Nâng Cao Tính Chuyên Nghiệp Cho Cán Bộ Làm Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch


chúng). Đồng thời phải tổ chức thường xuyên roadshow, ngày Việt Nam tại Pháp, ẩm thực Việt Nam...

Để có thể đa dạng hoá hình thức, nội dung và nâng cao chất lượng quảng bá trong các hoạt động quảng bá tại Pháp kể trên, Du lịch Việt Nam phải có chiến lược quảng bá ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị chu đáo cho từng sự kiện, đưa ra từng chủ đề và hình thức quáng bá riêng cho mỗi hoạt động, cho mỗi năm, tránh lặp lại. Lên kế hoạch phối hợp cụ thể với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là với đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, với cộng đồng bà con Việt kiều đang sinh sống tại Pháp nhằm huy động tối đa chất xám, sáng kiến, nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho hoạt động..

3.3.2.5. Nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Thực tế hiện nay chứng tỏ đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn ở trình độ chưa cao, tính chuyên nghiệp thấp. Mục tiêu của giải pháp này là hướng tới việc góp phần đẩy nhanh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch đến sự chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá cao. Để đạt được mục tiêu đó, cần thiết phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực quảng bá xúc tiến, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn số cán bộ trên. Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp thì công tác nghiên cứu thị trường phục vụ công tác xúc tiến quảng bá giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Nhằm tăng cường năng lực cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, cần tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ làm công tác xúc tiến, quảng bá có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp từ trung ương đến địa phương. Tăng


cường nhân lực đủ về số lượng và được đào tạo chuyên ngành marketing du lịch để có thể triển khai tốt các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Cần thiết phải mở các lớp bồi dưỡng về marketing, xúc tiến du lịch và nghiên cứu thị trường. Tổ chức trao đổi thông tin, kinh nghiệm quảng bá cho đội ngũ làm công tác xúc tiến, quảng bá Việt Nam.

Bên cạnh đó có thể cử cán bộ đi bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm quảng bá xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới có du lịch phát triển để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho các cán bộ làm công tác này để đảm bảo năng lực khi tiếp xúc, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá ở trong nước cũng như nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bên cạnh việc nâng cao và hoàn thiện đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp cao, cần hoàn thiện bộ máy xúc tiến du lịch từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, cần tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để tích luỹ kinh nghiệm. Cử người phụ trách thị trường có đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá ở nước ngoài. Đối với thị trường Pháp, cần cán bộ giỏi tiếng Pháp, có chuyên môn và nghiệp vụ sâu, am hiểu thị trường Pháp, có bề dày kinh nghiệm trong ngành.

3.3.2.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 12


Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (ấn phẩm, kho ảnh, thông tin về các điểm du lịch, các lễ hội, ảnh sinh hoạt đời thường...) làm tư liệu cho các ghoạt động quảng bá du lịch là rất cần thiết. Việc có được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thể hiện được các điểm mạnh, các điểm đặc trưng của các vùng miền, tiềm năng du lịch, các tài nguyên du lịch đặc thù... để làm cơ sở cho quảng bá và xúc tiến du lịch.


Xây dựng cơ sở dữ liệu của du lịch Việt Nam phục vụ cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch và nhất là có thêm cơ sở dữ liệu của các nước để học hỏi kinh nghiệm và so sánh thì càng tốt cho công tác nghiên cứu, triển khai quảng bá du lịch, đồng thời qua đó nâng tầm các sản phẩm quảng bá của Du lịch Việt Nam.

3.3.2.7. Xúc tiến kế hoạch xây dựng ấn phẩm, vật phẩm du lịch


Để làm tốt công tác quảng bá xúc tiến du lịch, căn cứ vào việc nghiên cứu thị trường và kế hoạch triển khai các hoạt động quảng bá ở các thị trường đó mà Du lịch Việt Nam xây dựng kế hoạch sản xuất ấn phẩm, vật phẩm quảng bá du lịch cho từng năm, cho từng giai đoạn cụ thể và có khi cho từng sự kiện cụ thể. Các ấn phẩm, vật phẩm du lịch được xây dựng, sản xuất và thiết kế phù hợp cho từng thị trường, đối tượng khách nhắm tới để quảng bá xúc tiến.

Các ấn phẩm, vật phẩm du lịch quảng bá chung cho Du lịch Việt Nam phải được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với tình hình thực tế, làm nổi bật hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng Du lịch Việt Nam. Các ấn phẩm và vật phẩm chuyên đề (nghỉ dưỡng, biển, ẩm thực...) phải có nội dung và hình thức đặc biệt, chất liệu tương xứng, có sức hấp dẫn cao với du khách và các nhà làm du lịch chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh với các nước khác, nhất là các nước trong khu vực. Liên quan đến từng lễ hội hay sự kiện lớn cũng cần có hệ thống ấn phẩm, vật phẩm riêng và thông tin chi tiết cho mỗi lễ hội.

Trước mỗi chiến dịch quảng bá du lịch, cần tiến hành họp báo để thông tin rộng rãi tới công chúng ở trong và ngoài nước, để giới báo chí trong nước cũng như ngoài nước có đủ thông tin và phát các thông tin du lịch Việt Nam đó trên các phương tiện truyền thông. Các loại ấn phẩm và vật phẩm kèm theo cũng phải phù hợp với các chiến dịch đó.


Ấn phẩm và vật phẩm du lịch phục vụ cho việc đón các đoàn Famtrip, Presstrip rất cần thiết, cung cấp thêm thông tin cho các đoàn khi vào Việt Nam tìm hiểu, khám phá, khi về nước quảng bá lại trên thị trường khách đó.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vật phẩm lưu niệm mang nội dung quảng bá Du lịch Việt Nam để tung ra trong các sự kiện du lịch ở trong nước và ngoài nước, nhất là khi tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch ở nước ngoài. Đồng thời phải đa dạng hóa các sản phẩm quảng bá du lịch trong các đợt xúc tiến, quảng bá ở nước ngoài như tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo...

Thị trường Pháp có đặc thù riêng, cho nên càng phải chú trọng tới hình thức, nội dung, chất lượng các ấn phẩm, vật phẩm du lịch. Không thể dùng ấn phẩm, vật phẩm tiếng Anh thay cho tiếng Pháp được. Do người Pháp đã khá quen thuộc với Việt Nam nên phải xây dựng nội dung hấp dẫn, đặc sắc, luôn đổi mới thì mới có thể thu hút sự chú ý của du khách từ thị trường này

3.3.2.8. Nâng cao chất lượng các tài liệu quảng bá (ấn,vật phẩm...)


Để triển khai cụ thể và có hệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp, cần lưu ý một số đặc điểm riêng của thị trường này trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại đó.

Người Pháp thích vui nhộn, có óc hài hước nhưng không dễ dãi, xô bồ, trọng danh dự, thường tôn sùng các giá trị nghệ thuật cổ điển, thích khám phá các nét văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do thị trường Pháp gắn bó từ khá lâu với Việt Nam và đã để lại nhiều ảnh hưởng về văn hoá, tư tưởng nên phải có sự lựa chọn kỹ càng những nội dung khi quảng bá tại thị trường Pháp.


Thông tin đưa ra phải được lựa chọn kỹ, không tham nhiều mà phải chắt lọc. Tập trung nhiều các thông tin về vùng quê, về những nơi gắn với các sự kiện lớn thời kỳ người Pháp có mặt tại Việt Nam. Thông tin về dịch vụ y tế, bảo hiểm là những điều người Pháp thường quan tâm. Tờ gấp, tờ rơi, tạp chí là khá phù hợp với thị trường này, những thông tin nên ngắn gọn, xúc tích, trình bày đơn giản, có thể phá cách. Ngoài ra người Pháp cũng thích các thông tin về hội chợ, roadshow, hội thảo, thuyết trình.

Hình thức các tài liệu quảng bá nên tránh rối rắm, màu sắc lòe loẹt, mà nên có chiều sâu thẩm mỹ, trình bày mang tính mỹ thuật cao. Lưu ý là người Pháp thích dùng ngôn ngữ của họ, rất không thích sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ khác để thay thế ngôn ngữ Pháp

3.3.2.9. Tăng cường kinh phí cho hoạt động quảng bá tại thị trường Pháp


Từ năm 2000, với các nội dung cụ thể trong Chương trình hành động quốc gia về Du lịch trong từng giai đoạn, Nhà nước đã dành một khoản ngân sách để hỗ trợ Ngành du lịch trong các hoạt động, nhất là hoạt động quảng bá xúc tiến.

Với thị trường trọng điểm Pháp, việc tăng cường các hoạt động quảng bá xúc tiến càng phải được chú trọng. Ngoài việc dành ngân sách cho hoạt động thường xuyên của Văn phòng đại diện, phải có kế hoạch cho các hoạt động thường xuyên. Ngân sách cho Văn phòng đại diện là ngân sách nhà nước cấp thường xuyên, là mục riêng. Còn lại phải lập dự trù để chi cho việc tham dự hội chợ Top Resa, Salon Mondial du Tourisme, tổ chức Ngày Việt Nam, Hội báo Nhân đạo, một số hội nghị, hội thảo, đăng quảng cáo trên báo Pháp, sản xuất ấn phẩm, vật phẩm, băng đĩa, nâng cấp mạng,

Hiện nay với kinh phí trên dưới 20 tỷ/năm dành cho các hoạt động quảng bá chung của Ngành là quá nhỏ bé, kinh phí dành cho xúc tiến quảng


bá váo thị trường Pháp chỉ khoảng hơn 1 tỷ đồng [22]. Nhà nước cần tập trung đầu tư nhiều hơn để có thể có những hoạt động quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao ở một vài thị trường du lịch trọng điểm, nhất là ở thị trường truyền thống và giàu tiềm năng là Pháp. Nên tăng kinh phí quảng bá vào thị trường Pháp vào khoảng 5 tỷ đồng/năm, chưa kể chi phí cho hoạt động thường xuyên của Văn phòng đại diện.‌‌

3.4. Một số kiến nghị

Để góp phần triển khai có hiệu quả những giải pháp nêu trên, Luận văn xin kiến nghị một số nội dung với Chính phủ để thống nhất phối hợp chỉ đạo, với cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch để triển khai như sau:

3.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường


Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thực hiện đúng trọng tâm và hiệu quả, cần xác định nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ thường xuyên. Qua đó có bước đi và biện pháp thích hợp với từng thị trường cho từng giai đoạn cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường luôn đi trước công tác triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, do vậy nó giữ một vai trò rất then chốt trong hoạt động du lịch.

Để nắm rõ xu hướng thị trường và xác định thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, cần thường xuyên triển khai công tác nghiên cứu thị trường, có kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường, sản phẩm phù hợp và xây dựng kế hoạch khai thác thị trường đó.

Lập kế hoạch để có ngân sách cho công tác nghiên cứu thị trường thường xuyên, đồng thời xác định cơ quan, cá nhân đáp ứng đủ năng lực để triển khai công tác nghiên cứu thị trường. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường là góp phần tích cực trong việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.


3.4.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm

Hiện nay có một thực tế là các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch còn manh mún, dàn trải, bị động, không có trọng tâm trọng điểm nên hiệu quả công tác này chưa cao. Lý do cơ bản là Du lịch Việt Nam chưa có kế hoạch, lộ trình, đầu tư hợp lý cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm, trong đó có Pháp. Do vậy việc ưu tiên đầu tư có trọng điểm vào quảng bá tại một số thị trường quan trọng của Du lịch Việt Nam là cần thiết và phải có sự phối hợp liên ngành một cách chặt chẽ.

Nội dung của chính sách này gồm xác định thị trường ưu tiên cho từng giai đoạn, có chiến lược, kế hoạch, từ đó đưa ra các chiến dịch quảng bá cụ thể, bố trí ngân sách hợp lý. Các chiến dịch đưa ra phải có lộ trình, có nội dung phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Với từng thị trường trọng điểm, cần làm cái gì trước, cái gì sau, thời gian như thế nào để tạo được hình ảnh.

Đồng thời có biện pháp tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp đón khách từ các thị trường ưu tiên này, nhanh chóng mở các văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm và cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các hoạt động quảng bá du lịch giữa cơ quan du lịch ở các cấp với các bộ, ngành liên quan, với các địa phương...

3.4.3. Tạo cơ chế, chính sách nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam

Luật Du lịch đã nêu rõ: "... Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, các tổ chức, cá nhân ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực quảng bá xúc tiến du lịch...” [8]. Thực tế hiện nay kinh phí hàng năm cấp cho cơ quan quản


lý nhà nước về du lịch còn rất hạn chế, khoảng trên dưới 20 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 1 triệu USD. Con số này là quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực chứ chưa kể đến các nước có du lịch phát triển khác trên thế giới. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách tăng cường vốn ngân sách cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đồng thời tăng nguồn vốn cho các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong du lịch, góp phần đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến.

Mục tiêu của giải pháp này nhằm tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đồng thời đề ra cơ chế sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý, phù hợp tình hình thực tế trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng ta cần triển khai giải pháp này theo nhiều hướng.

Thứ nhất là tăng cường ưu tiên đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch từ nguồn vốn ngân sách. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá đồng bộ, mang tầm quốc gia, tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá.

Thứ hai là có chính sách huy động các nguồn lực xã hội cho quảng bá du lịch, nó quy định cụ thể về tổ chức huy động các nguồn vốn cho quảng bá xúc tiến du lịch, bao gồm các quy định về cơ chế huy động, về đối tượng hưởng lợi, về chia sẻ quyền lợi. Về cơ chế huy động, có nhiều phương thức đóng góp khác nhau như đóng góp trực tiếp, đóng góp bằng hình thức liên kết tạo sản phẩm (đây là cách làm mang lại hiệu quả kép, vừa chia sẻ gánh nặng kinh phí, vừa tạo môi trường hợp tác kinh doanh tốt), đóng góp bằng hỗ trợ chuyên gia, phương tiện (xây dựng quan hệ đối tác, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ, phương tiện).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023