Vai Trò Của Phân Bón Tới Sự Phát Triển Cây Trồng


mùn ở mức trung bình, đất mà tơi xốp và hơi chua, tăng tưởng tốt ở nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21 - 23 độ C.

Khi tri trồng thì nên trồng bằng rễ, hay là những cành bánh tẻ hay gieo ươm bằng hạt. Vào khoảng đầu tháng 3 - 4 thời tiết ấm dần, thì chọn những cành bánh tẻ ở cây ba kích sống khoẻ.

Để mỗi đoạn từ 20 - 30cm, lưu ý là phải lấy mỗi cành mà có 2 - 4 mắt ở mỗi đoạn để cây có thể nảy mầm nhanh. Đem trồng ngay hoặc có thể giâm và vườn ươm cho đến lúc nảy mầm và cành đã ra rễ mới trồng.

Ba kích dược dùng chữa phong thấp và gân cốt yếu mềm dùng cho những người lưng gối mỏi đau. Trong dân gian Ba kích là vị thuốc mà có tác dụng bổ trí não và tinh khí ngoài ra còn chữa xuất tinh sớm hay di mộng tinh và liệt dương. Phụ nữ thì chữa kinh nguyệt chậm, phong thấp người bị huyết áp cao.

2.3.2. Đặc điểm hình thái cây Ba Kích Tím

Mô tả: Cây thường xanh sống lâu năm, leo cuốn vào cây khác hoặc tự cuốn tạo thành bụi lớn.

- Lá mọc đối, khi non màu xanh hoặc màu tím, khi già màu xanh, cuống lá dài từ 4 - 8mm. Lá kèm màu nâu dạng mo, ôm thân. Phiến lá thường hình mác thuôn nhọn, hình ellip thuôn dài nhọn hoặc hình mác ngược hay hình trứng. Hiếm khi thấy hình mác hẹp dài. Phiến lá dài 3 - 16cm, rộng 1,9 - 6,5 cm đầu lá thuôn nhọn hay nhọn sắc, gốc lá nhọn hình nêm, tròn hay gần bằng, có khi hơi lòm dạng tim.

- Rễ dạng trụ tròn phân nhánh nhiều cấp thành bộ phận rễ, phân bố tỏa tròn xung quanh gốc, nhìn ngoài có vết thắt từng đoạn, thịt củ dày, nạc, màu tím hoặc trắng ngà.

- Cành non dạng bốn cạnh, màu tím hoặc xanh, có lông, khi già tròn không lông.


- Cụm hoa chủ yếu là xim tán kép, ít khi là cụm hoa tán đơn. Ở cụm sim tán kép, hoa hầu như không cuống, cụm tán đơn hoa có cuống rò ràng.

- Hoa nhỏ ống dài dạng chén, có 3 - 4 răng nhỏ không đều.

- Tràng màu trắng, ống tràng dài 2 - 3mm, họng có lông, ở đầu có 3 - 4 cánh tràng dạng tam giác nhỏ.

- Nhị 3 - 4 bao phấn nhọn đầu, hai ô, đính lưng, chỉ nhị cực ngắn. Vòi nhụy ngắn, đầu nhụy hai thùy. Hoa Ba kích

- Cụm quả kép do nhiều quả dính liền với nhau đính trên các cuống xim nhỏ tạo thành.

– Ở cụm quả đơn, quả có cuống rò ràng. Mỗi quả có 4 hạt.

– Hạt có lông màu hồng, khi khô màu trắng.

Mùa hoa tháng 4 - 5, quả chín tháng 10 - 11, cá biệt có thể quả chín từ tháng 9 hoặc kéo dài tới đầu tháng 12.

2.3.3. Giá trị của cây Ba Kích Tím

Theo đông y, ba kích có vị ngọt, tính ấm, khá tốt cho người già, nam giới, người bị suy nhược và thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.Dưới đây là 6 tác dụng của cây ba kích mà không phải ai cũng biết.

1. Trị thận hư, đau lưng

Lấy 16g ba kích, kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác như thục địa, long cốt, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, mỗi thứ 12g cùng với 6g ngũ vị tử, đem nghiền thành bột mịn luyện với mật ong thành hoàn. Sử dụng ngày 2

- 3 lần, mỗi lần 12g.

2. Trị huyết áp cao

Với những người mắc huyết áp cao có thể lấy ba kích, đương quy, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, tiên mao mỗi thứ 12g cho vào ấm đất cùng 600ml nước, để trên bếp lửa nhỏ sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng để giúp huyết áp ổn định.


3. Bổ thận, tráng dương

Lấy 30g ba kích, 300g trai sống (đã bỏ vỏ, thái miếng nhỏ), gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Cho tất cả vào nồi, hầm trên bếp trên lửa nhỏ trong vòng khoảng 3 tiếng đồng hồ, nêm gia vị cho vừa ăn rồi nhắc xuống. Có thể dùng với cơm như thức ăn bình thường.

4. Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già

Lấy 1 lượng bằng nhau các loại ba kích, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọn. Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm thành những viên hoàn nhỏ vừa uống. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.

5. Trị đau bụng, đi tiểu không tự chủ

Ba kích (bỏ lòi), 12g đỗ trọng (ngâm rượu, sao), 4g Lộc nhung; 16g viễn chí; Long cốt, Quan quế, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Ngũ vị tử mỗi thứ đều 20g; Tang phiêu tiêu, Sơn dược, Tục đoạn, Thỏ ty tử, đều 40g; Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g. Tất cả đem tán bột, nặn thành những viên hoàn, mỗi viên 10g. Ngày uống 2 - 3 viên hoàn.

6. Một số công dụng khác

Ngoài các tác dụng kể trên, ba kích còn có khá nhiều lợi ích khác như: hỗ trợ điều trị liệt dương, Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; Trị bụng ứ kết lạnh đau...

2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây Ba Kích Tím

Cây Ba Kích Tím là cây thuốc khá phổ biến nhưng lợi ích và công dụng là không hề nhỏ. Vì vậy chúng ta cần nhân giống, phát triển và bảo vệ nguồn gen của loài cây này.

Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rò hơn về tác dụng của cây Ba Kích Tím, những điều kiện ảnh hưởng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng phát triển của loài cây này.


2.5. Vai trò của phân bón tới sự phát triển cây trồng

Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng.

Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N, P, K các nguyên tố trung lượng (ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mh, B, Mo…) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây.

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.

2.6. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây

2.6.1. Đúng loại

Sử dụng đúng loại phân mà cây yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rò yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao.


Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng [8].

2.6.2. Đúng liều

Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp [8].

2.6.3. Đúng lúc

Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc.

Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp [8].


2.6.4. Đúng cách

Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá [8].

Bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau:

Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.

Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây nhận được nhất là phốt pho và kali.

Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước [9].


2.7. Tổng quan cơ sở thực tập

Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nghiên cứu nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên do vậy cũng có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.

Đất đai

Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ.

Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ.

Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi.

Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn.

Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém.


Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất


Độ sâu tầng

đất (cm)

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

Mùn

N

P205

K20

N

P205

K20

Ph

1 - 10

1.766

0.024

0.241

0.035

3.64

4.65

0.90

3.5

10 - 30

0.670

0.058

0.211

0.060

3.06

0.12

0.44

3.9

30 - 60

0.711

0.034

0.131

0.107

0.107

3.04

3.05

3.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím morinda officinalis how tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - 4


Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. (Nguyễn Văn Núi 2016).

Dân số - lao động

Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 người, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỷ lệ hộ sống dựa vào ngành nông nghiệp vẫn còn cao.

Số lao động trong độ tuổi là khoảng 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã.

d. Giao thông - thủy lợi

- Giao thông

Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên xã đều được nhựa hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường còn thấp nên gây khó khăn trong việc trao đổi mua bán hàng hóa của người dân.

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí