng chất thải từ sản xuất cũng tăng lên, rất dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Những cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng đô thị lớn đã cho thấy mối nguy hiểm tới sức khoẻ của con người. Do đó cần có những giải pháp xử lý hiệu quả, triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.1.4.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

a) Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, xây dựng các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng.

- Phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế gia trại, trang trại.

Để khai thác tốt tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Đẩy mạnh việc mở rộng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp đặc biệt là diện tích lúa nước; tăng cường thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất để nâng cao sản lượng cây trồng.

+ Chuyển đổi những diện tích ruộng lúa nước 1 vụ thành 2 vụ hoặc 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu) song song với việc phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu.



+ Phát triển kinh tế vườn rừng theo các mô hình nông lâm kết hợp, VAC, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các tiểu vùng khí hậu.

+ Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

+ Phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại, đảm bảo an ninh lương thực, từng bước đáp ứng nhu cầu của con người; đa dạng hóa các loại cây trồng và sản xuất hàng hóa, gắn với chăn nuôi, công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ; hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích khác.

b) Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp

- Thực hiện các hạng mục lâm sinh, tuân thủ Luật bảo vệ và phát triển rừng và kết quả chương trình rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Tiến hành bảo vệ đối với những diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Đưa vào khoanh nuôi những diện tích đất trống trạng thái IC và cả trạng thái IB nếu ở các khu vực xa dân cư chưa có điều kiện để trồng rừng.

- Tiến hành trồng rừng đối với những diện tích đất trống trạng thái IA và IB ở những nơi thuận lợi, đất nương rẫy trên đất lâm nghiệp.

- Khuyến khích sử dụng các mô hình nông lâm kết hợp góp phần làm tăng thu nhập, bảo vệ đất và bảo đảm an toàn sinh thái.

c) Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội, nâng cao công tác quản lý điều hành:

- Bố trí đất ở cho các hộ tăng thêm có nhu cầu (định mức 200 - 400m2/hộ)

- Mở rộng đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

- Dành quỹ đất cho quốc phòng an ninh.

- Khoanh định đất cho khu vực khai thác khoáng sản.

- Bố trí đất cho các cụm công nghiệp.

- Làm mới nâng cấp các tuyến đường liên bản và đường nội bộ trong các bản.



- Xây dựng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, chợ, nhà văn hóa cộng đồng, trường học và công trình thể dục thể thao.

- Bố trí thêm đất nghĩa địa và giành một phần đất làm bãi rác thải cho các thôn để giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Bố trí đất phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng.

d) Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng

Hiện nay trên địa bàn xã có 850,91 ha đất chưa sử dụng chiếm 4,3% diện tích đất tự nhiên trong đó chủ yếu là đất đồi núi. Đây vừa là tiềm năng vừa là thách thức trong định hướng sử dụng quỹ đất này những năm tới. Việc khai thác, quản lý và sử dụng tốt quỹ đất chưa sử dụng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc bảo vệ đất đai, khí hậu, nguồn nước, cân bằng sinh thái và hạn chế những thiên tai như hạn hán, lũ lụt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

3.2. Quy hoạch sử dụng đất xã Trung Lý, giai đoạn 2013 - 2020

3.2.1. Những căn cứ và nguyên tắc quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất

3.2.1.1. Căn cứ của quy hoạch sử dụng đất

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn, trực tiếp là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Lát, quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trung Lý.

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; vị trí, vai trò của xã Trung Lý trên địa bàn; nhu cầu và khả năng phát triển của thị trường.

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất và tiềm năng đất đai của xã Trung Lý.

- Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước về đất đai, định mức sử dụng đất.

- Căn cứ vào kết quả thực hiện QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất kỳ trước, khả năng đầu tư phát triển trong kỳ tới.

3.2.1.2. Nguyên tắc quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã có người dân tham gia phải phù hợp với luật pháp và chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan



trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất, phù hợp với phương hướng và quy hoạch phát triển chung của khu vực.

- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với nhu cầu, nguyện vọng và quyền lợi của người dân.

- Đảm bảo kết hợp hài hòa và cân đối giữa phương pháp tiếp cận từ trên xuống với tiếp cận từ dưới lên; đảm bảo sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả từ trên xuống đồng thời tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực của người dân.

- Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công bằng, ổn định nông thôn và có sự tham gia triệt để của người dân.

- Quy hoạch sử dụng đất; lập kế hoạch sử dụng đất và hoạch định ranh giới đất đai phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với môi trường chung của cộng đồng và hướng tới sự phát triển bền vững.

3.2.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất

Việc khai thác và sử dụng đất phải quán triệt phương hướng, chiến lược chung của cả nước, của tỉnh Thanh Hoá và của huyện Mường Lát trên những quan điểm chủ yếu sau:

- Phát huy tối đa nội lực, tiềm năng thế mạnh của xã, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tự lực, tự cường, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội của xã.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cân bằng và bền vững.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, hạ thấp tỷ trọng ngành nông nghiệp.

- Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, bảo vệ tài nguyên, môi trường bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo sự hài hoà, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái.



- Tập trung phủ xanh diện tích đất trống; bố trí cơ cấu cây trồng theo phương châm ‘‘đất nào cây ấy”; ưu tiên các cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác, có hiệu quả cao được người dân lựa chọn.

- Chuyển mạnh đất nương rẫy có độ dốc cao trên 150 sang trồng cây lâm nghiệp, chỉ để lại những diện tích có thể chuyển sang làm ruộng bậc thang đảm bảo canh tác nông nghiệp bền vững, gắn chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây nông nghiệp sang cây lâm nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho các hộ dân trồng rừng thay thế nương rẫy trong xã nhằm ổn định định canh, định cư cho đồng bào dân tộc Mông.

- Bố trí cơ cấu cây trồng phải gắn với đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp, trước mắt ứng dụng mô hình canh tác ruộng bậc thang theo đường đồng mức vào sản xuất; đưa các giống cây trồng nông nghiệp năng suất cao, giống vật nuôi là thế mạnh của xã; nhằm tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, từng bước đảm bảo và ổn định cuộc sống người dân.

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2020 của xã Trung Lý phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch ngành của tỉnh, huyện cũng như nguyện vọng của nhân dân để tạo nên tính hợp lý, khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển ngành nông, lâm nghiệp hàng hoá có năng suất, chất lượng cao; sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn nhân lực để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế với mũi nhọn là ngành nông, lâm nghiệp.

3.2.3. Mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

3.2.3.1. Mục tiêu chung

- Xác định vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, hình thành vùng sản xuất tập trung phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá, hiệu quả cao.

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ gắn với từng khu sản xuất tập trung.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí