Giễu Nhại Và Sự Đổi Mới Của Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại

của Trịnh Công Sơn” [50, tr.51], “Chị vợ thiếu nước bay theo nhưng phanh đẹp như con sói trong phim Hãy đợi đấy, quay ngoắt qua mặt tôi lao xuống cầu thang để nhặt cục tiền mà anh chồng say rượu đầy tự trọng phẫn chí ném đi.” [52, tr.268]. Hồ Anh Thái đưa người đọc ra khỏi biên giới của một VB, để tìm đến địa hạt của những VB khác. Trên địa hạt ấy, ông thực hiện một cuộc đối thoại với tiền VB. Nhưng quan trọng hơn đó là cuộc đối thoại hiện thực cuộc sống trong mối quan hệ giao tiếp với độc giả. Đặt nhân vật của mình trong sự đối sánh với các tình huống khác có liên quan, Hồ Anh Thái cho thấy được sự mỉa mai hiện thực được nói tới: “Anh vẩn vơ nghĩ ngợi khi cô mang cuốn có dòng chữ vàng trên gáy sách ra đọc: Quo Vadis, tiểu thuyết của Henryk Sienkiewicz, Nguyễn Hữu Dũng dịch. Ở trong ấy có câu chuyện nàng Ligia vì hướng theo một đức tin mới mà phải bỏ chạy khỏi kinh thành” [118, tr.229]. Hồ Anh Thái đã trích dẫn một đoạn trong sách này, đặt nó vào trong văn cảnh của tiểu thuyết để đưa ra một bức thông điệp giàu ý nghĩa, đây là một trong những tư tưởng khá tiến bộ của Hồ Anh Thái trong cách kết thúc của những cuốn tiểu thuyết: “Cái kết cục có hậu cũng là sự cứu vớt cho một người đọc còn là lính mới và là người đọc chưa trưởng thành. Một cái kết khác đi, theo kiểu bi kịch chẳng hạn, chắc sẽ là thảm họa, sẽ là dư chấn cho cô rất lâu về sau nữa”. Tác giả Thuận có thao tác viện dẫn tình huống trong các tác phẩm văn chương để tạo ra tình huống hài hước kết nối với hiện thực “Tao vẫn nhớ mày cười rũ rượi khi tao kể cho mày nghe Người Mỹ trầm lặng, đoạn thằng nhân vật chính tâm sự nằm cạnh gái Việt có cảm giác nằm cạnh một con chim nhỏ, vì họ cứ “chiêm chiếp cả đêm”.” [129, tr.9]. Trong tiểu thuyết Thư gửi Mi Na, Thuận trích dẫn một vài chi tiết trong cuốn tiểu thuyết trinh thám Xạ thủ nằm bắn (Jean-Patrick Manchette), từ các chi tiết này, Thuận tưởng tượng thêm các tình huống hài hước (không có trong tác phẩm) cho các nhân vật nhằm tạo ra cách kết thúc mới rất đời thường từ đó thể hiện quan điểm cá nhân về lối sống ích kỉ. Trong tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn, khi nói về lễ tang của người mẹ, chúng ta có đầy đủ cơ sở để liên hệ tình huống trong tác phẩm này với tình

huống Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nếu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là môi trường thuận lợi để sinh ra những kẻ cơ hội như Xuân Tóc Đỏ, những kẻ giả dối như cụ cố Hồng, lẳng lơ như Tuyết,… thì xã hội Việt Nam hiện nay cũng sinh ra những con người cơ hội, giả dối như vậy nhưng sự cơ hội, giả dối ngày nay đẳng cấp hơn nhiều bởi vì ngay cả người chết cũng có thể “diễn vai người chết” và tạo ra “ánh hào quang bí hiểm của cái chết” [127, tr.20] bởi “có vẻ chính sự hiện diện của mẹ, đẹp đẽ và sang trọng trong quan tài kính, như một diễn viên gạo cội, đã truyền hứng diễn cho những người xung quanh.” [127, tr.20]. Cả nhà cụ cố Hồng diễn như thế nào trong “hạnh phúc của một tang gia” thì ở đây, họ diễn công phu hơn, vì sau cái chết một kịch bản công phu đã được xây dựng mà “đạo diễn có nghề” không ai khác chính là con trai ruột của mình họ diễn đạt tới mức “như thể tất cả những người ở đây không phải tiến hành đám tang của mẹ mà đang diễn chung với nhau một kịch bản phim” [127, tr.16]. Về việc diễn này, trước đó, trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, tác giả đã cũng đã từng viết với giọng văn giễu nhại: “Nền hành chính xã hội chủ nghĩa xác lập cho bọn họ một đạo đức rất quái. Giả vờ dũng cảm, giả vờ run sợ. Chính vì thế, sâu xa họ vẫn an ủi tự tin là mình trung thực… Họ tưởng là họ có một lương tâm và chính cái lương tâm đó luôn thôi thúc họ thành thực giả dối.” [50, tr.127]. Đến lượt Thuận, Thuận đi vào chi tiết hơn qua kịch bản, Thuận xây dựng cả một êkip hô ứng nhau trong từng vai diễn đến mức “người sống cũng như người chết đều cùng kiểu cùng màu” [127, tr.13] bởi “vai diễn của anh là kết quả của mười mấy năm lập nghiệp ở Sài Gòn” [127, tr.14]. Thuận còn mở rộng biên giới, gắn kết đám tang của nhân vật trong tác phẩm với đám tang của một nhân vật nổi tiếng là “ngài thống chế” [127, tr.20] và tường minh “ngài thống chế” ở trang 22 của tác phẩm này: “Sáu mươi chín tuổi, mẹ vẫn đủ minh mẫn để ý thức rằng mơ theo Kim Nhật Thành vừa phí phạm thời gian vừa phí phạm sức lực.”.

Truyện Kiều của Nguyễn Du ngoài việc là đối tượng của việc chỉ dẫn nhại thì còn là đối tượng cho việc vay mượn các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu

nhằm giễu nhại. Tức, ở đây không có sự trích dẫn nguyên văn hay biến tấu một vài chi tiết từ bản gốc. Nguyễn Việt Hà trong Khải huyền muộn nhắc đến Thúy Kiều “Người mẫu đang là đề tài thời thượng chỉ sau ca ve. Văn học Việt Nam từng hãnh diện nhiều lần vì có Kiều.” [50, tr.19] “Tôi không biết là mình có giống Thúy Kiều không, có bị ghi tên vào sổ Đoạn trường không nhưng hồi học phổ thông tên tôi bị ghi vào sổ Đầu bài của thầy cô chủ nhiệm thì hơi bị nhiều. Học vấn trung học là có biết Kiều. Hình như là ba hay bốn trích đoạn. Thầy Thu dạy văn nói Truyện Kiều là kiệt tác không hẳn chỉ vì nó tố cáo những bất công của xã hội phong kiến đâu. Sách giáo khoa nói có đúng nhưng chưa đủ.” [50, tr.21]; “Thầy say, quen mồm hùng biện là nàng Kiều phải bán mình vì nàng không biết bán thịt chó. Tôi thuộc hết trích đoạn bán mình chuộc cha. Chẳng hay ho gì nhưng trí nhớ tôi tốt.” [50, tr.22]; “Đầu hói rít lên, chỉ mặt chủ quán không dám gào to “Tiên sư cái thằng Mã Giám Sinh”. Mã chủ quán mặt dày thề bồi xin lỗi, trong bụng nghĩ thầm Thúy Kiều ngon như thế, thánh tổ tiên sư thằng đàn ông nào chịu nổi.” [52, tr.113]; viện dẫn trong phép so sánh: “Cho đến hôm nay, tung tích của nó vẫn mờ mịt như xuất xứ của thằng bán tơ trong truyện Kiều.” [52, tr.209]; “Còn chú Điền thì như Từ Hải chết đứng” [127, tr.251]; “Ngay từ hôm đầu, chắc bị cái lãng mạn của sách giáo khoa trung học phổ thông, tôi tin rằng nàng không phải là Thúy Kiều. Và hơn nửa năm sau, khi mọi chuyện đã đôi phần nát toét, thì tôi thấy nàng đúng là một thứ Katerina Ivanovna, vợ sắp cưới của thằng Dimitri nhà Karamazov. [52, tr.209]; “Mẹ tao bảo con số năm đoạn trường tân thanh lắm.” [126, tr.201], “Từ Hải oanh liệt thế cũng chết đứng vì một cô Kiều đàn bà. Khổng Tử bảo gần đàn bà thì nó nhờn xa đàn bà thì nó oán.” [117, tr.74], “Rôbinsơn ban đầu một mình về sau có thêm Thứ Sáu. Mai An Tiêm ngay từ đầu đã có gia đình.” [116, tr.49], “Đứa nào phải bán nhà, đứa nào bị chửi là đốt tiền nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, đứa ấy chết, ông không chết.” [116, tr.168];… Việc lẩy các tình huống, hình tượng không nằm ngoài mục đích giễu nhại. Tuy chỉ là nhắc đến, nhưng thao tác này cũng tạo ra những hiệu quả nghệ thuật không kém, bởi nó

tạo cho người đọc sự liên tưởng rộng và hình dung theo cách của mình về các vấn đề xã hội đang được bàn luận.

Không chỉ văn chương Việt Nam, việc chỉ dẫn tình huống, hình tượng thuộc văn học nước ngoài là kĩ thuật được thực hiện thường xuyên, góp phần tạo nên phong cách riêng của tác giả. Nguyễn Việt Hà: “Em sẽ là ánh sáng của đời tôi, là ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Ôi, Lolita. Thế nhưng số tôi là số ăn cứt.” [52, tr.362]; “Nó phải biết nó là ai, luận anh hùng thì phải là Tào Tháo, chứ cái loại đến đi đái cũng không đứng được thì chớ có lắm mồm.” [52, tr.176]; “Thằng Huân vào vai chính chủ, mặt mũi hồi hộp, thập thò chào mời mang vẻ hoan hỉ tháu cáy của Lưu Bị ăn trộm được Thục.” [52, tr.207]; “Tôi cũng đã qua nhiều trận uống cuồng ẩu tuổi trẻ như thế. Một thứ Juliet làm tình với Chí Phèo.” [52, tr.151]; “Trừ đám cave, bọn gái thường lẫn lộn những cái thật giả. Bao giờ thì nông thôn Việt Nam mới hết chị Dậu.” [23, tr.358],… Nếu Nguyễn Việt Hà mở rộng vùng hiểu biết rộng khắp ở nhiều tác phẩm khác nhau, thì Thuận trong cuốn Chinatown lại có thao tác kết nối tình huống, hình tượng với tác phẩm Người tình Người tình Hoa Bắc của Duras. Ngoài việc xây dựng hình ảnh, sự việc mang tính chất tương đồng, thì trong tác phẩm, rất nhiều lần Thuận nhắc đến hai tác phẩm này.

Những phân tích LVB nêu trên đã cho thấy các nhà văn đương đại đã ảnh hưởng rất nhiều lý thuyết hậu hiện đại. Nhiều VB cùng hiện diện trong sáng tác của họ ngoài việc cho thấy kiến thức uyên bác của nhà văn thì tác phẩm văn chương còn chứa đựng những tiếng vọng đánh thức khả năng của người đọc trong việc tái hiện lại những vốn sống, những kiến thức đã có và quan trọng hơn là bồi đắp thêm cho người đọc khả năng tiếp cận các vấn đề mới mà tác phẩm đã mở ra. Hành trình tiếp cận VB là hành trình đồng sáng tạo, độc giả phải được lên ngôi trong tính LVB.

Như vậy, khi hạ VB được đặt trong ngữ cảnh mới, thì những vấn đề được đề cập ngoài chức năng mở rộng kiến thức cho người đọc, thì ngữ liệu đó không nhằm giải thiêng chính nó mà là để giải thiêng các vấn đề liên quan đến

cuộc sống hiện tại. Vật liệu dù đã cũ khi đặt nó vào thời gian tuyến tính, nhưng nó luôn luôn mới mẻ bởi việc sử dụng ngữ liệu một cách có ý thức hay vô thức của nhà văn.

3.3. Giễu nhại và sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

3.3.1. Tiểu thuyết mang tính đối thoại

3.3.1.1. Đối thoại các vấn đề trong đời sống, xã hội

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 14

Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy, các nhà văn đã đề cập rất nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống với mục đích giễu nhại. Lấy tiếng cười khi ha hả, khi thâm thúy đầy đau xót, chua cay,... làm công cụ, cuộc sống được phơi bày với muôn màu muôn vẻ, thiên hình vạn trạng, với đúng nhất bản chất của nó. Hệ quả kéo theo của giễu nhại chính là việc giải thiêng, hạ bệ nhiều vấn đề mà xã hội đã từng tin, đã từng ghi nhận, và xem là thiêng liêng, cao quý. Biểu hiện tính LVB trong việc giễu nhại tỏ rõ vai trò quan trọng của nó trong tiến trình LVB của văn học hậu hiện đại khi nó đã đưa văn chương tiệm cận với đời sống đa chiều. Văn chương giờ đây không giữ chức năng tô hồng cuộc sống, cũng không phải chỉ là cái loa phát ngôn đại diện cho một tổ chức chính trị hay một cơ quan ngôn luận nào như nhiều tác phẩm trước đổi mới. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại hướng đến những vấn đề nổi bật của xã hội và quét góc nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau: văn hóa, giáo dục, lối sống, đạo đức, chính trị, quan niệm về con người,... tất cả trở thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Dù ở chủ đề nào, đối tượng hướng đến là ai, thì tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng đã đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc phơi bày cuộc sống, qua đó nói lên tiếng nói, tình cảm của nhân dân. Sự giải thiêng có xuất hiện, thì đây cũng chính là biểu hiện cao nhất của khát khao về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trước hết, đối thoại thể hiện ở việc nhìn thẳng vào sự tha hóa, biến chất trong lối sống của con người hiện nay. Đây là vấn đề nhức nhối nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, điều này cũng đã thể hiện trong rất nhiều tác phẩm của tiểu thuyết VN đương đại. Sự tha hóa, biến chất được quét góc nhìn toàn

cảnh từ nhiều vị trí khác nhau, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt nghề nghiệp, không phân biệt giới tính, lứa tuổi,… Mọi khía cạnh đều được phản ánh vào trong tiểu thuyết với ngôn ngữ mang đậm tính giễu nhại.

Gia đình là nơi xây dựng và hình thành những mối quan hệ thiêng liêng, cao quý giữa cha mẹ-con cái, chồng-vợ, anh-em,… Nhưng những mối quan hệ này, trong tiểu thuyết VN đương đại, được quan tâm và trích xuất những góc khuất khác. Nó đang rệu rã, tiêu tan dưới tác nhân của nền kinh tế thị trường, của sự tha hóa, biến chất về nhân cách, lối sống. Hồ Anh Thái trong Cõi người rung chuông tận thế đã cho thấy mối quan hệ gia đình lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn đến việc những cậu ấm, cô chiêu trở thành các phần tử nguy hại cho xã hội và từ đó đả phá luôn điều thiêng liêng nhất trong đạo đức gia đình. Trong đó, việc ngoại tình là một trong những vấn đề nóng được nhiều nhà văn đề cập. Ví như Mười lẻ một đêm với tình huống ngoại tình éo le trở thành cái cớ để từ đó nhà văn lẩy ra “mười lẻ một” câu chuyện xoay quanh nhân tình thế thái của xã hội đương thời. Đặc biệt, bên trong mối quan hệ gia đình, tiểu thuyết đương đại có một vùng kể chuyện không nhỏ dành cho phụ nữ. Họ viết về phụ nữ không phải theo môtíp ca ngợi những phẩm chất được coi là “truyền thống” như công, dung, ngôn, hạnh, về đức hy sinh, chịu thương, chịu khó,… Họ nhìn phụ nữ ở một góc nhìn khác, một khía cạnh rất bản năng, có khi rất “xấu xí”. Trong số đó thì Nguyễn Việt Hà là nhà văn có cái nhìn khá khắt khe với phụ nữ. “Người Việt thì ít đọc sách và đàn bà Việt là thứ chóng quên.” [52, tr.293], “Đàn bà ở bất kỳ tuổi nào cũng biết đâm đàn ông bằng dằm.” [52, tr.296], “Đàn bà đã vô tình thì có giả vờ thống thiết xúc động đến mấy cũng vẫn nồng nặc mùi lạnh tanh vô cảm.” [52, tr.367],… Với cái nhìn khá khắt khe này, Nguyễn Việt Hà đã nhìn lại những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, phẩm chất hy sinh, tần tảo, chịu thương, chịu khó đã từng được khen ngợi để chỉ ra một khía cạnh khác của đời sống cần phải được nhìn nhận. Đây là những nét tính cách không mang tính chất đại diện, nhưng nó là nét tính cách tồn tại

trong đời sống bởi không có điều gì trong cuộc sống này là hoàn hảo. Chỉ ra sự không hoàn hảo đó, văn chương trở thành cuộc đời.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, quốc sách này cũng được tiểu thuyết thẳng tay phê bình. Nguyễn Việt Hà và Hồ Anh Thái không ngần ngại phơi bày thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay bằng ngôn ngữ khá gay gắt: “Ra đề như vậy thì đến cỡ đại tổ sư Jodie Foster cũng phải câm lặng như cừu.” [52, tr.186], “Giống như bên y tế, bác sĩ đang được bộ cấp kinh phí cho học katedo phòng khi phải tiếp xúc với người nhà bệnh nhân. Tất nhiên bọn trẻ chân tay yếu ớt hơn nhưng chúng linh hoạt hơn. Học võ ở đây không phải là học đấm đá, bởi hầu hết cô giáo quen bạo hành đều rất béo, mà là học khinh công. Bằng kinh nghiệm bản thân thì thấy rằng, để một người béo chộp bắt được một đứa trẻ con bình thường thôi đã rất khó. Các cháu hãy tự cứu mình trước khi trời cứu.” [119, tr.264], “Tôi không ngờ cái thằng thầy giáo ấy lại nguy hiểm đến vậy. Một thằng lọc lõi sự nghiệp “chồng” người.” [52, tr.290], “Tưởng như biết tất nhưng thực ra chẳng biết tí gì. Ngay cả mớ chuyên môn có vẻ chắc chắn thì cũng là mớ nhặt nhạnh khuôn sáo cũ kỹ. Một sản phẩm hoàn hảo đầy lỗi chỉ có trong giáo dục đại học miền Bắc xã hội chủ nghĩa.” [52, tr.361]

Vấn đề chính trị luôn là vấn đề khá nhạy cảm. Tuy nhiên, dù có nhạy cảm thì nhà văn cũng có cách đưa vào trong tác phẩm của mình những quan điểm chính trị bằng ý thức cao nhất về phạm vi và khuôn khổ của tinh thần dân chủ. Nguyễn Việt Hà: “Ngày xưa là vì tổ quốc, vì nhân loại vì lý tưởng, còn ngày nay là vì gái, vì tiền, vì cá nhân hưởng thụ. Bầy đàn thôi, độc đáo cái nỗi gì. Thuận thời nghĩa là nước chảy bèo trôi.” [52, tr.97], ““Đưa” và “đẩy” là hai động từ na ná nhau, nhưng bọn em nhớ phải viết là Đảng đưa, Pháp đẩy, em nào viết ngược lại là sai.” [52, tr.125]. Hồ Anh Thái: “Anh Thế hầu như không nhận tiền thanh toán các bữa tiệc của quý phu nhân. Cũng như vậy với những cái ô khác. Những cái ô này đủ che chở khách sạn The Apocalypse cho đến ngày tận thế.” [117, tr.44]. Màu sắc chính trị trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Thuận được thực hiện bằng thao tác lật lại thời quá khứ, đối thoại lại với lịch

sử về những vấn đề mà trước đây văn chương có nhiệm vụ tô hồng và ngợi ca: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” [128, tr.69], “Người chồng mới xã hội chủ nghĩa cần người vợ mới xã hội chủ nghĩa” [128, tr.69]. Hay ra ra những câu mang tính khẩu hiệu “người cộng sản kiên quyết với kẻ thù, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, kẻ thù nguy hiểm nhất là kẻ thù giai cấp.” [128, tr.103].

Lịch sử đã thuộc về quá khứ. Nhưng điều đó không có nghĩa, quá khứ sẽ là đứng yên, là luôn luôn đúng, là bất khả xâm phạm. Giải thiêng lịch sử trước hết thể hiện ở quan điểm của nhà văn khi suy nghĩ về lịch sử. Thuận trong Thư gửi Mi Na viết “Lịch sử nước tao như mớ bòng bong, mỗi chuyên gia nói một phách” [129, tr.9], “Lịch sử buồn cười thật. Loanh qua loanh quanh như mấy vòng trôn ốc đã bị khoét đít. Vòng sau có nới rộng ra, nhưng vẫn mang y xì những vết cũ, kể cả bây giờ ở đúng cái hõm đó có một hàng nhếch nhác bán bún ốc nguội. Phía sâu trong quán để một màn phẳng tivi Tàu giá rẻ, hiện hình nữ ca sĩ Thanh Lam đang chới với gào thét những bài thời thượng có giai điệu ngúc ngoắc đứt hơi. Hình như “diva” này muốn tìm cách giảm béo.” [52, tr.260]. Quan niệm về tự do của cái nhìn lịch sử và cái nhìn hôm nay: “Làm đếch gì có cái gọi là tự do. Có thể trong lịch sử mà mày hay đọc có một vài khoảnh khắc tự do nào đấy. Và cũng có thể tự do tồn tại trong một nhóm tinh hoa ít ỏi nào đấy. Còn ở những ngày này, ‘tự do’ là sự chiếm hay làm mất tự do của người khác. Rồi cái bọn đã chiếm được “tự do” đấy, sẽ chế ra những thứ tự do giả để nhử đám đông… về bản chất, tự do là sự tự lừa dối bản thân” [52, tr.137], rộng lớn hơn sự tự do là cái nhìn đối với chế độ thời quá khứ: “Bố tôi nói Tố Hữu làm thơ vẫn vui, vẫn vần. Nhưng Tố Hữu đã nhầm. Cuối thế kỉ XX nước Nga thành địa ngục. Tư bản mới là thiên đường.” [126, tr.31]

Sự biến đổi trạng thái của con người đương đại phải có những hình thức đặc thù và thủ pháp giễu nhại là công cụ truy vấn vào những biểu hiện cụ thể của sự tha hóa, biến chất. Từ đó phơi bày và thẳng thừng đưa ra ánh sáng những bản án, những biểu hiện dường như người ta cố tình che khuất bằng thứ

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí