+ Điều tra và lập kế hoạch lâm nghiệp
- Thảo luận nhóm nông dân bên sơ đồ về các vấn đề hiện trạng sử dụng đất và ranh giới các loại hình sử dụng đất, nhu cầu về sản xuất và sử dụng đất, những khó khăn và thách thức.
- Điều tra tuyến (đi lát cắt) xác minh lại trên bản đồ, đánh giá bổ sung về tài nguyên và khoanh vùng hệ thống canh tác. Tại mỗi điểm khảo sát tiến hành thảo luận với cán bộ kỹ thuật của địa phương và nông dân để xác định và khoanh vùng các kiểu sử dụng đất, phân tích các đặc điểm được thực hiện trên phạm vi xã và đề xuất giải pháp.
- Họp dân trình bày kết quả và thống nhất kế hoạch của thôn.
2.3.3.4 Phương pháp đánh giá đất đai
Tài nguyên đất của xã được thu thập và đánh giá dựa trên bản đồ tài nguyên đất tỷ lệ 1:10.000, kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung trên thực địa.
2.3.3.5 Phương pháp phân 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ
Phân chia 3 loại rừng được thực hiện theo phương pháp chia 3 loại rừng của Bộ Lâm nghiệp (cũ). Nội dung phân 3 loại rừng là xác định ranh giới 3 loại rừng: xác định vị trí giữa bản đồ và thực địa để đóng mốc sau này, tính toán và tổng hợp diện tích các loại rừng và xác định các giải pháp kĩ thuật lâm sinh xây dựng rừng, chuyển họa ranh giới lên bản đồ phân chia 3 loại rừng.
2.3.3.6 Phương pháp điều tra xã hội học
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 1
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 2
- Diện Tích, Năng Suất Sản Lượng Một Số Cây Trồng Chính Qua Các Năm
- Giá Trị Sản Xuất Kinh Doanh Của Ngành Lâm Nghiệp
- Một Số Nhận Xét Về Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tại Địa
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Trong một xã chọn 1 thôn đại diện đặc trưng cho xã để điều tra như: dân cư và phân bố dân cư, dân tộc, vị trí thôn, điều kiện về tự nhiên, có đầy đủ hoặc gần đủ các kiểu sử dụng đất. Tiến hành phỏng vấn 15 hộ gia đình để bổ sung vào kết quả PRA thực hiện trước đây. Phỏng vấn hộ gia đình tập trung vào các thông tin kinh tế, xã hội và chính sách. Một số cuộc thảo luận nhóm nông dân được tổ chức để đánh giá các yếu tố về chính sách, tổ chức và văn hoá được thực hiện. Kỹ thuật phỏng vấn bán định hướng được sử dụng trong phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận nhóm.
2.3.4 Nội nghiệp
2.3.4.1 Tổng hợp, phân tích thông tin cơ bản về tự nhiên và kinh tế-xã hội
Các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội được tổng hợp và phân tích theo nhóm sau:
Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, thực vật tự nhiên được thu thập từ các bản tài liệu gốc của địa phương. Các thông tin về điều kiện kinh tế xã hội như: dân cư (dân số, dân tộc, cơ cấu xã hội: xã, thôn, xóm, nhóm hộ, hộ gia đình); nghề nghiệp và việc làm; các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, cấp nước, giao thông và thông tin liên lạc, thị trường và các dịch vụ xã hội khác) được tổng hợp theo mục đích của đề tài theo hệ thống mẫu biểu quy định.
Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng các phương pháp SWOT, phương pháp phân tích thể chế và tổ chức theo các chỉ tiêu về: tổ chức cộng đồng, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ và quản lý rừng, dịch vụ thú y và chăn nuôi, tín dụng cộng đồng.
2.3.4.2 Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề
Thông tin thu thập được để phục vụ cho quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Những bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn các phương án.
2.3.4.3 Phân tích chi phí và lợi ích (CBA)
Phương pháp CBA được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để làm cơ sở tiến hành quy hoạch phát triển sản xuất. Các số liệu được tập hợp và tính bằng các hàm kinh tế trong chương trình EXEL. Các chỉ tiêu kinh tế sau đây được vận dụng trong phân tích CBA.
+ Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản suất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Công thức tính như (2.1):
Trong đó:
n
NPV =
t 0
Bt Ct
(1 i)t
( 2.1)
NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng) Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
Ct : Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
i : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất (%)
t : Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n
10
:Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm thứ 0 đến năm
thứ n
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
+ Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Công thức tính như sau:
n
Bt
n
BCR =
t 0 (1 i)t
= BPV ( 2.2)
Ct
CPV
t 0 (1 i)t
Trong đó:
- BCR : Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng)
- BPV : Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
- CPV : Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
- Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.1)
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại, BCR<1 thì sản xuất không có hiệu quả.
+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)
n
t 0
Bt Ct
(1 i)t
= 0 ( 2.3)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu i khi tỷ lệ này làm cho NPV=0, khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR.
- IRR được tính theo tỷ lệ %
- Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.1)
IRR dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Ân Tình là xã miền núi cao, nằm xa trung tâm huyện Na Rì với tổng diện tích tự nhiên là 2232,70 ha, bao gồm 04 xóm. Vị trí tiếp giáp của xã như sau:
- Phía bắc giáp xã Lạng San, Lương Thượng;
- Phía đông giáp xã Lương Thành, Văn Minh;
- Phía tây giáp xã Kim Hỷ;
- Phía nam giáp xã Côn Minh.
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Ân Tình là xã vùng núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu (chiếm trên 70 % tổng diện tích tự nhiên) độ dốc lớn, độ cao từ 230m đến 930m phân bố trên toàn xã, xen kẽ giữa những dãy núi là các đồi thấp, những cánh đồng nhỏ hẹp và các ruộng bậc thang. Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của Ân Tình được chia thành các loại chính như sau:
+ Đất đồi gò (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hoá của đá mẹ. Loại đất này phù hợp với việc phát triển rừng, cây ăn quả và phát triển kinh tế vườn đồi nói chung.
+ Đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm (tỷ lệ rất nhỏ) khoảng 3,54% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, các cánh đồng chạy dọc theo các con suối nhỏ và ven đường liên xã. Do đặc điểm địa hình nên việc canh tác chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn nhất là vào mùa khô.
Nhìn chung đất đai của xã Ân Tình không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, lân dễ tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh ... Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và cây ăn quả.
3.1.1.3 Khí hậu
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn, xã Ân Tình mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc chia hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Bên cạnh đó do nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu có pha trộn tính nhiệt đới và ôn đới.
Theo số liệu thống kê của trạm Khí tượng thuỷ văn Bắc Kạn cho biết: nhiệt độ trung bình trong năm là 21,10C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -20C (tháng 12/1958), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6/1958). Lượng mưa trung bình trong năm là 1253 mm, cao nhất là 2038 mm, thấp nhất là 1068 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đều thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung thường tạo nên lũ quét gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống và sinh hoạt. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, ít mưa, gây hạn hán, rét đậm kéo dài, xuất hiện băng giá và sương muối gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Độ ẩm không khí bình quân là 84,6%, cao nhất là 91% và thấp nhất là 75%, lượng nước bốc hơi bình quân trong năm là 830 mm, tổng số giờ nắng khoảng 242,4 giờ, năng lượng bức xạ đạt 110 kcal/cm2.
Tổng tích ôn hàng năm trung bình khoảng 7500 - 80000C.
Với đặc điểm khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế rửa trôi xói mòn đất trong mùa mưa và hạn chế bốc hơi nước vật lý trong mùa khô làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, giữ đất, giữ nước tốt, có như vậy mới đảm bảo sử dụng đất bền vững.
3.1.1.4 Thuỷ văn
Trên địa bàn xã Ân Tình có hệ thống suối, khe rạch khá dày đặc. Những ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra hiện tượng lụt cục bộ tại những khu vực quanh suối. Một phần nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mácma axit, một số ít là đá mác ma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa sông suối.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mác ma bazơ và trung tính.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.
Nhìn chung phần lớn đất đai có hàm lượng mùn, lân, kali ở mức nghèo, mùn tổng số nhỏ hơn 1,0 %. Chính vì vậy qua phân hạng thuế nông nghiệp đất đai của xã chủ yếu là các hạng 4, 5 và hạng 6, Không có hạng 1 và 2.
+ Tài nguyên nước
Toàn xã có 36.00 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng, 3,06 ha đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một các triệt để và có hiệu quả để đưa vào sản xuất và sinh hoạt. Qua khảo sát và đánh giá sơ bộ, nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 10 - 15 m, đây là nguồn tương đối sạch cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
+ Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Ân Tình đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại cây gỗ với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1661.82 ha chiếm 74,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích rừng sản xuất là 637,82 ha chủ yếu bao gồm các loại cây bản địa. Ngoài ra còn có 1024,00 ha rừng đặc dụng, chiếm 45,86% tổng diện tích đất tự nhiên.
Mặc dù diện tích rừng sản xuất tương đối lớn nhưng chủ yếu là rừng non mới tái sinh. Điều đặc biệt cần được quan tâm hiện nay là khu rừng tự nhiên đang bị khai thác không đúng chu kỳ và kỹ thuật, chặt phá không xin phép.
Do đó trong thời gian tới cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ tốt
quỹ rừng hiện có này.
+ Tài nguyên nhân văn
Tính đến năm 2008 toàn xã có 1030 khẩu và 220 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao nhưng chủ yếu là người Tày. Trong đó dân số làm nông nghiệp là 100%
Theo số liệu thống kê tổng số lao động xã Ân Tình là 497 người, chiếm
48,25 % tổng dân số. Trong đó 100% là lao động nông .
Như vậy Ân Tình là nơi tập trung dân số làm nông nghiệp. Mật độ dân cư thấp so với các xã của huyện Na Rì, bình quân là 46,23 người/ 1 km2. ở đây có nguồn nhân lực hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều, người dân chưa thật cần cù, chịu khó, số cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực còn ít.
3.1.3 Thực trạng môi trường
Ân Tình có địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng, phong phú, có thể trồng được nhiều loại cây trồng với năng suất cao và ổn định đặc biệt là cây lâm nghiệp và một số loại cây ăn quả khác...
Tuy nhiên ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gây cản trở cho nền sản xuất. Đặc điểm của Ân Tình mà trước hết là đất đai và thảm thực vật rừng mặc dù có bị xói mòn nhưng đã và đang được cải thiện, phục hồi, mặt khác xét về toàn cục thì môi trường sinh thái còn khá trong lành, thế nhưng trong những năm tới nếu không có biện pháp tuyên truyền và quản lý tốt thì sẽ bị ô nhiễm môi trường bởi tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Hiện tại diện tích đất hoang hoá còn nhiều và có nguy cơ tăng lên, trong những năm tới nên cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn nguy cơ này, giữ độ che phủ bảo vệ môi trường.
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã tăng ở mức khá, cụ thể: