Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 22

Hiện nay khái niệm đại học nghiên cứu được nâng cao hơn theo triết lý giáo dục “học để làm những điều chưa học, học cách học suốt đời”. Vì vậy, đội ngũ giảng viên không những phải nghiên cứu giỏi, mà còn phải có cách đào tạo giỏi - đào tạo qua nghiên cứu và cho nghiên cứu. Nói một cách khái quát, trong đại học nghiên cứu, hàm lượng NCKH rất cao trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Ở Việt Nam, những đại học nghiên cứu được thành lập cần hướng vào việc đào tạo ra ba đội ngũ nhân lực tiên phong trong công cuộc hình thành nền KTTT, đó là đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhà khoa học và đội ngũ doanh nhân. Từ xưa tới nay, “Nhìn về cơ cấu xã hội, ta thấy Việt Nam suốt 5, 6 thế kỷ qua hầu như không có ba nhân vật chính có thể làm chỗ dựa: 1. Không có giai cấp quý tộc trong khi có đông đảo đội ngũ quan lại “nhất thời”; 2. Không có tầng lớp trí thức độc lập với nhà nước để có được các trào lưu học thuật, tư tưởng riêng; 3. Không có lớp doanh nhân tung hoành về thương mại hay công nghệ trong nước cũng như ra nước ngoài” [9, tr. 56,57] . Và “Sự thiếu vắng những đội ngũ nhân lực tinh hoa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng ta chậm phát triển” [9, tr. 509]. Vì vậy, phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực tinh hoa trong xã hội Việt Nam. Khái niệm đội ngũ nhân lực tinh hoa ở đây không phải là đề cập tới tầng lớp quan lại – những người được phong chức tước, cũng không phải đề cập tới tất cả những người giàu có trong xã hội. Khái niệm này hướng tới những người có tố chất cao quý, thiên bẩm kết hợp với những tố chất được hình thành trong quá trình tương tác với xã hội thông qua được đào tạo và thực hành công việc. Họ là những người tinh quý trong xã hội.

Để đào tạo được những con người tinh quý đó, đại học nghiên cứu ở Việt Nam phải xác định một định hướng chiến lược cho phát triển. Định hướng đó phải thực hiện được sứ mệnh khai phóng tiềm năng, hình thành tố chất thời đại mới cho tầng lớp tinh hoa của Việt Nam trong tương lai. Có thể gọi định hướng đó là Phát triển tố chất lãnh đạo để hình thành tầng lớp tinh hoa ở Việt Nam.

Tố chất lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội thông qua khai thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà mình lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng

giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ tương tác. Tố chất lãnh đạo có thể được coi là sự tổng hoà của ba yếu tố nền tảng: lòng khát khao học hỏi, tư duy và tầm vóc.

Lòng khát khao học hỏi hàm chứa khả năng và tính cầu thị trong học hỏi cái mới của tri thức khoa học, cái tinh hoa của nhân loại. Phẩm chất này thể hiện khả năng và nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.

Tư duy bao hàm khả năng nhận thức thấu đáo cơ hội, thách thức và quy luật phát triển; ý thức học hỏi và kiểm nghiệm chân lý từ thực tiễn cuộc sống; khả năng nhận ra cái hay, cái tốt đẹp của đồng đội và đối tác.

Tầm vóc thể hiện ở khả năng học hỏi và lớn lên từ mỗi thất bại hay thách thức mà chính mình gặp phải. Người ta chỉ có thể lớn lên nếu thấy mình còn nhiều khiếm khuyết và trăn trở vì sinh ra trên đời mà chưa đóng góp gì được cho cộng đồng.

Như vậy, tố chất lãnh đạo là sự hoà hợp của tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC nói chung. Việc khơi dậy và phát triển tố chất lãnh đạo cần được coi là định hướng chiến lược, là nội dung trọng tâm và là khâu đột phá cho toàn bộ nỗ lực cải cách triệt để nền giáo dục đại học, mà trước tiên là hệ thống đại học nghiên cứu. Để phát triển tố chất lãnh đạo cho đội ngũ tiên phong, Đại học nghiên cứu phải tiến hành những nghiên cứu khoa học có tầm cỡ về nền văn hoá Việt Nam, về đặc điểm của người Việt Nam cùng những quy luật tác động tới sự hình thành những đặc điểm ấy; phải tiến hành những nghiên cứu hệ thống về cấu trúc quyền lực trong xã hội Việt Nam; phải tiếp thu những tri thức tinh hoa của nhân loại về nghiên cứu sức mạnh của trí tuệ xúc cảm, về nhân tài và về những phẩm chất thời đại của nhân tài KTTT. Từ đó, vận dụng vào chính quá trình đào tạo ra những “sản phẩm” nhân tài có cốt cách dân tộc, có tầm vóc thời đại, đủ phẩm chất và năng lực bắt tay vào sự nghiệp kiến tạo cơ đồ quốc gia trong thế kỷ XXI. Tóm lại, quá trình cải cách triệt để nền giáo dục, đặc biệt là việc xây dựng những đại học nghiên cứu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay phải hướng tới việc “biến thế giới thành một nhà trường rộng lớn để học hỏi” [5, tr. 26]. Quá trình đó phải gắn với hoạt

động học tập đỉnh cao để đào tạo nên những trí tuệ nổi trội, biết chủ động nắm bắt cơ hội và quyết đoán trong những bước nhảy đột phá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

b, Đại chúng hoá giáo dục đại học

Ở Việt Nam, tỷ lệ người từ 18 đến 22 tuổi vào đại học chỉ chiếm khoảng 8%, do đó, đại học Việt Nam vẫn là đại học cho số ít. Điều này cản trở rất lớn tới việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC phục vụ cho nhu cầu phát triển theo hướng tiếp cận KTTT. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện xu hướng đại chúng hoá GD ĐH để từng bước đạt được cấp độ “đại học đại chúng” ở Việt Nam. Quá trình này cần triển khai những nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 22

Một là: Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện đại chúng hoá đại học ở Việt Nam

Khó khăn lớn nhất là mâu thuẫn giữa việc gia tăng số lượng và chất lượng đại học ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù, đại học Việt Nam hiện nay là đại học dành cho số ít nhưng đã có rất nhiều ý kiến phản đối kịch liệt hiện tượng thành lập mới các trường đại học trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân chính dẫn đến những phản đối gay gắt đó là việc thành lập các trường đại học không gắn liền với một chiến lược dài hạn về phát triển hệ thống đại học. Thành lập mới các trường không đi đôi với việc gia tăng số lượng giảng viên, không đầu tư hợp lý cơ sở vật chất, kỹ thuật,... nên chất lượng đào tạo thấp. Đội ngũ nhân lực trình độ đại học khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu vẫn gia tăng số lượng các trường đại học, gia tăng việc tuyển sinh để hướng tới cấp độ đại học đại chúng mà không có chiến lược dài hạn để giải quyết mâu thuẫn trên thì nền GD ĐH Việt Nam sẽ càng trở nên lạc hậu và kém chất lượng hơn.

Thuận lợi lớn nhất trong quá trình đại chúng hoá đại học là nhu cầu học tập ở bậc đại học của người dân Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay, hệ thống GD ĐH ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/6 nhu cầu học tập của người dân. Từ năm 2002 đến năm 2007, số lượng du học sinh Việt Nam sang các nước phát triển để học tập gia tăng từ 10 đến 15%. Theo số liệu thống kê năm 2007, có khoảng 39.500 du học sinh theo học tại Mỹ, Anh, Pháp, Singapore và các quốc gia khác, mặc dù chi phí học tập bậc đại học ở các quốc gia đó rất cao so

với thu nhập của người dân một nước đang phát triển như Việt Nam. Thực tế cho thấy, người dân sẵn sàng chi trả những khoản tiền lớn để đầu tư cho việc học tập ở bậc đại học. Đây là một nhu cầu cần được nhìn nhận và nắm bắt một cách nghiêm túc để phát triển hệ thống đại học đại chúng phù hợp.

