Lao Động Qua Đào Tạo Nghề Bao Gồm 3 Cấp Đào Tạo:

Phụ lục 2

NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN VÀ QUAN NIỆM VỀ KTTT

Một là, cách tiếp cận hẹp

Có hai cách hiểu chính về KTTT theo cách tiếp cận hẹp.

- Cách hiểu KTTT dựa trên một quan niệm hẹp về tri thức

Theo cách tiếp cận nμy, “tri thức” được hiểu với nghĩa hẹp, tức lμ đồng nghĩa "tri thức" với KH - CN, hoặc đôi khi "tri thức" được coi đồng nghĩa với cuộc CM KH - CN hiện đại, trong đó bao gồm bốn công nghệ trụ cột lμ CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp không gian vũ trụ. Cách hiểu nμy đ−ợc biểu đạt bằng thuật ngữ: “Nền kinh tế công nghệ cao”. Hơn nữa, khi nhấn mạnh vai trò to lớn vμ độc nhất của CNTT, ng−ời ta có thể sử dụng các thuật ngữ: “Kinh tế thông tin”, “Kinh tế mạng”, “Kinh tế số hóa” vμ “Kinh tế không gian điều khiển học”.... Đó là cách hiểu khá phổ biến ở Mỹ vμo những năm cuối thế kỷ XX, thậm chí một số n−ớc nh− ấn Độ, Philippin cũng đã có lúc thừa nhận nó. Đây là cách tiếp cận góp phần chỉ ra sự khác biệt cơ bản nhất giữa nền KTTT với các nền kinh tế tồn tại trước đó và làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về một nền kinh tế của tương lai. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, cách hiểu này “đã dẫn đến một sự hiểu lầm, ở đó, phát triển KTTT được coi là phát triển các ngành kinh tế dựa trực tiếp vào tri thức, tức là các ngành kinh tế công nghệ cao. Do vậy, đã có một số nước quá tập trung, quá chú trọng vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến việc phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế” [75, tr. 21].

- Cách tiếp cận ngμnh – coi nền KTTT là sự phát triển của các ngành

KTTT

Theo cách tiếp cận này, ngành KTTT (hay còn được gọi là ngành công

nghiệp tri thức) là những ngành sản xuất, dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, có hàm lượng tri thức cao. Chúng không chỉ bao gồm các ngành công nghiệp CNTT, công nghiệp hàng không vũ trụ… mà là tất cả các ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo, đổi mới bằng tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao chủ yếu là nhờ tri thức và công nghệ mới (phần lớn

giá trị được tạo ra là do tri thức). Các ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành nông nghiệp tri thức khi sử dụng công nghệ tự động hoá, công nghệ gen; các ngành cơ khí chế tạo cũng sẽ là ngành công nghiệp tri thức khi sử dụng công nghệ số hoá, điều khiển theo chương trình, v.v.. Như vậy, nền KTTT chỉ được hình thành khi tri thức hiện đại được sử dụng trong tất cả các ngành, để phần lớn các ngành truyền thống trở thành ngành KTTT, ở đó, giá trị do tri thức tạo ra trong tổng GDP chiếm phần lớn (theo phân tích của các nhà kinh tế là vào khoảng 70% GDP).

Mặc dù cách tiếp cận này đưa ra những con số mang tính định lượng nhưng cho đến thời điểm hiện nay, chưa có tổ chức kinh tế hoặc nhà nghiên cứu kinh tế nào có thể đưa ra được bộ tiêu chí cụ thể để đo lường và xác định chính xác giá trị do tri thức tạo ra trong tổng GDP. Điều này khiến cho cách hiểu nêu trên về nền KTTT cũng chỉ được xem như là một sự tham khảo hữu ích.

Hai là, cách tiếp cận rộng

Cách tiếp cận nμy dựa trên cách hiểu rộng về tri thức: Tri thức bao gồm mọi hiểu biết của con ng−ời đối với bản thân vμ thế giới. OECD đã phân ra bốn loại tri thức quan trọng: Biết cái gì? Biết tại sao? Biết nh− thế nμo? Biết ai? KTTT không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến bộ v−ợt bậc của các công nghệ mới, mμ lμ kết quả của một tập hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp tác động t−ơng tác vμ tự tăng c−ờng lẫn nhau, bao gồm tiến bộ khoa học, kỹ thuật; nền kinh tế toμn cầu hoá cạnh tranh quyết liệt vμ các biến đổi về văn hoá, chính trị, t− t−ởng của chủ nghĩa t− bản hiện đại. Cách tiếp cận rộng nμy cũng có hai nhánh tiếp cận gần t−ơng tự nhau:

- Từ khía cạnh lực l−ợng sản xuất

KTTT lμ trình độ phát triển cao của lực l−ợng sản xuất. Cách hiểu nμy nhấn mạnh rằng KTTT chỉ lμ một nấc thang phát triển của lực l−ợng sản xuất, tuyệt nhiên không liên quan tới một hình thái kinh tế- xã hội mới. Muốn xem xét về hình thái kinh tế- xã hội, cần phải đề cập tới nhiều phương diện khác, đặc biệt lμ mối quan hệ giữa lực l−ợng sản xuất, quan hệ sản xuất vμ ph−ơng cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai mặt đó.

- Từ khía cạnh sự đóng góp của tri thức vμo phát triển kinh tế

Cách quan niệm nμy diễn giải định nghĩa của OECD đã nêu ở trên theo đúng nghĩa đen. Tri thức, hay cụ thể hơn lμ những hoạt động sản xuất, truyền bá, sử dụng tri thức v−ợt quá vốn vμ lao động để trở thμnh nguồn lực chi phối mọi hoạt động tạo ra của cải trong nền KTTT. Trong đó, tri thức lμ một khái niệm rất rộng, bao trùm mọi hiểu biết của con ng−ời. Tuy nhiên, với định nghĩa về tri thức nh− vậy, hầu nh− không thể định l−ợng đ−ợc sự đóng góp của tri thức vμo phát triển kinh tế.

Ba là, cách tiếp cận bao trùm

Theo cách tiếp cận nμy, KTTT thực chất lμ một loại môi tr−ờng kinh tế- văn hoá- xã hội mới, có những đặc tính phù hợp vμ tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới, sáng tạo. Trong môi tr−ờng đó, tri thức tất yếu trở thμnh nhân tố sản xuất quan trọng nhất, trực tiếp đóng góp vμo sự phát triển kinh tế; hμm l−ợng tri thức đ−ợc nâng cao trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Do vậy, cốt lõi của việc phát triển một nền KTTT không phải đơn thuần lμ phát triển KH - CN, mμ lμ phát triển một nền văn hoá đổi mới, sáng tạo. Điều này thể hiện trong cách nghĩ, cách lμm của mọi tác nhân kinh tế, xã hội, nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác vμ sử dụng mọi loại tri thức, mọi loại hiểu biết của loμi ng−ời, cũng nh− xây dựng, phổ biến các năng lực tri thức nội sinh. Xét theo nghĩa nμy, KTTT có thể đ−ợc hiểu nh− một giai đoạn phát triển mới của toμn bộ nền kinh tế, hoặc nói rộng hơn điều nμy sẽ dẫn tới một giai đoạn phát triển mới của xã hội nói chung.

Nguồn: Phân tích và tổng hợp của tác giả luận án.


Phụ lục 3

CHỈ TIÊU SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NỀN KTTT VỚI NỀN KTCN


Chỉ tiêu

KTCN

KTTT

Yếu tố sản xuất

chủ yếu

Vốn, lao động

Tri thức

Công nghệ chủ

đạo

Cơ khí hoá, điện khí hoá

Tự động hoá, số hoá

Ngành kinh tế

chủ yếu

Công nghiệp chế biến

Dịch vụ, xử lý thông tin

Cơ cấu xã hội chủ yếu

Tư bản công nghiệp/Công nhân áo xanh

Nhiều tầng lớp: chủ hãng, lao động tri thức, nhà quản lý,

tầng lớp trung lưu...

Yếu tố quyết định

sức cạnh tranh

Giá thành

Sáng chế, chất lượng, thời gian

Mô hình đổi mới

Tuyến tính

Đan xen, tương tác

Cơ sở hạ tầng

quan trọng nhất

Giao thông

Mạng thông tin

Mục tiêu lao động

Đủ việc làm

Thu nhập cao

Yêu cầu giáo dục

Kỹ năng chuyên ngành

Đào tạo cơ bản, học tập suốt

đời

Việc làm

ổn định

Có rủi ro, có cơ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 28


Nguồn: [65, tr. 66-67].


Phụ lục 4

SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG HIỆN TƯỢNG KINH TẾ MỚI, NHỮNG QUY LUẬT KINH TẾ MỚI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước phát triển đó xuất hiện những hiện tượng kinh tế mà người ta cho rằng khó có thể lý giải được bằng các học thuyết kinh tế truyền thống. Trong nền kinh tế mới đó xuất hiện nhiều hiện tượng mới, những khái niệm mới, qui tắc hoạt động mới. Một trong những vấn đề đáng chú ý là hiu ng mng. Người ta nhận thấy rằng sức hấp dẫn của mạng hay là giá trị sử dụng của mạng lại tuỳ thuộc vào số người sử dụng mạng (gần như tăng theo bỡnh phương của số nút mạng); càng nhiều người sử dụng mạng thỡ mạng càng hấp dẫn; cứ cú thờm một người sử dụng mạng thỡ sẽ kộo theo hai người nữa và cứ thế nhân lên. Năm 1993, khi mạng internet mới đưa vào thương mại hoá, chỉ có một triệu người dùng, sau 10 năm (2003), đó cú tới hơn 600 triệu người dùng. Vỡ tăng nhanh như vậy, giá cả (tính theo chi phí bỡnh quân đầu người) giảm xuống đặc biệt nhanh chóng, do đó có lập luận cho rằng giỏ trsdng càng cao thỡ giỏ ccàng thp. Thực ra thỡ chi phớ cho loạt sản phẩm đầu rất lớn, nhưng chỉ một số ít người dùng, nên mỗi người phải chịu mức giá rất cao, cũn về sau, càng nhiều người dùng, mà phần chi phí thêm không nhiều, cho nên giá giảm đi nhanh chóng.

Đến nay, người ta đó thừa nhận cú cỏc qui luật mới: Qui lut Moore - năng lực máy tính cứ 18 tháng tăng gấp đôi, theo đó giá máy tính cứ mỗi năm giảm đi khoảng 1/3; Qui lut Gilder - tổng thông lượng viễn thông cứ 12 tháng tăng gấp đôi; Qui lut Metcalfe - giỏ trị của mạng tỷ lệ thuận với bỡnh phương của số nút mạng. Những qui luật ấy có thể giải thích những hiện tượng gần như nghịch lý trong kinh tế thụng tin.

Nguồn: Tác giả luận án phân tích và tổng hợp.


Phụ lục 5


HAI CÁCH TIẾP CẬN ĐỐI VỚI THUẬT NGỮ “NGUỒN NHÂN LỰC”

Theo nghĩa rộng:Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc.

Như vậy, theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là thuật ngữ chỉ số dân, cơ cấu dân số, chất lượng con người với tất cả các đặc điểm, tiềm năng và sức mạnh của nó trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tiềm năng đó bao hàm thể lực, trí lực và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách, truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc) của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội. Do vậy, các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ, mang tính nhân quả với các đặc trưng của dân số ở mỗi giai đoạn phát triển.

Theo nghĩa hẹp: Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển KT - XH, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực và tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Như vậy, theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực chính là khả năng lao động của các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội, tạo ra sự phát triển kinh tế – xã hội. Khả năng ấy bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực. Theo nghĩa này, thuật ngữ nguồn nhân lực được hiểu như là nguồn lao động hay lực lượng lao động.

Phân biệt sự khác nhau giữa 2 cách hiểu về nguồn nhân lực



Theo nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp

Cách thống kê số

lượng nguồn nhân lực

Toàn bộ nhóm dân cư có khả năng lao động (dân số)

Nhóm dân cư trong độ tuổi lao động

Dạng biểu hiện

chất lượng

Biểu hiện ở dạng tiềm năng,

thể được huy động vào các

Biểu hiện ở dạng khả

năng, được huy động vào


nguồn nhân lực

hoạt động kinh tế xã hội.

quá trình lao động

Nguồn: Tác giả luận án phân tích và tổng hợp.

Phụ lục 6

PHÂN LOẠI NGUỒN NHÂN LỰC CLC CĂN CỨ VÀO TRÌNH ĐỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO

Trong lực lượng lao động, nếu căn cứ theo trình độ đào tạo, nguồn nhân lực được chia thành lao động chưa qua đào tạo và lao động qua đào tạo. Những lao động qua đào tạo bao gồm : (1) Lao động qua đào tạo nghề và (2) Lao động chuyên môn.

1. Lao động qua đào tạo nghề bao gồm 3 cấp đào tạo:

a, Cấp trình độ bán lành nghề (semi-skill level)

Lao động ở cấp trình độ bán lành nghề là người được đào tạo và trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng hành nghề để thực hiện một công việc (hoặc một nhiệm vụ) nhất định ở mức độ ít phức tạp, lặp đi lặp lại thành thói quen và chưa được hoàn chỉnh như ở cấp độ lành nghề. Thời gian đào tạo thường dưới một năm. Đây là lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ sơ cấp.

- Cấp trình độ lành nghề (skill level)

Lao động ở cấp trình độ lành nghề là những người được đào tạo và trang bị những kiến thức lý thuyết cơ bản vững chắc và kỹ năng thực hành nghề thành thạo để thực hiện tất cả các công việc hoặc nhiệm vụ phức tạp, trên phạm vi tương đối rộng, trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ trung bình. Thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của mỗi loại nghề. Đây là lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ trung cấp.

- Cấp trình độ cao (high skill level)

Lao động ở cấp trình độ lành nghề cao là những người được đào tạo và trang bị những kiến thức sâu về lý thuyết, kỹ năng thực hành nghề rộng để thực hiện tất cả các công việc (nhiệm vụ) phức tạp trong điều kiện trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và có khả năng nhanh chóng tiếp thu và thích ứng với kỹ thuật và công nghệ mới. Thời gian đào tạo từ 2,5 đến 3 năm trở lên. Đây là lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.

2. Lao động chuyên môn

Thuật ngữ “Chuyên môn” (speciality) được hiểu là chuyên môn cao. Lao động có trình độ chuyên môn cao là những lao động đã qua đào tạo, song chủ yếu là đào tạo lý thuyết cơ bản chuyên sâu về một lĩnh vực/ ngành khoa học (xã hội, kinh tế, tự nhiên), kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật… nhất định với kỹ năng làm việc sử dụng lao động trí óc là chính. Lao động chuyên môn đòi hỏi phải được đào tạo trong thời gian dài, chuyên sâu về một nghề nghiệp và thiên về lý luận cơ bản, cùng với những kỹ năng thực hành và phương pháp làm việc nhất định. Chỉ những người có trình độ đại học (bao gồm cả cao đẳng, đại học và sau đại học) mới được coi là lao động có trình độ chuyên môn cao.

Như vậy, nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT là lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ đại học (bao gồm cả cao đẳng, đại học và sau đại học). Lực lượng này bao gồm lao động qua đào tạo nghề cấp trình độ lành nghề cao lao động chuyên môn.

Cách phân loại này có ưu điểm lớn là giúp thống kê một cách dễ dàng nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Tuy nhiên, cách phân loại quá đơn giản, chỉ căn cứ vào trình độ được đào tạo nên không phản ánh hết những vấn đề liên quan tới năng suất, chất lượng và những đóng góp trên thực tế của lực lượng nhân lực này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023