Một Số Kết Luận Rút Ra Từ Những Phân Tích Chính Sách Của Nhà Nước Và Địa Phương Phục Vụ Cho Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Xã


Nghi định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tại điều 3 có ghi “Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này...”

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, tại điều 1 có ghi [29]:

“1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu

nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái.

3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời là để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.

4. Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản để tạo được nghề rừng ổn định và phát triển bền vững.

5. Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở các xã này. Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh Trung Bộ...”


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg, tại điều 3 có nêu [31]:

Về quản lý, bảo vệ rừng:

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 7

- Đối với rừng đặc dụng: những diện tích được quy định bảo vệ nghiêm ngặt nhưng từ lâu đã có dân sinh sống cần di chuyển dân ra khỏi diện tích bảo vệ nghiêm ngặt, trường hợp không có điều kiện di chuyển dân ra thì phải có phương án và đầu tư cụ thể nhằm ổn định đời sống của dân không để phá rừng. Trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt chỉ giao khoán cho dân những nơi chưa có đủ lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Nhà nước;

- Đối với rừng phòng hộ: tăng cường các biện pháp để bảo vệ bằng được vốn rừng tự nhiên hiện có. Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, lâm sản dưới tán rừng trong các khu rừng phòng hộ để người dân có thể được hưởng lợi trong khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Giảm dần diện tích khoán bảo vệ rừng; các Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện khoán bảo vệ cho dân ở những nơi khó khăn, có nguy cơ bị đe dọa cao mà chưa có khả năng hưởng lợi từ rừng. Khu vực biên giới xa dân, rừng có nguy cơ bị xâm hại cao có thể giao hoặc khoán bảo vệ cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Công an. Tập trung đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, tạo điều kiện để các hộ gia đình, cộng đồng thôn bản gắn việc quản lý bảo vệ và hưởng lợi làm động lực phát triển rừng;

- Đối với rừng sản xuất: các chủ rừng phải tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng; các hộ gia đình vừa tự bảo vệ, vừa dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm xử lý các hành vi xâm hại đến rừng sản xuất của mọi thành phần kinh tế để bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương luật pháp và tạo sự an tâm đầu tư của các chủ rừng.

Xây dựng và phát triển rừng

- Rừng đặc dụng: Rà soát lại quy hoạch các khu rừng đặc dụng, rà soát lại các phân khu chức năng trong các khu rừng đặc dụng; ổn định quy mô diện tích rừng đặc dụng khoảng 2 triệu ha. Diện tích quy hoạch là rừng đặc


dụng nhưng chưa có rừng, nếu cần phục hồi lại rừng thì thực hiện biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng là chính; đặc biệt chú ý phát triển lâm sản ngoài gỗ tạo thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng rừng đặc dụng (ngoài vùng bảo vệ nghiêm ngặt);

- Rừng phòng hộ: ổn định quy mô diện tích rừng phòng hộ cả nước khoảng 6 triệu ha. Diện tích đất quy hoạch cho rừng phòng hộ nhưng chưa có rừng thì biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng là chính, nơi không đủ điều kiện tái sinh mới phải trồng rừng. Ưu tiên đầu tư cho các dự án vùng phòng hộ chắn sóng, chắn cát bay và phòng hộ biên giới. Tất cả mọi thành phần kinh tế đều được tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật;

- Rừng sản xuất: điều chỉnh khoảng 3 triệu ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống, đồi núi trọc) trước đây quy hoạch là rừng phòng hộ nhưng sau rà soát không bảo đảm tiêu chí chuyển sang rừng sản xuất để giao, cho thuê đối với các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và cá nhân sản xuất kinh doanh lâu dài theo quy định của pháp luật. Giải quyết triệt để vấn đề đất đai ở từng địa phương để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến lâm sản. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Sử dụng các biện pháp lâm sinh tổng hợp để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, tiến tới quản lý bảo vệ và khai thác rừng bền vững, lấy rừng nuôi rừng:

+ Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: tiến hành xây dựng phương án điều chế rừng, khai thác theo phương thức quản lý rừng bền vững;

+ Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt: tiến hành làm giầu rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng bằng cách trồng bổ sung những loài cây gỗ có giá trị kinh tế và lâm sản ngoài gỗ hoặc tiến hành cải tạo rừng, trồng lại bằng những loài cây có giá trị kinh tế cao hơn;

+ Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hiện có: ngoài việc khai thác và trồng lại rừng, khuyến khích việc đầu tư chăm sóc và chuyển hóa rừng trồng


gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn cho chế biến đồ mộc dân dụng, hàng mỹ nghệ xuất khẩu và các nhu cầu chế biến khác;

+ Đối với đất trống quy hoạch trồng rừng sản xuất: đẩy mạnh trồng rừng theo phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến và gỗ gia dụng; khuyến khích gây trồng các loại cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Sử dụng nguồn giống có chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng.

Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến lâm trong trồng rừng và bảo vệ rừng. Tập trung việc cải thiện giống cây rừng có năng suất cao, chu kỳ ngắn đi đôi với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến để nâng cao năng suất rừng trồng. Hoàn thiện quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh và cung cấp thông tin thị trường. Tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến lâm ở cơ sở đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.

4.1.2.2 Những chính sách của địa phương

Cho đến nay tất cả các xã thuộc huyện Na Rì đã hòan thành việc lập QHSD đất đến năm 2010. Tuy nhiên vấn đề liên quan đến ngành lâm nghiệp mà cụ thể ở đây là việc quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng vẫn chưa được hoặc rất ít được quan tâm đến.Cụ thể mới chỉ có một số những chính sách như:

Hướng dẫn 94/ĐC-KL ngày 16/08/1999 của sở địa chính và chi cục kiểm lâm về giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP.

Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND ngày21/05/2007 của UBND tỉnh Bắc kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, tại điều 1 có ghi “ Phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn với nội dung cụ thể [35]:

1. Hiện trạng đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 420.990,50ha trong đó đất có rừng là 263.503,90ha và đất chưa có rừng là 157.486,60ha.

2. Phân cấp phòng hộ: Cấp rất xung yếu là 82.395,20ha, cấp xung yếu là 83.395,20ha và cấp it xung yếu là 254.858,60ha.


3. Quy hoạch đất lâm nghiệp: Đất có rừng là 263.503,90ha và đất chưa có rừng là 124.545,10ha.

4. Quy hoạch 3 loại rừng:

- Rừng đặc dụng là 25.582,00ha trong đó Vườn Quốc gia Ba Bể là 9.022,00ha, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là 14.722,00ha và khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc1.788,00ha.

- Rừng phòng hộ là 94.127,70ha.

- Rừng sản xuất là 268.339,30ha...”

Quyết định số 985/2008 /QĐ-UB ngày 11/05/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đọan 2008-2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Quyết định số 157/2007/QĐ-UBND ngày 05/11/2007 của UBND tỉnh Bắc kạn về việc xét duyệt QHSD đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của xã Ân Tình, tại điều 1 có ghi “ phê duyệt QHSD đất đến năm 2010 của xã Ân Tình...”, tại điều 2 có ghi “phê duyệt kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của xã Ân Tình...”, Tại điều 3 có ghi “căn cứ vào điều 1, 2 của quyết định này UBND xã Ân Tinh có trách nhiệm [36]:

1. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy

định của pháp luật về đất đai

2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất...”

- Báo cáo số 15/ BC-UB ngày 25/10/2006 của UBND xã Ân Tình về việc QHSD đất nông, lâm nghiệp giai đọan 2006-2010.

4.1.2.3 Một số kết luận rút ra từ những phân tích chính sách của nhà nước và địa phương phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của xã

- Hầu hết các chính sách của nhà nước nêu trên đã được UBND tỉnh Bắc Kạn phối hợp với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là UBND các xã trong tỉnh tiến hành thực hiện. Song với xã Ân Tình là một xã miền núi đặc biệt khó khăn thì hầu hết các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng vẫn chưa được


thực hiện. Vì vậy trong tương lai xã cần thực hiện tốt các chính sách của nhà nước nhất là các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng để phát huy được tối đa những ưu thế về rừng.

- Những chính sách trên có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác QHSD sử dụng đất mà đặc biệt là đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ. Các yếu tố, pháp luật thể chế hóa vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của cấp xã đối với Nhà nước, với xã hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế một số tác động làm phương hại và làm suy giảm tài nguyên, sinh vật rừng, đa dạng sinh học, hạn chế sự tác động tiêu cực làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường do tình trạng mất rừng gây ra.

Các quyết định, chính sách của tỉnh Bắc Kạn và huyện Na Rì cho thấy chưa có chính sách, quyết định nào quy định, hướng dẫn một cách cụ thể, làm cơ sở pháp lý cho cấp xã chủ động tiến hành quy họach bảo vệ phát triển rừng trên địa phương mình. Nếu có thì các chủ trương chính sách này của cấp tỉnh, huyện ra đời còn chậm hoặc chậm được thực hiện, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thực tế tại địa phương. Mặt khác công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm...trong việc thực thi các quyết định, chính sách này chưa triệt để, hoặc phổ biến tới địa phương chưa rõ ràng nên đạt hiệu quả thấp. Vì lẽ đó, trong thời gian sớm nhất các cấp chính quyền địa phương cần có ngay các quyết định, chủ trương, chính sách làm cơ sở pháp lý cho công tác quy họach, bảo vệ, phát triển rừng cấp xã để chính quyền xã có các căn cứ pháp lý tiến hành xây dựng phương án quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương mình.

4.1.3 Rà soát ba lọai rừng và phân cấp phòng hộ

4.1.3.1 Cơ sở để rà soát

Xã Ân Tình có tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 1661,82 ha

Thực hiện chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch ba lọai rừng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên phạm vi tòan quốc, công văn số 334/BNN-LN ngày 15 tháng 02 năm 2006 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi UBND các tỉnh về kế hoạch rà soát 3 loại rừng và văn bản số


501/BNN – LN, ngày 23 tháng 2 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc: Đôn đốc hoàn thành công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Ngay tõ cuèi th¸ng 05 n¨m 2006 UBND tØnh B¾c K¹n ®· chØ ®¹o Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ thực hiện việc rà soát, quy họach 3 lọai rừng, xác định rõ quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tượng, chủng lọai rừng theo đúng các tiêu chí của phân cấp rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành ( Quyết định 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005). Việc rà soát, quy họach ba lọai rừng nhằm xác định cụ thể diện tích, ranh giới ba lọai rừng trên bản đồ và ngòai thực địa đến từng thôn bản, từng khỏanh theo đúng tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết quả rà sóat quy họach làm cơ sở cho việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức sản xuất trong ngành lâm nghiệp.

4.1.3.2 Phương pháp tiến hành rà soát

Toàn bộ trình tự, phương pháp tiến hành được tuân thủ theo bản hướng dẫn kỹ thuật rà soát, quy họach ba lọai rừng ban hành kèm theo văn bản số162/LN-ĐTCB ngày 16 tháng 12 năm 2006 của Cục lâm nghiệp, cụ thể như:

*Rừng đặc dụng

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến các loại rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ở các cơ quan chức năng tỉnh (Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Kiểm Lâm ...), Ban quản lý các khu đặc dụng. Căn cứ vào hồ sơ các khu đặc dụng (Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài Nam Xuân Lạc) đã được duỵêt. Phối hợp với Ban quản lý các khu đặc dụng, UBND các xã trong vùng đi thực địa rà soát xác định cụ thể ranh giới từng khu đặc dụng, đối chiếu với các tiêu chí qui định tại Quyết định số: 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT để thống nhất về ranh giới, qui mô diện tích.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (RRA) để phỏng vấn và thu tập thông tin cần thiết phục vụ cho công tác qui hoạch rừng đặc dụng.


- Phân tích, tổng hợp các dữ liệu và viết báo cáo thuyết minh: sử dụng

phần mềm máy tính chuyên dùng, xác định chức năng của các khu đặc dụng.

* Rừng phòng hộ đầu nguồn

Lượng hoá các nhân tố tham gia phân cấp phòng hộ và xây dựng bản đồ đơn tính (theo tiêu chí phân cấp phòng hộ)

- Lượng mưa (M): Sử dụng tài liệu về lượng mưa các tháng phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn.

- Độ dốc (α): Sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000, dựa vào khoảng cao đều của đường đồng mức và sự mau thưa giữa các đường đồng mức để xác định độ dốc cho từng lô phòng hộ (theo phương pháp xác định độ dốc trên bản đồ địa hình của Viện ĐTQH Rừng) với ba mức độ ( rất dốc: - α1, dốc: - α2, ít dốc - α3)

- Độ cao tương đối (C): Dựa vào bản đồ địa hình 1/50.000 xác định độ cao tương đối cho từng lô phòng hộ. Xác định mức độ nguy hại của yếu tố địa hình theo 3 mức độ khác nhau (rất nguy hại C1, nguy hại C2, ít nguy hại C3) lên bản đồ địa hình.

- Đất (Đ): Căn cứ vào bản đồ dạng đất đai trên đó thể hiện các yếu tố về loại đất đai và độ dày tầng đất để xác định mức nguy hại đối với đất cho từng lô phòng hộ theo ba mức độ (rất nguy hại Đ1, nguy hại Đ2, ít nguy hại Đ3) và ghi cụ thể cho từng lô phòng hộ.

Chồng xếp các bản đồ đơn tính

Chồng xếp các bản đồ đơn tính và sử dụng phương pháp cho điểm để tính cụ thể cho từng "Lô" phòng hộ trên bản đồ dự kiến phân cấp phòng hộ. Tại mỗi "Lô" phòng hộ sử dụng thang điểm trong Tiêu chí phân cấp phòng hộ quốc gia để xác định điểm số cho các cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Từ kết quả chồng xếp bản đồ đơn tính, cho điểm và tổng hợp điểm số của bốn yếu tố tham gia phân cấp, xác định số điểm tổng hợp của từng lô phòng hộ theo 3 mức độ:

- Rất xung yếu : ≥ 14 điểm.

- Xung yếu : 9 - 13 điểm.

- Ít xung yếu : < 9 điểm.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí