phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR được sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả dựa trên tiếp cận DSPIR để tìm ra phạm vi, hiện trạng hệ sinh thái, đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa tới đa dạng sinh học hồ Tây.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(1) Phương pháp kế thừa: tổng hợp, đúc kết và kế thừa, áp dụng kinh nghiệm trên thế giới và trong nước được thực hiện trước đó dựa trên các số liệu, tài liệu thứ cấp sẵn có, bao gồm: các số liệu kinh tế, xã hội, tự nhiên, đa dạng sinh học, diễn biến sử dụng đất. Bao gồm:
+ Các số liệu được sử dụng trong phần tổng quan tài liệu là số liệu kế thừa và tổng hợp từ các tài liệu nhưng được lựa chọn trích dẫn để phân tích phù hợp theo góc độ nghiên cứu;
+ Các số liệu thống kê liên quan tới địa bàn nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thống kê, các đề án phát triển kinh tế xã hội; các tài liệu, luận văn, báo cáo nghiên cứu về đô thị hóa, về ảnh hưởng của đô thi hóa tới môi trường Hồ Tây; các văn bản liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội, các thông tin báo chí;
Các số liệu, tài liệu, được thu thập chủ yếu tại quận Tây Hồ, khu vực hồ Tây.
(2) Phương pháp khảo sát thực địa:
Nội dung của phương pháp bao gồm khảo sát điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, khảo sát hiện trạng sử dụng, ranh giới của các loại hình sử dụng đất.
Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng quá trình khảo sát, ghi chép, chụp ảnh… Qua công việc này các dữ liệu được thu thập giúp có được những nhận định sơ bộ về hệ sinh thái hồ Tây, tình hình phát triển đô thị tại quận Tây Hồ nói chung và khu vực hồ Tây nói riêng, hiện trạng cũng như những ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa tới khu vực nghiên cứu.
(3) Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng bảng hỏi
Phỏng vấn người dân địa phương, khách tham quan, du lịch, vui chơi giải trí. Qua đó đã có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thu thập được những thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, diện tích hồ Tây, hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý, sử dụng đất ở quận Tây Hồ, các giá trị của hồ Tây, cảnh đẹp khu vực hồ Tây cũng như về nhận thức của cá nhân về giá trị/ chức năng của đất ngập nước khu vực hồ Tây; đồng thời thấy được những sức ép từ quá trình đô thị hóa trong những năm gần đây tới hệ sinh thái để từ đó đưa ra được hướng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
Từ những kết quả phỏng vấn dựa vào bảng hỏi, tác giả đã thống kê, xử lý kết quả để từ đó đưa ra được các giải pháp quản lý và bảo tồn hồ Tây.
b. Phương pháp phân tích số liệu
(1) Các phương pháp phân tích thống kê: để phân tích những số liệu kinh tế xã hội thu được từ các nghiên cứu điều tra đánh giá xã hội, cũng như trong nghiên cứu điều tra đánh giá đa dạng sinh học.
(2) Các phương pháp phân tích kinh tế, lượng giá dịch vụ hệ sinh thái: phân tích giá dịch vụ trong khu vực nghiên cứu (phân tích giá dịch vụ của các di tích lịh sử- văn hóa quanh khu vực hồ Tây), để từ đó đưa ra được các giải pháp tối ưu nhất trong việc thu phí tham quan hồ Tây.
(3) Các phương pháp trình bày số liệu:
+ Sử dụng các bảng biểu, đồ thị để trình bày những số liệu thống kê, bằng cách sử dụng phần mềm EXCEL;
+ Sử dụng các sơ đồ để biểu diễn những số liệu không gian;
+ Sử dụng hình ảnh để minh họa thực trạng môi trường, ĐDSH tại khu vực nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của hồ Tây
a. Vị trí địa lý và diện tích của hồ Tây
Hồ Tây với hình dạng móng ngựa nằm ở phía tây bắc khu vực nội thành Hà Nội, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, hồ có tọa độ địa vĩ độ địa lý: 20004” - Bắc, 105050” - Đông, cao độ so với mặt nước biển của mực nước trong hồ là là 6m. Hồ giáp ranh với các phường của quận là Yên Phụ, Thụy Khê, Bưởi, Xuân La, Nhật Tân, Quảng An và một phần phường Quán Thánh; trong đó phía Bắc hồ giáp đê Yên Phụ - Từ Liêm, phía Nam giáp đường Thụy Khuê, phía Đông giáp đường Thanh Niên, phía Tây giáp đường Lạc Long Quân.
Về diện tích của hồ Tây: Trong thời gian từ năm 1987 đến nay đã có nhiều số liệu về diện tích của hồ Tây như số liệu của Sở địa chính (năm 1987) là 515ha, số liệu của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố vào năm 1997 là 526,162ha. Tuy nhiên số liệu gần đây nhất theo đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý hồ Tây năm 2014” của BQL hồ Tây thì diện tích của hồ như sau (Bảng 3.1):
Bảng 3.1. Diện tích mặt nước của hồ Tây
Diện tích (ha) | |
Hồ Tây (lớn) | 519,753 |
Hồ nhỏ dài sau KS Thắng Lợi (hồ Vả) | 3,985 |
Hồ sen Quảng An | 3,779 |
Tổng diện tích của hồ Tây | 527,517 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Liên Quan Giữa Các Dịch Vụ Hst Với Các Thành Tố Của Cuộc Sống Thịnh Vượng
- Tổng Quan Ảnh Hưởng Của Quá Trình Đô Thị Hóa Tới Ao, Hồ Của Một Số Thành Phố Lớn Trên Thế Giới
- Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Tổng Hợp Sự Đa Dạng Của Các Taxon Thực Vật Bậc Cao Có Mạch
- Sản Lượng Khải Thác Cá (Kg) Hàng Năm Ở Hồ Tây
- Thay Đổi Diện Tích Sử Dụng Đất Từ Năm 2005 – 2014(Đơn Vị: Ha)
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: [Ban quản lý hồ Tây, 2014]
Hồ Tây là hồ tự nhiên có chiều dài gần 3 km, rộng từ 1-2km, độ sâu trung bình đạt từ 2-3m, trong đó phần hồ tại phía Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn phần hồ phía Đông Nam. Hồ Tây trước kia là một đoạn sông của sông Hồng, là hồ ngoại sinh và được hình thành do sự dịch chuyển của lòng sông Hồng trong Holocen muộn.
b. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hồ Tây nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành nhất là hướng gió Đông Nam. Vào tháng 6, 7 có nhiệt độ cao nhất. Khu vực này thường có gió bão vào đầu mùa hè. Mùa đông khô lạnh và ít mưa, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu được công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm 2014, dân số quận Tây Hồ tính đến 31/12/2014 là 154.700 người, trong đó dân số nữ (78.100 người) ,dân số nam (76.600 người), mật độ 6.522 người/km2. Có 6 phường liên quan trực tiếp đến hồ Tây là: P. Thuỵ Khuê; P. Yên Phụ; P. Quảng An; P. Nhật Tân; P. Xuân La; P. Bưởi (Bảng 3.2).
So với toàn bộ Hà Nội thì dân số tại Tây Hồ có mật độ trung bình, tuy nhiên dân số tại đây có sự phân bố không đều. Dân cư tập trung đông tại phía Nam và Đông Nam thuộc địa bàn P. Quán Thánh, Trúc Bạch, Bưởi, Yên Phụ; ngược lại tại khu vực phía Bắc dân cư tập trung với mật độ thưa thớt hơn.
Dân cư tại khu vực quận Tây Hồ gồm có dân cư đã sống từ lâu đời tạo thành các làng như Yên Thái, Võng Thị, Nghi Tàm. Bên cạnh đó còn có một lượng không nhỏ dân cư tự do đến công tác, làm việc và một lượng đáng kể khách du lịch tập trung tại các nhà nghỉ, khách sạn.
b. Điều kiện kinh tế
Quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ-du lịch, thương mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.
c. Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh
Tây Hồ là vùng đất cổ có 64 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 21 di tích được xếp hạng di tích quốc gia như: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên.
Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.
3.1.3 Cơ sở hạ tầng
Quận được thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã có bước chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực. Điểm nổi bật là từ một quận mới thành lập, kinh tế còn nghèo, cơ sở hạ tầng kém phát triển, giờ đây quận Tây Hồ đã có bộ mặt khang trang. Trong 15 năm, Thành phố và quận đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như: công trình phúc lợi công cộng, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, bê tông hóa các đường dân sinh, trong đó, phải kể đến: các Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây, đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Nguyễn Hoàng Tôn… Các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí; Hệ thống đèn chiếu sáng, cấp nước sạch, thoát nước được cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh. 8/8 phường, các cơ quan thuộc quận, nhà văn hóa phường, nhà sinh hoạt khu dân cư được đầu tư xây dựng khang trang cùng với trang thiết bị đồng bộ…
3.2 Đặc điểm và dịch hệ sinh thái hồ Tây
3.2.1 Đặc điểm hệ sinh thái hồ Tây
a. Đặc điểm thành phần loài
(1) Thực vật nổi
Thực vật nổi trong nước hồ Tây có số loài vi tảo rất phong phú tới 72 loài với 5 ngành: ngành tảo Lam 15 loài, tảo Lục 19 loài, tảo Silic 21 loài, tảo Mắt 14 loài và ngành tảo Giáp 3 loài. Trong thành phần loài, ngành tảo Silic có số lượng loài nhiều nhất (21 loài) các chi chiếm ưu thế như Melosira, Synedra, Navicula, Nitzschia, tiếp đến ngành tảo Lục (19 loài) với các chi khác nhau Scenedesmus, Pediastrum, Chlorella....trong đó tảo Scenedesmus có mặt với 5 loài. Tảo lam đã phát hiện được 15 loài theo thời gian nhưng tảo lam lại chiếm ưu thế trong quần xã thực vật nổi đặc biệt là loài tảo lam độc như Microcystis aeruginosa [Viện ST&TNSV, 2011 trong Bùi Nguyên Phổ, 2012].
(2) Động vật nổi
Tại hồ đã xác định được 37 loài và nhóm loài động vật nổi thuộc 27 giống,
17 họ trong các nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu chẻ (Cladocera), giáp xác có vỏ (Ostracoda), ấu trùng côn trùng và ấu trùng giáp xác. Trong thành phần, ưu thế về số lượng loài thuộc về nhóm Trùng bánh xe với 17 loài (chiếm 45,9%), Giáp xác chân chèo 5 loài (chiếm 13,5%), Giáp xác râu chẻ 12 loài (32,4%), 3 nhóm loài thuộc các nhóm ấu trùng giáp xác, giáp xác có vỏ (Ostracoda) và ấu trùng côn trùng [Viện ST&TNSV, 2011].
Các loài động vật nổi ghi nhận được là các loài phổ biến, có phân bố rộng, và thường xuất hiện quanh năm nhất là các thuỷ vực giàu hữu cơ vùng đồng bằng. Một số loài có tần suất xuất hiện cao như Mesocyclops leuckarti, Microcyclops varicans, (Copepoda), Bosmina longirostris, Diaphanosoma leuchtenbergianum,
Moina dubia (Cladocera), Asplanchna sieboldi, Brachionus calyciflorus, Trichocerca spp., Filinia longiseta (Rotatoria). [Viện ST&TNSV, 2011].
Đặc điểm hạn chế về thành phần loài động vật nổi hồ Tây là kém đa dạng về thành phần, hầu hết các loài ghi nhận được là những loài thích nghi với môi trường giàu muối dinh dưỡng hữu cơ, thường xuất hiện ở các thuỷ vực bị nhiễm bẩn. Sự xuất hiện và chiếm ưu thế về thành phần loài của các nhóm loài ưu môi trường giàu dinh dưỡng thể hiện mức độ phú dưỡng của hồ Tây.
(3)Động vật đáy
Xác định được 29 loài thuộc 26 giống, 17 họ, 9 bộ và 4 lớp, 3 nghành. Chiếm ưu thế về thành phần loài là nhóm thân mềm-Mollusca, trong đó nhóm Ốc - Gastropoda có 13 loài (45 %) và nhóm hai mảnh vỏ - Bivalvia có 7 loài (24 %). Các nhóm còn lại có số lượng loài ít hơn, trong đó ấu trùng côn trùng- Insecta có 4 loài (14 %), nhóm giun ít tơ - Oligochaeta có 3 loài (10 %) và nhóm giáp xác - Crustacea chỉ có 2 loài (7 %). Những loài phân bố phổ biến ở mọi điểm trong hồ là giun ít tơ Branchiura sowerbyi, Tubifex sp. và ấu trùng muỗi Chironomus sp., Tanypus sp.. Đây cũng là những loài chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm hữu cơ nặng [Viện ST&TNSV, 2011].
Có sự khác biệt về thành phần loài giữa vùng ven bờ với vùng giữa hồ và đáy hồ. Tại vùng ven bờ, nơi mực nước thấp và có nhiều giá thể bám như cọc, đá và các cây thuỷ sinh (bèo, sen), thường xuất hiện nhiều loài động vật thâm mềm như trai (Sinanodonta elliptica, S. jourdyi, Cristaria bialata), trùng trục, (Nodularia douglasiae crassidens), hến (Corbicula spp.), ốc (Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa) và một số giáp xác như cua (Somaniathelphusa dugasti). Vùng giữa hồ và đáy hồ hầu như chỉ thấy các loài giun ít tơ và ấu trùng muỗi lắc[Viện ST&TNSV, 2011].
Theo các kết quả nghiên cứu về quần xã thuỷ sinh vật hồ Tây đã được thực hiện trước đây, thành phần loài thuỷ sinh vật hồ tượng đối đồng nhất hơn, chủ yếu là các loài nội tại, ít có các loài ngoại lai thích ứng với điều kiện nước đứng,