Một Số Đặc Điểm Của Cây Ba Kích Tím


vật có hoa được dùng làm thuốc. Mức độ sử dụng thuốc thảo dược ngày càng cao. Khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là cây cỏ. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, có nền y học dân tộc phát triển nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4.000 loài) là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đất nước này. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu chứng sốt rét ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Tỷ lệ dân số tin tưởng vào hiệu quả sử dụng thảo dược và các biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đang tăng nhanh ở các quốc gia phát triển. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số nước khác, ít nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc 7 thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đôla. Theo số liệu của trung tâm thương mại quốc tế từ năm 1976, các nước công nghiệp phát triển đã nhập khẩu hơn 300 triệu USD và đến năm 1980 con số này đã tăng lên 551 triệu USD. Chỉ tính riêng 12 loại dược liệu có nhu cầu sử dụng cao ở Mỹ là Bạch quả, Sâm Triều Tiên, Tỏi, Valeriana officinalis, … từ năm 1998 đã đạt doanh số bán lẻ là 552 triệu USD. Đến năm 2003, thị trường thảo dược toàn cầu đã vượt mức 60 tỷ USD hàng năm và con số này vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con người trong việc chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, nhưng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm. Nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người. Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này lưu giữ thông tin có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó có nhiều loài là cây thuốc quý hiếm,


có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như ở Bangladesh, một số cây thuốc quý như Tylophora indicia (để chữa hen), Zannia indicia (thuốc tẩy xổ)… trước đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc (Rauvolfila serpentina) vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan… mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ làm thuốc chữa cao huyết áp. Tuy nhiên, do bị khai thác liên tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vì vậy một số bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này. Ở Trung Quốc, loài Dioscorea sp đã từng có trữ lượng lớn và từng được khai thác tới 30.000 tấn, nhưng hiện nay số lượng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một vài loài cây thuốc dân tộc quý như Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bổ nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn phân bố ở 1 đến 2 điểm với số lượng ít ỏi. Nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng về mặt số lượng của các loài cây thuốc trước hết là do sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên dược liệu và do môi trường sống của chúng bị hủy diệt bởi các hoạt động của 8 con người. Đặc biệt, ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới nhưng lại bị tàn phá nhiều nhất. Theo số liệu của tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm (1940 - 1980), diện tích của các loại rừng kể trên đã bị thu hẹp tới 44%, ước tình khoảng 75.000 hecta rừng bị phá hủy. Tiềm năng chữa bệnh của nhiều loài thảo dược đang ngày càng được khám phá, vì thế vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây thuốc nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm phục vụ cho mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người.

2.2.2. Ở Việt Nam

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết


sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh.

Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879 - 257 Trước công nguyên), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột, nhiều phương thuốc bào chế từ cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian. Những kinh nghiệm này đã được ghi chép thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Ước tính, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo (Lê Bình Đức 2007), (Lê Trần Chấn 1999), (Vò Văn Chi 1997). Có khoảng trên 3.000 loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc. Trong cuốn sách “Nam Dược Thần Hiệu” và “Hông Nghĩa Giác Tư Y Thư” của Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 50 đơn thuốc chữa các loại bệnh trong đó 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Hai cuốn sách này được xem là những cuốn sách xuất hiện sớm nhất về cây thuốc Việt Nam (Tuệ Tĩnh 1996). Đến thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn “Y Tông Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết vệ thực vật, các đặc tính chữa bệnh (Lê Hữu Trác 1780). Thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945), nền y học cổ truyền của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của dược học phương Tây. Các phương thức chữa bệnh mới được mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây thuốc nói riêng. Đặc biệt bộ sách “Thực vật chí đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

cương Đông Dương” của Lecomte xuất bản cuối thể kỷ XVIII đầu thể kỷ XIX đã mô tả và phân loại 9 hơn 7.000 loài thực vật (Lecomte H. editor,1907- 1937). Đến năm 1952 tác giả Petelot P. A. cho ra cuốn sách “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” gồm 4 tập, 1.050 trang và thống kê khoảng 1.480 loài thực vật (Pétélot P. A 1952 - 1954). Tuy nhiên cuốn sách này chưa hoàn thiện về mô tả, phân bố, thành phần hóa học và dược lý của các loại thảo mộc. Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” vào năm 1999-2000 tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam nhưng phần nào cũng đưa ra được cộng dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật (Phạm Hoàng Hộ 1999),(Phạm Hoàng Hộ 2000),(Phạm Hoàng Hộ 2003). Năm 2006 ông cũng cho ra cuốn sách “ Cây có vị thuốc Việt Nam” cũng đưa chọn lọc ra rất nhiều loài cây được sử dụng làm thuốc (Phạm Hoàng Hộ 2006). (Đỗ Tất Lợi 1995) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và tái bản vào năm 1999 (Đỗ Tất Lợi 1999). Công trình này thống kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó nhiều loài thực vật đã được mô tả về mặt cấu tạo, phân bố, cách thu hái và chế biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng. Cuốn sách từ điển cây thuốc Việt Nam, do Vò Văn Chi (1997) biên soạn đã mô tả được 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa là 2.500 loài thuộc 1.050 chi, được xếp và 230 họ thực vật theo hệ thống của Takhtajan (Vò Văn Chi, Trần Hợp 1999; 2002). Tác giả đã trình bày về cách nhận biết, các bộ phận được sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công dụng của các loài thực vật. Đến năm 1999 - 2002, Vò Văn Chi và Trần Hợp tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” mô tả khoảng 6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng (Trần Đình Lý 1993). Trần Đình Lý (1993) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây có ích” (Vương Thừa Ân 1995). Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt


Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây ba kích tím morinda officinalis how tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm - Thái Nguyên - 3

Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây. Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc. Cũng trong năm 1995, Vương Thừa Ân cho ra đời cuốn “Thuốc quý quanh ta” (Lã Đình Mỡi). Nhiều cuốn sách có giá trị về tài nguyên cây thuốc được các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam biên soạn. Trong đó, đáng chú ý là những cuốn sách “Tài nguyên 10 thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001 - 2002) các tác giả đã trình bày giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu của Việt Nam (Lã Đình Mỡi). Năm 2005, Lã Đình Mỡi và cộng sự giới thiệu tiếp công trình “Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học” đây được coi là những ghi chép đầu tiên, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các chất có hoạt tính sinh học được sử dụng làm thuốc ở nước ta (Nguyễn Tiến Bân {chủ biên}, (2003, 2005). Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Viện Dược Liệu 2006). Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các thông tin về tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống - sinh thái và công dụng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu danh pháp các loài thực vật. Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã tiến hành nhiều đợt điều tra cơ bản, đặc biệt là chương trình điều tra nghiên cứu cây thuốc của Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay ở nước ta có khoảng 3.948 loài cây thuốc được ghi nhận, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao và bậc thấp, bao gồm cả nấm (Ninh


Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ Linh, Lê Quỳnh Liên, Nguyễn Quốc Bình, Trần Thiện Ân, Huỳnh Văn Kéo, Jaciato Regalado 2013).

Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem.

Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184 bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc.

Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông - Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển.

Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa ThìnViện Dược liệu (2010), số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài.Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật.

Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Vò Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây


thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư.

Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La” (1993) đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó: Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài.

Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng (dẫn theo tài liệu.

Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên.Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như:

Bảo Thắng (2003) trong cuốn “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh.

Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu


cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.

Như vậy, điểm qua những nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về dược liệu nói chung và loài Cây Ba Kích Tím nói riêng cho thấy, Cây Ba Kích là cây dược liệu quý, có giá trị trị kinh tế cao PGS - TS Nguyễn Duy Thuần nói, ba kích tím Quảng Ninh là một loài dược liệu quý có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp nên cần được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi Việc xây dựng các quy trình chỉ mới áp dụng trong Viện và các Trung tâm vệ tinh mà chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Các quy trình chưa cụ thể cho các vùng miền.

2.3. Một số đặc điểm của cây Ba Kích Tím

2.3.1. Nguồn gốc, phân bố

Là loại thân dây leo, và sống lâu năm khi thân còn non thì màu tím những cành non có cạnh và lông. Cây này có lá mọc đối với nhau lá cứng và nhọn hình ngọn hình giáo thuôn dài. Hoa của cây nhỏ và màu trắng nhỏ khi hoa già thì ngả màu hơi vàng, quả của cây hình tròn lúc quả chín màu thì quả có màu đỏ.

Cây mọc hoang cây mọc hoang sống chủ yếu ở trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, sống chủ yếu ở những nơi ẩm, hoặc dưới tán những cây cao lớn.

Là loại cây ưa sáng nhưng thích sống trong môi trường có độ ẩm cao và chịu bóng, mọc chủ yếu trên đất feralit đỏ vàng, thích hợp với đất có lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022