Độ Dày Dịch Cùng Đồ Trên Siêu Âm Trước Điều Trị

Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể


Triệu chứng thực thể

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)


Tử cung

To hơn bình thường

13

12,0

Bình thường

95

88,0

Tổng số

108

100


Phần phụ

Sờ thấy khối

44

40,7

Không thấy khối

64

59,3

Tổng số

108

100


Cùng đồ

Đau

12

11,1

Không đau

96

88,9

Tổng số

108

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 6

Nhận xét:

Đa số các trường hợp khám thấy tử cung kích thước bình thường (88,0%), phần phụ không sờ thấy khối (59,3%) và cùng đồ ấn không đau (88,9%).

3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG

3.3.1. Đặc điểm dịch cùng đồ trên siêu âm

Bảng 3.7. Độ dày dịch cùng đồ trên siêu âm trước điều trị


Độ dày dịch cùng đồ (mm)

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

0

76

70,4

≤ 15

23

21,3

>15

9

8,3

Tổng số

108

100


Nhận xét:

Các trường hợp không có dịch cùng đồ trên siêu âm trước điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất với 70,4%.

Số bệnh nhân có dịch cùng đồ trên siêu âm chiếm 29,6%, trong đó: độ dày dịch cùng đồ từ 15mm trở xuống chiếm 21,3%, số bệnh nhân có độ dày dịch cùng đồ trên 15mm là 8,3%.

3.3.2. Đặc điểm nồng độ βhCG huyết thanh

Bảng 3.8. Nồng độ βhCG trước khi điều trị


Nồng độ βhCG (IU/l)

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

< 1000

93

86,1

1000 - < 2000

10

9,3

2000 - 5000

5

4,6

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân có nồng độ βhCG trước điều trị < 1000 IU/l chiếm tỷ lệ cao nhất với 86,1%, nhóm bệnh nhân có βhCG từ 1000 đến dưới 2000 IU/l chiếm 9,3%. Còn lại là nhóm βhCG từ 2000 - 5000 IU/l chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,6%.

3.3.3. Đặc điểm của khối chửa trên siêu âm

Bảng 3.9. Vị trí khối chửa ngoài tử cung


Vị trí khối chửa

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Vòi tử cung phải

55

50,9

Vòi tử cung trái

53

49,1

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Khối chửa ngoài tử cung trái chiếm tỷ lệ 50,9%, khối chửa ở vòi tử cung phải chiếm 49,1%.

Bảng 3.10. Kích thước khối chửa trên siêu âm trước điều trị


Kích thước khối chửa (cm)

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

< 1,5

39

36,1

1,5 - < 3

57

52,8

3 - 3,5

12

11,1

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Đa số kích thước khối chửa gặp trong nghiên cứu < 3cm chiếm 88,9% trong đó kích thước khối chửa từ 1,5 - < 3 cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,8%. Khối có kích thước từ 3 - 3,5 cm chiếm 11,1%.

Khối chửa có kích thước nhỏ nhất là 0,6 cm, khối chửa có kích thước lớn nhất là 3,5 cm.

Bảng 3.11. Đặc điểm khối chửa trên siêu âm trước điều trị


Đặc điểm khối chửa trên siêu âm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Khối hình nhẫn

8

7,4

Khối âm vang hỗn hợp

55

50,9

Khối tăng âm

27

25,0

Khối giảm âm

18

16,7

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Đặc điểm khối chửa trên siêu âm chửa ngoài tử cung hay gặp nhất là khối âm vang hỗn hợp với 50,9%, tiếp đến là khối tăng âm chiếm 25,0%, khối giảm âm chiếm 16,7% và hình ảnh khối hình nhẫn có tỷ lệ ít nhất với 7,4%.

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

3.4.1. Kết quả điều trị Methotrexate đơn liều

Bảng 3.12. Kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng MTX đơn liều


Kết quả điều trị

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Thành công

100

92,6

Thất bại

8

7,4

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung bằng MTX đơn liều đạt tỷ lệ thành công là 92,6%, thất bại 7,4%.

3.4.2. Số mũi tiêm Methotrexate

Bảng 3.13. Số mũi MTX


Số mũi tiêm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

1

71

65,8

2

25

23,1

3

12

11,1

Tổng số

108

100

Nhận xét:

Có 71/108 bệnh nhân (65,8%) được tiêm 1 mũi MTX chiếm tỷ lệ cao nhất, 23,1% số bệnh nhân được tiêm 2 mũi và còn lại 11,1% bệnh nhân được tiêm 3 mũi chiếm tỷ lệ thấp nhất. Không có bệnh nhân nào tiêm 4 mũi.

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa số liều MTX và tỷ lệ điều trị thành công


Số liều


Kết quả


1 mũi


2 mũi


3 mũi


Tổng


Thành công

n

68

22

10

100

%

95,8

88,0

83,3

92,6


Thất bại

n

3

3

2

8

%

4,2

12,0

16,7

7,4

(p=0,087) *Fisher’s Exact test.

