Giá Trị Sản Xuất Kinh Doanh Của Ngành Lâm Nghiệp


Nhận xét: Diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 263.434,7 ha, chiếm 54,21% tổng diện tích tự nhiên, trong đó tập trung lớn nhất ở huyện Chợ Đồn (chiếm 23,56% tổng diện tích có rừng toàn tỉnh).

- Trong cơ cấu đất rừng, rừng tự nhiên chiếm 85,15%, gồm: rừng gỗ tự

nhiên chiếm 68,97%, rừng tre nứa chiếm 2,56%, rừng hỗn giao 13,62%.

- Diện tích đất chưa có rừng 157.555,8 ha chiếm 32,42% tổng diện tích

tự nhiên, trong đó tập trung ở các huyện thị trên địa bàn tỉnh.

- Trữ lượng rừng

Tổng trữ lượng các loại rừng:

+ Rừng gỗ: 9.205.530,0 m3

+ Rừng tre nứa 227.034,1 ngàn cây (chủ yếu là rừng tự nhiên).

Trữ lượng rừng gỗ tự nhiên chiếm 75,52% tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh, trữ lượng gỗ rừng trồng chiếm 24,48%.

Diện tích đất có rừng

- Diện tích rừng tự nhiên: 263.434,7 ha, trong đó:

+ Rừng Trung bình (IIIA2): Diện tích 4.312,5 ha, chiếm 1,64% diện tích đất có rừng, phân bố chủ yếu ở các đỉnh dông, ven khe, nơi dốc hiểm vùng núi cao, xa, khó tiếp cận trên địa bàn các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ mới, Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông. Đây là loại rừng ít bị tác động hoặc đã bị tác động nhưng đã có thời gian phục hồi. Tổ thành gồm các loài cây gỗ thuộc các họ điển hình sau: họ Giẻ (Fagaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Trám (Burseraceae), Họ Xoan (Meliaceae). v. v...

Độ tàn che của rừng: 0,5 - 0,7

+ Rừng nghèo (IIIA1): Diện tích 27.335,0 ha, chiếm 10,38% diện tích đất có rừng. Phân bố ở vùng núi cao, xa trên địa bàn các huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung nhiều ở Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới. Đây là loại rừng đã bị khai thác nhiều lần với cường độ cao, làm cho tầng tán bị phá vỡ. Tầng chính chỉ còn những cây chất lượng kém và những cây ít có giá trị kinh tế. Tổ thành gồm các loài cây gỗ thuộc các họ điển hình sau: họ Giẻ (Fagaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Trám (Burseraceae), Họ Xoan


(Meliaceae), họ Dung (Symplokcaceae), họ Sau Sau Altingiaceae), họ ba mảnh

vỏ (Fabaceae)...

Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,5

+ Rừng non phục hồi (IIA, IIB): Diện tích 111.785,8 ha, chiếm 42,43% diện tích đất có rừng. Phân bố ở sườn dồi, chân núi. Tổ thành rừng gồm các loài cây gỗ thuộc các họ điển hình sau: Họ Giẻ (Fagaceae), họ đay (Tiliaceae), chọ Long Não (Lauraceae), họ Trám (Burseraceae), Họ Xoan (Meliaceae), họ Sau Sau Altingiaceae), họ ba mảnh vỏ (Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae) ... Rừng non phục hồi có ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông.

Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,5

+ Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, Tre nứa - gỗ: Diện tích 35.878,8 ha, chiếm 13,62% diện tích đất có rừng, thường gặp ở những khu vực núi thấp, có tổ thành rất đa dạng, nhiều tầng tán, D1,3 từ 18 - 22cm, H từ 10 - 15 m, phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh nhưng nhiều nhất là Chợ Đồn, Bạch Thông.

Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,7

+ Rừng tre nứa: Diện tích 6.736,9 ha, chiếm 2,56% diện tích đất có rừng. Rừng được hình thành sau nương rãy hoặc sau những diện tích rừng bị khai thác kiệt, phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh nhưng nhiều nhất là Na Rì, Bạch Thông.

Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,6

+ Núi đá có cây: Diện tích 38.265,0 ha, chiếm 14,52% diện tích đất có rừng. Phân bố các huyện, thị nhưng tập trung nhiều ở huyện: Na Rì, Ba Bể. Do địa hình dốc hiểm nên rừng còn sót lại nhiều loài cây có giá trị như: Đinh, Nghiến, Lát ...

- Rừng trồng: Có diện tích 39.120,7 ha, chiếm 14,85% diện tích đất có rừng, gồm các quần thụ rừng đồng tuổi (cấp tuổi I, II, III), rừng trồng thường tập trung ở những khu vực gần đường giao thông, gần khu dân cư, dễ tiếp cận. Các loài cây trồng chủ yếu là Thông, Keo, Mỡ ... Loại hình rừng trồng chủ yếu thuộc Chương trình 327 và 661, tập trung ở tất cả các huyện trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhưng nhiều nhất là Bạch Thông và Chợ Mới.


- Qua số liệu trên thấy rằng diện tích rừng trung bình và rừng nghèo chiếm tỉ lệ thấp (12,02%), nhưng diện tích rừng non có trữ lượng chiếm tỉ lệ tương đối cao (21,22) do vậy trữ lượng rừng tự nhiên của tỉnh tương đối cao, phân bố không đều giữa các xã, huyện. Diện tích rừng trồng còn ít (14,85%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng nên diện tích rừng phục hồi ngày một tăng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Đất chưa có rừng (đất đồi núi chưa sử dụng)

- Đất trống trảng cỏ (IA) Diện tích 31.348,2 ha, chiếm 6,45% diện tích đất tự nhiên, loại này thường gặp sau nương rãy, đất bị thoái hoá, bạc màu, không còn khả năng sản xuất nông nghiệp, thực bì chủ yếu là trảng cỏ. Phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh nhưng nhiều nhất là Pác Nặm, Ngân Sơn.

- Đất trống cây bụi (IB) Diện tích 30.736,6 ha, chiếm 6,33% diện tích đất tự nhiên, gồm một số loài cây bụi thân gỗ, xen lẫn là trảng cỏ, chiều cao từ 1,0 - 1,5 m, độ che phủ từ 20 - 30%, có ở tất cả các huyện trong tỉnh, nhưng nhiều hơn cả là Ngân Sơn, Ba Bể.

- Đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) Diện tích 95.471,0 ha, chiếm 19,65% diện tích đất tự nhiên, gồm các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, đan xen là lau lách, chít, chè vè, có ở tất cả các huyện trong tỉnh, nhưng nhiều hơn cả là Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn.

Tái sinh phục hồi rừng

Tái sinh phục hồi rừng tự nhiên là một quá trình lâu dài, phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng cây mầm, hạt giống, cây mẹ gieo giống và các yếu tố ngoại cảnh: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất và các tác động hữu ích của con người. Theo kết quả điều tra đánh giá khả năng tái sinh trên đất trống đồi núi trọc tỉnh Bắc Kạn (Báo cáo qui hoạch đất trống đồi núi trọc phục vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Bắc Kạn của Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ) cho thấy: tình hình tái sinh phục hồi rừng trên đất trống đồi núi trọc ở 2 trạng thái IB và IC có thành phần loài cây tái sinh khá phong phú, chủ yếu là những cây ưa sáng hoặc nửa ưa sáng như Trường, Sau sau, Lòng mang, Lành ngạnh, Kháo, Giẻ...


- Cây gỗ tái sinh chiếm ưu thế trên đất trống trạng thái IB là: Lành ngạnh, Sau sau, Trường, Súm, Lòng Mang, Hoắc quang, Màng Tang, Giẻ, Kháo, Đỏm ... Mật độ bình quân 690 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng đạt 53,0%.

- Tái sinh tự nhiên ở trạng thái IC có mật độ khá cao khoảng 2400 cây/ha. Loài cây chiếm ưu thế là: Giẻ, Kháo, Lá nếm, Trường, Bời Lời, Lòng Mang, Súm lông, Dền, Trám, Thẩu tấu ... số cây khoẻ đạt >60%, cây tái sinh có triển vọng đạt >70%.

Hệ động thực vật rừng

Theo tài liệu rà soát rà soát các khu đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn của Viện ĐTQH Rừng và Chi cục Kiểm lâm, ở Bắc Kạn có hệ động, thực vật như sau:

- Hệ thực vật rừng:

Hệ thực vật có 798 loài thuộc 541 chi, 169 họ của 5 ngành thực vật bậc cao. Trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Bắc Kạn có 19 loài thực vật qui hiếm như: Hinh đá,Sam vàng, Lát hoa, nghiến, Trai ... một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Hệ động vật rừng:

Tỉnh Bắc Kạn có 527 loài, trong đó lớp thú 94 thuộc 26 họ; lớp chim 276 loài thuộc 51 họ; Lớp bò sát 46 loài thuộc 12 họ; Lớp lưỡng cư 24 loài, thuộc 4 họ. Trong 527 loài động vật có 66 loài quí hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt, trong đó: Lớp thú 32 loài, lớp chim 10 loài, lớp bò sát 11 loài và lớp lưỡng cư 03 loài.

* Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Tổ chức quản lý

- Hệ thống quản lý Lâm nghiệp

+ Cấp tỉnh: Sở Nông nghiêp & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm

Nghiệp.

+ Cấp huyện: Phòng Nông Lâm nghiêp, Hạt kiểm lâm.

+ Cấp xã: Ban lâm nghiệp xã.


- Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 10 đơn vị quản lý rừng và đất đất lâm nghiệp: LT Ngân Sơn, LT Chợ Mới, trạm lâm nghiệp Na Rì, LT Bạch Thông, LT Ba Bể, K98 Đèo Giàng (tỉnh độị), BQL Vườn QG Ba Bể, BQL Khu bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn Loài Nam Xuân Lạc và Công ti Chế biến lâm sản.

Các đơn vị quốc doanh là hạt nhân quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển vốn rừng, là đầu mối để thực thi thành công các dự án Lâm nghiệp. Tuy nhiên, từ khi chuyển đổi cơ chế thì hoạt động của các cơ sở quốc doanh lâm nghiệp cũng phải thay đổi, lực lượng biên chế ở các đơn vị thu hẹp, một số diện tích rừng và đất rừng được chuyển sang đặc dụng, phòng hộ và một số diện tích được giao khoán cho các hộ gia đình nên một bộ phận công nhân thiếu việc làm, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động lâm sinh

- Trồng rừng tập trung bình quân đạt 3052,7 ha/năm rừng và khoảng 500

ha cây phân tán.

- Khai thác rừng: + Gỗ đạt 11844 m3/năm, Củi 1320Ster

+ Tre nứa 611 nghìn cây (8600tấn)/năm, trúc 478 tấn

+ Nhựa Thông 120tấn/năm

Chế biến lâm sản

Hoạt động chế biến lâm sản trên địa bàn: Qui mô còn nhỏ lẻ, đơn điệu về sản phẩm. Hiện có 1 xưởng chế biến mành trúc, 1 xưởng sơ chế nhựa thông, 3 xưởng chế biến đũa, ngoài ra còn có các xưởng chế biến gỗ khác với qui mô nhỏ và một số cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng của tư nhân.

* Vai trò ngành Lâm nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh

Đóng góp cho ngân sách

Hàng năm ngành Lâm nghiệp cung cấp từ 8.000 - 11.000 m3 gỗ cho chế biến và xây dựng, cung cấp hàng triệu Ste củi đun, tre, vầu làm vật liệu xây dựng và hàng trăm tấn nhựa thông.


Bảng 4.2: Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp


Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính


2006


2007


2008

1

2

3

4

5

6

1

Giá trị sản xuất lâm nghiêp

Tr. đồng

89379

93742

94033


Tốc độ phát triển

%

6,50

4,88

0,31

2

Tỉ trọng so với ngành nông - lâm nghiệp

%

16,82

15,43

14,38


Tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp so với nền






kinh tế của tỉnh

%

52,93

50,11

46,06


Tỉ trọng ngành lâm nghiệp so với nền kinh tế






của tỉnh

%

8,90

7,73

6,62

3

Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp

%

100

100

100


Trồng rừng

%

13,10

12,91

8,74


Khai thác gỗ và lâm sản

%

86,62

84,22

88,10


Sản xuất lâm nghiệp khác

%

8,28

2,87

3,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 5

Nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế của ngành lâm nghiệp trong những năm gần đây đều tăng nhưng mức tăng không ổn định và có chiều hướng giảm. Năm 2006 có chỉ số phát triển là 106,50%, năm 2007 tăng 104,88% và năm 2008 chỉ số phát triển là 100,31%.

Qua biểu Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành Lâm nghiệp cho thấy tỉ lệ đóng góp GDP/tổng GDP của tỉnh không lớn nhưng giá trị, vai trò của ngành Lâm nghiệp đối với môi trường sinh thái, với nền Kinh tế - Xã hội là rất lớn. Việc nâng cao độ che phủ của rừng hàng năm đã đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái vững chắc cho các hoạt động sản xuất và đời sống của toàn xã hội.

Theo số liệu thống kê về khai thác và chế biến sản phẩm từ gỗ, tre, vầu thì đóng góp của ngành lâm nghiệp còn ở mức quá khiêm tốn nhưng ngoài ra các sản phẩm chưa được tính đủ, tính hết như: gỗ gia dụng, lượng củi đun hàng năm lấy ra từ rừng để phục vụ các hoạt động xây dựng, đun nấu... và các sản phẩm khác như Măng, cây thuốc và các loại lâm đặc sản khác.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, trong số 101 xã (không kể 4 phường và 7 thị trấn) thì có trên 70 xã khó khăn do khan hiếm đất nông nghiệp, nên phần lớn cuộc sống của người dân ở các xã này phụ thuộc nhiều vào các nguồn lâm sản


từ rừng. Những giá trị này cho đến nay vẫn chưa có 1 công trình nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ.

Tuy nhiên, nhìn vào tỉ trọng kinh tế của ngành Lâm nghiệp so với ngành nông lâm nghiệp cũng như so với nền kinh tế chung của tỉnh có chiều hướng giảm, điều đó cho thấy rằng sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng chậm so với các ngành kinh tế khác. Vì thế, ngành lâm nghiệp cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới giữ được vị thế của mình.

Về tiềm năng

Tiềm năng của rừng và ngành Lâm nghiệp đối với nền kinh tế là rất to

lớn thể hiện ở các mặt chính như sau:

- Đất có rừng của tỉnh với diện tích 263.434,7 ha, chiếm 54,21 % tổng diện tích tự nhiên. Đây là lợi thế có vai trò quan trọng không chỉ về cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế phong phú và đa dạng từ rừng mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái cho tỉnh Bắc Kạn ổn định sản xuất, sinh sống bền vững với thiên nhiên.

- Đất đồi núi chưa có rừng diện tích 157.555,8 ha, chiếm 32,42 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Bắc Kạn không chỉ thuận lợi cho cây rừng tái sinh phục hồi mạnh, nâng cao tỉ lệ che phủ của rừng mà còn là thế mạnh để chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều sâu: Trồng các loài cây đặc sản như Hồi, Trúc, Lê, Hồng, Nhãn, Vải ... để hình thành các sản phẩm chiến lược, các vùng kinh tế trọng điểm với qui mô và giá trị kinh tế lớn trên tiềm năng đất đồi núi chưa có rừng (đất đồi núi chưa sử dụng).

4.1.1.2 Công tác bảo vệ và phát triển rừng của xã Ân Tình

* Mặt được

Toàn xã có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1661,82 ha chiếm 70,43% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất là 637,82 ha và rừng tự nhiên đặc dụng là 1024. Tập đoàn cây trồng chính gồm nhiều chủng loại cây, chủ yếu là rừng non mới tái sinh, rừng hỗn giao tre nứa. Rừng sản xuất và


rừng đặc dụng của xã Ân Tình chủ yếu nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn

thiên nhiên Kim Hỷ.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có trên chính quyền xã kết hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành nhiều biện pháp thiết thực và đã thu được những kết quả đáng kể, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn từ 2000 - 2008 xã đã tiến hành giao 733 ha đất rừng cho các hộ gia đình tự quản lý nhưng khi gia đình nào có cây đến tuổi được khai thác thì phải báo cáo với chính quyền để được cấp giấy phép khai thác và chỉ được khai thác với một khối lượng nhất định. Ngoài ra, năm 1999 được sự hỗ trợ cây giống của tỉnh xã đã tiến hành trồng được 3 ha cây hồi và 5600 cây ăn quả các loại.

Với diện tích rừng tự nhiên được giao các hộ quản lý chủ yếu tiến hành khoanh nuôi bảo vệ , thường một năm khoảng 1-2 lần đi phát dọn thực bì và họ bảo vệ bằng cách đóng cọc, làm hàng rào... chỉ có một vài hộ gia đình tiến hành trồng xen cây nông nghiệp.

Bên cạnh đó với diện tích rừng sản xuất và rừng đặc dụng rất quý thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thì hầu hết được bảo vệ rất tốt do có sự liên kết chặt chẽ giữa nhân dân, chính quyền xã và cán bộ khu bảo tồn. Nhiều người dân, cán bộ xã, thôn rất có ý thức trong bảo vệ phát triển rừng, luôn kịp thời khai báo và góp phần bảo vệ, ngăn chặn nhiều vụ khai thác trộm các loại gỗ quý. Theo thống kê của khu bảo tồn năm 2008 cán bộ khu bảo tồn kết hợp với nhân dân và chính quyền xã đã bắt được rất nhiều vụ khai thác gỗ trái phép của bọn lâm tặc.

Theo điều tra nhu cầu sử dụng gỗ của người dân tại hai thôn Nà Dường và Thẳm Mu, kết quả thu được cho thấy nhu cầu lấy gỗ củi của người dân để làm nhà, đun, bán là rất cao.

* Hạn chế

Trong những năm qua toàn xã đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, giải quyết các mục tiêu cải thiện môi trường sinh thái... Nhưng so với yêu cầu chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí