Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp

Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp Kết 1


Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả và biểu đồ trên cho thấy tất cả 4 biện pháp quản lý trên là cần thiết và rất cần thiết, nhưng mới tập trung thực hiện tốt được biện pháp 2 còn các biện pháp khác thực hiện hiệu quả chưa cao.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp



Biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi

SL

%

SL

%

SL

%

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy nghề ngắn hạn cho người lao động


32


35.6


35


38.9


23


25.5

2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo

viên.


36


40.0


44


48.9


10


11.1

3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.


38


42.2


38


42.2


14


15.6

4. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề ngắn hạn.

33

36.7

44

48.9

13

14.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

60

50

40

30


20

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

10

0

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4


Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua bảng kết quả và biểu đồ trên, cho thấy tính khả thi của 4 biện pháp được đánh giá rất cao (trên 74%). Trong đó, biện pháp 3 được đánh giá cao nhất.

Như vậy, về cơ bản cả 4 biện pháp đã đề xuất được đa số các nhà quản lý và cán bộ giáo viên trong trung tâm tán thành. Qua kết quả cho thấy biện pháp Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên và biện pháp tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề ngắn hạn có tính chất quyết định đối với việc nâng cao quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở của các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; … tác giả đề xuất 4 biện pháp: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy nghề cho người lao động; Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên; …

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, trong đó biện pháp 2 có tính cần thiết cao nhất và tính khả thi cao nhất. Trong khi đó biện pháp biện pháp 1 có tính cần thiết và tính khả thi thấp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Dạy nghề ngắn hạn và công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương.

Quản lý đào tạo nghề là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương gồm 4 nội dung là: Quản lý việc khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu lao động địa phương; quản lý việc lập kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động địa phương; …..

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH - HN - DN đó là: Cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục trong đào tạo nghề, dạy nghề; Trình độ năng lực của cán bộ quản lý, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động dạy nghề cho người lao động, …

Thực trạng hoạt động dạy nghề: Nhìn chung hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng học viên học nghề có việc làm luôn tăng. Giáo viên giảng dạy các nghề ngắn hạn cũng tự trang bị thêm kiến thức, cố gắng tổ chức các hoạt động cho người học, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về kỹ thuật nghề nghiệp để giới thiệu cho học viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu. Về cơ sở vật chất, so với yêu cầu còn thiếu rất nhiều do nguồn kinh phí hạn chế. Sự phối hợp giữa Trung tâm với các địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm: công tác khảo sát nhu cầu, công tác lập kế hoạch và công tác quản lý cơ sở vật chất được thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó công tác tổ chức chỉ đạo, công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa tốt.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Đó là: nhận thức của người lao động ở địa phương; nội dung, chương trình dạy nghề ngắn hạn; nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của đào tạo nghề ngắn hạn,… Trong các yếu tố đó thì yếu tố nhận thức của người lao động địa phương và nhận thức của cán bộ quản lý ảnh hưởng nhiều nhất và một số yếu tố khác ảnh hưởng ít nhất tới chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề ngắn hạn hiện nay.

Dựa trên cơ sở của các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; … tác giả đề xuất 4 biện pháp: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động ở địa phương về tầm quan trọng của dạy nghề cho người lao động; Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên; …

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, trong đó biện pháp 2 có tính cần thiết cao nhất và tính khả thi cao nhất. Trong khi đó biện pháp 1 có tính cần thiết và tính khả thi thấp nhất.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Tiếp tục chỉ đạo các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để giáo viên, người truyền nghề của các cơ sở dạy nghề làm tốt công tác dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn.

Chỉ đạo Tổng cục dạy nghề quản lý chặt chẽ biên soạn nội dung chương trình, sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo hướng cập nhật kiến thức hiện đại, tiếp cận với đào tạo nghề của các nước tiên tiến.

2.2. Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

Tăng cường chỉ đạo chặt chẽ hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề. Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức hoạt động dạy nghề nhaatslaf dạy nghề ngắn hạn cho người lao động của các cơ sở đào tạo, kết quả thực hiện cần gắn vào thành tích thi đua của đơn vị hàng năm.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy nghề một cách trọng tâm, trọng điểm. Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở đào tạo nghề trong đó có các Trung tâm KTTH-HN-DN trực tiếp tham gia hoạt động này

2.3. Đối với UBND huyện và các địa phương trong huyện

Tăng cường chỉ đạo trong việc tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho người lao động tại địa phương. Thường xuyên dự báo tình hình nguồn lao động của các địa phương để có kế hoạch tổ chức dạy nghề đạt hiệu quả cao.

Tăng cường tuyên truyền, tư vấn cho người lao động trong địa phương về tác dụng của học nghề, chuyển đổi nghề, về chế độ, chính sách liên quan đến học nghề và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Coi trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới.

2.4. Đối với trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn

Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động dạy nghề ngắn hạn cho người lao động đáp ứng nhu cầu lao động địa phương. Có kế hoạch chi tiết, cụ thể, thường xuyên để tổ chức dạy nghề đạt hiệu quả cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn cho người lao động trong địa phương về tác dụng của học nghề, chuyển đổi nghề và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Đảm bảo cơ sở vật chất, thường xuyên mua sắm thay thế, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề ngắn hạn đạt hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bình (1999): Khoa học tổ chức và quản lý- Một số lý luận và thực tiễn, NXB thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành quy chế tuyển sinh học nghề.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 11 năm 2008 về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.

5. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014): Đại cương khoa học quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Vũ Dũng (2007): Tâm lý học quản lý, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Dương (1999): Tâm lý học cho người lãnh đạo, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng bộ huyện Kinh Môn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2015-2020.

9. Harold Koontz (1993): Những vấn đề cốt lõi của quản lý, NXB KHXH- Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Hộ (2009): Triết lý giáo dục nhân lực.

11. Nguyễn Hùng (2008): Sổ tay tư vấn Hướng nghiệp và chọn nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Phan Văn Kha (2007): Quản lý nhà nước về giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Kiểm (1990): Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

14. Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

15. Mác- Ănghen toàn tập- Tập 4.

16. MI Konđacôp (1984): Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ QLGD và ĐT Trung ương 1- Hà Nội.

17. Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt (1986): Giáo dục học 1, NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Ngọc Quang (1986): Những kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương 1.

19. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương: Hướng dẫn số 132/SGD&ĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2008 về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm KTTH-HN-DN.

20. Nguyễn Bá Sơn (2000): Một số vấn đề cơ bản của khoa học quản lý- NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội.

21. Trần Quốc Thành (2014): Khoa học quản lý đại cương, Đề cương bài giảng dành cho học viên cao học, trường Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

23. Từ điển Tiếng Việt (1998).

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020”.

25. Wedsite: http://tcdn.gov.vn.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí