Tạo Mọi Cơ Hội Thuận Lợi Để Đội Ngũ Nhân Tài Chính Trị Phát Huy Được Vai Trò Dẫn Đường Cho Công Cuộc Phát Triển Đột Phá Ở Việt Nam

Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng về chính trị như Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã đi trước Việt Nam rất nhiều trong việc thu hút người ngoài Đảng tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã bộ nhiệm người ngoài Đảng giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ (Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là người ngoài Đảng) và Toà án tối cao. Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc có tới hơn 32. 000 người không phải là đảng viên đảm nhiệm các vị trí cao tại cơ quan chính quyền và hành pháp cấp huyện trở lên. Những bước đi mới nêu trên, cùng với những cải cách quan trọng và triệt để khác đã giúp Trung Quốc từng bước phát triển đột phá thành công để vươn lên vị thế cao trong trường quốc tế.

Như vậy, muốn thu hút và trọng dụng nhân tài ngoài Đảng, chúng ta phải thay đổi tư duy khép kín và định kiến đối với người ngoài đảng. Trong thời đại đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài, phải thay đổi triệt để tư duy đó bằng nhận thức mới: “Không phải cứ đảng viên mới giữ được trọng trách. Nhân tài ngoài Đảng phải đốt đuốc mà tìm, trân trọng mà mời”.

b, Mở ra con đường mới thu hút và trọng dụng đội ngũ trí thức Việt Kiều

Đối với Việt Nam, ngoài đội ngũ người tài trong nước cần được thu hút và trọng dụng, chúng ta còn có một lực lượng đông đảo khoảng 400.000 Việt kiều có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có những giáo sư có uy tín quốc tế trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ cần được quan tâm thu hút để phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Những Việt kiều trí thức này đang sống và làm việc trong môi trường hết sức thuận lợi ở các nước phát triển nên sẽ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tiếp cận ngày càng gần hơn với trình độ phát triển tiên tiến của thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng đó của đội ngũ trí thức Việt kiều, Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã và đang có những văn bản cũng như có những hành động thiết thực để “trải thảm đỏ” cho sự trở về của Việt kiều. Xu hướng này thật sự diễn ra mạnh mẽ từ sau Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 26/3/2004. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều trí thức Việt Kiều, họ không cần trải thảm đỏ mà chỉ cần một môi

trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng, với những cầu nối giao lưu và những dự án cụ thể... Như vậy, để thực hiện tốt dự án: 10 năm (2007-2017) thu hút 1.000 trí thức Việt Kiều về hoạt động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước mà Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra cũng như tiếp tục thu hút được Việt Kiều tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác, chúng ta cần phải đề ra những giải pháp đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa đối với lực lượng này.

Hiện nay, động ngũ trí thức Việt kiều ở Việt Nam có thể chia thành 4 nhóm sau:

Nhóm thứ nhất là những nhà khoa học tương đối trẻ, trong độ tuổi từ 30 đến 50. Những người này đang nỗ lực khẳng định chỗ đứng của mình tại nơi họ đang làm việc. Đồng thời, họ cũng có con trong độ tuổi đến trường nên khó có thể về VN trong khoảng thời gian dài.

Trong nhóm này, sẽ có một vài cá nhân xuất sắc có thể tìm được những khoản quỹ tài trợ nghiên cứu cho một số dự án cụ thể và họ có thể về Việt Nam để dạy những khóa tập trung hoặc tổ chức seminar, hội thảo bằng nguồn tiền đó. Khi quay trở lại nước ngoài, họ vẫn có thể tiếp tục hướng dẫn sinh viên Việt Nam qua email, skype…

Nhóm thứ hai là những GS mấp mé độ tuổi nghỉ hưu (từ 51 đến 65 tuổi). Họ đã có địa vị nhất định và con cái cũng đã trưởng thành, ít phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhóm này có thể có điều kiện dễ dàng đi làm việc ở nhiều nơi nhưng họ đều đang trong độ “chín”, vừa sung sức vừa có kinh nghiệm, lại đang ổn định công việc ở các trường ĐH nước ngoài nên rất khó “lôi kéo” về nếu không có đãi ngộ hợp lý.

