- Mức bình quân lương thực đầu người tăng từ 670 kg năm 2000 lên
894kg vào năm 2008.
- Đàn gia súc, gia cầm có tốc độ tăng trưởng 10-12% năm.
- Về Lâm nghiệp: Tính đến năm 2008 xã đã giao được 733 ha đất rừng cho các hộ quản lí, trồng được 3 ha cây Hồi, 8ha cây keo lai và 15,44ha trong đó là 5600 cây ăn quả các loại và còn lại rừng hỗn giao tre nứa.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. ở một số thôn xóm đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Bộ mặt nông thôn dần được thay đổi, với phương châm trong thời gian tới là tiếp tục phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, quan tâm đến thương mại dịch vụ đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã.
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản đã có sự tăng trưởng ổn định tuy nhiên còn ở mức thấp. Nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm trên 90% tổng thu nhập của xã.
3.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế
3.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Ngành trồng trọt:
Những năm qua mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng bằng sự cố gắng khắc phục khó khăn, cần cù chịu khó của nhân dân trong xã nên sản lượng lương thực hàng năm đều tăng. Năm 2008 tổng sản lượng lương thực đạt 966 tấn.
Lúa là cây trồng chính, diện tích gieo cấy cả năm có sự dao động do chưa chủ động được việc tưới tiêu nước kịp thời vụ. Hàng năm năng suất lúa đạt từ 45 - 50 tạ/ ha.
Diện tích cây ngô khá ổn định và được trồng ở nhiều nơi trên địa bàn xã: ngô xuân hè trồng tại soi bãi, ngô trồng trên đất ruộng, ngô đồi, nhìn chung cây ngô đều cho năng suất khá với tổng sản lượng ngô năm 2008 là 280,5 tấn.
Diện tích các loại cây màu và cây công nghiệp như đỗ, đậu lạc thường ổn định và năng suất hàng năm đều có sự tăng trưởng tuy còn ở mức thấp. Tuy nhiên đây cũng là sự thành công rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp của nhân dân trong xã.
Tình hình sản xuất của xã năm 2005 - 2008 thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất sản lượng một số cây trồng chính qua các năm
ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
1 | 2 Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn | 3 | 4 | 5 | 6 |
1. Cây lúa | |||||
Diện tích | 131,9 | 139 | 140,6 | 141 | |
Năng suất | 49,8 | 47 | 45 | 48,5 | |
Sản lượng | 653 | 647 | 628 | 681 | |
2. Cây ngô | |||||
Diện tích | 56,5 | 59 | 90 | 90,5 | |
Năng suất | 32,5 | 34,8 | 28,5 | 31 | |
Sản lượng | 183,6 | 205,3 | 256,5 | 280,5 | |
3. Cây Đỗ tương | |||||
Diện tích | 22,4 | 9 | 27,8 | 28,3 | |
Năng suất | 14 | 10 | 10 | 10 | |
Sản lượng | 31,4 | 9 | 27,8 | 28,3 | |
4. Cây Lạc | |||||
Diện tích | 2,8 | 3 | 1,68 | 2,25 | |
Năng suất | 10 | 8 | 11 | 7 | |
Sản lượng | 2,8 | 2,4 | 1,8 | 1,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 1
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 2
- Phương Pháp Phân 3 Loại Rừng Và Phân Cấp Phòng Hộ
- Giá Trị Sản Xuất Kinh Doanh Của Ngành Lâm Nghiệp
- Một Số Nhận Xét Về Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tại Địa
- Một Số Kết Luận Rút Ra Từ Những Phân Tích Chính Sách Của Nhà Nước Và Địa Phương Phục Vụ Cho Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Xã
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND xã Ân Tình (năm 2008)
- Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của xã bước đầu đã có sự phát triển, tổng số đàn trâu
năm 2008 là 460 con, đàn bò có 56 con, đàn dê 75 con, đàn lợn đến năm 2008
là trên 1160 con, gia súc gia cầm cũng được nhân dân nuôi khá nhiều, có những hộ nôi hàng trăm con, các loại cá cũng được thả trên diện tích mặt nước cung cấp cho thị trường. Đây là nguồn thu nhập rất lớn về kinh tế của các hộ gia đình cũng như việc tận dụng phân để trồng trọt, tuy nhiên chưa được nhân dân quan tâm và đầu tư mạnh nên hiệu quả còn chưa cao. Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm thể hiện qua bảng 02.
Bảng 3.2: Tình hình chăn nuôi qua 3 năm
ĐVT | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Trâu | Con | 465 | 446 | 460 |
2. Bò | Con | 34 | 34 | 56 |
3. Lợn | Con | 886 | 1060 | 1160 |
4. Gia cầm | Con | 11000 | 6200 | 20000 |
5. Dê | Con | 40 | 64 | 75 |
Nguồn: UBND xã Ân Tình (năm 2008)
3.2.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Trên địa bàn xã không có các hoạt động công nghiệp.
3.2.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Trên địa bàn xã có một số các dịch vụ kinh doanh nhỏ như dịch vụ sửa chữa xe máy, các cửa hàng tạp hóa và các ngành nghề nhỏ hơn như may mặc và xay xát. Chủ trương của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND xã Ân Tình là trong thời gian tới vẫn coi đây là một ngành trọng tâm và tiếp tục được đầu tư đúng hướng.
3.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: Tính đến năm 2008 toàn xã có 1030 khẩu và 220 hộ trong đó
100% là hộ nông nghiệp.
- Lao động và việc làm: Toàn xã hiện có 497 lao động chính, chiếm 48,25% tổng số nhân khẩu. Đây là nguồn lao động dồi dào thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và phát triển kinh tế.
3.2.5 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Hiện tại xã Ân Tình đang quản lý 04 xóm nằm trong địa giới hành chính xã. Các khu dân cư phân bố dọc theo trục đường liên xã và liên thôn xóm, ven các sườn đồi. Các khu dân cư được hình thành từ nhiều năm nay do tập quán sinh sống và sinh hoạt của người dân trong xã. Nhìn chung việc phân bố dân cư như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên do giao thông đi lại khó khăn ở một số thôn xóm đã phần nào hạn chế đến việc đi lại sản xuất của người dân.
3.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
3.2.6.1Giao thông
Hệ thống giao thông còn kém phát triển gây nhiều khó khăn cho việc đi lại trao đổi hàng hoá, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường ra đồng lên đồi đã bắt đầu được đầu tư sửa chữa trong những năm qua. Tuy nhiên hầu hết các tuyến đường chưa được mở rộng, chưa bê tông hoá, mặt đường ghồ ghề khó đi, đặc biệt là vào các ngày mưa lũ, đường lên xóm Thẳm Mu còn rất khó đi. Chủ trương của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND xã trong giai đoạn tới sẽ giao cho các xóm mở rộng và nâng cấp các tuyến đường liên thôn xóm trên địa bàn toàn xã.
3.2.6.2 Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của xã bao gồm các ao chứa, đập dâng, hệ thống kênh mương và các công trình khác. Diện tích đất thuỷ lợi rải rác ở hầu hết các xóm. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được với yêu cầu tưới tiêu đặc biệt là nước tưới phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
3.2.6.3 Giáo dục - đào tạo
Xã có 3 cấp học: mần non; tiểu học, và trung học cơ sở. Hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm đạt 98 -100%. Mặc dù cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang. Tuy nhiên trong thời gian tới cần đầu tư mua sắm thêm nhiều trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập cho con em trên địa bàn xã.
3.2.6.4 Y tế
Xã Ân Tình có một trạm y tế (hiện nằm cạnh UBND xã). Nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và y tế dự phòng. Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, sơ cấp cứu ban đầu, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh.
3.2.6.5 Văn hoá - thể dục thể thao
Các hoạt động văn hoá văn nghệ được tổ chức, triển khai và thực hiện đến tận thôn bản, các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị xã hội đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng tốt các nhu cầu về hưởng thụ văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư được triển khai sâu rộng, việc xây dựng đời sống mới trong việc cưới hỏi ma chay đã có nhiều tiến bộ, phong trào đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách đầy đủ và theo đúng quy định.
3.2.6.6 Năng lượng
Đến nay, 96,6% nhân dân trong xã đã được sử dụng điện nên việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều hộ gia đình đã có ti vi, đài, xe máy, điện thoại, phục vụ tốt việc thông tin liên lạc và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong xã.
3.2.7 Quốc phòng, an ninh
Trong 5 năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể trong công tác lãnh đạo và tuyên truyền đã làm cho tình hình an ninh chính trị được giữ vững, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Hàng năm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch khám tuyển quân, huấn luyện dân quân tự vệ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, lực lượng Ban công an xã được củng cố, kiện toàn hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền phổ biến
pháp luật được tổ chức thực hiện có nề nếp, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
3.2.8 Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối
với đất đai
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là UBND huyện Na Rì và tỉnh Bắc Kạn, xã Ân Tình đã có những bước khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Với lợi thế về tiềm năng đất đai và khí hậu, với sự phát triển chung của xu thế thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ là một sức ép mạnh mẽ tới việc quản lý và sử dụng đất đai, đó là: đất để phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí, là việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất phục vụ nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người.
Từ những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi Đảng uỷ và chính quyền xã Ân Tình là phải xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng đất đai trước mắt và lâu dài, đồng thời phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý để việc sử dụng đất đai của xã ngày càng đi vào nề nếp theo đúng luật định trên quan điểm sử dụng lâu bền đạt hiệu quả cao, quyết tâm đưa xã Ân Tình sớm trở thành một xã khá của huyện Na Rì.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghiên cứu những cơ sở QHSD đất sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương
4.1.1 Phân tích tình hình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương
4.1.1.1 Ở phạm vi tỉnh Bắc Kạn
* Hiện trạng rừng
Theo số liệu kiểm kê của sở Tài Nguyên Môi trường và kết quả rà soát phân cấp 3 loại rừng năm 2006 thì hịên trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
31
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Đơn vị tính: ha
Tổng | Phân theo huyện | ||||||||
TX Bắc Kạn | Ngân Sơn | Bạch Thông | Na Rì | Pác Nặm | Ba Bể | Chợ Mới | Chợ Đồn | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D. tích tự nhiên | 485941,0 | 13688,0 | 64587,0 | 54649,0 | 85300,0 | 47539,0 | 68412,0 | 60651,0 | 91115,0 |
I. Đất có rừng | 263434,7 | 7640,4 | 19008,3 | 39700,2 | 46583,9 | 12724,4 | 37756,7 | 37951,1 | 62069,7 |
1. Rừng tự nhiên | 224314,1 | 3661,8 | 15010,1 | 32092,2 | 40225,5 | 11963,2 | 33725,9 | 30998,6 | 56636,8 |
2. Rừng trồng | 39120,6 | 3978,6 | 3998,2 | 7608 | 6358,4 | 761,2 | 4030,8 | 6952,5 | 5432,9 |
II. Đất trống | 157555,8 | 3864,1 | 37394,0 | 9257,8 | 28046,9 | 28985,7 | 20923,2 | 13286,1 | 15798,0 |
III. Các loại khác | 64950,5 | 2183,5 | 8184,7 | 5691,0 | 10669,2 | 5828,9 | 9732,1 | 9413,8 | 13247,3 |