Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Tmcp Đông Á Chi Nhánh


luôn đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo, kĩ năng giải quyết vấn đề một cách uyển chuyển, đặc biệt là các bộ phận Giao dịch, Tư vấn, Call centre, Hành chính,…

Theo trình độ: cơ cấu nhân sự được chia thành: đại học, trên đại học; cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Ngân hàng là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh tiền tệ, do đó vấn đề trình độ của nhân viên rất quan trọng, ngân hàng luôn chú ý phát triển đội ngũ nhân viên có chuyên môn năng lực cao. Tỷ lệ nhận viên có trình độ đại học và sau đại học năm 2010 là 36 người chiếm 72,00%, số lao động có trình độ cao đẳng trung cấp 11 người chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 22,00%, lao động trình độ phổ thông 3 người và chỉ chiếm 6,00% trong tổng số lao động. Trong năm 2011 thì tổng số nhân viên đã tăng lên so với năm 2010 cụ thể là trình độ đại học, trên đại học tăng lên 6 người, trình độ cao đẳng, trung cấp tăng lên 4 người và trình độ lao động phổ thông tăng lên 1 người, bởi đây chủ yếu là nhân viên thuộc phòng bảo trì máy tính nên không đòi hỏi trình độ cao. Đến năm 2012, do công việc kinh doanh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có lực lượng lao động trình độ cao, được đào tạo bài bản để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nên ban giám đốc đã quyết định bổ sung thêm 10 nhân viên có trình độ đại học, trên đại học, tức là tăng 23,81%. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp giảm 4 người, tức là giảm 26,67%, số lao động phổ thông cũng giảm 3 người tức là giảm 75,00% so với năm 2011.

2.2.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh

Huế qua 3 năm 2010 - 2012

Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những nhân tố quan trọng giúp đánh giá sự phát triển và tiềm năng của ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy rằng nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 chậm lại so với năm 2011 .

Cụ thể, tổng tài sản và nguồn vốn ngân hàng từ 398.247 triệu đồng vào năm 2010 tăng lên 743.455 triệu đồng năm 2011 (tương ứng tăng 86,68%) và 878.222 triệu đồng năm 2012 (tức tăng đến 18,13%). Đây là kết quả của một loạt các chính sách và bước đi quan trọng đúng hướng với mục tiêu xây dựng ngân hàng DongA Bank Huế phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.


- Về tài sản

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoản mục “Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân” khi năm 2010 đạt được 176.414 triệu đồng, qua năm 2011 đã đạt 254.566 (tức là tăng 44,3%) và năm 2012 đạt 342.786 triệu đồng (tăng 34,66% so với năm 2011). Như vậy tốc độ quay vòng vốn và giải ngân của chi nhánh Huế giảm nhưng vẫn ở mức là khá cao.

Tốc độ tăng trưởng qua các năm đang đi dần vào ổn định. Đạt được kết quả này là do những nỗ lực của ngân hàng trong việc phân tích tình hình, nắm bắt thời cơ để đưa ra được những chính sách tín dụng đúng đắn, luôn luôn bám sát diễn biến của nền kinh tế.

Đi kèm với sự phát triển của các khoản cho vay là sự gia tăng dự phòng tín dụng rủi ro - chứng tỏ ngân hàng càng ngày càng phải chịu sức ép từ các rủi ro trong công tác tín dụng. Bằng chứng là khoản dự phòng tín dụng năm 2012 gấp 1,4 lần so với năm 2011 và năm 2011 gấp 1,35 năm 2010. Việc ngân hàng tăng khoản mục này thêm 43,51% năm 2011 là hoàn toàn hợp lý khi doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Đặc biệt, dù doanh số cho vay năm 2012 chỉ tăng 34,66% nhưng khoản mục dự phòng lại tăng 42,55% năm 2012 so với 2011 cũng là hết sức phù hợp với bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng và khó khăn, hoạt động của đa số ngân hàng đều trong xu hướng gia tăng nợ xấu.

Các khoản mục khác như tiền gửi tại NHNN&TCTD khác, tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định,... đều có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối qua các năm.

Tổng tài sản tăng dần qua các năm thể hiện được tiềm lực phát triển của chi

nhánh là khá tốt. Ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn của mình.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền


Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh Huế giai đoạn 2010 - 2012

Đvt:triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

∆ (11-10)

∆ (12-11)

Giá trị

Giá trị

Giá trị

+/-

%

+/-

%

I. Tài sản

398.247

743.455

878.222

345.208

86,68

134.767

18,13

1. Tiền mặt tại quỹ

50.635

72.079

92.781

21.444

42,35

20.639

28,63

2. Tiền gửi tại NHNN&TCTD khác

10.538

13.089

15.129

2.551

24,21

2.040

15,59

3. Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân

176.414

254.566

342.786

78.152

44,30

88.220

34,66

4. Dự phòng rủi ro tín dụng

(1.162)

(1.563)

(2.228)

(401)

(34,51)

(665)

(42,55)

5. Tài sản cố định

30.356

37.801

39.173

7.445

24,53

1.372

3,63

6. Tài sản có khác

131.466

367.483

390.644

236.017

179,53

23.161

6,30

II. Nợ và vốn

398.247

743.455

878.222

345.208

86,68

134.767

18,13

1.Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân

362.154

680.777

799.182

318.623

87,98

118.405

17,39

2. Phát hành GTCG

27.805

48.378

58.053

20.573

73,99

9.675

20,00

3. Vốn và các quỹ

8.288

14.300

20.987

6.012

72,54

6.687

46,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế - 8

(Nguồn: phòng Hành chính - Kế toán ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế)


SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như – K43 Marketing 45


- Về nguồn vốn

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Đây là điều hiển nhiên trong kinh doanh dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm vì đặc thù của ngành này là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội sau đó bán quyền sử dụng vốn cho các tổ chức, cá nhân đang cần vốn. Năm 2010, ngân hàng huy động được hơn 362.154 triệu đồng, năm 2011 huy động được 680.777 triệu đồng, tức tăng đến 118.405 %; năm 2012 số vốn huy động được còn cao hơn 799.182 triệu đồng, phần trăm tăng trưởng lên đến 17,39% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng giảm do cuộc chạy đua các giữa các ngân hàng đang ngày càng rất gay gắt. Tuy trong cuộc đua đó, ngân hàng Đông Á đã rất cố gắng đưa ra nhiều khuyến mãi và quà tặng cho khách hàng gửi tiết kiệm,…

Đáng chú ý trong nguồn vốn của Ngân hàng là khoản mục vốn và các quỹ khác. Khoản mục này gia tăng một cách liên tục và mạnh mẽ qua các năm. Năm 2010, Ngân hàng có 8.288 triệu vốn và các quỹ, đến năm 2011 khoản mục này là 14.300 triệu, tăng triệu tức tăng 72,54 %. Năm 2012, không dừng lại với mức tăng trưởng đó, vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt giá trị là 20,987 triệu, tăng thêm 46,76% tương ứng tăng 6.687 triệu so với năm 2011. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn từ bên trong lẫn bên ngoài đặc biệt trong năm 2012 nhưng Ngân hàng vẫn làm ăn hiệu quả, bởi lẽ khoản mục vốn và các quỹ khác thể hiện phần lãi chưa phân phối của Ngân hàng.

2.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á chi

nhánh Huế gai đoạn 2010- 2012

- Về thu nhập

Qua Bảng số liệu ta nhận thấy rằng thu nhập của ngân hàng tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2010 có tổng thu nhập là hơn 21.437 triệu đồng; năm 2011 thu nhập đạt 27.317 triệu đồng, tăng 27,43% so với năm trước và năm 2012 có thu nhập 35.388 triệu đồng, tăng 29,55% so với năm 2011. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ khoản mục “Thu lãi cho vay”. Đây là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. “Thu lãi cho vay” luôn chiếm hơn 90% tổng thu nhập. Các khoản mục khác như “Thu lãi tiền gửi”, “Thu từ


DVTT&NQ”, “Thu từ hoạt động khác” chiếm tỷ lệ không cao, thu nhập lấy về từ các khoản mục này cũng rất ít chứng tỏ các hoạt động này chưa được quan tâm đầu tư và hiệu quả kinh doanh không cao, chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

- Về chi phí

Tốc độ tăng của chi phí có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 chi nhánh bỏ ra chi phí hoạt động kinh doanh là 15.263 triệu đồng, năm 2011 là 18.717 triệu đồng (tăng 22,63%); và năm 2012 có chi phí cao hơn năm 2011 là 12,21%, 21.003 triệu đồng. Sở dĩ chi phí đang có tốc độ tăng giảm là do công tác của ngân hàng đang dần đi vào quỹ đạo và ổn định, cơ sở vật chất cũng như con người ít thay đổi. Và những con số này đã thể hiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bởi tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập nên điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng.

Chiếm tỷ lệ cao nhất là “Chi trả lãi tiền gửi” cho các khách hàng mà ngân hàng huy động vốn. “Chi trả lãi tiền gửi” tăng nhưng tốc độ và quy mô tăng vẫn không cao bằng “Thu lãi cho vay”, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ chi nhánh vẫn làm ăn hiệu quả, và vẫn có lời thông qua hoạt động huy động vốn và tín dụng.

- Lợi nhuận

Qua biến động của thu nhập và chi phí mỗi năm, lợi nhuận có dấu hiệu tăng trưởng và nhịp độ tăng qua các năm là năm 2011 tăng 42,88 % so với năm 2010; năm 2012 tăng 62,12 % so với năm 2011. Nhìn chung, qua 3 năm 2010 - 2012, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận của DongA Bank ở chi nhánh Huế đã không ngừng tăng trưởng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng. Tuy vậy sự khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng tăng, ngân hàng cũng phải cần phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian sắp tới.


Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đông Á chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012

Đvt: triệu đồng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng La Phương Hiền


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

∆ (11-10)

∆ (12-11)

Giá trị

Giá trị

Giá trị

+/-

%

+/-

%

I. Thu nhập

21.437

27.317

35.388

5.880

27,43

8071

29,55

1. Thu lãi cho vay

20.751

26.474

34.459

5.723

27,58

7985

30,16

2. Thu lãi tiền gửi

0,63

0,94

1,03

0,31

49,21

0,09

9,57

3. Thu từ DVTT & NQ

718

839

925

121

16,85

86

10,25

4. Thu từ hoạt động khác

2,9

3,1

3,4

0,2

6,90

0,3

9,68

II. Chi phí

15.263

18.717

21.003

3.454

22,63

2286

12,21

1. Chi trả lãi tiền gửi

8.190

10.731

12.545

2.541

31,03

1814

16,92

2. Chi trả phát hành giấy tờ có giá

530

632

717

102

19,25

85

13,45

3. Chi dịch vụ thanh toán & NQ

134

137

143

3

2,24

6

4,38

4. Chi các hoạt động khác

6.409

7.217

7.598

808

12,61

381

5,28

III. Lợi nhuận

6.210

8.873

14.385

2.663

42,88

5.512

62,12

(Nguồn: phòng Hành chính - Kế toán ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế)



SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Như – K43 Marketing 48


2.2.6. Tình hình thu hút tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế qua 3 năm 2010 -2012

Bảng 4: Tình hình huy động của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế giai đoạn 2010 -2012

Đvt: triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Chênh lệch

2011/2010

2012/2011

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

Phân theo kỳ

hạn

Có kỳ

hạn

369.154

94,66

697.590

95,67

821.243

95,80

328.436

88,97

123.653

17,73

Không

kỳ hạn

20.805

5,34

31.565

4,33

35.992

4,20

10,76

51,72

4.427

12,3

Phân loại theo tiền

tệ

Nội tệ

286.536

73,48

522.625

71,68

621.249

72,47

236.089

82,39

98.624

18,87

Ngoại

tệ

70.800

18,16

145.528

19,96

159.343

18,59

74.728

105,55

13.815

9,49

Vàng

32.623

8,36

61.002

8,36

76.643

8,94

28.379

86,99

15.641

25,64

Tổng cộng

389.959

100

729.155

100

857.235

100

339.196

86,98

128.080

17,57

(Nguồn: phòng Hành chính - Kế toán ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế)

Trong cơ cấu nguồn vốn ở Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế thì vốn huy động từ tiền tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng lên qua các năm thể hiện được khả năng huy động vốn cá nhân của Chi nhánh đạt hiệu quả cao.

Phân loại theo kì hạn:

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng xét về kỳ hạn gửi tiền thì gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trên gần 95% tổng vốn huy động, trong khi một tỷ lệ rất nhỏ là gửi không kỳ hạn. Cụ thể: Năm 2010 lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt được là

369.154 triệu đồng, chiếm 94,66 %, còn lại chỉ 5,34 % gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Năm 2011, lượng tiền gửi không kỳ hạn so với năm 2010 tăng 10,76 triệu đồng tương


ứng 51,72% và có kỳ hạn tăng đến 88,97 % tương ứng 697.590 triệu đồng. Đến năm 2012, lượng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng 12,3% tương ứng tăng 4.427 triệu đồng và chiếm 4,20 % trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn tăng 17,73 % tương ứng tăng 821.243 triệu đồng chiếm tới 95,80%. Điều này cho thấy năm 2012 là năm hết sức khó khăn nên tốc độ tăng của năm 2012 giảm so với năm 2011.

Đa số người dân đều chọn cách gửi tiền có kì hạn nhưng đều lựa chọn gửi ngắn hạn. Có thể thấy do hậu quả của lạm phát làm người dân thấy không an tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng và lợi nhuận thu được không cao. Bên cạnh đó, do nhu cầu mở rộng sản sản xuất kinh doanh của một số dân cư cần phải có nhiều vốn nên họ quyết định gửi tiền trong ngắn hạn để chủ động trong việc rút vốn cho những mục đích khác. Mặt khác cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng gửi tiền hiện nay rất gay gắt, nhiều Ngân hàng đưa ra những mức lãi suất linh hoạt cũng như áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho ngưởi gửi tiền nên khách hàng sẽ gửi tiền với kỳ hạn ngắn để khi Ngân hàng nào có nhiều ưu đãi hơn sẽ chuyển sang gửi tiền ở Ngân hàng đó.

Phân theo loại tiền gửi:

Qua 3 năm 2010-2011 số tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế vượt trội so với ngoại tệ. Điều này cũng dễ nhận thấy ở hầu hết các NHTM bởi vì người dân ở nước ta chủ yếu sử dụng đồng nội tệ để trao đổi, mua bán và thực hiện các giao dịch khác. Thu nhập của hầu hết dân cư cũng được tính bằng đồng nội tệ vì vậy lượng tiền gửi tiết kiệm vào các Ngân hàng bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao là điều tất nhiên.

Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ đạt được 286.536 triệu đồng, chiếm 73,48%, trong khi ngoại tệ chỉ 18,16%. Đến năm 2011, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng lên 19,96% và giá trị tiền gửi nội tệ giảm xuống 71,68 %, so với năm 2010, số tiền gửi bằng nội tệ tăng 82,39% tương ứng tăng 236.089 triệu đồng và số tiền gửi bằng ngoại tệ tăng105,55%. Năm 2012, tỷ trọng đồng ngoại tệ trong tiền gửi tiết kiệm giảm xuống còn 18,59%, đồng nội tệ chiếm tỷ lệ lớn 72,47%. Nhìn chung số tiền gửi ngoại tệ và nội tệ có tốc độ tăng giảm qua các năm không đáng kể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023