Nhóm thứ ba là những GS đã nghỉ hưu. Nhóm này có rất nhiều kinh nghiệm và thời gian, và hầu hết họ đều học phổ thông tại Việt Nam nên có sự gắn bó mật thiết với VN. Hạn chế lớn nhất của họ là vấn đề sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nhóm thứ tư là những du học sinh giỏi được giữ lại giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nước ngoài. Trên thực tế, ai cũng hiểu rằng, để thu hút được nhóm này về nước là vấn đề không đơn giản. Nó phụ thuộc vào một chính sách hợp lý với đội ngũ nhà khoa học trong nước nói chung chứ không còn là vấn đề trí thức ngoài nước nữa.

Đối với đặc thù của các nhóm nêu trên, chúng ta có thể có những giải pháp riêng để phù hợp và hiệu quả trong việc thu hút từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, trước khi có những giải pháp cụ thể, cần thực hiện những giải pháp phù hợp chung với tất cả các đối tượng nêu trên:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 24

Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể đi lại, hoặc định cư ở Việt Nam, kể cả việc chấp nhận hai quốc tịch.

Hai là, có thể trả lương tương đương với mức lương họ đang hưởng ở nước ngoài nếu thấy lĩnh vực khoa học đó đặc biệt cần thiết đối với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Nếu không có khả năng thì ít nhất cũng phải trả lương tương ứng với mức lương mà các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… trả cho đội ngũ làm việc trong các lĩnh vực tương ứng.

Ba là, bố trí nhà ở, sắp xếp công việc cho vợ (hoặc chồng), con; ưu tiên việc bố trí học tập ở những trường có uy tín đối với con các nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài.

Bốn là, sắp xếp công việc phù hợp với ngành nghề và có thể giao giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết. Giải pháp này đã được một số địa phương thực hiện, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 2008, Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký quyết định bổ nhiệm một giáo sư Việt kiều Mỹ làm đồng Viện trưởng và một giáo sư Việt kiều Úc làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TP. HCM (thuộc Sở KH-CN TP.HCM).

Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể khai thác thông tin khoa học, các điều kiện thí nghiệm, trao đổi học tập và khảo sát thực tế ở Việt Nam đồng thời giao những công việc cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Những thảo thuận hợp tác, mà đi đầu là Thảo thuận hợp tác giữa Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật Người Việt Nam ở nước ngoài (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học Trí Việt (diễn ra vào cuối năm 2007) về việc xây dựng một trường đại học chính quy, hiện đại trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước là một hình thức triển khai những công việc cụ thể nhằm thu hút trí thức Việt Kiều. Nội dung chính của thỏa thuận hợp tác giữa hai bên là kết nối trí thức, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học; góp sức vận động hợp tác quốc tế với những trường đại học, những trung tâm nghiên cứu có Việt kiều công tác; góp phần tư vấn trong quá trình xây dựng nhà trường, nhất là xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình học thuật; phối hợp tổ chức những diễn đàn rộng rãi trên trang thông tin điện tử của hai bên…

Đây là một hình thức hợp tác rất đáng được nhân rộng để thu hút được nhiều hơn nữa đội ngũ trí thức Việt kiều có tâm huyết với sự phát triển của đất nước.

Sáu là, cho vay vốn ưu đãi, miễn thuế, cho mượn hoặc cho thuê đất với giá rẻ, giúp các nhà khoa học triển khai các sản phẩm khoa học – công nghệ mới có hàm lượng trí tuệ cao.

Hiện nay, 11 bộ, ngành của Việt Nam đang hợp tác để xây dựng Đề án “Xây dựng chính sách, biện pháp vận động, khuyến khích chuyên gia trí thức người VN ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Trong đó, Bộ Ngoại Giao phối hợp với Bộ KH-CN xây dựng Quyết định của Thủ tướng CP về chính sách, biện pháp khuyến khích chuyên gia ở nước ngoài đóng góp xây dựng đất nước. Bộ Công an chủ trì xây dựng chính sách tạo thuận lợi về thị thực, cư trú, hộ chiếu cho kiều bào; Bộ Tư pháp chủ trì việc xây dựng chính sách tạo thuận lợi cho việc cho thôi và cho trở lại quốc tịch VN đối với trí thức kiều bào; Bộ Xây dựng chủ trì việc rà soát, bổ sung chính sách tạo thuận lợi cho chuyên gia, trí thức kiều bào được mua nhà ở trong nước...

Đội ngũ trí thức Việt Kiều thực sự là đội ngũ nhân tài có chất lượng thời đại của Việt Nam. Vì rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, …nguồn chất xám này đã bị hút về thế giới của các nước phát triển. Vì vậy, cần có những chiến lược nhìn xa, trông rộng để lực lượng này “chảy” về nguồn. Nếu thu hút và khơi dậy được nhiệt tâm của họ với dân tộc và với đồng bào, họ sẽ có những đóng góp có chất lượng thời đại đối với quá trình hình thành nền KTTT ở Việt Nam. Trong dài hạn, việc triển khai dự án có tên gọi: “Hướng về cội nguồn” để hút đội ngũ

trí thức Việt Kiều về nước đóng góp ngày càng nhiều và ngày càng hiệu quả hơn là việc làm mang tính đột phá cần thiết.

3.2.3.3. Tạo mọi cơ hội thuận lợi để đội ngũ nhân tài chính trị phát huy được vai trò dẫn đường cho công cuộc phát triển đột phá ở Việt Nam

Trong xu hướng hình thành và phát triển nền KTTT của thế kỷ XXI, đội ngũ nhân tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, hay nói cách khác là “nhân tài công nghiệp” thường được các quốc gia chú trọng. Tuy nhiên, đối với một nước có nền kinh tế lạc hậu, muốn vươn lên hình thành nền KTTT, thì đội ngũ nhân tài chính trị mới là lực lượng có thể tìm lời giải cho bài toán phát triển đột phá thành công. Nhân tài chính trị chính là lực lượng nhận ra những yếu tố mà một dân tộc cần và đáp ứng một cách thông minh nhất. Vì vậy, với trường hợp cụ thể của Việt Nam, đội ngũ nhân tài chính trị là lực lượng cần thiết nhất. Để đội ngũ này tư vấn hoặc tham gia vào bộ máy lãnh đạo đất nước và phát huy được mọi khả năng tiềm ẩn thì môi trường xã hội cần phải tạo cho họ những điều kiện thuận lợi nhất.

Để tạo cơ hội cho đội ngũ nhân tài chính trị phát huy được vai trò dẫn đường cho công cuộc phát triển đột phá ở Việt Nam, cần thực hiện những bước đi sau:

a, Gia tăng sức ép của dư luận xã hội về nhu cầu thực hiện con đường phát triển đột phá để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, những sức ép từ dư luận xã hội đang có chiều hướng ngày càng tăng. Chúng thường được phản ánh theo hai kênh: chính thống và không chính thống. Kênh không chính thống thường là những dư luận thể hiện những tiếng nói ngắn hạn, những sự bực bội, những thắc mắc, những oan ức hoặc uất ức mang tính cá nhân. Nó còn là tiếng nói của những kẻ thù địch với chế độ ở trong và ngoài nước. Những dư luận thông qua kênh không chính thống chủ yếu lợi dụng những xung đột xã hội nhằm mục đích bạo loạn, lật đổ, xoá bỏ, không có tinh thần xây dựng.

Sức ép dư luận xã hội thông qua kênh chính thống thường được tạo ra bởi các tổ chức và các cá nhân có uy tín trong xã hội. Đó thường là những tiếng nói

tâm huyết, thể hiện “dũng khí công dân”, “trách nhiệm kẻ sĩ” đối với sự hưng vong của đất nước. Vì vậy, giải pháp này tập trung bàn về việc gia tăng sức ép của dư luận xã hội bằng kênh chính thống, thông qua các tổ chức và các cá nhân có uy tín trong xã hội.

Các tổ chức thực hiện phản biện xã hội nhằm tạo sức ép trong dư luận ở Việt Nam hiện nay có sự tương đối phong phú về loại hình. Chúng bao gồm các tổ chức mang tính chất nhà nước (như các viện nghiên cứu xã hội, viện nghiên cứu kinh tế và chính sách …. của các cơ quan nhà nước và các trường đại học công lập); các tổ chức mang tính chất bán nhà nước (như Văn phòng OSEC – cơ quan nghiên cứu về tư vấn giám định và phản biện xã hội thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam); các tổ chức tư nhân …Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều nhà khoa học, các tổ chức trên đều đã có tính chất độc lập và đạt được độ khách quan, đại diện nhất định, song hầu hết do mới thành lập lên chưa làm được gì nhiều, chưa có tác động mạnh mẽ tới đội ngũ lãnh đạo để họ có sự tự chuyển biến vì những mục tiêu phát triển quốc gia mang tính chuyển mình.

Đối với các cá nhân có uy tín trong xã hội, tiếng nói phản biện của họ dường như ngày càng có tác dụng trong việc tạo lên sức ép mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Những cá nhân đó bao gồm người Việt Nam ở trong nước hay Việt kiều đang sống và làm việc ở nước ngoài. Họ thường là những nhân vật không làm việc trong các cơ quan, tổ chức chịu sự chi phối bởi hệ thống công quyền, họ có tri thức cao và thực sự tâm huyết với tương lai phát triển của dân tộc. Họ thắng thắn và đầy sức thuyết phục, họ hoàn toàn tự nguyện và hoàn toàn công tâm khi nêu lên những trăn trở về bất cứ điều gì gây tổn hại tới tiền đồ của dân tộc. Đặc biệt, từ khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, nhiều trí thức tâm huyết đã nhen nhóm và làm nóng lên nhu cầu về sự bứt phá trong phát triển để thay đổi vị thế dân tộc. Họ khẩn thiết kêu gọi đội ngũ lãnh đạo quốc gia bắt tay vào hoạch định chiến lược trỗi dậy cho dân tộc.

Những tâm huyết và trăn trở của các cá nhân có uy tín trong xã hội đã thực sự tạo thành một vòng tròn đồng tâm có sức hội tụ ngày càng lớn đối với

nhiều thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, từ đó sức ép về sự cần thiết phải đưa dân tộc chuyển mình theo xu hướng của thời đại ngày càng được gia cường.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù dư luận xã hội được dẫn dắt bởi những tổ chức và cá nhân có uy tín đã bước đầu có tác động tới đội ngũ lãnh đạo để họ có những điều chỉnh nhất định nhưng đó vẫn chỉ là những điều chỉnh mang tính tình huống, hay nói chính xác hơn là sự đối phó. Những sự chuyển biến đó chưa thực sự là những chuyển biến về chất để đủ khả năng là nền móng kiến tạo lên những chiến lược đổi thay vị thế cho dân tộc trong tương lai.

Vì vậy, việc gia tăng hơn nữa sức ép của dư luận xã hội là yếu tố mang tính lực đẩy để đội ngũ lãnh đạo quốc gia thực sự có nhu cầu sử dụng những nhân tài chính trị để hiện thực hoá quyết tâm và hành động hướng tới việc xây dựng và hình thành nền KTTT của quốc gia.