Hai là: Thực hiện đa dạng hoá trong GD ĐH

Để thực hiện đa dạng hoá trong GD ĐH, Việt Nam cần thiết phải chú trọng phát triển những hình thức GD ĐH đa dạng sau:

* Mở rộng và phát triển GD ĐH chính quy. Đây là hình thức giáo dục truyền thống đã có những nền tảng nhất định cho sự phát triển ở Việt Nam.

Tham gia vào hoạt động GD ĐH chính quy cần có sự hiện diện của các trường đại học công lập, tư thục và các trường cao đẳng cộng đồng. Hiện nay, mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi đó, ở miền Trung và miền Bắc, loại hình trường tương tự chưa được chú trọng phát triển. Đây là loại hình đào tạo rất phù hợp với các địa phương, vì vậy, cần thiết phải có những quan tâm thích đáng từ phía nhà nước để mở rộng và phát triển mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng nhằm đào tạo nguồn nhân lực CLC phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương

* Tiếp tục phát triển giáo dục từ xa nhằm gia tăng cơ hội học tập cho người

học.

Giáo dục từ xa có vai trò rất quan trọng trong thời đại KTTT và CM KH –

KT cùng mục tiêu xây dựng xã hội học tập và giáo dục suốt đời. Giáo dục từ xa, về cơ bản là hỡnh thức đào tạo được thực hiện thông qua các phương pháp và phương tiện thông tin tiên tiến như Internet, truyền hỡnh vệ tinh, video hội nghị, và cỏc phương tiện điện tử khác chứ không phải thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học. Những thuật ngữ có nghĩa tương tự thường được dùng là: giáo dục từ xa (distance education), đào tạo mở (open-learning), đào tạo trực tuyến (e-learning hay online learning). Đây là hình thức đào tạo mang lại cơ hội lớn cho những người có nhu cầu nâng cao trình độ nhưng không có điều kiện học tập trung.

Để phát triển tốt giáo dục từ xa, cần phải có những điều kiện sau:

(1) Nhà nước cần có cơ chế, chính sách riêng để định hướng cho hoạt động đào tạo từ xa. Tránh tình trạng áp dụng những cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đào tạo chính quy cho hoạt động đào tạo từ xa.

(2) Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thông tin để việc truyền tải tri thức được kết nối với số lượng lớn người học.

(3) Xây dựng nguồn học liệu phong phú và chuyên nghiệp.

Một yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển bền vững của loại hỡnh giỏo dục từ xa là học liệu. Theo phương pháp luận của giáo dục từ xa và kinh nghiệm của các nước trong khu vực, học liệu phải được thiết kế và biên soạn dành riêng cho GDTX, bao hàm cả phương pháp sư phạm và nội dung chuyên môn. Nói cách khác, thông qua học liệu, người dạy không những truyền tải được tri thức, phát triển kỹ năng cho người học mà cũn hướng dẫn cách học sao cho hiệu quả và hứng thỳ. Việt Nam cần phải khẩn trương xây dựng thư viện học liệu mở trên mạng Internet, huy động sự tham gia đóng góp của các trường đại học, cao đẳng. Mọi người có thể truy cập miễn phí, chủ động học tập theo nhu cầu cá nhân.

éể triển khai hệ giáo dục thường xuyên, chúng ta cần có sự tiếp cận nhanh hơn với hệ thống này ở những nước đó cú chiều sõu phỏt triển. Trước hết, cần lưu ý rằng, coi nhẹ giỏo dục thường xuyên, có thái độ phân biệt cứng nhắc giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên sẽ làm cho giáo dục thường xuyên không thể trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Quan trọng hơn là, coi thường giáo dục thường xuyên sẽ là thái độ không ủng hộ việc tổ chức học tập suốt đời mà ta mong muốn.

Ba là:Sử dụng các biện pháp thị trường trong giáo dục đại học để xây dựng các trường đại học không vì mục đích lợi nhuận (phi lợi nhuận)

Nhà Nước không thể bao cấp toàn bộ dịch vụ đại học. Mụ hỡnh đại học miễn phí như các nước Bắc Âu tuy có lẽ là hợp lý nhất cho “kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa”, nhưng hoàn toàn không khả thi đối với Việt Nam. Vỡ vậy cần xó hội húa, huy động sự đóng góp của dân để chia sẻ với Nhà Nước chi phí đào tạo đại học. Có hai cách thực hiện việc đó: một là tăng học phí

ở các đại học công tới mức đủ trang trải một phần đáng kể chi phí cần thiết (giải pháp này phải đi đôi với chính sách học bổng cho người nghèo), hai là khuyến khích mạnh tư nhân đầu tư phát triển đại học tư.


Tuy nhiên, ở Việt Nam, cách hiểu về đại học tư còn chưa thật đầy đủ. Tất cả các đại học dân lập (thực chất là đại học tư) ở Việt Nam đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận và không được điều chỉnh bởi một cơ sở pháp luật hoàn chỉnh nên đã bộc lộ rất nhiều hạn chế làm giảm chất lượng đào tạo và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh của GDĐH.


Trước sự phát triển của các hiện tượng mua bán tiêu cực trong giáo dục, một số người cương quyết phản đối việc cho phép kinh doanh giáo dục lấy lói, nhưng điều này vấp phải những thỏa thuận tự do hóa giáo dục mà, theo sự giải thích của các quan chức, ta khó có thể đứng ngoài khi gia nhập WTO. Ngược hẳn lại, một số khác đũi hỏi cỏc trường tư hoạt động vỡ mục đích lợi nhuận phải được phát triển không hạn chế và phải được hưởng những chính sách ưu đói, hỗ trợ tớch cực của Nhà Nước, coi đó chính là cốt lừi đổi mới tư duy giáo dục hiện nay và là biện pháp cởi trói có thể tạo chuyển biến đột phá của giáo dục trong những năm tới, giống như “khoán mười” đối với nông nghiệp trước đây. Tuy nhiên, không thể cú lý do gỡ chớnh đáng để Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, ưu đói đặc biệt các hoạt động kinh doanh giáo dục để lấy lói, và cũng khụng thể tin tưởng rằng phát triển mạnh trường tư kiểu đó, rồi tiến đến cổ phần hóa một bộ phận đại học công nữa, như một số quan chức giáo dục đang khuyến khích thực hiện, lại có thể là một giải pháp “khoán mười” cho GD ĐH. Trái lại, có lý do để lo ngại, nếu không cẩn thận, giải pháp này có thể đẩy GD ĐH trượt xa đến chỗ hỗn lọan nguy hiểm khó lường.

Các nước trong khối nói tiếng Anh khởi xướng coi giáo dục là hàng hóa, cốt để dễ dàng cho họ xuất khẩu giáo dục, chứ trong chính nước họ thỡ trường tư chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, mà hầu hết trường tư ở Anh, đều phi lợi nhuận. Nước Anh có kinh tế thị trường phát triển từ bao đời nay mà đại học tư vẫn chủ yếu mang tính chất khụng vỡ mục đớch lợi nhuận nên Việt Nam cần tham khảo và

học tập, tránh sự mạo hiểm khi một mình theo đuổi và phát triển thị trường giáo dục thuần tuý. Trong bối cảnh ngày nay, Việt Nam nên phát triển các trường tư không vỡ mục đích lợi nhuận (phi lợi nhuận), coi đó là phương thức xó hội húa giỏo dục đúng đắn, vừa huy động được mọi nguồn lực trong xó hội để chia sẻ với Nhà nước chi phí, công sức, vừa không từ bỏ sự cam kết của Nhà Nước đối với giáo dục. Nhà nước cần hỗ trợ tích cực (cả đất đai, vốn và kinh phí) cho các trường tư hoạt động khụng vỡ mục đớch lợi nhuận, cũn cỏc trường vỡ lợi nhuận thỡ cứ nờn để họ tự lo, Nhà nước không cần và không nên ưu đói gỡ đặc biệt; hơn nữa, để cho công bằng, nếu lợi nhuận vượt quá một mức nào đó thỡ phải chịu thuế.

Phi lợi nhuận là khụng cú nghĩa là không được làm ra lợi nhuận, như thế sẽ thiếu động cơ kích thích vật chất. Quỹ hoạt động của một trường tư phi lợi nhuận có một phần do hỗ trợ của Nhà nước, một phần khác do vốn đóng góp của tư nhân (đặc biệt các doanh nghiệp) dưới nhiều hỡnh thức: cho hẳn (hiến tặng), hoặc cho vay với lói suất thỏa thuận, từ mức thấp nhất là 0 đến mức có thể cao hơn lói suất của ngõn hàng đôi chút. Học phí có thể thu đủ để trang trải được chi phí (bao gồm cả trả lói cho cỏc vốn vay và cấp học bổng cho người nghèo), và có tích lũy để đầu tư cho phát triển. Như vậy, trường tư phi lợi nhuận tuy không có cổ phần và lợi nhuận không được chia theo cổ phần, nhưng có thể dùng lợi nhuận để trả lói cho cỏc vốn vay, theo lói suất thỏa thuận trong từng trường hợp. Đổi lại, điều rất quan trọng là trường tư phi lợi nhuận phải được hưởng quy chế tự quản gần ngang như các trường tư 100% vốn nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, nghĩa là được quyền tự quyết rộng về cả nội dung, chương trỡnh, phương pháp giáo dục, tuyển sinh, cấp phát văn bằng, và dĩ nhiên cả tài chính và nhân sự, bao gồm chế độ trả lương thầy giáo và thù lao cho các họat động giảng dạy và nghiên cứu, cũng như liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nứơc thực hiện các chương trỡnh đào tạo cần thiết. Với mức độ tự quản cao, trường tư sẽ có cơ hội thực hiện nhiều sáng kiến đổi mới về quản lý, tổ chức, nội dung, phương pháp đào tạo, mà trước mắt, do quán tính lớn của bộ máy giáo dục công lập, các đại học công khó thực hiện tốt. Chẳng hạn, họ sẽ

khụng bị bắt buộc phải dạy những kiến thức không gây hứng thú và hiệu quả thiết thực với người học nhưng có khi chiếm tới 20% thời lượng trong chương trình giảng dạy tại trường công; sẽ dễ dàng thực hiện phương pháp đào tạo theo tín chỉ, học trỡnh, hiện cũn mới mẻ với hầu hết trường công; sẽ có quyền trả lương cho giảng viên đúng với công sức để họ tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học được giao. Tóm lại, trường tư kiểu đó sẽ được tạo điều kiện hoạt động đúng với đũi hỏi của đại học theo chuẩn mực quốc tế và những trường tốt nhất sẽ đóng vai trũ tiờn phong trong cụng cuộc cải cỏch nền đại học để tiến lên hiện đại.. Với quan niệm phi lợi nhuận như trên, trường tư không phải là phương tiện kinh doanh làm giàu, mà là biện pháp mềm dẻo huy động tối đa các nguồn lực xó hội (tài lực+tâm huyết+trí tuệ) để giúp thúc đẩy cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bốn là, quốc tế hoá hoạt động giáo dục đại học

Một trong những yếu tố để xây dựng mô hình đại học đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay là việc coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực trình độ đại học. Hoạt động quốc tế hoá GD ĐH ở Việt Nam cần chú ý những hướng đi trọng tâm như sau:

(1) Đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam với các đại học có uy tín trên thế giới.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, hoạt động này đã được các trường đại học Việt Nam thực hiện với rất nhiều hình thức liên kết đào tạo phong phú. Do đó, người học có nhiều cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục đại học tiên tiến với chí phí thấp. Trong thời gian tới, một mặt cần quản lý chặt chẽ hơn nữa chất lượng hoạt động đào tạo liên kết, mặt khác tạo thuận lợi về mặt thủ tục để gia tăng hơn nữa hoạt động đào tạo này.

(2) Có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các đại học danh tiếng trên thế giới đầu tư và mở chi nhánh nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực trình độ đại học tại Việt Nam. Tính cho đến thời điểm hiện nay, chỉ có hai trường đại học quốc tế được thành lập ở Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023