Nhận xét:

Trong nhóm điều trị thành công, nhóm tiêm 1 mũi chiếm tỷ lệ cao nhất với 95,8%, tiếp theo là nhóm tiêm 2 mũi với 88,0% và nhóm tiêm 3 mũi có tỷ lệ điều trị thành công thấp nhất là 83,3%.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa vị trí khối chửa và số mũi tiêm MTX



Vị trí khối chửa

Số mũi tiêm MTX


Tổng số

1 mũi

2 mũi

3 mũi


Vòi tử cung phải

n

41

9

5

55

%

74,5

16,4

9,1

100


Vòi tử cung trái

n

30

16

7

53

%

56,6

30,2

13,2

100


Tổng số

n

71

25

12

108

%

65,8

23,1

11,1

100

(p=0,125) *Chi-square test

Nhận xét:

Trong nhóm vị trí khối chửa ở vòi tử cung phải, số bệnh nhân tiêm 1 mũi chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,5%, số bệnh nhân tiêm 3 mũi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 9,1%.

Trong nhóm vị trí khối chửa ở vòi tử cung trái, số bệnh nhân tiêm 1 mũi chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,6%, số bệnh nhân tiêm 3 mũi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 13,2%.

3.4.3. Liên quan giữa triệu chứng cơ năng và kết quả điều trị

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa triệu chứng cơ năng và kết quả điều trị



Triệu chứng cơ năng

Kết quả


Tổng số

Thành công

Thất bại

n

%

n

%

Chậm kinh

66

89,2

8

10,8

74

Ra máu âm đạo

74

90,2

8

9,8

82

Đau bụng vùng hạ vị

56

96,6

2

3,4

58

Chậm kinh + ra máu

47

85,5

8

14,5

55

Chậm kinh + đau bụng

43

95,6

2

4,4

45

Ra máu + đau bụng

43

95,6

2

4,4

45

Chậm kinh + đau bụng + ra máu

32

94,1

2

5,9

34

(p>0,05) *Fisher’s Exact test.

Nhận xét:

Kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân có triệu chứng chậm kinh là 89,2%, nhóm ra máu âm đạo là 90,2%, nhóm đau bụng hạ vị là 96,6%.

Nhóm bệnh nhân có cả hai triệu chứng chậm kinh và ra máu có tỷ lệ thành công thấp nhất với 85,5%. Nhóm bệnh nhân có cả ba triệu chứng điển hình có tỷ lệ điều trị thành công với 94,1%.

Sự khác nhau về tỷ lệ điều trị thành công ở các nhóm bệnh nhân có triệu chứng cơ năng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.4. Liên quan giữa triệu chứng thực thể và kết quả điều trị

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa khám phần phụ và kết quả điều trị



Phần phụ

Kết quả


Tổng số

Thành công

Thất bại

Sờ thấy khối

n

44

0

44

%

100,0

0,0

100

Không thấy khối

n

56

8

64

%

87,5

12,5

100


Tổng số

n

100

8

108

%

92,6

7,4

100

(p=0,313) *Fisher’s Exact test

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân sờ thấy phần phụ điều trị thành công với tỷ lệ 100% và không sờ thấy khối phần phụ điều trị thành công với tỷ lệ 87,5%.

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa khám cùng đồ và kết quả điều trị



Cùng đồ

Kết quả


Tổng số

Thành công

Thất bại

Đau

n

10

2

12

%

83,3

16,7

100

Không đau

n

90

6

96

%

93,8

6,2

100


Tổng số

n

100

8

108

%

92,6

7,4

100

(p=0,164) *Fisher’s Exact test

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân có đau cùng đồ điều trị thành công với tỷ lệ 83,3% và nhóm không đau cùng đồ điều trị thành công với tỷ lệ 93,8%.

3.4.5. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ βhCG và kết quả điều trị


Nồng độ βhCG (IU/l)

Kết quả


Tổng số

Thành công

Thất bại


< 1000

n

89

4

93

%

95,7

4,3

100


1000 - < 2000

n

8

2

10

%

80,0

20,0

100


2000 – 5000

n

3

2

5

%

60,0

40,0

100


Tổng số

n

100

8

108

%

92,6

7,4

100

(p=0,042) *Fisher’s Exact test

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên thấy tỷ lệ điều trị thất bại tăng lên khi nồng độ βhCG tăng và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Với nhóm bệnh nhân có βhCG < 1000 IU/l, tỷ lệ điều trị thất bại thấp nhất trong các nhóm với 4,3%. Nhóm bệnh nhân có βhCG từ 1000 đến dưới 2000 IU/l tỷ lệ điều trị thất bại tăng lên là 20,0%. Nhóm bệnh nhân có βhCG từ 2000 - 5000 IU/l, tỷ lệ thất bại cao nhất lên tới 40,0%.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí