Tiêu Chí Phân Cấp, Mức Độ Ảnh Hưởng Của Lượng Mưa


Diện tích khu phòng hộ cho một lưu vực đầu nguồn cụ thể sẽ bao gồm diện tích của cấp phòng hộ rất xung yếu và 10% diện tích xung yếu. Diện tích ít xung yếu và 90% diện tích xung yếu thuộc phạm vi rừng sản xuất.

Xây dựng và hoàn thiện bản đồ phân cấp phòng hộ (bản đồ dự kiến)

Căn cứ vào kết quả chồng xếp bản đồ đơn tính và điểm số đã được xác định cho từng lô phòng hộ theo từng cấp xung yếu, tiến hành xác lập và hoàn thiện bản đồ phân cấp phòng hộ (bản đồ dự kiến) cho từng huyện.

Sử dụng bản đồ kiểm kê đất đai năm 2005 và bản đồ hịên trạng rừng tỉnh Bắc Kạn để chuyển hoạ toàn bộ ranh giới các loại đất, loại rừng lên bản đồ phân cấp phòng hộ (bản đồ dự kiến). Đối với những lô (khoanh đất) có rừng, đất trống đồi núi trọc dự kiến trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng tiến hành đánh số thứ tự (bằng số Ả Rập) từ 1 đến n theo đơn vị khoảnh, ghi ký hiệu trạng thái rừng theo Qui phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Kiểm tra, khảo sát và điều chỉnh ranh giới ngoài thực địa

Sử dụng (căn cứ) bản đồ phân cấp ph òng hộ (bản đồ dự kiến), bản đồ quy hoạch của các dự án rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với chính quyền địa phương (cấp xã), Ban quản lý các khu phòng hộ ra ngoài thực địa kiểm tra, bàn bạc, thống nhất hiệu chỉnh ranh giới và qui mô, sao cho lô phòng hộ đồng nhất về cấp phòng hộ, phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của từng vị trí để phát huy cao nhất khả năng phòng hộ của rừng đồng thời đảm bảo tính ổn định, bền vững, dễ nhận biết giữa bản đồ và thực địa, dễ ràng trong việc thi công đóng mốc phân định lâm phận 3 loại rừng, thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ và kinh doanh, sử dụng rừng sau này.

* Rừng sản xuất

- Điều tra các thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, hiện trạng rừng và cơ sở hạ tầng từ các cơ quan, ban ngành của địa phương: Thống kê, Tài Nguyên - Môi trường, Kiểm lâm, các Ban quản lý dự án, Lâm trường, Trung tâm giống cây trồng Nông lâm nghiệp để phục vụ công tác qui hoạch rừng sản xuất.


- Điều tra kháo sát, bổ sung tại thực địa lên bản đồ qui hoạch những nội

dung theo yêu cầu của đề cương kỹ thuật đã được tỉnh phê duyệt.

- Thống nhất phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp của các lâm trường đang quản lý và kết quả rà soát qui hoạch, sắp xắp lại các lâm trường theo nghị định 200 của Chính phủ.

- Phân tích, tổng hợp số liệu, đề xuất các giải pháp sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; xác định vùng nguyên liệu tập trung, sản phẩm chủ lực, chế biến và khả năng tiêu thu sản phẩm trên thị trường.

* Xây dựng thành quả

- Tổng hợp số liệu bằng phần mềm Excel, theo hệ thống mẫu biểu ban hành kèm theo văn bản số: 162/LN-ĐTCB ngày 16 tháng 02 năm 2006 của cục trưởng Cục Lâm nghiệp v/v Hướng dẫn kỹ thuật Rà soát qui hoạch 3 loại rừng.

- Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn theo đề cương trong Hướng dẫn kỹ thuật Rà soát qui hoạch 3 loại rừng.

- Xây dựng bản đồ thành quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng các cấp bằng

công nghệ kỹ thuật số, sử dụng phần mềm Microstation và Mapinfor.

4.1.3.3 Kết quả rà soát 3 loại rừng của xã Ân Tình

Kết quả rà soát 3 loại rừng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tại Văn bản số: 28/BNN-LN, ngày 04 tháng 01 năm 2007, Nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quyết định số 757/2007/QĐ-UBND ngày 21/5/2007 phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Kạn.Trên cơ sở đó kết quả phân lọai ba lọai rừng của xã Ân tình được thể hiện dưới bảng sau.


Bảng 4.3: Phân lọai ba lọai rừng của xã Ân Tình.


Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha)

Tổng diện tích rừng đặc dụng

Tổng diện tích rừng sản xuất

Diện tích (ha)

Số hiệu tiểu khu

Diện tích (ha)

Số hiệu tiểu khu

1658,5

1024

188

634,5

194

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 8


Theo kết quả tại bảng 4.3 trong tổng số 1658.5 ha rừng tự nhiên thì có 1024 ha rừng đặc dụng và 634.5 ha rừng sản xuất. Kết quả trên cho thấy trên địa bàn xã Ân Tình có diện tích rừng đặc dụng tương đối lớn chiếm 61.74%. Và qua bảng kết quả trên ta còn thấy xã không có diện tích rừng phòng hộ nguyên nhân là do xã có tới 1024ha rừng đặc dụng nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim hỷ do đó khu đặc dụng này đảm nhiệm hai chức năng là vừa đặc dụng và vừa phòng hộ.

* Phân cấp rừng phòng hộ của xã Ân Tình

Rừng phòng hộ là rừng được xác định chủ yếu phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, góp phần hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

* Tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn.

Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Dưới đây là tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn.


Tiêu chí 1: Lượng mưa

Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất, hạn hán và dòng chảy. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhân tố mưa tương đối phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm của mưa, trong đó lượng mưa và độ tập trung là ảnh hưởng nhất. Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm và độ tập trung, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói mòn đất và dòng chảy thành ba cấp như sau.

Bảng 4.4: Tiêu chí phân cấp, mức độ ảnh hưởng của lượng mưa


Cấp

Ký hiệu

Chỉ tiêu


Cấp 1


Cấp 2


Cấp 3


M1

M2 M3

- Lượng mưa > 2.000 mm/năm, họăc.

- Lượng mưa 1.500-2.000 mm/năm Tập trung trong 2-3 tháng

- Lượng mưa từ 1.500-2.000 mm/năm, họăc.

- Lượng mưa 1.000-1.5000 mm/năm Tập trung trong 2-3 tháng

- Lượng mưa < 1.500 mm/năm, họăc.

- Lượng mưa <1.000 mm/năm Tập trung trong 2-3 tháng


Tiêu chí 2: Độ dốc

Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy càng lớn và ngược lại. Căn cứ vào ba cấp độ dốc theo ba kiểu đia hình khác nhau:

- Vùng A: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu >50m.

- Vùng B: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25-50m.

- Vùng C: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu < 25m.

Phân chia mức độ ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất, dòng chảy và khả năng đIều tiết nguồn nước như sau:


Bảng 4.5: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc

Độ dốc

Vùng


Cấp


Ký hiệu

Chỉ tiêu cấp độ theo kiểu địa hình

A

B

C

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

>35o

26o-35o

<26o

>25o

15o-25o

<15o

>15o

8o-15o

<8o


Tiêu chí 3: Độ cao tương đối

Trong nghiên cứu xói mòn, một nhân tố địa hình phải được đến đó là chiều dài sườn dốc. Chiều dài sườn dốc có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất và dòng chảy mặt, sườn dốc càng dài bao nhiêu thì khối lượng và tốc độ dòng chảy, lượng đất bị hao mòn cũng tăng lên bấy nhiêu, chiều dài sườn dốc được tính bằng khỏang cách từ điểm bắt nguồn dòng chảy mặt đến điểm diễn ra sự lắng đọng bùn cát. Tuy nhiên việc xác định chiều dài sườn dốc chỉ phù hợp cho việc nghiên cứu xói mòn đơn lẻ trong một phạm vi hẹp, do đó để thuận lợi hơn cho việc xác định cấp phòng hộ, hiện nay thường thay thế nhân tố này bằng độ cao tương đối, dựa vào sự chênh lệch độ cao giữa mức cao nhất và thấp nhất trong phạm vi dự án phòng hộ đầu nguồn ( độ cao từ đỉnh núi, dông cao nhất xuống nhánh sông hay lòng sông suối chính của vùng dự án) để chia ra ba cấp độ cao tương dối có mức độ xung yếu khác nhau.

Bảng 4.6: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao tương đối


Cấp

Ký hiệu

Chỉ tiêu độ cao tương đối

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

C1 C2

C3

1/3 độ chênh cao về phía trên (đỉnh) 1/3 độ chênh cao ở khoảng giữa (sườn)

1/3 độ chênh cao về khỏang dưới (chân)

Tiêu chí 4: Đất (Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất)

Thành phần cơ giới được xác định bằng hàm lượng các hạt có kích thước khác nhau chứa trong đất. Khả năng ngấm nước của đất phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, qua đó ảnh hưởng tới khối lượng dòng chảy mặt. Dựa vào


thành phần cơ giới với sự lưu ý đến độ dày tầng đất để chia mức độ ảnh hưởng tới đất khi bị dòng chảy tác động thành 3 cấp như sau.

Bảng 4.7: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng đối với đất


Cấp

Ký hiệu

Các chỉ tiêu của đối tượng đất


Cấp 1


Cấp 2


Cấp 3


Đ1


Đ2


Đ3

- Đất cát, cát pha, tầng dày trung bình hay mỏng ( độ

dày tầng đất bằng họăc nhỏ hơn 80 cm), hoặc

- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30

cm.

Đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày > 80 cm, hoặc

- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất 30-80 cm.

- Đất thịt nặng hoặc sét, độ dày tầng đất >30 cm, hoặc

- Đất thịt nhẹ họăc trung bình, độ dày tầng đất trên 80 cm.

Tiêu chí 5: Quy mô diện tích

Diện tích để tiến hành rà sóat, đánh giá và xác định cấp xung yếu các nhân tố tham gia phân cấp phòng hộ là khỏanh ( tương đương 100 ha). Giá trị các trị số được tính cho khỏanh khi 70% diện tích khỏanh mang giá trị được tính tóan trở lên.

* Kết quả phân cấp rừng phòng hộ tại xã Ân Tình

Theo kết quả rà sóat, quy họach ba lọai rừng năm 2006 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn phối hợp cùng viện điều tra Đông Bắc Bộ, kết quả phân cấp rừng phòng hộ tại xã Ân Tình được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 4.8: Phân cấp rừng phòng hộ cho 3 loại rừng tại xã Ân Tình


Tổng d.tích đất lâm nghiệp

Rừng sản xuất

Rừng đặc dụng

Diện tích (ha)

Số hiệu tiểu khu

Diện tích (ha)

Số hiệu tiểu khu

RXY

XY

IXY

RXY

XY

IXY

RXY

XY

IXY

RXY

XY

IXY

1658,5



634,5



194



1024



188

Qua bảng trên và kết qủa điều tra ngòai hiện trường cho thấy hầu hết diện tích rừng của xã đặc biệt là khu rừng đặc dụng nằm ớ nơi núi đá có độ dốc lớn xong lại thuộc cấp ít xung yếu do đó trước mắt không đáng lo ngại cho lắm. Tuy nhiên không vì lẽ đó mà chúng ta ít quan tâm chú ý tới công tác


bảo vệ và phát triển rừng ngược lại cần tăng cường các biện pháp hơn để đảm bảo cho rừng ổn định, phát triển, phát huy được tối đa tiềm năng, lợi ích của nó.

4.1.4 Cơ sở về thị trường

Trong giai đọan 2001-2010 chiến lược phát triển lâm nghiệp của BNN&PTNT xác định: “bảo vệ tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hòan thành việc giao đất giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng”. Để đạt được mục tiêu trên thì đối với diện tích rừng sản xuất được quy họach trên diện tích tòan quốc giai đọan năm 2001-2010 là 8 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 4,59 triệu ha, chưa có rừng là 3,41 triệu ha.

Theo đó chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đọan 2006- 2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn thì mục tiêu chung là sớm đưa ngành lâm nghiệp Bắc Kạn trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, tích cực tìm đầu ra cho lâm sản, xây dựng các cụm công nghiÖp chÕ biÕn l©m s¶n ,l©m s¶n ngoµi gç. Hàng năm thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự án tỉnh đã tiến hành trồng một số loài cây, trong đó có một số cây Lâm sản ngoài gỗ như: Trúc, Hồi, Quế ... Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, một số loài cây đã được thu hoạch sản phẩm. Việc khai thác và tiêu thụ thực hiện theo Quyết định số 40/2005/QĐ- BNN, ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Chế biến một số mặt hàng: Giấy đế, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu tre, đũa sơ chế, cần câu trúc ... Thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp thị trường lâm sản tại tỉnh

cũng rất sôi động, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ, hiện nay tại địa bàn tỉnh nhiều


cơ sở sản xuất lâm sản đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ được thành lập và hoạt động rất hiệu quả.

Bảng 4.9: Sản xuất và thị trường lâm sản ngoài gỗ trong tỉnh năm 2006


TT

Tên mặt hàng LSNG

Tổng sản lượng (tấn)

Giá thu mua

Số lượng tiêu thụ trong nước

1

2

3

4

5

1

Vầu giấy

2436

270đ/kg

2436

2

Nứa

1175

320đ/kg

1175

3

Trúc cần câu

95000

1050đ/cây

95000


(cây)




4

Nhựa thông

200

5500đ/kg

200

5

Vầu đũa

684,83

1500đ/kg

684,83

6

Giấy đế

980

4500000đ/tấn

980

7

Trúc các loại

441

1700đ/đoạn

441


(Sản phẩm)




8

Nhà Trúc

20

3,8 triệu/1 nhà

20

9

Trần trúc (m2)

5000

68000đ/m2

5000

10

Bàn ghế trúc

300 bộ

350000đ/bộ

300 bộ

Trước sự phát triển mạnh của ngành lâm nghiệp tại tỉnh ngay từ đầu năm 2007 Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã có những chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ tới từng địa phương nhằm đạt được những mục tiêu, kế hoạch...cho sự phát triển lâm nghiệp.

Trong báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Kạn vào tháng 1/2008 đã cho biết rõ về tình hình sản xuất lâm nghiệp như sau:

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí