PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống
Kết quả sự ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.1a:
Bảng 4.1a. Tỷ lệ cây Ba Kích Tím sống sau 75 ngày sử dụng các công thức phân bón
Tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím | ||||||||||
15 ngày | 30 ngày | 45 ngày | 60 ngày | 75 ngày | ||||||
Số cây | % | Số cây | % | Số cây | % | Số cây | % | Số cây | % | |
Công thức 1 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 |
Công thức 2 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 | 70 | 97,2 | 70 | 97,22 | 70 | 97,22 |
Công thức 3 | 69 | 95,83 | 69 | 95,83 | 69 | 95,83 | 69 | 95,83 | 69 | 95,83 |
Công thức 4 | 66 | 91,67 | 65 | 90,3 | 65 | 90,3 | 65 | 90,3 | 65 | 90,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Của Cây Ba Kích Tím
- Vai Trò Của Phân Bón Tới Sự Phát Triển Cây Trồng
- Điều Tra Ảnh Hưởng Của Chế Độ Bón Phân Đến Sinh Trưởng Của Cây Ba Kích Tím
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím morinda officinalis how tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - 7
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím morinda officinalis how tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - 8
Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.
Dẫn liệu từ bảng 4.1a ta thấy:
Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Ba Kích Tím là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dòi ngày 15 đạt tỷ lệ 97,22% đến ngày 30 tỷ lệ sống trung bình là 95,14% và không giảm nữa đến ngày 75 thì tỷ lệ sống trung bình vẫn là 95,14%. Sau 75 ngày theo dòi có thể nhận thấy
công thứ 1 và công thức 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,2%, công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 90,3%.
| |
|
|
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây Ba Kích Tím sống sau 75 ngày sử dụng các công thức phân bón
Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 2 tháng tuổi
SS | df | MS | F | P-value | F crit | |
Between Groups | 212,4636 | 3 | 70,8212153 | 5,383969323 | 0,0018509 | 2,703594041 |
Within Groups | 1210,176 | 92 | 13,1540897 | |||
Total | 1422,64 | 95 |
Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
• Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm.
So sánh: ta thấy FA = 5,383969 < F05 = 2,703594
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Ba kích tím.Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
(Hvn) của cây (cm)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây rau cây ba kích tím được tổng hợp tại bảng 4.2a:
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn)
Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Ba Kích Tím (cm) | |||||
15 NGÀY | 30 NGÀY | 45 NGÀY | 60 NGÀY | 75 NGÀY | |
Công thức 1 | 8,642 | 9,978 | 12,126 | 13,95 | 14,14 |
Công thức 2 | 8,486 | 9,191 | 11,104 | 14,39 | 15,02 |
Công thức 3 | 7,842 | 9,426 | 10,482 | 13,23 | 13,37 |
Công thức 4 | 7,518 | 8,719 | 8,919 | 10,48 | 10,54 |
Trung bình | 8,226 | 9,329 | 10,658 | 13,01 | 13,27 |
Theo kết quả từ bảng 4.2a chiều cao của cây Ba Kích Tím qua các lần đo tăng lên rò rệt. Tăng trưởng chiều cao của cây Ba Kích Tím sử dụng các công thức bón phân khác nhau là không giống nhau. Kết quả lần đo thứ 5 cho thấy chiều cao trung bình 5 lần đo cây Ba Kích Tím sử dụng công thức 2 là cao nhất đạt 15,02cm, chiều cao trung bình 5 lần đo cây Ba Kích Tím sử dụng công thức 4 là thấp nhất đạt 10,54cm.
sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 2 tháng tuổi
SS | df | MS | F | P-value | F crit | |
Between Groups | 30.98507 | 3 | 10.3283565 | 102.4814459 | 1.008E-06 | 4.066180551 |
Within Groups | 0.806262 | 8 | 0.1007827 | |||
Total | 31.79133 | 11 |
Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
• Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA =102.4814> F05 = 4.066180
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao của cây cây ba kích tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
Hình 4.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn của cây Ba Kích Tím
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá Bảng 4.3a. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá
SINH TRƯỞNG SỐ LÁ CÂY BA KÍCH TÍM | |||||
CÔNG THỨC | 15 NGÀY | 30 NGÀY | 45 NGÀY | 60 NGÀY | 75 NGÀY |
CT1 | 9,609 | 12,565 | 14,522 | 15,125 | 15,22 |
CT2 | 8,652 | 11,127 | 12,826 | 14,25 | 14,50 |
CT3 | 7,261 | 10,304 | 12,435 | 13,4167 | 13,74 |
CT4 | 6,545 | 8,857 | 9,571 | 9,318 | 9,86 |
TB | 8,01675 | 10,71325 | 12,3385 | 13,027425 | 13,33 |
Từ kết quả bảng 4.3a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây cây ba kích tím Sau 75 ngày theo dòi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây Ba kích tím có số lá trung bình nhiều nhất đạt15,22 lá/cây, công thức 4 cây Ba Kích Tím có số lá trung bình ít nhất là 9,86 lá/cây.
Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 2 tháng tuổi
SS | df | MS | F | P-value | F crit | |
Between Groups | 51.44256 | 3 | 17.14752 | 131.2554 | 3.84E-07 | 4.066181 |
Within Groups | 1.045139 | 8 | 0.130642 | |||
Total | 52.4877 | 11 |
Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
• Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm.
So sánh: ta thấy FA = 131.2554 > F05 = 4.066181
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số lá của cây Ba kích tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
Hình 4.3. Sinh trưởng số lá của câyBa Kích Tím
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến sinh trưởng của số mầm Bảng 4.4a.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
của số mầm sau 75 ngày
1 | 2 | 3 | TRUNG BÌNH | |
Công thức 1 | 2,67 | 2,5 | 2,63 | 2,6 |
Công thức 2 | 2,29 | 2,29 | 2,21 | 2,26 |
Công thức 3 | 2,5 | 2,13 | 1,88 | 2,17 |
Công thức 4 | 1,88 | 1,54 | 1,42 | 1,61 |
Từ kết quả bảng 4.4a ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra mầm của cây Ba Kích Tím. Sau 75 ngày theo dòi thí nghiệm sử dụng công thức 1 cây ba kích tím có số mầm trung bình nhiều nhất đạt 2,6 mầm/cây, công thức 4 cây ba kích tím có số mầm trung bình ít nhất là 1,61 mầm/cây.
Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đếnsinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 2 tháng tuổi
SS | df | MS | F | P-value | F crit | |
Between Groups | 18,86458 | 3 | 6,288194 | 11,11636 | 2,71E-06 | 2,703594 |
Within Groups | 52,04167 | 92 | 0,56567 | |||
Total | 70,90625 | 95 |
Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm
• Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm
• Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm
So sánh: ta thấy FA = 11,11636 > F05 = 2,703594
Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số mầm của cây Ba Kích Tím. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.