Việc coi cách thức này như là một giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân tài chính trị được dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn sau:

Về khía cạnh lý luận, cách thức này được đưa ra dựa trên những phân tích về mối quan hệ tương tác giữa nhà lãnh đạo với cộng đồng mà họ đại diện. Dù thuộc hệ thống nào, cộng đồng nào và đại diện cho ai, nhà lãnh đạo đều không có quyền nói tiếng nói của riêng mình, thể hiện ý chí và nguyện vọng của riêng mình, mà phải là người tập hợp ý chí, nguyện vọng, tình cảm của một cộng đồng cụ thể. Và chính cộng đồng đó mới là người thiết lập nên kỷ luật đại diện. Trong khoa học chính trị cũng như trong đời sống chính trị từ cổ chí kim, từ đông sang tây, bất kỳ một đội ngũ cầm quyền nào nếu không tỏ ra xứng đáng với vai trò và trách nhiệm đại diện của mình, họ sẽ bị cộng đồng mà họ đại diện phủ định. Vì vậy, trước những sức ép của xã hội, nếu đội ngũ lãnh đạo quốc gia sáng suốt thì họ tất yếu nảy sinh nhu cầu thu hút nhiều những nhân tài chính trị tham gia vào bộ máy lãnh đạo quốc gia.

Về khía cạnh thực tiễn, không ít các lãnh đạo quốc gia, xuất phát từ sức ép của dư luận về những vấn đề bức xúc, đã biết tự điều chỉnh để đưa đất nước vượt qua những tình huống sống còn và vững bước trỗi dậy. Việt Nam có được

sự nghiệp Đổi mới năm 1986 cũng xuất phát từ sự tự đổi mới tư duy của đội ngũ lãnh đạo quốc gia. Sự nghiệp Cải cách từ năm 1978 của Trung Quốc thành công vượt bậc như ngày hôm nay cũng xuất phát từ sự tự nhận thức của đội ngũ lãnh đạo trước sức ép mạnh mẽ từ dư luận xã hội. Sự khí khái và khát vọng vươn lên của người dân Hàn Quốc những năm 60 (XX) chính là sức ép để chính quyền Hàn Quốc bắt tay vào thiết kế con đường vươn lên trở thành một trong những cường quốc của thế giới... Không thể phủ nhận một thực tiễn là ở rất nhiều quốc gia, mặc dù sức ép của dư luận xã hội thậm chí đã dẫn đến những cuộc cách mạng, bạo loạn và lật đổ nhưng vẫn không mang lại một kết cục có hậu cho sự phát triển vượt bậc của quốc gia đó. Thậm chí, điều đó còn làm cho quốc gia trở lên khủng hoảng, rối loạn và trì trệ hơn. Vì vậy, ở đây, luận án đặc biệt nhấn mạnh tới sức ép phi cách mạng, tức là, sức ép để tạo sự tự chuyển biến của đội ngũ lãnh đạo chứ không phải để tạo ra những rối loạn mang tính chính trị.

Sức ép của dư luận xã hội cần tập trung vào việc cảnh báo những nguy cơ liên quan tới sự sống còn của dân tộc nếu không có sự bứt phá trong quá trình phát triển hướng tới tương lai. Để làm được điều này, các tổ chức và các cá nhân có uy tín của xã hội nên hướng vào những nguy cơ sau:

Một là, nguy cơ tăng trưởng bần cùng hoá

Các nhà nghiên cứu kinh tế đều khẳng định: Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt hàng chục năm qua chủ yếu dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động trình độ thấp giá rẻ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đó là những lợi thế sẵn có và hữu hạn. Nếu trong tương lai, Việt Nam vẫn chỉ chú trọng và tiếp tục khai thác những lợi thế này thì sự tăng trưởng sẽ không gắn với sự phát triển mà gắn với nguy cơ bần cùng hoá.

*Hai là, nguy cơ khủng hoảng niềm tin đối với bộ máy công quyền

Trong xã hội ngày nay, tình trạng tham nhũng phổ biến trong bộ máy công quyền là yếu tố gây nguy cơ khủng hoảng niềm tin ở nhân dân. Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tham ô là một trong ba thức “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng” , là căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái, đổ vỡ không lường hết được. Người khẳng định:

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí