Vấn Đề Xác Định Tác Giả Việt Lam Tiểu Sử


của Lê Hoan “Huỳnh mang giấy tờ của cháu ông ta là Nguyễn Tư Trung, có hai bộ giấy tờ căn cước cho phép anh ta an toàn khi ở nhà, trong khi ông bác lại sử dụng giấy căn cước đó để đi lại như con thoi giữa Yên Thế và Hà Nội. Về phần mình Thụy là gián điệp chính thức của Lê Hoan” [52,35]. Vụ việc này đã khiến người Pháp đặt ra câu hỏi vì sao Huỳnh và Thụy có thể đi lại tự do khắp Bắc Kỳ lâu đến như vậy? Tuy nhiên trong vụ việc này, không chỗ nào có bằng chứng cho thấy Lê Hoan biết về hoạt động của các điệp viên của mình. Lê Hoan có thể phủ nhận một cách hợp lý mọi sự liên quan và đưa vụ việc xuống chỉ còn là một sự thất bại đáng tiếc trong việc đánh giá cấp dưới, vì không có chứng cớ nên người Pháp đành chấp nhận lời giải thích này và đưa ra những lời nhận xét chua cay của phòng nhì nói với công sứ Pháp: “Những sự kiện thực tế này thể hiện rõ ràng là chúng ta chỉ có thể đặt rất ít niềm tin vào các điệp viên Việt Nam và càng giải thích thêm vì sao mà chúng ta lại rất khó khăn trong việc phát hiện ra nơi ẩn náu của nghĩa quân, sau mỗi lần giao chiến” [52,35]. Sự việc diễn ra khiến người ta đánh giá Lê Hoan đã hỗ trợ bí mật cho chính người mà phía Pháp đã cử Lê Hoan đi để phá hoại. Thêm vào đó ngày 23 tháng 3 năm 1909, ngay sau khi bắt đầu chiến dịch cuối cùng chống Hoàng Hoa Thám, Thống sứ Simoni ở Hà Nội nhận được một bức thư lạ của công sứ lạng sơn tên là Du Vaure giải thích rằng vào tháng 8 năm 1908 ông ta đã bắt giữ một trong số thủ lĩnh chính của Đề Thám tên là Dương Bang, cùng với 13 người khác. Trong cuộc thẩm vấn, Dương và những người của ông ta đã xác nhận là kế hoạch âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội là do một nhóm quan lại cao cấp của triều đình vạch ra dưới sự lãnh đạo của Lê Hoan. Tuy nhiên với sự khôn khéo thông minh của Lê Hoan, mọi lời cáo buộc của người Pháp đều trở nên vô căn cứ và không được bảo đảm.

Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Lê Hoan, thạc sĩ sử học Gerard Sarges đặt ra câu hỏi: “Vậy Lê Hoan có phải là nhà yêu nước hay


không? Phải chăng trong lúc Lê Hoan vừa là một đầy tớ trung thành của chế độ thực dân Pháp ông ta lại hợp tác với Hoàng Hoa Thám và những người khác để đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam? Kết luận này là một cách để giải thích những sự kiện trên. Dù có một sự nghiệp dài và nổi bật nhưng Lê Hoan chưa bao giờ được người Pháp tin tưởng một cách tuyệt đối” [52,40].

Khi tìm hiểu và đánh giá về tác giả Lê Hoan, ngoài căn cứ từ những tài liệu quan trọng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sưu tầm chúng ta không thể không chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Sau bao nhiêu năm lăm le dòm ngó, ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược chính thức nước ta. Ngày 10 tháng 2 năm 1859 từ Vũng Tầu chúng pháo kích các công sự bảo vệ con đường thuỷ vào Gia Định và 8 ngày sau chúng chiếm thành Gia Định. Từ giữa thế kỷ trước trong cuộc chiến đấu chống Pháp, Miền Nam đã đi đầu trong toàn quốc. Thực dân Pháp phải trải qua một thời gian non bốn mươi năm mới đặt được ách thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian ấy, chúng lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông rồi tiến đánh ba tỉnh miền Tây. Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ thực dân Pháp bắt đầu đánh ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Thắng lợi của thực dân Pháp đánh dấu bằng những hàng ước của triều đình Huế ký kết với chúng. Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp. Điều ước và thương ước 1883 và 1884 thì công nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thực sự tiến hành khai thác thuộc địa về mặt kinh tế, nhân dân lầm than cơ cực, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Tương lai của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX còn mờ mịt, phong trào yêu nước giải phóng dân tộc đang tạm thời bị thất bại. Trước tình hình đó một bộ phận không nhỏ trong hàng ngũ quan lại triều đình Huế hoang mang. Theo


Pháp thì sợ bị lên án, nhưng không theo lại sợ Pháp, đương đầu với Pháp cũng không dám, đã có một số cá nhân mạnh bạo đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ địch, dứt khoát sống mái với kẻ thù để bảo vệ non sông, có người đầu hàng địch làm tay sai phản bội lại tổ quốc. Có một số vì hoàn cảnh và một số lý do khác nhau phải hợp tác với kẻ địch. Một trong số những người đã nhận quan tước của triều đình là Lê Hoan, mà triều đình lại đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, do đó dù muốn hay không muốn Lê Hoan vẫn phải hành động theo sự chỉ huy của người Pháp. Vì vậy, ông được liệt vào hàng ngũ bán nước hại dân. Thực ra, Lê Hoan cũng như một số quan lại của triều đình cũng có khi bị ép buộc, có người do bát cơm manh áo ràng buộc, cũng có người ngây thơ chính trị cả tin Pháp tưởng họ là những người khai sáng văn minh, chỉ sau khi làm việc với người Pháp họ mới vỡ lẽ ra rằng mình bị lừa, đến lúc ân hận muốn từ bỏ con đường quan tước để trở lại dân thường. Nhưng mặc cảm tội lỗi đè nặng hai vai họ cũng không đủ dũng khí để làm lại cuộc đời. Vả lại, chính người Pháp cũng không để cho họ cơ hội làm lại cuộc đời. Có lẽ cũng bởi những mặc cảm tội lỗi không thể thoát ra được cạm bẫy nên Lê Hoan đã kín đáo gửi gắm tâm sự của mình trong lời tựa của tiểu thuyếtViệt Lam tiểu sử: “Cần phải tường tận bản sắc anh hùng Lê Thái Tổ. Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ yêu dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà. Trong mười năm trù hoạch kinh dinh không có một việc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là vị quốc vương có trí, có nhân, có dũng. Nếu không phải là một ông vua độ lượng liệu có thể như thế được chăng?” [26,15].

Có thể nói rằng, nếu Lê Hoan không phải là người có tâm huyết thì khó lòng mà có được sự đánh giá về Lê Lợi khá toàn diện và nói lời kính phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


thành thật, chất phát đến như vậy. Việc lựa chọn chủ đề nói chuyện về vua Lê Thái Tổ lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Minh giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của ngoại bang vào thế kỷ XV và sau đó lập ra triều đại hậu Lê trong cuốn Việt Lam tiểu sử có vẻ như hơi lạ đối với một người đã từng phục vụ một cường quốc ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam. Trong lời tựa của cuốn Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan nói rằng ông cảm thấy cần phải xuất bản bản thảo đó để các thế hệ người Việt Nam sau này có thể học về một người anh hùng dân tộc này và áp dụng một số bài học cho một số tình huống khó khăn mà họ có thể gặp phải.

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 4

Những dẫn chứng và các kết quả mà các nhà nghiên cứu tìm được mới chỉ là gián tiếp khó có thể đánh giá một cách chắc chắn về Lê Hoan và vai trò của ông trong lịch sử Việt Nam. Nhưng qua những tài liệu mật những cuộc điều tra tranh cãi, giúp chúng ta có thể nhìn nhận mới hơn về nhân vật này. Đúng như GS. Chương Thâu đã nói: “Vấn đề rõ ràng là chưa thể kết luận. Nhưng phải chăng có thể đưa ra một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận được “văn hành công khí hơn. Đó là sự đánh giá nhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen mà điều trước mắt là phải có thật nhiều, thật dồi dào tư liệu lịch sử. Công bằng hay bất công chỉ có tư liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định” [63,397].

Về nhân vật Lê Hoan, các nhà nghiên cứu còn phải tốn kém khá nhiều thời gian để chứng minh tranh luận nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận đó là công lao của Lê Hoan đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà qua việc năm 1905 ông tổ chức cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân và một số tác phẩm được các nhà nghiên cứu sưu tầm công bố như tiểu thuyết chữ Hán Việt Lam tiểu sử (còn có tên Việt Lam xuân thu hơn 400 trang), Lê Lựu Thanh Trì thị thế phả và các văn bút văn bia, câu đối,...


2. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử

Việt Lam tiểu sử là một trong những sáng tác ra đời vào buổi xế chiều của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại. Không chỉ có nhiều uẩn khúc trong vấn đề tác giả mà cuốn tiểu thuyết này còn nhiều vấn đề khá phức tạp khác cần được quan tâm xem xét.

2.1. Tên gọi

Cho đến nay Việt Lam tiểu sử có 3 tên gọi: Hoàng Việt xuân thu, Việt Lam xuân thu, và Việt Lam tiểu sử. Để xác định tên gọi đích thực của tác phẩm này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na chúng ta cần phải phân loại theo hai tiêu chí: Loại hình thể loại và nội dung.

Trước hết là theo loại hình thể loại, dựa vào những chữ chỉ thể loại tác phẩm đứng cuối nhan đề của sách ta có thể chia chúng làm hai loại: Loại hình lịch sử và loại hình phi chức năng lịch sử. Loại hình lịch sử gồm các nhan đề Hoàng Việt xuân thu Việt Lam xuân thu, chính hai chữ “xuân thu” cuối sách đã chỉ rõ rằng chúng thuộc loại hình lịch sử. Bởi vì từ xưa người ta đã dùng thuật ngữ xuân thu để chỉ các bộ sử biên niên của Trung Hoa. Điều này xuất phát từ thuyết cho rằng Khổng Tử đã san định bộ sử biên niên nước Lỗ mà đời sau gọi là xuân thu. Sách xuân thu được liệt vào một trong năm bộ kinh của Nho gia (kinh thi, kinh thu, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu). Loại hình phi chức năng lịch sử chính là nhan đề Việt Lam tiểu sử. Sở dĩ gọi là tiểu sử theo lời Lê Hoan giải thích trong lời tựa Việt Lam tiểu sử là để phân biệt với chính sử.

Theo nội dung, dựa vào nhan đề sách ta có thể chia nội dung tác phẩm thành hai loại: Loại viết về một thời đại không xác định và loại viết về thời đại xác định. Loại viết về thời đại lịch sử không xác định là Hoàng Việt xuân thu. “Hoàng Việt” là khái niệm dùng để chỉ các triều vua nước Việt nói chung không giới hạn ở một triều vua nào nhất định. Loại viết về một thời đại xác


định gồm Việt Lam xuân thu Việt Lam tiểu sử. “Lam” là chữ Lam sơn viết tắt. “Việt” là Việt Nam. Với nhan đề là Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử, dù tác phẩm thuộc loại hình văn học nào thì nội dung của chúng cũng chỉ nói về thời kỳ Lam Sơn khởi nghĩa của người Việt.

Hiện nay các thư viện Hà Nội còn lưu trữ ít nhất tám văn bản tác phẩm. Nội dung của chúng tuy có xuất nhập nhưng về cơ bản không khác nhau nhiều. Văn bản đầy đủ nhất có 60 hồi thì 51 hồi (từ hồi 10 đến hồi 60) viết về phong trào khởi nghĩa do Lê lợi lãnh đạo, 9 hồi còn lại (từ hồi 1 đến hồi 9) tuy không trực tiếp phản ánh khởi nghĩa Lam Sơn nhưng tạo dựng không khí tiền khởi nghĩa. Bởi vậy, nhan đề Hoàng Việt xuân thu không thật sự phù hợp với nội dung tác phẩm dù trên thực tế nhan đề đó vẫn tồn tại và chiếm một tỉ lệ khá lớn. Hiện nay tám bản còn lưu trữ tại các thư viện quốc gia, viện sử học và viện nghiên cứu Hán Nôm thì có tới sáu bản ghi tên tác phẩm là Hoàng Việt xuân thu. Đó là các bản mang số hiệu HVv 2085, VHv 1683, A13, A 3215. VH 141 và R451. Còn lại văn bản ghi tên tác phẩm là Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử chỉ có hai đó là bản VHv1819 và HV 84. Điều đáng chú ý là các sách mang nhan đề Hoàng Việt xuân thu đều là bản chép tay còn sách có tên Việt Lam xuân thu, Việt Lam tiểu sử đều là bản in và được in vào năm Mậu Thân 1908 thời Duy Tân.

Bên cạnh đó trong lời đề tự cho Hoàng Việt long hưng chí viết 1804, Ngô Giáp Đậu vẫn gọi tác phẩm kia là Hoàng Việt xuân thu Ông viết: “Các truyện chí của nước Nam thời nào cũng có người sáng tác. Sách Hoàng Việt xuân thu thuật lại duyên cớ phế hưng qua qua các đời” [43,332] (trích lại theo Nguyễn Đăng Na). Lời đề tựa của Ngô Giáp Đậu cho thấy Hoàng Việt xuân thu là nhan đề vốn có của tác phẩm và tới năm 1904 nó vẫn còn. Thế nhưng trong cả 8 văn bản nhất là văn bản đủ 60 hồi đều chỉ kể về thời Lam Sơn chứ không thuật lại duyên cớ phế hưng qua các đời. Cũng bởi đầu thế kỷ XX lịch


sử Việt Nam có cái gì đó na ná như những năm đầu thế kỷ XV. Vì thế, người ta đã sử dụng Hoàng Việt xuân thu để gửi gắm tâm sự cá nhân và cắt xén một phần nào đó đúng như lời nhận xét của GS. Phan Huy Lê khi đọc Việt Lam xuân thu: “Những cứ liệu lịch sử đó đã bị tác giả cắt xén một cách rất tuỳ tiện”. Bởi vậy, Việt Lam xuân thu không đủ tư cách là tác phẩm thuộc loại hình lịch sử mà thuộc loại hình phi lịch sử. Nghĩa là tác phẩm đã được chuyển từ văn học chức năng hành chính sang chức năng nghệ thuật qua sự “hư cấu” và “sáng tạo” của tác giả. Khi đã gia công nhào nặn thành “một bộ tiểu thuyết lịch sử về cơ bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả” thì hai chữ xuân thu không còn phù hợp với nhan đề của tác phẩm nữa. Do đó, Lê Hoan mới đặt nhan đề cho sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính sử. Như vậy dựa vào nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, đặt nhan đề Việt Lam tiểu sử như Lê Hoan là hợp lý. Đây cũng là căn cứ để khi nghiên cứu thiên tiểu thuyết này, chúng tôi đã chọn tên gọi là Việt Lam tiểu sử.

2.2. Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử

Tác phẩm Việt Lam tiểu sử không phải ngay từ khi sinh ra nó đã hoàn chỉnh và có tên gọi như vậy. Cho đến nay vấn đề ai là tác giả của Việt Lam tiểu sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa đi đến thống nhất.

Theo học giả Trần Văn Giáp xác định trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 2) thì tác giả tương truyền là Vũ Xuân Mai, Tri huyện Phúc Thọ (Hà tây).

Ngược lại với ý kiến của Trần Văn Giáp, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn lại cho rằng Vũ Xuân Mai không phải là người khởi thảo bộ tiểu thuyết lịch sử chương hồi Việt Lam tiểu sử. Vũ Xuân Mai sống cùng thời với Lê Hoan, nếu Vũ Xuân Mai là tác giả của Việt Lam tiểu sử thì chắc chắn Lê Hoan Phải biết, phải nói tới họ Vũ khi sửa chữa khắc in thành Việt Lam tiểu sử. Ngược lại, Vũ Xuân Mai cũng biết việc làm của Lê Hoan và không thể không có phản ứng gì


để “bảo vệ quyền tác giả”. Theo Tạ Ngọc Liễn: “Việt Lam xuân thu vẫn là tác phẩm khuyết danh, chính Lê Hoan là người đã phát hiện rồi bỏ nhiều công sức sửa chữa khắc in cuốn Việt Lam xuân thu cũng không nói ai là tác giả” [26,402].

Năm 1914, khi bắt đầu dịch và cho công bố bản dịch Việt Lam tiểu sử, Nguyễn Đông Châu viết trong nhời của người dịch sách rằng: “Nguyên bản chữ nho truyện Việt Lam xuân thu này đã có từ lâu lắm không biết đích xác là ai làm nhưng có nhiều người truyền là của Nguyễn Trãi làm ra. Đến năm Duy Tân Mậu Thân (1908) quan Tổng Đốc Hải Dương Phú Hoàn tử Lê tướng công có đề thêm bài tựa và khắc in ra, ai ai cũng được đọc và cũng lấy làm hay lắm. Chúng tôi thấy sách hay nên dịch ra quốc âm để chư vị dễ xem, không chỉ mua vui trong mười lăm phút đồng hồ mà ai xem sách này còn biết được sự tích nước mình” [5,1]. Như vậy, nếu theo bản dịch của Đông Châu thì tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan. Nhưng trong Việt Lam tiểu sử bản Nguyễn Đông Châu không có bài tựa của Lê Hoan. Điều đáng nói là, nếu đọc nhời của người dịch sách của Nguyễn Đông Châu thì chúng ta sẽ thấy rằng tác phẩm Việt Lam tiểu sử hiện hành ngay khi mới được viết ra đã hoàn thiện và hay như vậy chứ không biết được là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khá công phu.

Bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Lam tiểu sử là của Nguyễn Trãi làm ra, nhà sử học Phan Huy Lê khi tìm hiểu tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đưa ra ý kiến: “Căn cứ vào thể văn và nội dung của tác phẩm tôi nghĩ rằng chúng ta đã đủ căn cứ để bác bỏ ý kiến cho rằng đây là tác phẩm của thế kỷ XV do Nguyễn Trãi viết” [31,33].

Năm 1999 khi dịch và công bố tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập 2) và đi đến kết luận Việt Lam tiểu sử do Xuân Mai biên soạn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023