Một Số Nhận Xét Về Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tại Địa


- Đối với rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng non phân bố ở những nơi hẻo lánh, địa hình hiểm trở do đó công tác khoanh nuôi có trồng bổ sung gặp rất nhiều khó khăn.

- Rừng trồng: chất lượng chưa cao, đơn điệu loài cây, tập đoàn cây trồng còn nghèo nàn, chưa thực hiện được việc đa dạng hoá cây trồng.

- Rừng trồng kinh tế kỹ thuật thâm canh rừng và công tác giống cây trồng chưa được chú trọng đầu tư, do vậy rừng trồng có tốc độ sinh trưởng chậm và trữ lượng thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.

- Công tác quy hoạch sử dụng đất vĩ mô chưa thực sự đi vào cuộc sống, do vậy việc xác định đất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc xác định, phân chia 3 loại rừng mới chỉ giải quyết được trên bản đồ, chưa có mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Sự không rõ ràng trong quy hoạch giữa phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp dẫn đến một số diện tích rừng trồng phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa huy động được đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia. Tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra, chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, chưa có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để quản lý rừng có hiệu quả.

- Công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành còn thiếu đồng bộ về thông tin, quản lý điều hành. Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ theo dõi về lâm nghiệp cấp huyện, xã thiếu và không ổn định, thiếu sự phổ cập, nâng cao về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn chậm so với yêu cầu thực tiễn. Việc giao đất cho hộ gia đình để trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại thực hiện không có sự tham gia của người dân địa phương do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Chưa có các chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích người dân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được, thiếu những giải pháp để phát triển đồng bộ, có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Thị trường hàng hoá lâm sản vẫn còn bỏ ngỏ, thiếu thông tin, dự tính dự báo chưa kịp thời nhằm định hướng cho sản xuất phát triển. Thị trường tiêu thụ lâm sản không ổn định, nên dẫn đến thiếu sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.

4.1.1.3 Một số nhận xét về tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 6

phương phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của xã

Qua điều tra cho thấy, trước tình hình thực tế của ngành lâm nghiệp như trên chính quyền các cấp của tỉnh đặc biệt là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với chi cục Lâm nghiệp, chi cục Kiểm lâm và các cơ quan hữu quan đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý bảo vệ nhằm duy trì và phát triển tốt phần diện tích rừng hiện có góp phần giúp ngành lâm nghiệp dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, như:

- Tăng cường kiểm tra, truy quét các tụ điểm, trọng điểm khai thác, phát nương, làm rẫy, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép nhất là khu vực rừng giáp ranh, rừng núi đá có gỗ quý hiếm.

- Củng cố, duy trì hoạt động Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, lực lượng kiểm lâm tổ chức trực 24h/24h các ngày trong những tháng mùa khô, tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy kịp thời.

- Giám sát kiểm tra, vận động nhân dân thực hiện sản xuất nương rẫy theo quy hoạch, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm phát rừng, làm rấy trái phép.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Kểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đề cao trách nhiệm kiểm lâm quản lý địa bàn, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, giám sát kiểm tra việc thực hiện khai thác, chế biến, kinh doanh vận chuyển lâm sản, động vật rừng theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng


- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chi cục kiểm lâm 3 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn để bảo vệ có hiệu quả khu vực rừng giáp ranh.

Ngoài ra, những năm qua được sự đầu tư hỗ trợ của các dự án 661, Định canh định cư cùng với cơ chế chính sách giao đất khoán rừng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới theo chiều hướng đi lên, một số gia đình đã mạnh dạn tự đầu tư vốn, giống, công sức để trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác lợi dụng hợp lý những diện tích rừng và đất rừng đã được giao. Hiện tượng cháy rừng, chặt phá khai thác lâm sản trái phép và đốt nương làm rãy đã được hạn chế rất nhiều so với những năm trước. Đây là dấu hiệu vui về sự phát triển của ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn.

4.1.2 Cơ sở về chính sách cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng của xã Ân Tình

4.1.2.1 Vận dụng những chính sách của nhà nước cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của xã Ân Tình

Ý thức được vai trò rất to lớn của rừng đối với con người Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã có nhiều chính sách, quyết định, nghị quyết cụ thể, thiết thực cho ngành lâm nghiệp.

Ngày 21/12/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp[12] .Trong quyết định này ghi rõ 8 nội dung quản lý Nhà nước của UBND cấp xã về rừng và đất lâm nghiệp, một trong những nội dung quan trọng là “ Trên cơ sở quy họach, kế họach của huyện, lập quy họach, kế họach bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và giao đất lâm nghiệp trình HĐND xã thông qua trước khi trình UBND cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân theo chỉ đạo của UBND huyện, xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa”.

“Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, HGĐ vào mục đích lâm nghiệp” trong nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ ra


ngày 15/11/1994 đề cập đến vai trò của cấp xã trong việc xác định quỹ đất lâm nghiệp của địa phương và khẳng định giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã phải dựa trên QHSD đất lâm nghiệp của xã[11].

Nghị định 163/1999//NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” ra ngày 16/11/1999[13].

Trên cơ sở nghị định 02/CP và nghị định 163/CP của Thủ tướng Chính phủ thì ngày 12/11/2001 thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Trong quyết định này đã nêu rõ về nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp tại điều 3 như sau:

1. Đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

2. Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp bao gồm: gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tiền công tương xứng với tiền của, công sức của hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư vào rừng.

3. Quyền hưởng lợi và nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được thuê hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam khóa XI tại kỳ họp thứ 4, ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã thông qua luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Quy họach, kế họach sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng nhất để Nhà nước thống nhất quản lý đối với tòan bộ đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả”. Trong giai đọan hiện nay, nội dung QHSD đất không đơn thuần chỉ là họanh định các lọai đất để phù hợp với từng giai đọan phát triển của từng vùng, của cả nước, bên cạnh vấn đề này, QHSD đất phải giải quyết một cách đồng bộ những yêu cầu về môi trường, về giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo đúng với mục tiêu của kỳ quy


họach đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và hiện trạng

sử dụng đất.

Luật đất đai năm 2003 điều 24 quy định kỳ QHSD đất cấp xã là 10 năm và được lập chi tiết gắn với lô đất; trong quá trình quy họach phải lấy ý kiến của nhân dân. Bản đồ quy họach đất cấp xã được lập trên bản đồ địa chính và gọi là bản đồ QHSD đất chi tiết. Trách nhiệm của UBND Xã là quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương.

Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 tại điều 13 đã nêu rõ nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng như sau:

1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

2. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

3. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm

dân chủ, công khai.

5. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.


6. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó.

Tại điều 14 của luật này cũng nêu rõ các căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng

1. Việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp;

b) Quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương;

c) Kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

đ) Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng

rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt;

b) Kế hoạch sử dụng đất;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

a) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng;

b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản;


c) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng

trong kỳ quy hoạch;

d) Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch;

đ) Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại

rừng;

e) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

g) Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

kỳ trước;

b) Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ

lâm nghiệp;

c) Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ

và phát triển rừng;

d) Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm năm đến từng năm.

Tại điều 24 của luật này quy định về việc giao rừng như sau :

1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.

2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.

3. Việc giao rừng sản xuất được quy định như sau:

a) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc


phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản

xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;

b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế;

c) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;

d) Chính phủ quy định cụ thể việc giao rừng sản xuất.

Ngoài ra luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 còn nêu rõ UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm “ Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình, chỉ đạo các thôn, bản và các đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn, có kế họach trình UBND cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diêjn tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; hướng dẫn nhân dân thực hiện quy họach, kế họach bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp kết hợp, theo quy họach, kế họach bảo vệ rừng đã được nhà nước phê duyệt” [22].

Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, văn bản này quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, áp dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất lâm nghiệp gồm: đất có rừng ( rừng tự nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật được quy họach cho mục đích lâm nghiệp[1]

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, tại điều 9 có nêu “ UBND cấp xã có trách nhiệm trình UBND cấp huyện phê duyệt quy họach bảo vệ phát triển rừng cho địa phương” [26].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2023