Đối Tượng Khảo Sát Và Kích Thước Mẫu Nghiên Cứu


2

KQNC2

Thực hiện kỹ thuật KTQTCP trong kiểm soát chi phí.

3

KQNC3

Thực hiện kỹ thuật KTQTCP hỗ trợ cho việc ra quyết

định liên quan đến chi phí.

4

KQNC4

Tăng cường khả năng kiểm soát chi phí.

5

KQNC5

Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội.

6

KQNC6

Thực hiện các kỹ thuật KTQTCP chiến lược.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.7. Đối tượng khảo sát và kích thước mẫu nghiên cứu

3.7.1. Đối tượng khảo sát

Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua quá trình khảo sát các đối tượng là các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các bộ phận, nhân viên kế toán, và những người có khả năng tham gia vào công tác kế toán quản trị, KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Đối tượng khảo sát khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương là các nhà quản trị cấp cao như thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc, giám đốc, và các nhà quản trị cấp trung như kế toán trưởng, trưởng phó phòng tài chính, kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng sản xuất…

Đối tượng khảo sát khi nghiên cứu thực trạng vận dụng công tác KTQTCP là 21 DN khai thác đá ở Bình Dương.

3.7.2. Kích thước mẫu nghiên cứu

Cách chọn mẫu dùng trong nghiên cứu định tính dùng để thăm dò và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương là phương pháp chọn mẫu lý thuyết.

Cách chọn mẫu khi nghiên cứu thực trạng vận dụng công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương bằng cách gửi phiếu điều tra đến 21 DN.

Hair, J.F et al. (1998) cho rằng kích thước mẫu để sử dụng kiểm định là từ 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu là 120 từ phiếu khảo sát các nhà quản lý cấp cao, cấp trung đang tham gia quản lý và điều hành tại 21 DN khai thác đá ở Bình Dương.

3.8. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu

3.8.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguyễn Đình Thọ (2011): phương pháp thu thập dữ liệu

Gửi bảng khảo sát bằng giấy trực tiếp, gửi bảng câu hỏi qua email, bưu

điện.


Phương pháp chọn mẫu xác xuất theo danh sách đã lập. Dữ liệu sơ cấp là kết quả từ bảng câu hỏi khảo sát.

3.8.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phục vụ cho việc thống kê, phân tích và xử lý dữ liệu, chạy mô hình hồi quy đa biến.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính giúp nhận diện các nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đánh giá thang đo.

Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cũng được tác giả trình bày nhằm đảm bảo phương pháp nghiên cứu là phù hợp và linh hoạt. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 phục vụ cho quá trình phân tích, thống kê.

Chương 3 đã thể hiện một cách tổng quát về phương pháp nghiên cứu của tác giả. Kết quả nghiên cứu thực tế sẽ được trình bày trong chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Từ việc khảo sát thực tế công tác KTQTCP tại 21 DN khai thác đá tại Bình Dương, đa phần công tác tổ chức kế toán tài chính ở các DN thực hiện tương đối đầy đủ, đúng quy định chuẩn mực kế toán hiện hành, tuy nhiên công tác KTQTCP chưa được quan tâm, chỉ dừng lại ở việc căn cứ thông tin kế toán tài chính, kết hợp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo các chi phí, doanh thu, chưa phân tích được các mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Chính vì thế các DN còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

4.1.1. Kết quả khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương

Thực hiện sản xuất kinh doanh: tất cả các DN đều căn cứ vào nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất để lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm.

Hệ thống kế toán: đa phần các DN chỉ dừng lại ở công tác kế toán tài chính, KTQTCP chỉ thực hiện lòng ghép vào kế toán tài chính, chưa độc lập.

Công tác KTQTCP tại các DN đa phần sử dụng thông tin báo cáo từ kế toán tài chính tập hợp các nội dung liên quan về chi phí, giá thành sản phẩm, giá vốn để so sánh với định mức, kế hoạch đã đề ra. Dữ liệu được cung cấp chỉ đơn thuần phản ánh số liệu từ quá khứ đến hiện tại, trong khi các thông tin chi phí tương lai phục vụ cho nhà quản trị quản lý, điều hành và đưa ra quyết định thì chưa được thực hiện.

So với lý thuyết KTQTCP thì nội dung công tác KTQTCP mà các DN đang thực hiện chưa phản ánh đầy đủ, chi tiết, chưa phản ánh được các chức năng, vai trò, hiệu quả của KTQTCP mang lại. Các DN chưa vận dụng các phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong công tác quản lý DN, công tác KTQTCP chỉ mới được thực hiện một phần nhỏ trong việc cung cấp thông tin thực hiện các nhiệm vụ quản trị, một số thông tin dùng để kiểm soát nội bộ, chỉ nhằm trình bày chi tiết hơn thông tin kế toán tài chính.

Bộ phận lãnh đạo KTQTCP, đa phần là bộ phận kế toán, chưa thấy vai trò của các bộ phận khác như phòng kế hoạch, kinh doanh, sản xuất chưa được thể hiện trong vai trò lãnh đạo, quản trị chi phí.

Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong DN: hiện bộ phận kế toán tài chính kiêm nhiệm luôn công tác KTQTCP trong DN, chính vì vậy kinh nghiệm về công tác KTQTCP trong các DN khai thác đá ở Bình Dương chỉ tập trung vào các nội dung liên quan đến kế toán tài chính cụ thể như: tập hợp chi phí, tính giá thành, giá vốn, kết quả kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc cung cấp và xử lý thông tin: DN sử dụng phần mềm kế toán phục vụ cho kế toán tài chính, kết hợp với thủ công để đối chiếu số liệu với phần mềm, các kế hoạch liên quan cần báo cáo ban lãnh đạo cũng chỉ lập đơn thuần bằng excel, chưa phát triển phần mềm hệ thống toàn công ty, liên kết các bộ phận phòng ban.

Nhận thức về kế toán tài chính và KTQTCP: đa phần DN cho rằng KTQTCP là một phần của kế toán tài chính, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác KTQTCP trong DN.

Các DN khai thác đá ở Bình Dương đang phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, chỉ một số ít DN có lập dự toán chi phí giá thành sản phẩm, các hạng mục khác chưa được thực hiện đầy đủ. Kỳ lập dự toán, kế hoạch thường là quý và năm, đa phần kế toán thực hiện khi có yêu cầu của ban lãnh đạo, thường xuyên thay đổi biểu mẫu, cách thức trình bày, chưa có một quy chuẩn chung để sử dụng.

Phương pháp định giá bán sản phẩm: các DN căn cứ vào giá gốc, đánh giá nhu cầu của thị trường và so sánh với giá bán của đối thủ cạnh tranh. DN chưa sử dụng các kỹ thuật hiện đại trong việc định giá bán, kiểm soát chi phí.

Các thông tin báo cáo chi phí ở từng bộ phận, từng giai đoạn chưa được thực hiện, chủ yếu DN thực hiện các báo cáo về doanh thu bán hàng, sản lượng sản xuất, tồn kho, tiêu thụ.

Các phân tích của kế toán hiện được nhà quản lý sử dụng để quyết định giá bán các sản phẩm, quyết định sản xuất sản phẩm gì. Chưa có các báo cáo về

so sánh, nhận định giá bán trong khu vực, các báo giá dự thầu cho khách hàng, báo cáo đánh giá xếp loại của khách hàng (khách hàng mua hàng nhiều, doanh số cao, thanh toán đúng hạn).

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương.

Kết quả phỏng vấn các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn các chuyên gia


STT

Nhân tố

Ý kiến chuyên gia


1


Chiến lược kinh doanh

Hoàn toàn đồng ý, vì kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng kiểm soát, ra quyết định nhằm đạt được các

kế hoạch, chiến lược đã được đề ra


2


Quy định pháp lý

Hoàn toàn đồng ý, do ngành khai thác đá là ngành đặc thù liên quan đến các vấn đề tài nguyên, môi trường, nên được ràng buộc bởi các quy định, pháp luật của cơ quan Nhà nước. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình khai thác đều chịu sự ảnh hưởng của các quy định này. Nhà quản trị phải luôn bám sát và có các quyết định nhanh chóng và kịp thời khi Nhà nước thay đổi, hay bổ sung các quy định, pháp

luật có liên quan.


3


Kiểm soát chi phí môi trường

Hoàn toàn đồng ý, ngành khai thác đá phải gắn liền với sự phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường, các chi phí




phát sinh liên quan đến môi trường

đều phải được kiểm soát.


4


Trình độ nhân viên kế toán

Hoàn toàn đồng ý, kế toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn cao và am hiểu lĩnh vực hoạt động của DN, ảnh hưởng đến việc lập các báo cáo, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà

quản trị.


5

Nhận thức về kế toán quản trị chi phí

Hoàn toàn đồng ý, bao gồm sự phân cấp quản lý, bộ máy tổ chức, các

thông tin DN và văn hoá DN.


6


Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí

Hoàn toàn đồng ý, các chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc đem lại lợi

ích, giá trị cho DN.


7


Quy mô sản xuất

Hoàn toàn đồng ý, các DN khai thác đá ở Bình Dương phần lớn là các tập đoàn đa ngành nghề, nên không thể xét nhân tố quy mô DN, chính vì vậy xét thấy nhân tố thuộc quy mô DN là quy mô sản xuất là nhân tố thích hợp và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt

động sản xuất kinh doanh của DN.


8


Hình thức sản xuất

Là nhân tố thuộc nhân tố quy mô DN, nhân tố hình thức sản xuất được tách biệt ra khỏi nhân tố quy mô DN là phù hợp với tình hình hiện tại của các DN khai thác đá ở Bình Dương. Có

thể kết hợp lòng ghép hình thức sản




xuất vào trong quy mô sản xuất, nhưng để thấy được chức năng cũng như mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố đến công tác KTQTCP, chuyên gia đồng ý tách biệt 2 nhân tố. Nhà quản trị có thể xem xét riêng biệt 2 nhân tố hoặc sử dụng kết hợp cả 2 để tối ưu

hoá hoạt động của DN mình.

9

Nhân tố khác

Các chuyên gia không có đề xuất

thêm nhân tố nào khác.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính, có 8 nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương gồm: (1) chiến lược kinh doanh, (2) quy định pháp lý, (3) kiểm soát chi phí môi trường, (4) trình độ nhân viên kế toán, (5) nhận thức về kế toán quản trị chi phí, (6) quan hệ giữa lợi ích và chi phí, (7) quy mô sản xuất, (8) hình thức sản xuất.

Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu định tính


STT

Tên nhân tố

Ghi chú

1

Chiến lược kinh doanh (CLKD)

Tiếp tục sử dụng

2

Quy định pháp lý (QDPL)

Tiếp tục sử dụng

3

Kiểm soát chi phí môi trường (CPMT)

Tiếp tục sử dụng

4

Trình độ nhân viên kế toán (TDKT)

Tiếp tục sử dụng

5

Nhận thức về kế toán quản trị chi phí (NTKT)

Tiếp tục sử dụng

6

Quan hệ giữa lợi ích và chi phí (QHLC)

Tiếp tục sử dụng

7

Quy mô sản xuất (QMSX)

Nhân tố mới

đưa vào mô hình

8

Hình thức sản xuất (HTSX)

Nhân tố mới

đưa vào mô hình

Nguồn: Tác giả tổng hợp




X2: Quy định pháp lý




X3: Kiểm soát chi phí môi trường




X4: Trình độ nhân viên kế toán




X5: Nhận thức về kế toán quản trị chi phí




X6: Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí




X7: Quy mô sản xuất




X8: Hình thức sản xuất



..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023