Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 25

“Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến,…Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng” [97, tr. 490]. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nền kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng khá hơn so với trước, thì tham nhũng cũng trở thành một vấn đề quốc nạn. Tham nhũng không chỉ cản trở tăng trưởng kinh tế, mà nguy hại hơn là nó làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền. Khi niềm tin đã suy giảm tới mức không còn thì nó sẽ chuyển sang một trạng thái tinh thần đối lập khác và hậu quả có thể cực đoan tới mức: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [97, tr. 60] như chính quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu từ rất sớm.

Ba là, nguy cơ địa – chính trị

Nguy cơ này đến từ những biểu hiện chưa mấy thành công trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia “luôn nuôi trong mình tham vọng trở thành cường quốc và các nhà chính trị Trung Quốc cả trong quá khứ lẫn hiện tại không ngừng hoạch định các bước đi chiến lược để biến tham vọng đó trở thành hiện thực” [9, tr. 506]. Trong quá khứ, Việt Nam đã có đầy đủ những ấn tượng về sự bành trướng của Trung Quốc cả trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và chính trị. Hiện tại, Trung Quốc đang có những bước đi nhằm mở rộng ảnh hưởng. Với những ấn tượng trong quá khứ, với những diễn biến ở hiện tại, nguy cơ tái diễn một tình huống chính trị được tiên liệu là xấu cho dân tộc rất có thể sẽ xảy ra. Nguy cơ này phải được các tổ chức và cá nhân có uy tín trong xã hội nêu ra như một cảnh báo cho tương lai.

Như vậy, nếu các Văn kiện của Đảng (đặc biệt từ năm 1994) luôn luôn nhấn mạnh những nguy cơ lớn “đe doạ sự sống còn của chế độ” [34, tr. 76], “liên quan tới sự sống còn của Đảng, của chế độ” [35, tr. 264], thì những nguy cơ nêu trên cần được gia tăng sức cảnh báo bằng dư luận xã hội rộng khắp. Sự gia tăng sức ép của dư luận xã hội thông qua những cảnh báo nguy cơ phải đạt được mục tiêu là hướng đội ngũ lãnh đạo tới những tình huống lựa chọn: “đổi mới hay là khủng hoảng”, “trỗi dậy hay bị thôn tính”, “đột phá hay bần cùng hoá”… Khi phải đối mặt với những lựa chọn mang tính sống còn, nhà lãnh đạo

sẽ có nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân tài chính trị để cùng tìm ra những yếu tố mà dân tộc Việt Nam đang cần và đáp ứng một cách thông minh nhất.

b, Giảm thiểu những tác động làm hạn chế quá trình phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân tài khoa học xã hội

Đối với một nước lạc hậu, kém phát triển như Việt Nam, quá trình hình thành nền KTTT không phải là quá trình đầu tư để xây dựng những ngành công nghệ cao, mà là quá trình chuyển biến môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội hướng tới việc tri thức hoá tất cả các hoạt động trong đời sống xã hội. Để thành công trong quá trình chuyển biến mang tính cách mạng này, cần đặt lên hàng đầu và chủ yếu vai trò khai sáng của các nhà tư tưởng – các nhà KHXH. Đội ngũ các nhà KHXH chính là lực lượng cơ bản để hình thành nên đội ngũ nhân tài chính trị của mỗi quốc gia. Vì vậy, để đội ngũ nhân tài chính trị phát huy được vai trò dẫn đường trong quá trình thực hiện bước phát triển đột phá ở Việt Nam, lực lượng các nhà KHXH cần phải được phát huy tối đa khả năng sáng tạo tư tưởng của họ.

Hiện nay, tác động lớn nhất làm hạn chế quá trình phát huy khả năng của đội ngũ nhân tài KHXH trên phạm vi toàn thế giới là phải giải quyết mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa chính trị và khoa học. Tình trạng mà Lênin gọi là “tính độc lập của người trí thức bị thu hẹp” [106, tr. 70] là do những giới hạn bởi thể chế chính trị hiện hành tạo ra. Trước thực trạng này, đã từng có những khuyến cáo toàn cầu rằng: “Hố sâu ngăn cách giữa trí thức và giới lãnh đạo, cần được thu hẹp lại” [73, tr.15].

