Nhân Tố Nhận Thức Về Kế Toán Quản Trị Chi Phí




N

120

120

120

120

120

120

120

120

120


X8

Correlation

Coefficient

-

0,095

0,075

0,059

0,042

0,027

-

0,085

0,053

1

0,277

Sig. (2-

tailed)

0,301

0,415

0,524

0,647

0,766

0,355

0,568

.

0,002

N

120

120

120

120

120

120

120

120

120


SAT

Correlation

Coefficient

0,285

0,269

0,205

0,317

0,186

0,326

0,240

0,277

1

Sig. (2-

tailed)

0,002

0,003

0,024

0,000

0,042

0,000

0,008

0,002

.

N

120

120

120

120

120

120

120

120

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 12

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Kết quả cho thấy Sig của các biến độc lập đều lớn hơn 0,05 cho thấy các biến độc lập với nhau không có sự tương quan. Bên cạnh đó Sig của biến phụ thuộc nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ biến phụ thuộc và biến độc lập có mối quan hệ tương quan, có ý nghĩa thống kê.

4.2.4.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, ta xét:

Bảng 4.24: Mô hình tổng thể (Model Summary)


Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1

0,822a

0,675

0,652

0,59018017

1,988

a.Predictors: (Constant), X8, X7, X6, X5, X4, X3, X2, X1 b.Dependent Variable: SAT

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Kết quả R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,675; với ý nghĩa 8 biến độc lập giải thích cho sự thay đổi về việc ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương là 67,5%.

Bảng 4.25: Phân tích phương sai (Model Summary)


Model

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.


Regression

80,337

8

10,042

28,831

0,000b

1

Residual

38,663

111

0,348


Total

119,000

119


a.Dependent Variable: SAT

b.Predictors: (Constant), X8, X7, X6, X5, X4, X3, X2, X1

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Với Sig. = 0,000 (nhỏ hơn 0,05), bác bỏ giả thuyết H0 (H0 = trung bình bằng nhau), các biến độc lập có mối tương quan với biến phụ thuộc, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương được giải thích bằng 8 biến đại diện độc lập.

Bảng 4.26: Hệ số hồi quy của các nhân tố (Coefficientsa)



Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients


t


Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error

Beta

Tolerance

VIF


1

(Constant)

-3,148E-017

0,54


0,000

1,000



X1

0,352

0,54

0,352

6,510

0,000

1,000

1,000

X2

0,300

0,54

0,300

5,541

0,000

1,000

1,000

X3

0,264

0,54

0,264

4,885

0,000

1,000

1,000

X4

0,301

0,54

0,301

5,559

0,000

1,000

1,000

X5

0,309

0,54

0,309

5,718

0,000

1,000

1,000

X6

0,330

0,54

0,330

6,095

0,000

1,000

1,000

X7

0,202

0,54

0,202

3,737

0,000

1,000

1,000

X8

0,236

0,54

0,236

4,358

0,000

1,000

1,000

a.Dependent Variable: SAT

Nguồn: Phân tích dữ liệu từ SPSS

Kết quả Sig. = 0,000 (đảm bảo điều kiện Sig. < 0,05), mô hình 8 biến có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%. VIF = 1 (điều kiện VIF < 2) ở tất cả các biến, cho thấy không có hiện tượng đa cộng điểm giữa các nhân tố.

Tất cả hệ số hồi quy không chuẩn hoá (Unstandardized Coefficients) đều mang dấu dương (+), ý nghĩa các nhân tố có tác động cùng chiều với công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

+ X1 = 0,352 khi các nhà quản trị đánh giá quy mô sản xuất tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,352 điểm.

+ X2 = 0,300 khi các nhà quản trị đánh giá hình thức sản xuất tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,300 điểm.

+ X3 = 0,264 khi các nhà quản trị đánh giá chiến lược kinh doanh tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,264 điểm.

+ X4 = 0,301 khi các nhà quản trị đánh giá trình độ nhân viên kế toán tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,301 điểm.

+ X5 = 0,309 khi các nhà quản trị đánh giá kiểm soát chi phí môi trường tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,309 điểm.

+ X6 = 0,330 khi các nhà quản trị đánh giá nhận thức về KTQTCP tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,330 điểm.

+ X7 = 0,202 khi các nhà quản trị đánh giá quy định pháp lý tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,202 điểm.

+ X8 = 0,236 khi các nhà quản trị đánh giá quan hệ giữa lợi ích và chi phí tăng thêm 1 điểm thì sự ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương tăng 0,236 điểm.

4.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương đã giải thích được 65,2% bởi 8 nhân tố đại diện; còn lại 34,8% là do các nhân tố khác chưa được phát hiện. Nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố qua hệ số hồi quy, cụ thể như sau:

Bảng 4.27: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


STT

Nhân tố

Giá trị tuyệt

đối của Beta

Tỷ lệ

%

1

X1 (Quy mô sản xuất)

0,352

15,3

2

X6 (Nhận thức về kế toán quản trị chi phí)

0,330

14,4

3

X5 (Kiểm soát chi phí môi trường)

0,309

13,5

4

X4 (Trình độ nhân viên kế toán)

0,301

13,1

5

X2 (Hình thức sản xuất)

0,300

13,1

6

X3 (Chiến lược kinh doanh)

0,264

11,5

7

X8 (Quan hệ giữa lợi ích và chi phí)

0,236

10,3

8

X7 (Quy định pháp lý)

0,202

8,8

Tổng cộng

2,294

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.1. Nhân tố quy mô sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có mức ảnh hưởng cao nhất đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương với 15,3%; nhà quản trị quan tâm về : trữ lượng cho phép khai thác ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, quy mô sản xuất sẽ tác động đến việc lựa chọn hình thức sản xuất cho công ty, các vấn đề về hoạt động sản xuất của DN như sử dụng công suất khai thác sao cho phù hợp với trữ lượng tránh lãng phí chi phí, công suất sản xuất và đồng bộ hệ thống sản xuất cũng là yếu tố quan trọng cần phải kiểm soát, cho thấy quy mô sản xuất tác động mạnh đến chi phí sản xuất của DN.

Các DN với quy mô sản xuất lớn tại Bình Dương thường tập trung vào việc mở rộng diện tích khai thác bằng cách thu mua quyền sử dụng đất của các

hộ dân xung quanh mỏ đá, xin phép xuống sâu nâng trữ lượng khai thác, hướng đến việc khai thác lâu dài, các DN này đa phần lựa chọn hình thức sản xuất kết hợp thuê mướn và tự đầu tư, dùng chi phí của chính công ty để kiểm soát giá cả thuê mướn. Các DN vừa và nhỏ chỉ quan tâm đến việc khai thác trong phạm vi cho phép, nguồn lực hạn chế dẫn đến việc không đầu tư chiều sâu, khai thác lâu dài, khi hết trữ lượng khai thác, nếu không xin phép được, các DN này thường thanh lý hoặc cho thuê các tài sản còn lại, thậm chí đóng cửa mỏ di dời đến nơi khác khai thác có chi phí giải toả đền bù ít hơn.

4.3.2. Nhân tố nhận thức về kế toán quản trị chi phí

Mức ảnh hưởng là 14,4%; nhà quản trị luôn đánh giá cao về tính hữu ích của công cụ kỹ thuật KTQTCP, có nhu cầu về việc vận dụng và thường xuyên luôn tìm cách nâng cao kiến thức để có thể hiểu sâu hơn về các công cụ kỹ thuật KTQTCP.

Nhà quản trị am hiểu về KTQTCP từ đó ứng dụng công cụ KTQTCP vào công tác quản lý, luôn yêu cầu bộ phận KTQTCP cung cấp các thông tin cần thiết, nhanh chóng, giúp họ kiểm soát chi phí và làm cơ sở ra quyết định. Trong ngành khai thác đá xây dựng, nhà quản lý DN đa phần dựa vào kinh nghiệm khai thác lâu năm nên thường đưa ra các quyết định mang tính chủ quan, chính vì vậy họ chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của KTQTCP.

4.3.3. Nhân tố kiểm soát chi phí môi trường

Mức ảnh hưởng là 13,5%; nhà quản trị quan tâm và xem chi phí môi trường là một trong những chỉ tiêu của KTQTCP, môi trường cần được kiểm soát để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của DN.

Hiện tại, kế toán trong DN khai thác đá đang tính các chi phí liên quan đến môi trường như: chi phí đền bù, hỗ trợ người dân xung quanh, chi phí rào chắn khu mỏ, chống bụi… vào chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản xuất. Do chi phí này phát sinh tương đối lớn, ảnh hưởng đến giá thành, nên DN cần phải kiểm soát chặt chẽ, để hạ giá thành, tối ưu hoá lợi nhuận DN.

4.3.4. Nhân tố trình độ nhân viên kế toán

Mức ảnh hưởng là 13,1%; kế toán am hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, luôn được đào tạo chuyên sâu về KTQTCP, được cập nhật thường xuyên về kiến thức chuyên môn, để có thể kiểm soát tốt chi phí, và cung cấp thông tin đến nhà quản trị một cách chính xác và kịp thời.

Thực tế, kế toán trong DN khai thác đá chưa được đào tạo chuyên sâu vào mãng KTQTCP, chỉ thực hiện công tác kế toán tài chính, chính vì thế chưa thực hiện được các nội dung liên quan đến KTQTCP, ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Do là ngành kinh tế đặc thù, nên đòi hỏi sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh của DN mình, nhà quản trị cần thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán.

4.3.5. Nhân tố hình thức sản xuất

Mức ảnh hưởng là 13,1%; nhà quản trị luôn xem xét nguồn lực của DN để lựa chọn hình thức sản xuất cho phù hợp, các nội dung từ hình thức sản xuất ảnh hưởng đến chi phí của DN, việc thuê mướn hay đầu tư luôn là vấn đề quan trọng khi ra quyết định, khả năng sử dụng kết hợp 2 loại hình luôn được ưu tiên xem xét sử dụng.

Các DN khai thác đá ở Bình Dương, đa phần tập trung lựa chọn phương pháp kết hợp hình thức thuê mướn và tự đầu tư để phục vụ sản xuất, sử dụng các chi phí thực tế sản xuất của DN làm định mức kiểm soát giá thuê. Với lựa chọn này, cho thấy sự tối ưu trong quá trình sử dụng tư liệu lao động. Với nguồn cung cho thuê dồi dào, giá cả cạnh tranh, giúp cho DN khai thác đá giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

4.3.6. Nhân tố chiến lược kinh doanh

Mức ảnh hưởng là 11,5%; vai trò của nhà quản trị ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược, việc đặt ra các mục tiêu chiến lược phải cụ thể, rõ ràng.

Các nhà quản trị DN khai thác đá ở Bình Dương thường lập các chiến lược bán hàng trong ngắn hạn. Các DN này chỉ mới dừng lại ở việc mở rộng khách hàng, tăng doanh số bán, chưa thực hiện chiến lược kiểm soát khách hàng bằng cách đánh giá xếp loại, xếp hạng ưu tín thông qua các tiêu chí như: doanh

số mua hàng trong quý, năm; tiến độ thanh toán công nợ đúng hạn, từ đó xếp loại và cấp các hạn mức về bán hàng, hay ưu đãi về giá bán.

4.3.7. Nhân tố quan hệ giữa lợi ích và chi phí

Mức ảnh hưởng là 10,3%; chi phí bỏ ra phải mang lại lợi ích nhất định, yêu cầu việc tổ chức hoạt động công tác KTQTCP phải mang lại hiệu quả cao nhất cho DN.

Thực trạng, các DN khai thác đá ở Bình Dương chưa thấy được tầm quan trọng và lợi ích khi tổ chức công tác KTQTCP, họ vẫn sử dụng kế toán tài chính làm chủ đạo, và sử dụng kinh nghiệm của bản thân để ra các quyết định liên quan. Vấn đề họ quan tâm là chi phí bỏ ra thực hiện hệ thống KTQTCP là bao nhiêu? Cần bao nhiêu để đạt được hiệu quả như mong muốn? Lợi ích mang về có lớn hơn chi phí bỏ ra hay không? Các DN ở Bình Dương chỉ mới chia sẽ kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện hoạt đông khai thác bằng cách truyền miệng, chưa có báo cáo nào bằng văn bản xác thực được lợi ích mang lại.

4.3.8. Nhân tố quy định pháp lý

Mức ảnh hưởng là 8,8%; các DN khai thác đá luôn phải tuân thủ chặt chẽ các thủ tục pháp lý liên quan đến việc khai thác, hoàn nguyên môi trường. Các chi phí phải bỏ ra trong quá trình khai thác, phục hồi, cải tạo theo đúng quy định của các cơ quan Nhà nước luôn phải được theo dõi, kiểm soát.

Đánh giá thực tế, DN khai thác đá ở Bình Dương thực hiện đầy đủ và đúng theo các quy định, pháp lý của Nhà nước, bộ phận kế toán thường xuyên cập nhật các vấn đề mới về quy định khai thác mỏ, DN cũng tích cực chủ động thực hiện các vấn đề tài chính liên quan đến việc nộp ngân sách Nhà nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương gồm: (1) quy mô sản xuất, (2) nhận thức về KTQTCP, (3) kiểm soát chi phí môi trường, (4) trình độ nhân viên kế toán, (5) hình thức sản xuất, (6) chiến lược kinh doanh, (7) quan hệ giữa lợi ích và chi phí, (8) quy định pháp lý.

Căn cứ vào kết quả đo lường của các nhân tố, tác giả đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Từ kết quả, tác giả đã thảo luận và so sánh với thực tế việc thực hiện công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác KTQTCP tại các DN này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023