2. Những khó khăn
2.1. Nguồn nhân lực cho phát triển Thương mại điện tử còn nhiều hạn chế
Nguồn nhân lực là một trong những điều kiện căn bản và quan trọng nhất để tham gia Thương mại điện tử. Trong khi đó, đội ngũ nhân lực phục vụ cho phát triển Thương mại điện tử ở nước ta hiện vừa thiếu lại vừa yếu.
Các chuyên gia công nghệ thông tin
Trên cả nước, ngoài các trường có chuyên ngành đào tạo căn bản về tin học và công nghệ thông tin, gần đây các trung tâm đào tạo hợp tác với các hãng lớn, có uy tín trên thế giới được mở ra và thu hút khá nhiều học viên. Tuy nhiên so với nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngày càng cao, số lượng chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm về công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được. Ngoài ra để triển khai Thương mại điện tử, các chuyên gia trong lĩnh vực này còn phải có kiến thức về thương mại, có trình độ ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) tương đối khá. Hơn nữa, đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin hiện nay chưa đủ năng lực để xử lý các hệ thống và các phần mềm toàn cục quy mô lớn.
Cộng đồng dân chúng
Hiện số lượng người dân có hiểu biết cơ bản về máy tính, mạng, và các chương trình phần mềm ứng dụng chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi có điều kiện tiếp cận những tiến bộ công nghệ cũng như hệ thống đào tạo được cập nhật. Đa số người dân nông thôn và các vùng sâu, vùng xa vẫn còn bỡ ngỡ, xa lạ với máy tính và công nghệ thông tin. Tại các tỉnh này, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mục đích quản lý và kinh doanh nói chung còn ở tỷ lệ thấp thậm chí có nơi hoàn toàn chưa có. Bên cạnh đó, số người sử dụng Internet ở Việt Nam dù đã đạt ở mức gần với các nước trong khu vực nhưng lại phân bố không đồng đều, tập trung ở những nơi có
kinh tế phát triển. Đồng thời, nhìn chung dân chúng chưa quen với việc khai thác và sử dụng các tiện ích của Thương mại điện tử.
2.2. Môi trường pháp lý cho Thương mại điện tử mới đang trong giai đoạn hình thành
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 8
- Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 9
- Đánh Giá Những Điều Kiện Nhằm Phát Triển Thương Mại Điện Tử Và Mô Hình Đấu Giá Trực Tuyến Ở Việt Nam
- Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 12
- Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Mặc dù hạ tầng pháp luật Việt Nam về Thương mại điện tử đã có những bước tiến lớn và dần hoàn thiện, song chúng ta vẫn chưa thực sự có một văn bản luật riêng biệt quy định và điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến Thương mại điện tử. Mặt khác, pháp luật về hợp đồng hiện nay tỏ ra chưa đáp ứng được yêu cầu của giao dịch điện tử, như các vấn đề về hợp đồng: địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng điện tử, hình thức hợp đồng, năng lực giao kết hợp đồng…
Thêm vào đó, các quy định của Luật Dân sự còn gây khó khăn cho việc xác định luật điều chỉnh trong giao dịch Thương mại điện tử, dẫn đến việc chưa giải quyết được các xung đột pháp luật với sự tham gia của nhiều chủ thể đến từ các quốc gia khác nhau. Các vấn đề như “bảo vệ sở hữu trí tuệ,” “an ninh an toàn bảo mật,” “bảo vệ người tiêu dùng” vẫn chưa có quy định đặc thù dành riêng cho giao dịch Thương mại điện tử mà phải áp dụng chung các văn bản luật cho thương mại nói chung.
2.3. Hạ tầng công nghệ chưa đảm bảo cho sự phát triển của Thương mại điện tử
Chỉ trong vài năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, và mạng Internet phát triển nhanh đã đem lại nhiều cơ hội to lớn cho vấn đề phát triển Thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện, hạ tầng công nghệ ở Việt Nam còn nhiều bất cập.