Ở Việt Nam, những tác động khách quan lớn nhất làm hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ trí thức KHXH cũng liên quan tới mối quan hệ giữa chính trị và khoa học, giữa nhà lãnh đạo và giới trí thức. Đảng ta cũng đã chỉ ra rằng: “Việc chậm xây dựng quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động lý luận đã hạn chế sự phát triển tiềm năng sáng tạo lý luận” [36, tr. 48]. Một số trí thức KHXH cũng cảm nhận được rằng: “Đảng ta chưa thật tin dùng trí thức. Hiện tượng một số cán bộ lãnh đạo, một số địa phương vẫn đang mắc phải bệnh coi thường lý luận, coi nhẹ những ý kiến tư vấn, phản biện,

những kiến nghị, khuyến nghị của các trí thức KHXH đầy tâm huyết. Hiện tượng “chiếu lệ” trong việc tham vấn các cơ quan nghiên cứu KHXH, mời phản biện rồi “nghe xong bỏ đó” đối với nhiều dự án, chương trình KT - XH lớn … vẫn xuất hiện và có lẽ không khó thấy” [106, tr. 195] đã làm giảm đi nhu cầu lớn nhất là nhu cầu được phát huy năng lực sáng tạo của trí thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Như vậy, ở Việt Nam, tính áp đặt chính trị và sự chưa thật sự coi trọng vai trò của đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước đang khiến cho những trí thức tài năng có nhu cầu và nguyện vọng “ được thực hiện chức năng trí thức của mình đối với nhân dân, với thời đại” [25, tr.134] trở nên thất vọng, thiếu tin tưởng và không muốn tận tâm, tận lực sáng tạo nên những tư tưởng mang tính đổi mới, khai sáng và đi trước thời đại. Điều này khiến cho quá trình vươn lên để hình thành nền KTTT ở Việt Nam sẽ thiếu đi những nền tảng tư tưởng dẫn đường để bảo đảm cho sự thành công.

Để khắc phục rào cản lớn nhất đối với hoạt động sáng tạo tư tưởng của đội ngũ nhân tài KHXH cần thực hiện những giải pháp sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 25

Một là, xây dựng một Quy chế hoạt động KHXH và nhân văn.

Hiện nay đội ngũ trí thức KHXH cần được hỗ trợ ba điểm sau: 1. Được Đảng, Nhà nước và xã hội lắng nghe một cách thành tâm và không quy chụp những lời phản biện; 2. Sống được bằng nghề; 3. Thừa nhận “quyền được sai lầm” của nhà nghiên cứu KHXH ở một mức độ nhất định. Vì vậy, mục tiêu quan trọng mà Quy chế cần đạt tới là giải phóng được năng lực trí tuệ tiềm tàng trong trí thức KHXH nước ta. Quy chế đó không chỉ khơi dậy những tiềm năng mà còn định hướng và thực tế cho thấy, nó còn mang ý nghĩa nuôi dưỡng, “bảo hiểm”, thậm chí “bảo hộ” cho sáng tạo của nhân tài KHXH. Cho đến nay, sau hàng chục năm bàn luận, Quy chế hoạt động KHXH và nhân văn vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Sự hỗ trợ cả về mặt vật chất và tinh thần cho đội ngũ vẫn chưa được đáp ứng.

Hai là, có cơ chế đặc biệt nhằm bảo vệ những nhân tài quốc gia khi họ thực hiện những nghiên cứu và phản biện về con đường hình thành nền KTTT của Việt Nam.

Việc hình thành nền KTTT ở Việt Nam hiện nay cần phải được nghiên cứu và phản biện bằng những trí tuệ lớn. Những nghiên cứu và phản biện đó phải không bị ràng buộc bởi những áp đặt chính trị, nó phải là tiếng nói khách quan nhất, trung thực nhất, chính xác nhất và kiên quyết nhất về tất cả những thuận lợi và thách thức mà Việt Nam sẽ đón nhận và đối mặt. Đặc biệt những thách thức mang tính chủ quan đến từ những hạn chế của con người Việt Nam, của nền văn hoá Việt Nam, của hệ thống chính trị Việt Nam và của Đảng cầm quyền ở Việt Nam cần được phân tích và nhận thức đầy đủ. Trong quá trình này, sự thấu hiểu và chia sẻ của nhân tài chính trị với nhân tài KHXH sẽ là một sự kết hợp để đất nước lớn lên cùng thời đại. Đội ngũ nhân tài KHXH cần được bảo vệ “sinh mệnh chính trị” bằng những cơ chế đặc biệt để có thể tư vấn cho Đảng và Nhà nước những bước đi thực sự táo bạo, đột phá và đầy mới mẻ giúp hiện thực hoá quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam trong tương lai.

Kết luận chương 3

Muốn tạo ra những đột phá trong phát triển nguồn nhân lực CLC để có thể hình thành nền KTTT ở Việt Nam, trước hết phải có những nhận thức đầy đủ về vai trò quyết định hàng đầu của việc phát triển nguồn nhân lực CLC đối với tương lai phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, cần phải nhận thức được một cách toàn diện những nội dung cốt yếu cần phải thực hiện để phát triển nguồn nhân lực CLC có khả năng làm chủ tri thức mới. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC, hai vấn đề liên quan tới đào tạo và sử dụng phải được coi là những yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất. Trong đó, yếu tố đào tạo - đặc biệt là hoạt động đào tạo ở bậc đại học phải được coi là chìa khoá tạo lên sự đột phá cho nguồn nhân lực CLC của Việt Nam.

Trên cơ sở những định hướng về mặt quan điểm nêu trên, việc phát triển nguồn nhân lực CLC cần được thực hiện bằng hai giải pháp cơ bản: Đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại; Mở ra một con đường mới trong việc sử dụng nguồn nhân lực CLC. Hai giải pháp này nhằm tạo ra môi trường để nguồn nhân lực CLC có điều kiện gia tăng tối đa về số lượng, chuyển dịch mạnh

mẽ về cơ cấu và khai phóng được những tố chất tiềm ẩn để thích ứng và làm chủ được hành trình hướng tới nền KTTT của Việt Nam trong tương lai.


KẾT LUẬN

Từ việc thực hiện chủ đề nghiên cứu, tác giả luận án đưa ra một số kết luận như sau:

1. Hình thành nền KTTT là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay. Trong xu thế đó, tri thức đã thay thế vốn và lao động, trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sức mạnh phát triển. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn theo kịp xu thế phát triển của thời đại đều phải chú trọng đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để lực lượng này có khả năng làm chủ tri thức mới. Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi quốc gia trong hành trình hướng tới nền KTTT.

2. Việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT cần được thực hiện toàn diện ở ba nội dung: gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC tới để lực lượng này trở thành lực lượng đại chúng trong tổng lực lượng lao động; chuyển dịch cơ cấu nhân lực CLC theo hướng gia tăng lực lượng lao động CLC làm việc trong những ngành công nghiệp tri thức; hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu, đó là tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo.

3. Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Tuy nhiên, hai yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng toàn diện tới quá trình phát triển này là yếu tố đào tạo (đặc biệt là đào tạo đại học) và yếu tố sử dụng nguồn nhân lực CLC. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, các quốc gia đã đặc biệt chú trọng tới hai yếu tố này và đã gặt hái được những thành công, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho những quốc gia đi sau như Việt Nam.

4. Chủ trương từng bước tiếp cận KTTT đã được đề ra ở Việt Nam từ năm 2001. Để hiện thực hoá chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC. Từ năm 2001 đến nay, việc phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam đã đạt được một số những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ được đặt trong sự so sánh khép kín đối với chính nguồn nhân lực CLC của Việt Nam. Nếu so sánh với thế giới và so sánh với yêu cầu của quá trình phát triển đột phá để hình thành nền KTTT thì nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam còn bộ lộ những hạn chế lớn: Mất cân đối giữa phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học; (2) Không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học so với xu thế hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay.

5. Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực CLC của Việt Nam do tác động của sự lạc hậu và sự cứng nhắc trong quá trình đào tạo và quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam thời gian qua. Với thực trạng phát triển nguồn nhân lực CLC như trên, Việt Nam không thể tạo được những bước phát triển đột phá để hình thành nền KTTT và luôn luôn tụt hậu và ngày càng tụt hậu xa hơn so với trình độ phát triển của thế giới. Cách thức phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam hiện nay vẫn là một cách thức phát triển tuần tự. Việt Nam chưa thực sự tìm ra được điểm nhấn để có bước bật nhảy thực sự trong phát triển nguồn nhân lực CLC nhằm tạo động lực quan trọng cho quá trình hình thành nền KTTT.

6. Để tạo nên sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển nguồn nhân lực CLC nhằm hướng tới mục tiêu hình thành nền KTTT, trước hết phải có

những nhận thức đầy đủ về vai trò quyết định hàng đầu của việc phát triển nguồn nhân lực CLC đối với tương lai phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, cần phải nhận thức được một cách toàn diện những nội dung cốt yếu cần phải thực hiện để phát triển nguồn nhân lực CLC có khả năng làm chủ tri thức mới. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC, hai vấn đề liên quan tới đào tạo và sử dụng phải được coi là những yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất. Trong đó, yếu tố đào tạo - đặc biệt là hoạt động đào tạo ở bậc đại học phải được coi là chìa khoá tạo lên sự đột phá cho nguồn nhân lực CLC của Việt Nam.

7. Trên cơ sở những định hướng về mặt quan điểm nêu trên, việc phát triển nguồn nhân lực CLC cần được thực hiện bằng hai giải pháp cơ bản: Đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại; Mở ra một con đường mới trong việc sử dụng nguồn nhân lực CLC. Hai giải pháp này nhằm tạo ra môi trường để nguồn nhân lực CLC có điều kiện gia tăng tối đa về số lượng, chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và khai phóng được những tố chất tiềm ẩn để thích ứng và làm chủ được hành trình hướng tới nền KTTT của Việt Nam trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Alvin Toffler, Haiditoffler (1996): To dng mt nn văn minh mi, Nxb Chớnh trquc gia, Hà Nội.

[2]. Alvin Toffler (2002): Làn sóng văn minh thứ ba, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh.

[3]. Alvin Toffler (2002): Cú sốc tương lai, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh. [4]. Huy Anh (2004): “Mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực nước ta trong phát

triển nền KTTT”, Tạp chí Thông tin kinh tế – xã hội, tháng 1.

[5]. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (2008): Giáo dục và Đào tạo – chìa khoá của sự phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Xuân Ba (2005): “Yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực CLC khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 256+257 (từ 1- 28/2).

[7]. TS. Lê Xuân Bá, Ths. Lương Thị Minh Anh (2005): “Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 3 tháng 7.

[8]. Hoàng Chí Bảo (2008): Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Trần Bạt (2005): Suy tưởng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Trần Bạt (2005):Cải cách và phát triển, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [11]. Nguyễn Trần Bạt (2005): Văn hoá và con người, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [12]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001): Chiến lược phát triển giáo dục, NXB Giáo

dục.

[13]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007): Giáo dục Việt Nam - Đầu tư và cơ cấu tài chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Bộ Lao động Thương binh - xã hội (2004): Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2003, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

[15]. Phùng Đức Chiến (2008): “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội”, Tạp chí Thương mại, số 19.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023