Hạ tầng công nghệ thông tin
Tại Việt Nam hiện nay có tình trạng phát triển công nghệ thông tin, viễn thông với hai tốc độ. Điều này có nghĩa là hầu hết tiến bộ, tăng trưởng đều thể hiện ở một số thành phố, tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển. Trong
khi đó, ở các địa phương còn khó khăn, tình hình lại có vẻ tụt hậu. Chỉ các cơ quan hành chính trực thuộc trung ương, địa phương hay các doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng trang bị thiết bị, phương tiện kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, số lượng máy tính gia đình chỉ đạt tỷ lệ cao tại các hộ có điều kiện kinh tế. Như vậy, số lượng máy tính ít ỏi trong các gia đình cho thấy khả năng phát triển Thương mại điện tử, đặc biệt đối với các giao dịch có sự tham gia của người tiêu dùng (B2C, G2C, C2C) sẽ trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, trang thiết bị công nghệ thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình còn mất cân đối nghiêm trọng. Phần cứng chỉ chiếm khoảng 80% tổng chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin. Trong khi đó, công nghiệp phần mềm Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ, chủ yếu vẫn là các dịch vụ lập trình, gia công các phần mềm đơn giản. Số các sản phẩm phần mềm thuần Việt còn ít, mới liên quan đến một số lĩnh vực như giáo dục, điều tra, thống kê, kế toán… Đồng thời, chúng ta chưa có nhiều phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao.
Hạ tầng viễn thông
Mạng viễn thông của Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh các con số thống kê tăng trưởng không ngừng, chúng ta cần nhìn nhận một số vấn đề còn tồn tại. Chẳng hạn cước phí dịch vụ viễn thông của nước ta hiện nay quá cao. Cụ thể, giá cước gọi điện quốc tế, giá cước sử dụng dịch vụ Internet và cước thuê hạ tầng của Việt Nam hiện vẫn cao hơn một số nước trong khu vực. Ví dụ như, giá cước một cuộc gọi giá rẻ từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ chỉ bằng 1/5 của Việt Nam; đặc biệt giá thuê kênh quốc tế đang gấp khoảng 4 lần thông thường. Bên cạnh đó, hiện tượng lợi dụng vị thế độc quyền kinh doanh dịch vụ cung cấp hạ tầng viễn thông, chèn ép các đối thủ mới cạnh tranh có xảy ra tại Việt Nam.
2.4. Thói quen, tập quán giao dịch truyền thống
Đối với đại đa số dân chúng, ngay cả trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, cách thức làm việc, giao dịch trên văn bản giấy tờ, có chữ ký và đóng dấu đỏ đã quá quen thuộc, phổ biến và ăn sâu vào nhận thức của mỗi người. Bên cạnh đó, khi mua hàng lại nhất thiết phải được nhìn, sờ, nếm, thử, ngắm, thích đếm tiền mặt… cũng trở thành những thói quen cố hữu của người Việt Nam. Do đó, nếu áp dụng Thương mại điện tử, tức là thông điệp dữ liệu điện tử sẽ được sử dụng và chấp nhận, thanh toán theo phương thức điện tử, người tiêu dùng chỉ có thể xem trước mẫu hàng hóa trên mạng chứ không thử, động chạm được vào sản phẩm. Như vậy, điều này đòi hỏi phải có một khoảng thời gian để mọi người thích nghi, làm quen chứ không thể thay đổi nhanh chóng được.
3. Thực trạng phát triển Mô hình đấu giá trực tuyến ở Việt Nam
Trong khi đấu giá đã phát triển trên thế giới từ khá lâu đời và hoàn thiện về quy trình cũng như hành lang pháp lý thì tại Việt Nam, đấu giá vẫn còn là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ, chúng ta còn chưa thực sự tận dụng ngay cả hình thức đấu giá trực tiếp như một phương thức kinh doanh hiệu quả, chứ chưa nói đến việc thực hiện hoạt động này trên mạng Internet.
Ở Việt Nam, giao dịch qua mạng giữa người tiêu dùng với nhau phổ biến nhất là đăng tải, quảng bá thông tin sản phẩm. Sau đó, thủ tục để hoàn tất cuộc mua bán lại được thực hiện phi trực tuyến. Không có thanh toán online, mô hình C2C ở VN ở tình trạng nửa vời.
Theo thống kê của Bộ Thương mại tại trustvn.gov.vn, trong nước có tới 87 trang web hoạt động theo hình thức C2C (customer to customer). Các website 1001shoppings.com, chodientu.vn, aha.com.vn, vietco.com, sieuthihangchatluong.com... là những sàn giao dịch hoạt động có hiệu quả nhất theo xếp hạng của Bộ thương mại tính đến 31/12/2006.
Tuy nhiên, Phó vụ trưởng Vụ thương mại điện tử (Bộ Thương mại) Trần Hữu Linh cũng cho biết quá nửa số địa chỉ nằm trong danh sách nói trên đang trong tình trạng “đắp chiếu” hoặc “nằm chơi”. “Hoạt động C2C của VN còn rất sơ khai”, ông Linh kết luận.
Còn ông Mai Anh, Giám đốc Trung tâm tin học Bộ Khoa học Công nghệ, cho rằng ở VN chưa hề tồn tại một mô hình C2C theo nghĩa đầy đủ nhất. “C2C là sự giao dịch giữa cá nhân với cá nhân. Mà trong nước tôi chưa thấy có hệ thống nào thuần chất như vậy cả”, ông Mai Anh nói. “Có chăng thì chỉ tạm coi các site, mục rao vặt trên các báo điện tử, diễn đàn hoặc chuyên mục của một số sàn đấu giá là C2C. Nhưng như thế cũng vẫn là nửa vời, chưa ở mức độ thương mại điện tử, nghĩa là phải có giao dịch, thanh toán... hoàn toàn qua mạng”.
Giám đốc Chợ điện tử (chodientu.vn) Nguyễn Hòa Bình cũng đồng tình với nhận định này. “Phần lớn người tiêu dùng vẫn sử dụng hình thức rao vặt qua mạng để trao đổi mua bán hàng hóa giữa các cá nhân. Nhưng đó là C2C không chuyên nghiệp và chưa hoàn thiện. Về góc độ kinh doanh thì đó không phải mô hình tốt nếu mãi duy trì như vậy, dù kiểu giao dịch này đang khá phổ biến”, người quản lý Chợ điện tử phân tích. “Vì đó là kiểu làm tự phát, dễ thiết lập, dễ vận hành nhưng khó tạo niềm tin, đảm bảo uy tín và quan trọng là rất khó thu tiền”.
Do tính chất đặc thù của Internet là không có rào cản về địa lý nên việc sớm nhập cuộc với đấu giá trực tuyến sẽ giúp cho các đại gia như eBay biến thị trường này như “sân chơi” riêng của mình và sẽ rất khó để cho những doanh nghiệp khác cho dù đang ở trong nước mình cũng khó có thể vươn lên tìm chỗ đứng trên Internet để thu hút được khách hàng đến với website.
Tuy không thể so sánh với eBay, nhưng một số trang web đấu giá trực tuyến tại Việt Nam cũng đã có những cố gắng riêng nhằm tạo ra môi trường ban đầu cho những người dùng Internet trong nước có thể hiểu và tiếp cận với
hình thức kinh doanh này. Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp đầu tư cho việc xây dựng các website đấu giá, vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng những trang web này cũng đã hoàn thiện các chức năng cơ bản để một giao dịch đấu giá có thể thực hiện trên trang.
Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu hai trang web đấu giá được báo điện tử Vietnamnet thống kê và đánh giá bao gồm:
- www.heya.com.vn
- www.bancanbiet.com
Trang web heya.com.vn
Đi đầu trong số các web site đấu giá trực tuyến hiện nay là Heya. Ra đời vào ngày 14-09-2004, đến nay Heya đã có khoảng 3.200 thành viên. Mỗi ngày trên trang web này có khoảng 20 mặt hàng được rao bán. Tỉ lệ mua bán thành công trên trang này đạt 10%. Nhưng để tạo được tỉ lệ nhỏ nhoi này, toàn thể nhân viên Công ty TNHH Siêu thị trực tuyến Việt Nam, đơn vị xây dựng website Heya đã phải tốn rất nhiều công sức.
Anh Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc Heya kể, mỗi món hàng được rao bán trên Heya đều được chúng tôi gọi điện thoại cho người rao bán xác nhận lại tình trạng. Đồng thời yêu cầu người bán cung cấp thêm nhiều thông tin cá nhân để tạo niềm tin cho khách hàng. Lúc đầu nhiều người bán phản ứng nhưng sau khi giải thích họ đã thấy như vậy sẽ có lợi nhiều hơn nên tự động cung cấp. Để minh bạch trong chuyện mua bán, chúng tôi cũng xây dựng hệ thống góp ý trực tiếp cho mọi người có thể đánh giá lẫn nhau. Những ý kiến đánh giá đều được hiển thị trong bảng thông tin của người rao bán và người mua.
Ngoài các tiện ích hỗ trợ này, quản trị trang luôn dò tìm các nick có biểu hiện tiêu cực để ngăn chặn nhằm giảm bớt rủi ro cho khách hàng. Các trường hợp như tự người bán dùng nick khác để kích giá sản phẩm thường được kiểm tra rất kỹ. Anh Ngọc cho biết, phát hiện trường hợp nghi vấn, nhân
viên Heya sẽ lập tức gọi điện thoại để hỏi và đưa thông tin lên phiên đấu giá để loại ngay đối tượng nghi vấn. Sàng lọc kỹ như vậy nên Heya hiện đang được nhiều người đánh giá tốt.
Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa khiêm tốn như đã nêu, anh Ngọc dự định Heya còn phải đầu tư thêm trong vòng 2 năm nữa mới hy vọng có lời. Hiện các giao dịch trên trang đều hoàn toàn miễn phí. Công ty chỉ thu phí quảng cáo và những mặt hàng được giới thiệu ở phần nổi bật.
Trang web bancanbiet.com
Tương tự như Heya, tuy ra đời sau (ngày 10-11-2004) nhưng trang đấu giá bancanbiet.com của Công ty Phần mềm Sài Gòn Liên Phương (LPsoft) đã sớm thu hút được nhiều thành viên nhờ cách tổ chức hấp dẫn.
Ngoài việc yêu cầu công khai các thông tin mua bán như Heya, LPsoft còn có thêm chức năng cấp tài khoản. Người dùng khi đăng ký sẽ có một tài khoản để đấu giá trên mạng. Với tài khoản này người dùng có thể nạp tiền thông qua ngân hàng bằng cách gửi đến tài khoản của LPsoft. Sau đó LPsoft sẽ chuyển số tiền đó vào tài khoản đấu giá của người dùng. Nếu chưa tin tưởng người dùng có thể tham gia trò chơi câu cá giải trí có thưởng. Số tiền trúng thưởng sẽ được nạp vào tài khoản người dùng để tham gia đấu giá nếu cần.
Anh Huỳnh Quang Minh, Giám đốc LPsoft nói: “Sở dĩ dịch vụ đấu giá trên bancanbiet.com thu phí dịch vụ người bán vì thu phí sẽ làm cho sàn đấu giá trực tuyến nghiêm túc hơn. Nếu ai cũng có thể đưa hàng lên thì sẽ có nhiều người bán không nghiêm túc, nhiều món hàng không có thật, việc thu phí sẽ hạn chế tình trạng này một phần. Ngoài ra khi đóng phí người bán sẽ có nhiều lựa chọn: Có thể cho hàng hóa đứng ở các vị trí cao trong danh sách, để dễ được nhìn thấy hơn, hoặc có những trang trí để thu hút người mua.
Tuy mới, nhưng hiện nay bancanbiet.com đã có khoảng 5.000 thành viên có tài khoản tiền mặt do nạp tiền và do có tiền từ trò chơi câu cá. Song
song với chợ đấu giá, LPsoft còn xây dựng thêm nhiều dịch vụ khác để thu hút thành viên và bù đắp cho chợ đấu giá như: cơ hội việc làm, rao vặt, quảng cáo… anh Minh cho biết, tiền thu từ các nguồn này cũng được 15-20 triệu/tháng. Tính ra huề vốn.
Hiện nay trên chợ đấu giá bancanbiet.com có tổng cộng khoảng 60.000 thành viên (thống kê đến đầu tháng 5/2005). Riêng các thành viên có tham gia bán đấu giá và đấu giá khoảng 2.500 – 3.000 thành viên. Mỗi ngày có khoảng 30-40 mặt hàng được đưa lên chợ đấu giá. Lượng tiền giao dịch trên sàn đấu giá mỗi ngày khoảng 10-20 triệu đồng.
4. Sự kiện eBay khai trương trang web tiếng Việt – cơ hội và thách thức
Sự kiện dịch vụ mua bán trực tuyến hàng đầu thế giới khai trương web tiếng Việt sáng 27/6 năm 2006 tại Hà Nội được đánh giá là tín hiệu tích cực cho thương mại điện tử (TMĐT) trong nước nhưng là thách thức lớn đối với các mô hình nội địa tương tự.
Nhiều người kỳ vọng sự xuất hiện của một mô hình kinh doanh bài bản và uy tín nhất thế giới này sẽ mang lại “cú hích” cho sự phát triển TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới, vì nó sẽ trở thành tiện ích kết nối người tiêu dùng Việt Nam với thị trường trực tuyến toàn cầu eBay.com. Tuy nhiên, giám đốc của eBay tại Đông Nam Á, ông Sam McDonagh cho biết: “Mục tiêu của eBay trong giai đoạn hiện nay là nâng cao hiểu biết cho người sử dụng Internet ở Việt Nam về những cơ hội lớn trong thương mại điện tử, từ đó giúp cho người bán hàng Việt Nam gia tăng số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu”.
Như vậy, trong giai đoạn này, ngoài việc quảng bá, giới thiệu, eBay chú trọng đến việc “xuất khẩu”, mà vai trò bán thuộc về người Việt Nam với các hàng hoá thủ công mỹ nghệ, đồ cổ...